You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


CHỦ ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
(MSMH: SP1031)

I. CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN


1. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, phương thức và hình thức tồn tại của vật
chất. Nghiên cứu vấn đề vật chất đối với khoa học hiện nay ( tr. 60 – tr. 77)
2. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức và tính sáng tạo của ý thức trong hoạt
động của con người ( tr.77 – tr.90)
3. Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Việc vận dụng nguyên lý này vào
hoạt động của sinh viên. ( tr.100 – tr.104)
4. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng chúng vào giải
quyết một vấn đề xã hội hiện nay (Chọn 01 trong 06 cặp phạm trù) ( tr.108 –
tr.125)
5. Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại. Việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn ( tr.125 – tr.131)
6. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Việc vận dụng quy luật
này trong hoạt động thực tiễn. ( tr.131 – tr.135)
7. Quy luật phủ định của phủ định. Việc vận dụng quy luật này trong hoạt động
thực tiễn. (tr.135 – tr.138)
8. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng nguyên tắc thực
tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vào công cuộc cải tạo xã hội Việt Nam từ khi đổi
mới đến nay (tr.143 – tr.148)
9. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Việc vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay (tr.157 –
tr.165)
10. Quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
11. Quy luật biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội. Việc vận dụng quy luật
này ở Việt Nam hiện nay. (tr.231 – tr.247)
12. Lý luận của triết học Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách
mạng ở Việt Nam hiện nay (tr.247 – tr.256)
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN

1
2.1. Về hình thức: Tiểu luận được đánh máy trên khổ giấy A4; Lề trên & lề dưới là 2,5
cm; lề trái là 2,5 cm; lề phải là 2,5 cm; font Times New Roman, size 13; Paragraph:
Alignment là Justified, Before là 6 pt, Line spacing là 1,5 lines).
2.2. Về bố cục: Tiểu luận gồm có các phần theo thứ tự: Bìa (theo mẫu); mục lục; mở đầu
(tính cấp thiết, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, phương pháp, kết cấu); phần nội dung gồm
các chương (phần lý thuyết và phần liên hệ thực tế), kết luận và tài liệu tham khảo. Số
trang tối thiểu của tiểu luận là 20 trang (Phần phụ lục không tính vào số trang của tiểu
luận).
2.3. Quy định về tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm
điện tử…) được sắp xếp theo thứ tự Alphabet theo tên tác giả (đối với người Việt Nam),
họ tác giả (đối với người nước ngoài).
2.3.1. Tài liệu tham khảo là sách: Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách (in
nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi xuất bản. (Nếu sách hoặc tài liệu có 02 tác giả trở lên thì sử
dụng dấu phảy giữa các tác giả, sử dụng ký hiệu “&” trước tác giả cuối).
Ví dụ: 
1. Nguyễn Trọng Chuẩn, & Đỗ Minh Hợp (1998), Quan niệm của Hegel về bản
chất của triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999) Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
4. Trang Phúc Linh (Chủ biên) (2004), Lịch sử chủ nghĩa Mác, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nô ̣i, Lê Cự Lộc, Trần Khang dịch, tập 1.
5. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2015), Tư duy phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2
2.3.2. Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí
Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên bài báo, Tên tạp chí (in nghiêng), Số phát
hành, Nơi phát hành, Số trang chứa nội dung.
Ví dụ: Nguyễn Thị Minh Hương (2016), Cái nhìn duy ý chí của A.Schopenhauer
về con người, Tạp chí triết học, 9 (304), Viện triết học - Hà Nội, trang 55 -62.
2.3.3. Tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử
Họ và tên tác giả hoặc tổ chức (thời gian đăng bài), Tên ấn phẩm/tài liệu điện tử (in
nghiêng). Truy cập từ nguồn nào.
Ví dụ:  Nguyễn Xuân Thắng (15/07/2020), Giá trị tư tưởng, lý luận và sức sống
của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ  https://nhandan.com.vn/tin-tuc-
su-kien/gia-tri-tu-tuong-ly-luan-va-suc-song-cua-chu-nghia-mac-trong-thoi-dai-ngay-
nay-323349/
2.4. Quy định về trích dẫn trong văn bản
Nội dung trích dẫn để trong ngoặc kép. Trích dẫn trong bài theo footnotes được trình bày
theo quy định tài liệu tham khảo.
Ví dụ:
- “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới …”1.
- “Muốn duy trì quyền lực xã hội đặc biệt, ….”2.
- “Cái nhìn duy ý chí của A.Schopenhauer ….”3

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1
C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 156.
2
V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Hà Nội, tr15.
3
Nguyễn Thị Minh Hương (2016), Cái nhìn duy ý chí của A.Schopenhauer về con người, Tạp chí triết học, 9 (304),
Viện triết học - Hà Nội, tr55.

You might also like