You are on page 1of 14

NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

KẾ HOẠCH BÁN HÀNG


Của công ty Vinamilk
Đơn vị sản phẩm: Sữa
Trên thị trường: Bán lẻ
Trong thời gan: 1 tháng
Mục lục
I. Giới thiệu............................................................................................................... 3
1. Giới thiệu về công ty.......................................................................................3
2. Sản phẩm.........................................................................................................4
3. Lý do chọn sản phẩm để lập kế hoặch bán hàng............................................6
II. Dự báo bán hàng................................................................................................6
1. Thu thập số liệu...............................................................................................6
2. Kết quả dự báo bán hàng................................................................................6
3. Dự báo chi phí.....................................................................................................8
III. Mục tiêu bán hàng.............................................................................................9
1. Nhóm mục tiêu nền tảng......................................................................................9
2. Nhóm mục tiêu kết quả bán hàng:.......................................................................9
3. Triển khai các hoạt động mở rộng đại lý và điểm bán trong các khu vực với
mục tiêu:...................................................................................................................9
4. Mục tiêu phát triển lực lượng bán hàng..............................................................9
IV. Các hoạt động bán hàng được chia thành nhiều nhóm khác nhau:.............10
V. Ngân sách bán hàng.............................................................................................13
1. Chi phí hoạt động..........................................................................................13
2. Ngân sách bán hàng dự kiến thu về.............................................................14
I. Giới thiệu
1. Giới thiệu về công ty
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công
ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp
trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh
75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra
nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,…
Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều DN khác chỉ
sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã
nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ
tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy
chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không
ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định
hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần
Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ
sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng
thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục
được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân
sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng.
Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là
xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, Cty có trên 180 nhà
phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh
cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều
có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt
động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc
gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn
đầu trên thị trường sữa Việt Nam.
Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng
nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ
trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa.
Nếu năm 2001, Cty có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại
lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung
chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông
dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh nhất. Cty Vinamilk
cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo
quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các
nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho
năng suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình
nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách
khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao
động nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Cty và với nghề nuôi bò sữa, góp
phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng tổng số đàn bò
sữa từ 31.000 con lên 105.000 con.
Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu
chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia của thương hiệu
Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến
cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước WTO
một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam.

2. Sản phẩm
Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:
- Các dòng sản phẩm
+ Sữa nước: Sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất,
sữa tiệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với
các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu...
+ Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu
SuSu, Probi, ProBeauty, Vinamilk Star, Love Yogurt,
Greek, Yomilk...
+ Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus,
Optimum (Gold), bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người
lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro,
Mama Gold, Organic Gold, Yoko...
+ Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star), Ông
Thọ và Tài Lộc...
+ Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin
Cows, Nhóc Kem, Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ...
+ Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước
đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy...
2.1 Nguyên liệu đầu vào
Để sản xuất các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người lớn) và bột dinh
dưỡng: Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk đồng thời
thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị
trường nội địa và xuất khẩu.
Đối với các sản phẩm sữa bột, hiện tại Vinamilk đang đứng top hàng đầu thị
trường trong nước về sản lượng và doanh số bán ra của ngành hàng sữa bột trẻ
em. Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó, sữa bột trẻ em là một trong những sản phẩm thế mạnh. Nguyên liệu
sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/nguồn gốc từ
các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản.
Về vùng nguyên liệu sữa tươi: Để phục vụ sản xuất các sản phẩm sữa tươi,
Vinamilk đã và đang đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu. Công ty đang sở
hữu 12 trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với gần 6.000 hộ chăn
nuôi bò sữa, quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu
bình quân từ 950 tấn - 1.000 tấn/ngày. Tất cả các sản phẩm sữa tươi của
Vinamilk đều được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ quy định
tại Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29.12.2017 về Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
2.2 Quy trình sản xuất
Theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành, cùng với mục tiêu phát triển
bền vững và vươn tầm quốc tế, Vinamilk đã có những đổi mới không ngừng,
luôn đặt người tiêu dùng trong tâm điểm kinh doanh khi luôn đưa ra những giải
pháp đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Với sự ra đời của siêu nhà máy
sữa hiện đại nhất Việt Nam, Vinamilk đang dần hiện thực hóa giấc mơ đưa
thương hiệu sữa Vinamilk vào bản đồ ngành sữa thế giới và trở thành thương
hiệu đáng tin cậy hàng đầu cho hàng triệu gia đình Việt và trên thế giới.
Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo
lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150m3/bồn). Từ bồn chứa
lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: Ly tâm tách khuẩn,
đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng
cho chế biến tiệt trùng UHT. Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có
hại và bào tử vi sinh vật.

Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C,
sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 độ C, giữ được hương vị tự nhiên, các
thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển
đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng. Nhờ
sự kết hợp của các yếu tố: Công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng
UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi
ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.

Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành
phẩm đến khu vực kho thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn
bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV
có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người.

3. Lý do chọn sản phẩm để lập kế hoặch bán hàng

Cả năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.723 tỷ đồng, tăng 5,9% so với
cùng kỳ 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu thuần hợp nhất đạt
59.636 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỷ đồng, tăng
trưởng 6,9%, nước ngoài đạt 8.794 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp đóng
góp 5.561 tỷ đồng và các chi nhá0nh nước ngoài đóng góp 3.233 tỷ đồng. Với
mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so với 2019, hoạt động xuất khẩu của
Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong bối cảnh khó khăn chung,
đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước.
=> Năm 2020 với sự hoành hành của dịch bệnh mà vẫn có thể đạt mức doanh
thu không giảm mà còn tăng hơn so với năm 2019 không những phát triển riêng
trong nước mà còn cả ở nước ngoài nên nhóm mới quyết định chọn Vinamilk là
sản phẩm để lên kế hoạch bán hàng
II. Dự báo bán hàng
1. Thu thập số liệu
 Thu nhập: thu nhập bình quân 1 người/ tháng là 5,3 triệu, với mức tăng
trưởng ổn định, nhu cầu về dinh dưỡng cao nên việc chi cho các sản phẩm
dinh dưỡng là tất yếu.
 Dân số: theo báo cáo năm 2019 toàn quận Hà Đông có 388.907 người, 
tập trung đa số dân số trẻ, học sinh sinh viên 
 Số lượng điểm bán: điểm bán lẻ lớn nhất tại đây  là Big C Hà Đông 
 Thị phần trong ngành; do cạnh tranh giữa nhiều hàng sửa với nhau như
TH True Milk, NESTLE…. Nhưng VNM vẫn giữ cho mình được 1 thị
phần khá lớn, đem lại doanh thu lớn mooic năm cho VNM 
2. Kết quả dự báo bán hàng 
Sau khi thực hiện khảo sát người tiêu dùng tại thị trường khu vực Big C Hà
Đông đưa ra được các chỉ tiêu doanh số trong 1 tháng của mặt hàng sữa tươi
Vinamilk, trong đó
2.1. chỉ tiêu định lượng 
- Quy mô thị trường : tập trung khá lớn  tại các điểm trường học đặc biệt khối
mầm non và tiểu học, chương trình “ sữa học đường” được áp dụng phổ biến tại
hầu hết các điểm trường.
- Quy mô khách hàng: Theo ước tính vào khoảng 2500 khách hàng bao gồm
các lứa tuổi khác nhau từ 2-15 tuổi, có nhu cầu cao đối với sản phẩm sữa tươi.
Cụ thể trong đó thị trường mục tiêu của khách hàng bao gồm:
 Độ tuổi<6: Chiếm 40%
 Độ tuổi từ 6-11: Chiếm 50%
 Độ tuổi > 11: Chiếm 10
- Quy mô theo ngành: Tại điểm bán big C Hà Đông có các mặt hàng sữa khác
nhau theo nhiều chủng loại và chất lượng:
 Các doanh nghiệp tham gia thị trưởng bao gồm: Sữa tươi của vinamilk,
TH true milk, cô gái  Hà Lan.
 Doanh số của ngành xét trên đơn vị 1 tháng ước tính vào khoảng xấp xỉ:
150.000.000 VNĐ con số này xét tại điểm bán Big C cũng được coi là
năng lực thị trường
 Tốc độ tăng trưởng: Có nhiều biến động lớn tác động đến tốc độ tăng
trưởng trong đó yếu tố thời vụ tác động rõ nhất 
- Doanh số của 3 tháng trước:
 Tháng 1: doanh thu 40.900.000 VNĐ
 Tháng 2: doanh thu 42.900.000 VNĐ
 Tháng 3: doanh thu 50.000.000 VNĐ
Do tháng 1, 2 bị ảnh hưởng bởi dịch covid nên học sinh được nghỉ học,
không phải đến trường nên doanh thu của sản phẩm sữa tươi có phần giảm sút.
Nhưng đến tháng 3 doanh thu bắt đầu tăng do các trường học, mầm non bắt đầu
quay trở lại trường. Doanh thu từ tháng 2-3 tăng với tỷ trọng khoảng 12%. Vì
tháng 5 các trường học sẽ hoạt động ổn định nên vinamilk quyết định làm tăng
doanh thu với tỷ trọng khoảng 12,3% bằng cách tăng số lượng bán ra của từng
loại sữa tươi
 Dự báo doanh số bán hàng trong tháng 5/2021

Danh mục sản phẩm

Loại Đóng Số Đơn Doanh


hộp lượng giá( đồng) thu( đồng)
Sữa tươi tiệt 1L 300 27 500 8.250.000

180 ml 800 7000 5.600.000

110 ml 700 5500 3.850.000

Sữa tươi thanh trùng 900 ml 300 30 000 9.000.000

200 ml 890 10.000 8.900.000

Sữa tách béo( tiệt trùng và 900 ml 300 30.000 9.000.000


thanh trùng)

200 ml 500 10.000 5.000.000

180 ml 500 7000 3.500.000

Tổng doanh thu dự kiến 57.000.000



2.2  Chỉ tiêu định tính 
- Yếu tố thói quen: Qua kết quả khảo sát thị trường cho thấy có khoảng 40%
khách hàng trung thành và chọn sữa tươi vinamilk là loại sữa duy nhất để sử
dụng
-Yếu tố cạnh tranh: hiện nay hãng sữa TH True Milk là đối thủ mạnh nhất của
Vinamilk và đang tìm cách xâm chiếm toàn bộ thị trường; đồng thời các đối thủ
khác trong ngành cũng áp dụng nhiều hình thức quảng cáo, marketing nhằm
nâng cao thị phần cho sản phẩm của họ, điều này đem lại sự cạnh tranh trong
ngành tăng rất nhanh trong điều kiện thị trường sữa tươi ngày càng mở
rộng.Vinamilk sẽ dùng cách thức là quảng bá thương hiệu bằng uy tín đã tạo
được lâu năm cùng nhiều mẫu mã đa dạng để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách
hàng, trong khi một số các doanh nghiệp đối thủ thì chọn giải pháp là tung ra sản
phẩm ngoài thị trường với giá rẻ và liên kết với các trường mầm non, tiểu học.
-Yếu tố thời vụ: tuy mặt hàng sữa tươi không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời vụ
nhưng cũng có nhiều giai đoạn trong năm mà doanh nghiệp có sự ảnh hưởng rõ
rệt; ví dụ giai đoạn nghỉ hè, mùa đông, nghỉ Tết… những giai đoạn này đều có
ảnh hưởng nhất định đến khả năng tiêu thụ và doanh số của doanh nghiệp
Vinamilk nói riêng, cũng như toàn ngành sữa nói chung. Cụ thể trong giai đoạn
tháng 5 này, các trường nghỉ hè nên 1 phần sữa tiêu thụ của chương trình “ sữa
học đường” sẽ bị giảm đi đáng kể. 
3. Dự báo chi phí 
- Chi phí nhân viên: 60.000.000/ tháng 
- Chi phí bảo quản : 10.000.000/ tháng 
- Chi phí quảng cáo: 12.000.000/ tháng 
- Các chi phí khác: 10.000.000/ tháng 
Tổng: 92.000.000/ tháng
III. Mục tiêu bán hàng

1. Nhóm mục tiêu nền tảng

* Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng bằng các biện pháp như:
-Thu thập ý kiến của 10 đại lý chuyên bán sữa thông qua gọi điện hoặc sử dụng
email
- Thu thập các phản hồi của đại lý về nhu cầu mua sản phẩm của khách mua
hàng ở đại lý đó và phân tích những yêu cầu được khách hàng yêu cầu nhiều
nhất cho sản phẩm
-Trong tháng 10 này tìm ra 1 đối tác mua hàng thường xuyên để liên kết như 1 trường
mầm non, hay tiểu học trong khu vực xung quanh đường Hoàng Quốc Việt.
2. Nhóm mục tiêu kết quả bán hàng:

_ Doanh số: mục tiêu bán hàng cần đạt được trong tháng 10 sẽ là 57.000.000
VNĐ
_ Giá vốn bán hàng cho 20.000 sản phẩm là khoảng 20.000.000 Lãi gộp
khoảng 37.000.000 VNĐ tùy theo tình hình doanh số
_ Chi phí hoạt động khoảng 14.100.000 VNĐ
_ Lợi nhuận bán hàng (lợi nhuận trước thuế): 22.900.000 VNĐ tùy theo doanh
số thực đạt được trong tháng.
_ Lợi nhuận sau thuế khoảng 17.175.000 VNĐ tùy theo doanh số thực đạt được.

3. Triển khai các hoạt động mở rộng đại lý và điểm bán trong các khu vực với
mục tiêu:

- Đến cuối năm 2011 sẽ đạt lớn hơn 10 đại lý và 2 điểm bán phân phối

- Mỗi tháng tìm ra 1 đối tác mua hàng thường xuyên


4. Mục tiêu phát triển lực lượng bán hàng
- Nâng cao chất lượng bán hàng, mỗi tháng nhân viên của đại lý phân phối
phải đi đến các đại lý để phổ biến cho họ các chính sách ưu đãi, khuyến
mãi của doanh nghiệp qua đó nâng cao nghiệp vụcho người bán hàng ở
các đại lý trung gian
- Tiến hành ít nhất 2 buổi giới thiệu sản phẩm sữa tươi vinamilk trong thời
gian 2 tháng
IV. Các hoạt động bán hàng được chia thành nhiều nhóm khác nhau:
 Các hoạt động chuẩn bị bán: thu thập thông tin nghiên cứu thị trường,
chuẩn bị phương pháp tiếp cận khách hàng, chuẩn bị hàng hóa….
 Các hoạt động phát tiển mạng lưới bán hàng: tìm, lựa chọn, kí kết các hợp
đồng với các nhà phân phối, các đại lí…

Một đại lí của Vinamilk

 Các hoạt động tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo động lực cho lực lượng
bán hàng: lên phương án về nhân sự, tuyển nhân sự, huấn luyện nhân
viên..
Vấn đề tuyển dụng ở vinamilk cũng rất khắt khe. Sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo 18 tháng, bạn sẽ được kiểm tra, đánh giá dựa trên
năng lực, kỹ năng và kết quả công việc, từ đó tùy vào hoàn cảnh mà bạn
sẽ được đề bạt vào các vị trí Chuyên viên hay Trưởng ban tại các bộ phận
mà bạn làm việc. và Vinamilk cũng trả lương rất cao cho nhân viên, thu
hút nhiều bạn trẻ tham gia ứng tuyển.

Một trong những thông báo tuyển dụng của vinamilk


Ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty,
Vinamilk rất chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ
phận, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về môi trường làm việc cho nhân
viên từ văn phòng đến nhà máy nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực
làm việc của từng thành viên.
 Các hoạt động liên quan đến kho bãi và bảo quản hàng hóa: lên phương
án kho bãi, tìm và kí kết hợp đồng, mau sắm trang thiết bị kho bãi,..
 Các hoạt động vận chuyển hàng hóa
 Các hoạt động liên quan đến dịch vụ sau bán
 Các hoạt động về kế toán tài chính: thanh toán tiền hàng…
 Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán, quan hệ công chúng
Bên cạnh việc quảng cáo để duy trì hình ảnh trong lòng người tiêu dùng,
đa phần các thương hiệu lớn vẫn phải tập trung thể hiện trách nhiệm xác
hội của mình, thông qua những hoạt động cộng đồng được lấy làm nền
tảng cho chiến lược tiếp thị chủ đạo.
Những hoạt động này dường như đã trở thành một phần tất yếu trong hoạt
động của các thương hiệu. Vinamilk cũng không ngoại lệ, Vinamilk luôn
có những chương trình hướng đến cộng đồng, xã hội như "6 triệu ly sữa
cho trẻ em nghèo Việt Nam", Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam", Quỹ học
bổng Vinamilk "Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam",...

Các hoạt động bán hàng thường được tập hợp thành các chương trình bán hàng
nhằm đẩy mạnh doanh số
Các chương trình bán hàng tập trung vào các hoạt động hướng tới gia tăng lợi
ích cho khách hàng bap gồm các lợi ích sau:
 Chương trình giảm giá
 Chương trình triết khấu mạnh cho các đại lí, khách hàng
 Chương trình khuyến mại
 Chương trình quà tặng
 Chương trình tư vấn miễn phí
 Chương trình sử dụng sản phẩm
 Chương trình tăng cường dịch vụ sau bán hàng ( đổi sản phẩm cũ…)
 Chương trình bán hàng theo thời vụ, các sự kiện ( ngày lễ tết..)
 Chương trình khách hàng chung thủy

Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo ý tưởng, xây dựng
kế hoạch và triển khai các chương trình bán hàng để duy trì và đẩy cao doanh số
V. Ngân sách bán hàng
Ta sẽ tiến hành xây dựng ngân sách bán hàng sản phẩm sữa tươi Vinamilk
trong khoảng thời gian 1 tháng, cụ thể gồm:
1. Chi phí hoạt động

Chi phí
STT Chỉ tiêu
(VNĐ)
1 Chi phí trong bán hàng 7.000.000

1.1 Chi phí cho chương trình bán hàng 6.000.000


Chiết khấu hoa hồng cho cửa hàng, đại
1.2 1.000.000

2 Chi phí phân phối 3.000.000

2.1 Lương cho nhân viên giao hàng 2.000.000


Chi phí khác (bảo dưỡng, khấu hao, xăng
2.2 1.000.000
xe…)
3 Các chi phí hành chính 4.100.000

3.1 Chi phí văn phòng, thuê đại lý, kho bãi 4.000.000

3.2 Chi phí điện thoại, hành chính khác 100.000

Tổng chi phí 14.100.000

2. Ngân sách bán hàng dự kiến thu về

Số tiền
STT Chỉ tiêu
(VNĐ)
1 Doanh số trung bình tháng 57.000.000

2 Giá vốn (doanh số nhập kho) 20.000.000

3 Lãi gộp 37.000.000

4 Tỷ lệ lãi gộp 64,91 %

5 Chi phí hoạt động 14.100.000

6 % chi phí trên doanh số 24,7%

7 Lợi nhuận trước thuế 22.900.000

8 Lợi nhuận sau thuế 17.175.000

You might also like