You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬT LÝ – VẬT LÝ HỌC


VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Đề tài:

QUÁ TRÌNH PHÂN HẠCH HẠT NHÂN DÂY CHUYỀN


VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

SVTH: Nguyễn Tiến Anh .................................................................................43.01.105.003


Trần Trọng Hiếu ..................................................................................43.01.105.013
Trần Quang Lộc ...................................................................................43.01.105.017
Dương Duy Long ..................................................................................43.01.105.018
Lê Trường Nhân ...................................................................................43.01.105.022
Quách Quỳnh Như ...............................................................................43.01.105.025
Huỳnh Toàn Thắng ..............................................................................43.01.105.033
Lại Hoàng Thiên ...................................................................................43.01.105.035
Trần Thị Thủy Tiên .............................................................................43.01.105.039
Huỳnh Lý Hoàng Trung ......................................................................43.01.105.043
Nguyễn Thị Như Ý ...............................................................................43.01.105.051
Nguyễn Thị Hoàng Yến........................................................................43.01.105.052
GVHD: TS. Hồ Mạnh Dũng

TP. Hồ Chí Minh, 2020


Mục lục

1. Quá trình phân hạch hạt nhân dây chuyền........................................................................... 2


1.1. Lịch sử hình thành. ....................................................................................................... 2
1.2. Tổng quan về phân hạch hạt nhân dây chuyền. ........................................................... 3
1.2.1. Định nghĩa............................................................................................................. 3
1.2.2. Vai trò. .................................................................................................................. 3
1.2.3. Sơ lược về phản ứng phân hạch dây chuyền......................................................... 3
1.3. Cơ chế hoạt động của phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền. ............................... 4
1.3.1. Phản ứng phân hạch. ............................................................................................. 4
1.3.2. Phản ứng phân hạch dây chuyền........................................................................... 5
2. Các thành phần của nhà máy điện hạt nhân. .................................................................... 11
2.1. Nhiên liệu. .................................................................................................................. 12
2.2. Thanh điều khiển. ....................................................................................................... 13
2.3. Chất làm mát. ............................................................................................................. 15
2.4. Chất điều tiết. ............................................................................................................. 16
2.5. Bình áp suất. ............................................................................................................... 18
2.6. Máy tạo hơi nước. ...................................................................................................... 19
2.7. Thùng chứa................................................................................................................. 20
3. Hiện trạng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. ............................................................. 20
3.1. Địa điểm. .................................................................................................................... 20
3.2. Công nghệ. ................................................................................................................. 21
3.3. Vấn đề môi trường. .................................................................................................... 21
3.4. Kết luận. ..................................................................................................................... 22
Nguồn ảnh ..................................................................................Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo .....................................................................Error! Bookmark not defined.

1
1. Quá trình phân hạch hạt nhân dây chuyền
1.1. Lịch sử hình thành
Phản ứng dây chuyền hóa học do nhà hóa học người Đức Max Bodenstein đề xuất
lần đầu vào năm 1913. Từ đó khái niệm về phản ứng dây chuyền hạt nhân được nhà khoa
học người Hungary Leo Szilard công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 1933. Sau khi đã đọc
một bài báo về thí nghiệm trong đó các proton từ máy gia tốc được dụng để tách lithium-
7 thành các hạt alpha, đồng thời việc neutron được phát hiện vào năm 1932, Szilard đã
gộp hai kết quả thí nghiệm hạt nhân lại với nhau và nhận ra rằng nếu một phản ứng hạt
nhân tạo ra neutron, sau đó gây ra các phản ứng hạt nhân tương tự, quá trình này có thể
là một chuỗi hạt nhân tự duy trì - là phản ứng tự tạo ra các đồng vị mang năng lượng
mới mà không cần proton hay máy gia tốc.

Hình 1.1. Hungary Leo Szilard (trái) và Paul Kuroda (phải)


Năm 1936, Szilard đã cố gắng tạo ra phản ứng dây chuyền bằng các sử dụng berili
và indium nhưng không thành công. Sau đó, phản ứng phân hạch hạt nhân được Otto
Hahn và Strassman phát hiện ra vào năm 1938 và được giải thích về mặt lý thuyết vào
tháng 1 năm 1939 bởi Lise Meitner và cháu trai của bà Otto Robert Frisch. Vào tháng
12 năm 1942, một nhóm nghiên cứu do Fermi đứng đầu (có cả Szilard) đã tạo ra phản
ứng dây chuyền hạt nhân tự duy trì nhân tạo đầu tiên với lò phản ứng thử nghiệm Chicago
Pile-1 (CP-1) Năm 1956, Paul Kuroda thuộc đại học Arkansas đã tuyên bố rằng một lò
phản ứng phân hạch tự nhiên có thể đã từng tồn tại. Dự đoán của Kuroda đã được xác

2
minh với việc phát hiện bằng chứng về các phản ứng dây chuyền hạt nhân tự duy trì
trong quá khứ tại Oklo ở Gabon Châu Phi năm 1972.
1.2. Tổng quan về phân hạch hạt nhân dây chuyền
1.2.1. Định nghĩa
Trong vật lý hạt nhân và hóa học hạt nhân, phản ứng phân hạch (phân hạch hạt
nhân) là một phản ứng hạt nhân hoặc quá trình phân rã phóng xạ trong đó hạt nhân một
nguyên tử tách thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhỏ hơn, nhẹ hơn thường trong quá trình
này sẽ tạo ra các photon gamma và giải phóng một lượng năng lượng lớn. Ở phản ứng
phân hạch dây chuyền, sau khi phân hạch tạo ra các photon gamma, các hạt sẽ tiếp tục
phân hạch lần nữa. Vậy phản ứng phân hạch dây chuyền là phản ứng phân hạch theo
chuỗi trong đó sản phẩm phụ của phản ứng này là tác nhân gây ra các phản ứng tiếp theo.

1.2.2. Vai trò


Với lượng năng lượng lớn sinh ra từ phản ứng phân hạch, tùy theo mục đích sử
dụng mà phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền có thể được hoặc không cần điều
khiển lượng hạt sinh ra. Với việc điều khiển lượng hạt sinh ra sau phân hạch ta có thể áp
dụng nó vào việc chuyển hóa năng lượng hạt nhân thành năng lượng để chạy nhà máy
điện, còn nếu ta sử dụng nó với mục đích chiến tranh thì việc để nó tự ý phân hạch chính
là tác nhân gây ra những vụ nổ khủng khiếp chính là bom hạt nhân.
1.2.3. Sơ lược về phản ứng phân hạch dây chuyền
Để phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền có thể xảy ra. Bước đầu tiên, một
nguyên tử U-235 hấp thụ một neutron, và tách thành hai nguyên tử mới (các mảnh phân
hạch), giải phóng ba neutron mới và một lượng lớn năng lượng liên kết. Ở bước thứ hai,
một trong những neutron đó bị một nguyên tử U-238 hấp thụ và không tiếp tục phản
ứng. Một neutron khác rời khỏi hệ thống mà không bị hấp thụ. Tuy nhiên, một neutron
va chạm với một nguyên tử U-235, sau đó tách ra và giải phóng hai neutron và có năng
lượng liên kết lớn hơn. Trong bước thứ ba, cả hai neutron đó va chạm với các nguyên tử
U-235, mỗi nguyên tử tách ra và giải phóng một vài neutron, sau đó có thể tiếp tục phản
ứng.

3
Hình 1.2. Một phản ứng chuỗi phân hạch hạt nhân bắt đầu từ Uranium-235
1.3. Cơ chế hoạt động của phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền
1.3.1. Phản ứng phân hạch
a. Tìm hiểu về Uranium - nguyên liệu của phản ứng phân hạch
Urani là nguyên tố hóa học kim loại màu trắng thuộc nhóm Actini, có số nguyên
tử là 92 trong bảng tuần hoàn, được kí hiệu là U. Trong thời gian dài, Urani là nguyên tố
cuối cùng của bảng tuần hoàn. Các đồng vị phóng xạ của Urani có số neutron từ 144 đến
146 nhưng phổ biến nhất là các đồng vị U-238, U-235, U-239. Tất cả đồng vị của Urani
đều không bền và có tính phóng xạ yếu.
Trong tự nhiên, Urani được tìm thấy ở dạng U-238 (99,28%), U-235 (0,71%) và
một lượng nhỏ U-234 (0,0058%). Urani phân rã rất chậm và phát ra hạt alpha. Chu kỳ
bán rã của U-238 là khoảng 4,47 tỉ năm và U-235 là 704 triệu năm, do đó nó được sử
dụng để xác định tuổi của trái đất. Do chu kỳ bán rã ngắn nên U-235 được sử dụng để
sản xuất năng lượng hạt nhân.

4
Hình 1.3. Khối Urani đã bị ăn mòn trong không khí.
b. Phản ứng phân hạch kích thích
Để xảy ra phản ứng phân hạch kích thích của hạt nhân, người ta truyền cho hạt
nhân lượng năng lượng đủ lớn (gọi là năng lượng kích hoạt) để hạt nhân chuyển lên trạng
thái kích thích không bền vững và phản ứng phân hạch sẽ xảy ra.
Để truyền năng lượng cho hạt nhân, người ta sử dụng một neutron chậm bắn vào
hạt nhân, hạt nhân sẽ “bắt” neutron đó và chuyển sang trạng thái kích thích không bền
vững dẫn đến phản ứng phân hạch.
c. Năng lượng của phản ứng phân hạch
Các phép tính toán cho biết phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng
lượng. Năng lượng đó gọi là năng lượng phân hạch, đạt khoảng 210 MeV= 336 x 10-13 J
đối với mỗi hạt nhân Urani phân hạch.
Với 1g U-235 phân hạch sẽ giải phóng một năng lượng là 8,5 x 1010 J tương
đương với năng lượng của 8,5 tấn than hoặc 2 tấn dầu hỏa tỏa ra khi cháy hết.
1.3.2. Phản ứng phân hạch dây chuyền
a. Nguyên tắc phản ứng phân hạch dây chuyền
Một số nguyên tố nặng, chẳng hạn như uranium, thorium, plutonium trải qua cả
quá trình phân hạch tự phát, một dạng phân rã phóng xạ và phân hạch cảm ứng, một

5
dạng phản ứng hạt nhân: các đồng vị nguyên tố khi va chạm với neutron tự do được gọi
là phân hạch cảm ứng, các đồng vị khi va chạm với neutron nhiệt chuyển động chậm
cũng được gọi là phân hạch. Một số đồng vị đặc biệt dễ phân hủy và có thể khai thác
được (đặc biệt là 233U, 235U và 239Pu) được gọi là nhiên liệu hạt nhân vì chúng có thể duy
trì phản ứng dây chuyền và có thể khai thác được với số lượng đủ lớn.
Các đồng vị khi xảy ra phân hạch tự phát sẽ giải phóng một vài neutron tự do
phản ứng với các nhiên liệu hạt nhân bất kỳ. Các neutron sẽ thoát ra khỏi nhiên liệu
nhanh chóng và trở thành một neutron tự do, với tuổi thọ trung bình khoảng 15 phút
trước khi phân rã thành các hạt proton và beta. Tuy nhiên, các neutron tự do gần như bất
biến và được hấp thụ bởi các hạt nhân khác trong vùng lân cận từ lâu trước khi điều này
xảy ra (neutron phân hạch mới được tạo ra di chuyển với tốc độ khoảng 7% tốc độ ánh
sáng, và thậm chí cả neutron được điều tiết di chuyển ở khoảng 8 lần tốc độ của âm
thanh). Một số neutron sẽ tác động đến hạt nhân nhiên liệu và gây ra nhiều phản ứng
phân hạch hơn nữa, giải phóng thêm nhiều neutron. Nếu nhiên liệu hạt nhân ở vùng phản
ứng đầy, hoặc nếu các neutron thoát ra được phản ứng đủ tạo ra những neutron mới thì
những neutron mới phát ra này sẽ vượt trội hơn các neutron thoát ra khỏi tổ hợp và sẽ
xảy ra phản ứng chuỗi hạt nhân bền vững.
Một tổ hợp hỗ trợ cho phản ứng dây chuyền hạt nhân bền vững được gọi là tổ hợp
tới hạn, nếu phản ứng gần như hoàn toàn làm từ nhiên liệu hạt nhân thì được gọi là khối
lượng tới hạn. Từ "tới hạn" đề cập đến một mức đỉnh của các phương trình vi phân cho
biết số lượng neutron tự do trong nhiên liệu: nếu có ít hơn một khối lượng tới hạn thì số
lượng của neutron được xác định bởi sự phân rã phóng xạ, nhưng nếu có từ một khối
lượng tới hạn trở lên, thì lượng neutron được điều khiển thay vào đó bằng yếu tố vật lý
của phản ứng dây chuyền. Khối lượng thực tế của một khối nhiên liệu hạt nhân tới
hạn phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc hình học và các vật liệu xung quanh.
Không phải tất cả các đồng vị phân hạch có thể duy trì phản ứng dây chuyền. Ví
dụ, U, dạng uranium dồi dào nhất, có thể phân hạch nhưng không xảy ra phản ứng dây
238

chuyền. Nó trải qua quá trình phân hạch cảm ứng khi bị tác động bởi một neutron năng
lượng hơn 1 MeV. Tuy nhiên, quá ít neutron được tạo ra bởi quá trình phân hạch 238U
đủ năng lượng để tạo ra các phân hạch tiếp theo trong 238U, do đó không có phản ứng
dây chuyền nào có thể xảy ra với đồng vị này. Thay vào đó, bắn phá 238U bằng neutron

6
chậm khiến nó hấp thụ chúng (trở thành 239U) và phân rã bằng phát xạ beta thành 239Np,
sau đó phân rã lại theo quy trình tương tự thành 239Pu; quá trình đó được sử dụng để sản
xuất 239Pu trong các lò phản ứng. Sản xuất plutonium tại chỗ cũng góp phần vào phản
ứng chuỗi neutron trong các loại lò phản ứng khác sau khi đã sản xuất đủ plutoni-239,
vì plutonium-239 cũng là một nguyên tố phân hạch dùng làm nhiên liệu. Người ta ước
tính rằng có tới một nửa công suất được tạo ra bởi một lò phản ứng "không dây chuyền"
tiêu chuẩn được tạo ra bởi sự phân hạch của plutoni-239 được sản xuất tại chỗ, trong
toàn bộ vòng đời của một lần phản ứng với nhiên liệu.
Các đồng vị có thể phân hạch, không phân hạch có thể được sử dụng làm nguồn
năng lượng phân hạch ngay cả khi không có phản ứng dây chuyền. Bắn phá 238U bằng
neutron nhanh gây ra sự phân hạch, giải phóng năng lượng miễn là có nguồn neutron
bên ngoài. Đây là một hiệu ứng quan trọng trong tất cả các lò phản ứng trong đó neutron
nhanh từ đồng vị phân hạch có thể gây ra sự phân hạch của hạt nhân 238U gần đó, điều
đó có nghĩa là một phần nhỏ của 238U bị "đốt cháy" trong tất cả các nhiên liệu hạt nhân,
đặc biệt là trong máy gia tốc neutron nhanh thì lò phản ứng hoạt động với neutron năng
lượng cao hơn. Hiệu ứng phân hạch nhanh tương tự được sử dụng để tăng năng lượng
được giải phóng bởi “vũ khí nhiệt hạch” hiện đại, bằng cách bọc vũ khí với 238U để phản
ứng với neutron được giải phóng bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân ở lõi thiết bị. Nhưng
tác động bùng nổ của các phản ứng chuỗi phân hạch hạt nhân có thể giảm đi bằng cách
sử dụng các chất như chất điều tiết làm chậm tốc độ của neutron thứ cấp.
b. Cơ chế phản ứng phân hạch dây chuyền
Dùng neutron chậm bắn vào hạt nhân U-235. Hạt nhân U-235 bắt neutron, chuyển
sang trạng thái kích thích (thành U-236) không bền vững, sau đó vỡ ra thành hai hạt nhân
ví dụ như Bari-142 và Krypton-91 giải phóng ba neutron bay ra ngoài đồng thời tỏa năng
lượng lớn khoảng 200 MeV. Các neutron sinh ra sau mỗi phân hạch lại có thể bị hấp thụ
bởi các hạt nhân U-235 khác ở gần đó. Và cứ thế sự phân hạch tiếp diễn thành một dây
chuyền, tỏa ra một nguồn năng lượng cực lớn, có thể tạo một vụ nổ hạt nhân.

7
Hình 1.4. Phản ứng phân hạch dây chuyền của Uranium-235
Giả sử sau một lần phân hạch có k neutron được giải phóng đến kích thích các hạt
nhân U-235 tạo nên những phản ứng phân hạch mới. Sau n lần phân hạch tiếp theo, số
neutron giải phóng là 𝑘 𝑛 và kích thích 𝑘 𝑛 phân hạch mới (k gọi là hệ số nhân neutron).
Dùng hạt nhân chậm bắn vào hạt nhân U-235, kết quả vỡ thành hai hạt nhân Bari-142 và
Krypton-91 giải phóng ba neutron. Ở lần phân hạch thứ nhất, mỗi phân hạch có k=3 và
n=1 ⇒ 𝑘 𝑛 = 31 = 3 neutron giải phóng và kích thích ba phân hạch mới. Như vậy, ở lần
phân hạch thứ hai, có k=3 và n=2 ⇒ 𝑘 𝑛 = 32 = 9 neutron giải phóng và kích thích 9
phản ứng phân hạch mới. Lần phân hạch thứ ba, có k=3 và n=3 ⇒ 𝑘 𝑛 = 33 =
27 neutron giải phóng và kích thích phản ứng phân hạch mới.
c. Đặc điểm phản ứng phân hạch dây chuyền
Không thể điều khiển phản ứng phân hạch
Nếu trong các điều kiện thuận lợi, số phản ứng phân hạch có thể tăng lên rất nhanh
trong thời gian rất ngắn, phản ứng dây chuyền xảy ra mạnh mẽ, năng lượng tăng vọt và
có thể gây ra nổ bởi vì nó giải phóng một lượng năng lượng rất cao tại một thời điểm,
đây chính là cơ chế nổ của bom nguyên tử. Trường hợp này là phản ứng dây chuyền
không điều khiển được. Ví dụ, đồng vị phóng xạ Uranium-235 trải qua quá trình phân
hạch hạt nhân và giải phóng ít neutron. Một đồng vị khác giải phóng một lúc ba neutron.
Ba neutron này có thể phản ứng với ba đồng vị khác của Uranium-235, giải phóng 9
neutron (3 neutron trên mỗi đồng vị). Tương tự như vậy, phản ứng dây chuyền sẽ tiến

8
triển và giải phóng một lượng năng lượng rất cao. Những phản ứng dây chuyền hạt nhân
không được kiểm soát này được sử dụng trong bom hạt nhân.

Hình 1.5. Phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát
Thực tế không phải các neutron sinh ra đều có thể gây ra phản ứng phân hạch bởi
vì có nhiều neutron bị mất mát đi do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Bị hấp thụ bởi các hợp chất trong nhiên liệu hạt nhân.
- Bị U-238 hấp thụ mà không xảy ra phân hạch.
- Bay ra ngoài thể tích khối Uranium.
Có thể điều khiển phản ứng phân hạch
Phản ứng dây chuyền có kiểm soát là một chuỗi các phản ứng hạt nhân diễn ra
sau đó trong các điều kiện được kiểm soát. Một chuỗi phản ứng phân hạch diễn ra khi
một nơtron và một đồng vị phóng xạ tương tác với nhau. Sự tương tác này gây ra sự giải
phóng một số neutron từ hạt nhân phân hạch. Các neutron được giải phóng này có thể
tương tác với các đồng vị phân hạch khác và gây ra sự khởi đầu của các phản ứng phân
hạch tiếp theo. Khi những phản ứng này được kiểm soát và điều chỉnh thích hợp, nó
được gọi là phản ứng dây chuyền có kiểm soát. Các phản ứng phân hạch có kiểm soát
được thực hiện bởi những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao.

9
Ta xét ví dụ sau, ta có thanh chắn chế tạo bằng vật liệu hấp thụ neutron như cadimi
(cadmium) hoặc boron. Dùng neutron chậm bắn phá U-235 vỡ thành hai hạt nhân Bari-
142 và Krypton-91 đồng thời giải phóng ba neutron. Thanh cadimi hấp thụ 2 neutron
được giải phóng chỉ để lọt 1 neutron chậm thoát ra. Neutron này tiếp tục phản ứng với
U-235 ở lân cận. Cứ như thế, sau mỗi phân hạch, thanh cadimi chỉ để lọt 1 neutron để
kích thích phản ứng hạt nhân mới (k=1). Phản ứng phân hạch được duy trì, kiểm soát
được năng lượng tỏa ra không đổi theo thời gian. Đây là phản ứng phân hạch có điều
khiển. Lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử hoạt động theo nguyên tắc
này.
Gọi k là hệ số hạt nhân neutron, tức là số neutron trung bình còn lại sau mỗi phản
ứng.
Sau n lần phân hạch liên tiếp, số neutron giải phóng là 𝑘 𝑛 và kích thích 𝑘 𝑛 phân
hạch mới.
𝑘 < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
𝑘 = 1 thì phản ứng dây chuyền được duy trì điều khiển được.
𝑘 > 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra mạnh mẽ, năng lượng tăng vọt và
có thể xảy ra nổ, là phản dây chuyền không điều kiển được.
Để giảm thiểu neutron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có 𝑘 ≥ 1 thì khối
lượng nhiên liệu hạt phân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn 𝑚𝑡ℎ .
Ví dụ:
𝑈 − 235 𝑐ó 𝑚𝑡ℎ ~15𝑘𝑔
𝑃𝑢 − 239 𝑐ó 𝑚𝑡ℎ ~ 5𝑘𝑔
Chú ý: Pu-239 hấp thụ neutron chậm phân hạch tương tự U-235.
Các nhà máy điện hạt nhân sử dụng các phản ứng dây chuyền có kiểm soát. Tại
đây, các phản ứng dây chuyền được kiểm soát bằng cách kiểm soát tốc độ phản ứng của
hạt nhân. Các phản ứng dây chuyền được kiểm soát có thể dễ dàng chuyển thành dạng
không kiểm soát. Các phản ứng có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lượng
nguyên liệu ban đầu được sử dụng. Ví dụ, nếu lượng Uranium được sử dụng nhiều thì
tốc độ phản ứng cũng sẽ cao vì khi đó xác suất một neutron tương tác với một đồng vị

10
phân hạch cao. Khi đó phản ứng trở nên không thể kiểm soát được. Ngoài ra, bằng cách
điều chỉnh thời gian của phản ứng, một chuỗi phản ứng dây chuyền hạt nhân có thể được
thực hiện thành một phản ứng có kiểm soát. Khi giảm thời gian phản ứng, xác suất của
một neutron tương tác với một đồng vị phân hạch thì thấp. Khi đó phản ứng có thể dễ
dàng được kiểm soát.
2. Các thành phần của nhà máy điện hạt nhân
Lò phản ứng hạt nhân được phân loại theo một số phương pháp như sau: phân
loại theo mục đích sử dụng; hân loại theo chất làm chậm; hân loại theo năng lượng của
nơtron; phân loại theo công suất; phân loại theo thế hệ lò; phân loại theo loại hình phản
ứng hạt nhân; phân loại theo chất điều tiết; phân loại theo chất làm mát; phân loại theo
cấp bậc; phân loại theo mục đích sử dụng.

Bảng 1. Các loại lò phản ứng hạt nhân.

11
Mặc dù số loại lò nhiều như vậy nhưng đa số hoặc đã bị loại bỏ khỏi xu hướng
phát triển hoặc đang ở trạng thái thử nghiệm. Cho đến nay, thực chất chỉ mới có ba loại
được công nhận là những công nghệ đã được kiểm chứng và được phát triển nhiều nhất,
đó là Lò phản ứng nước áp lực: 60% (Pressurired Water Reactor - PWR), kế theo đó là
Lò phản ứng nước sôi: 21% (Boiling Water Reactor - BWR), phần còn lại là các loại lò
khác. Phần dưới đây mô tả các thành phần cơ bản của các lò phản ứng hạt nhân phổ biến.
2.1. Nhiên liệu
Nhiên liệu thực hiện phản ứng phân hạch trong lõi lò phản ứng hạt nhân thường
là uranium (U) hoặc Plutonium (Pu). Bản thân nhiên liệu thường ở dạng uranium hoặc
plutonium dioxide (UO2 hoặc PuO2), trong đó uranium liên kết với hai nguyên tử oxy
thông qua các electron của nó nhưng hạt nhân của uranium vẫn tự do trong quá trình
phân hạch. Điều này cũng tương tự với Plutonium trong PuO2.Tại Việt nam, ngày
24/11/2011, lò phản ứng Đà Lạt được nạp các bó nhiên liệu LEU (nhiên liệu có độ giàu
thấp). Nhiên liệu LEU với hỗn hợp UO2-Al độ giàu 19.75% U-235 có vỏ bọc bằng nhôm
Lò phản ứng hạt nhân được cung cấp năng lượng bởi uranium dioxide dạng bột
đã được nén thành các viên nhỏ. Các viên nhỏ này được đóng gói thành một thanh nhiên
liệu có thể dài vài mét và đường kính khoảng 1cm. Sau đó các thanh này được giữ với
nhau bằng các giá đỡ kim loại tạo thành cụm nhiên liệu. Những thanh này không chụm
lại chặt chẽ mà có vài mm giữa mỗi thanh cho phép chất làm mát chảy qua. Các ống
chứa uranium hay còn gọi là lớp phủ thường là kim loại zirconi. Các sản phẩm của quá
trình phân hạch là phóng xạ, và điều quan trọng là ngăn chúng thoát ra khỏi lò phản
ứng. Cách đơn giản nhất để làm điều này là giữ chúng trong nhiên liệu và đây là mục
đích của lớp phủ. Một nguyên tố làm nhiên liệu được sử dụng trong lò phản ứng từ 3 đến
6 năm trước khi nó cần được thay thế.

12
Hình 2.1. Nhiên liệu bên trong lò phản ứng hạt nhân.
Trong một lò phản ứng mới với nhiên liệu mới, cần có nguồn neutron để phản
ứng xảy ra. Thông thường đây là berili trộn với polonium, radium hoặc chất phát alpha
khác. Các hạt alpha từ sự phân rã gây ra sự giải phóng neutron từ beryllium khi nó chuyển
thành carbon-12. Khởi động lại lò phản ứng với một số nhiên liệu đã sử dụng có thể
không cần điều này, vì có thể có đủ neutron để đạt được mức độ quan trọng khi thanh
điều khiển được gỡ bỏ.
Trữ lượng uranium trên thế giới rất lớn. Mặc dù nhiên liệu hạt nhân không thể tái
tạo nhưng nó có rất nhiều và không thể cạn kiệt trong nhiều thế kỷ. Sử dụng nhiên liệu
hạt nhân sản xuất năng lượng không trực tiếp tạo ra carbon dioxide hoặc sunfur dioxide.
Chất thải hạt nhân phải được xử lý cẩn thận vì tính phóng xạ của nó. Nhiên liệu hạt nhân
đòi hỏi các hệ thống cũng như quy định phức tạp để khai thác năng lượng từ chúng, điều
này khiến thời gian xây dựng rất lâu và chi phí xây dựng đắt.
2.2. Thanh điều khiển
Phản ứng phân hạch hạt nhân có thể được duy trì ở mức tới hạn bằng các thanh
điều khiển. Thanh điều khiển được làm từ vật liệu hấp thụ neutron như cadmium,
hafnium hoặc boron. Khi các thanh này được đưa sâu hơn vào vật liệu phân hạch, chúng
sẽ hấp thụ neutron làm giảm các chuỗi phản ứng phân hạch hoặc thậm chí ngừng lò phản
ứng bằng cách nhúng sâu các thanh điều khiển.

13
Sự phân hạch của Uranium-235 trung bình giải phóng 2.5 neutron, nhưng chỉ cần
một neutron để duy trì chuỗi phản ứng hạt nhân. Các thanh điều khiển hấp thụ neutron
thừa để điều chỉnh công suất phát của lò phản ứng.

Hình 2.2. Thanh điều khiển (xám) đặt xen kẽ lõi chứa nguyên liệu phản ứng.
Bởi chức năng của thanh điều khiển là cực kì quan trọng nên cần có biện pháp
phòng ngừa an toàn hiệu quả đi kèm. Trong một số lò phản ứng, các thanh điều khiển
được giữ bằng nam châm điện. Nếu xảy ra sự cố mất điện hoặc mất tín hiệu nào đó, các
thanh điều khiển ngay lập tức rơi vào lõi lò phản ứng nhờ trọng lực. Hoạt động này như
một hệ thống ngắt trong trường hợp khẩn cấp để ngăn phản ứng phân hạch tiếp tục và
trở nên mất kiểm soát. Chuyển động rơi này cũng có thể được thực hiện bằng tay nếu
máy móc giữ thanh nhiên liệu bị lỗi. Trong lò phản ứng nước sôi, các thanh điều khiển
phải được đẩy lên vì chúng được thiết kế ở dưới cùng của lò phản ứng.
Lựa chọn vật liệu để chế tạo thanh nguyên liệu cũng rất quan trọng, phải xem xét
các đặc tính cơ học và giá thành của vật liệu. Ví dụ boron là một trong những chất hấp
thụ neutron tốt nhất, tuy nhiên nó cực kì giòn, và boron tự nhiên phải được làm giàu để
có mức độ hấp thụ hợp lý khiến vật liệu này trở nên rất đắt.

14
Hình 2.3. Cấu hình vùng hoạt với 92 bó nhiên liệu có
độ làm giàu thấp – Berilium tạo thành vành phản xạ.
2.3. Chất làm mát
Chất làm mát là một chất khí hoặc chất lỏng di chuyển qua lõi lò phản ứng và
nhận nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng phân hạch. Nó chảy xung quanh các thanh nhiên
liệu và tiếp xúc với lớp phủ nhưng không xảy ra phản ứng hóa học với lớp phủ và không
được hấp thụ quá nhiều neutron. Từ các yếu tố trên, chất làm mát được sử dụng trong
phần lớn các lò phản ứng là khí carbon dioxide và helium, và nước lỏng.
Đối với nước, khi nhận nhiệt lượng lớn khiến nó hóa hơi và được dẫn để xoay
tuabin, đây được gọi là chu trình hơi nước trực tiếp. Có thể sử dụng nước nhẹ và ngăn
không cho sôi bằng phương pháp giữ dưới áp suất cao, nước nóng bơm đến máy tạo hơi
nước – nơi hơi nước được tạo ra bằng cách đun nóng, đây gọi là chu trình hơi nước gián
tiếp. Nếu dùng chất làm mát bằng khí, khí được làm nóng bởi lõi được bơm đến bộ tạo
hơi, nơi tạo ra hơi, đây cũng là chu trình hơi gián tiếp. Một số lò phản ứng hạt nhân sử
dụng nước cho cả hai mục đích làm mát và điều tiết.

15
Hình 2.4. Chất làm mát nhận nhiệt lượng sau khi đi qua lõi phản ứng.
2.4. Chất điều tiết
Chất điều tiết là một loạt vật liệu trong lò phản ứng hạt nhân có tác dụng làm
chậm các neutron nhanh được sinh ra từ phản ứng phân hạch uranium. Trong quá trình
điều tiết, neutron nhanh bị làm chậm lại trở thành neutron chậm (hay neutron nhiệt).
Chất điều tiết không thể tự hấp thụ neutron, đồng nghĩa với việc có tiết diện hấp thụ
neutron thấp.

Hình 2.5. Các neutron nhanh được làm chậm bởi chất điều tiết.

16
Chất điều tiết có thể là nước nhẹ, nước nặng, than chì.
Nước nhẹ: Chứa lượng lớn hydro. Hydro là một chất điều tiết neutron tốt vì khối
lượng của nó gần giống khối lượng neutron khiến va chạm giữa chúng làm giảm đáng
kể tốc độ của neutron. Nước nhẹ khá dồi dào và rẻ, tuy nhiên hydro có tiết diện hấp thụ
neutron tương đối cao vì khả năng hình thành đơteri. Vì vậy nước nhẹ chỉ có thể dùng
làm chất điều tiết cùng với nhiên liệu đã được làm giàu.
Nước nặng: Tương tự với nước nhẹ nhưng vì nó chưa nhiều đơteri hơn nên tiết
diện hấp thụ neutron thấp hơn nhiều. Nhược điểm lớn là chi phí sản xuất nước nặng cao.
Than chì: Để đạt được hiệu quả tốt nhất yêu cầu than chì có độ tinh khiết cao. Giá
thành cho than chì độ tinh khiết cao khá thấp. Đây là chất điều hòa tốt vì ổn định nhiệt
và dẫn nhiệt tốt. Nhưng ở nhiệt độ cao, than chì lại có khả năng xảy ra phản ứng hóa học
với oxy và carbon dioxide trong lò làm giảm hiệu quả của nó.
Bảng dưới đây cho thấy các chất làm mát và chất điều tiết ứng với các loại lò
phản ứng khác nhau.

Kiểu lò Chất làm mát Chất điều tiết Vòng tuần


hoàn

Lò nước áp lực PWR - Nước nhẹ áp lực Nước nhẹ áp lực 2


Pressurized Water Reactor (ở
Nga gọi là lò nước - nước
VVER - Water-Water Power
Reactor)

Lò nước sôi BWR - Boiling Nước nhẹ sôi Nước nhẹ sôi 1
Water Reactor

Lò nước nặng HWR - Heavy Nước nặng áp Nước nặng áp lực 2


Water Reactor (ở Canada gọi lực
là lò CANDU - Canada
Deuterium Uranium)

17
Lò làm mát bằng khí GCR - Khí (CO2, Heli Graphit 2
Gas Cooled Reactor

Lò phản ứng neutron nhanh Kim loại lỏng Không 3


FBR - Fast Breeder Reactor (Na, hỗn hợp
(hay còn gọi là lò tái sinh – lò Na-K
công nghệ mới

Bảng 2. Chất điều tiết và làm mát của một số loại lò theo thống kê số liệu năm 2015.
2.5. Bình áp suất
Bình áp suất của lò phản ứng là bình chịu áp lực chứa lõi lò phản ứng và các phần
bên trong lò phản ứng quan trọng khác. Thân của lò phản ứng được chế tạo bằng thép
carbon hợp kim thấp chất lượng cao và tất cả các bề mặt tiếp xúc với chất làm mát lò
phản ứng được phủ tối thiểu khoảng 3 đến 10 mm thép không gỉ austenit để giảm thiểu
ăn mòn cũng như ngăn chất phóng xạ ra ngoài môi trường.

Hình 2.6. Bình áp suất


Trong khi lò phản ứng hoạt động, các neutron sinh ra va vào các nguyên tử trong
thép làm giảm khả năng chịu nứt của thép và xử lý các ứng suất khi vận hành. “Sự lún”
này xảy ra nhiều nhất ở thân bình – nơi gần nhiên liệu phản ứng nhất. Các lò phản ứng
nước có áp suất hoạt động với tỷ lệ tác động nơtron cao hơn và do đó các bình của chúng
có xu hướng chịu mức độ “lún” lớn hơn các bình phản ứng nước sôi. Nhiều lò phản ứng

18
nước có áp suất thiết kế lõi của chúng để giảm số lượng neutron va vào thành mạch. Điều
này làm chậm quá trình biến đổi của bình.
2.6. Máy tạo hơi nước
Máy tạo hơi nước là các bộ trao đổi nhiệt được sử dụng để chuyển đổi nước thành
hơi từ nhiệt được tạo ra trong lõi của lò phản ứng hạt nhân, chủ yếu là lò nước áp lực
(PWR). Hơi nước tạo ra sẽ dẫn động tuabin xoay sản xuất điện điện. Lò phản ứng nước
sôi (BWR) không yêu cầu máy tạo hơi nước vì nước sôi trực tiếp trong lõi lò phản ứng.
Máy tạo hơi nước có thể cao tới hơn 20 mét, nặng 800 tấn. Nước phóng xạ nóng
từ lò phản ứng được bơm qua các ống dài hang nghìn mét dưới áp suất cao để ngăn nó
sôi tạo thành hơi. Máy tạo hơi nước có thể chứa từ 3000 đến 16000 ống làm từ hợp kim
niken-crom-thép, mỗi ống có đường kính khoảng 19mm. Nước bên trong ống làm nóng
nước bên ngoài (không phóng xạ) làm nước bên ngoài sôi tạo thành hơi nước. Hơi nước
không phóng xạ này được dẫn làm quay tuabin tạo ra điện, sau nó hơi nước được ngưng
tụ lại trở thành nước.

Hình 2.7. Máy tạo hơi nước


Máy tạo hơi nước là một trong nhiều rào cản giữa nhiên liệu phóng xạ và môi
trường. Một nhà máy có thể thải hơi nước không phóng xạ vào khí quyển, quan trọng là
các ống vẫn còn nguyên vẹn và ngăn phóng xạ từ lõi lò phản ứng tiếp cận với khí quyển
thông qua hơi nước.

19
2.7. Thùng chứa
Cấu trúc xung quanh lò phản ứng và các máy tạo hơi nước liên quan được thiết
kế chủ yếu bằng thép hoặc chì để ngăn cách giữa lò phản ứng với môi trường. Chúng
thường có dạng mái vòm, làm bằng bê tông cốt thép mật độ cao.

Hình 2.8. Thùng chứa chứa lò phản ứng và các ống


3. Hiện trạng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
3.1. Địa điểm
Vượt qua các địa điểm khác, hai thị xã Phước Dĩnh và Ninh Hải của tỉnh Ninh
Thuận được phê duyệt để xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta. Nhà
máy thứ nhất (Ninh thuận 1) sẽ được xây dựng tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dĩnh,
cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận khoảng 20 km về
phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km. Nhà máy thứ hai (Ninh Thuận
2) được xây dựng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách
thị xã Phan Rang khoảng 20 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 340
km.
Hai địa điểm trên được chọn vì:
- Có địa hình thuận lợi, diện tích đủ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 4 tổ
máy công suất mỗi tổ từ 1000MW trở lên.

20
- Có điều kiện địa chất công trình tốt, nằm trong vùng có cường độ động đất không
lớn, bảo đảm an toàn nhà máy và chi phí xây dựng thấp.
- Các địa điểm đều nằm sát biển, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
hệ thống cấp nước làm mát và vận chuyển vật tư và thiết bị siêu trường, siêu trọng
phục vụ thi công xây dựng nhà máy.
- Địa điểm nằm trong vùng có mật độ dân cư thấp, ít ảnh hưởng đến đất canh tác
và các công trình công cộng.
- Được Lãnh đạo và Chính quyền địa phương ủng hộ.

Hình 2.9. Đồ án quy hoạch khu tái định cư khi xây dựng nhà máy Ninh Thuận 1
3.2. Công nghệ
Nhà máy điện Ninh Thuận 1 sẽ do Nga làm đối tác xây dựng. Trong khi đó nhà
máy Ninh Thuận 2 có đối tác là Nhật.
Nhiên liệu hạt nhân sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng đường biển và bốc dỡ
tại cảng chuyên dụng của nhà máy
3.3. Vấn đề môi trường
Vấn đề xử lý chất thải hạt nhân là một bài toán lớn đối với các nước trên thế giới
chứ không riêng tại Việt Nam. Công nghệ hạt nhân của Nga được ghi nhận là an toàn
bậc nhất hiện nay, do đó Nga được chọn làm đối tác và Nga cũng cam kết sẽ giúp chúng
ta quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng cả một chương trình quốc gia
về vấn đề này. Đây là một cam kết mang tính lâu dài.

21
3.4. Kết luận
Để giải quyết bài toán năng lượng cho tương tai thì Việt Nam nên xây dựng một
nhà máy điện hạt nhân. Nhưng xây dựng như thế nào, sử dụng loại lò phản ứng nào,
công nghệ nào là tốt nhất và phù hợp nhất, xây bao nhiêu nhà máy, các nhà máy cần có
công suất bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của đất nước, hướng xử lý chất
thải phóng xạ trong tương lai… là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.
3.5. Sơ lược về lò phản ứng tái sinh
Lò phản ứng tái sinh là một lò phản ứng hạt nhân tạo ra nhiều vật liệu phân hạch
hơn mức tiêu thụ. Các lò phản ứng tái sinh đạt được điều này vì mật độ neutron của
chúng đủ cao để tạo ra nhiều nhiên liệu phân hạch hơn mức chúng sử dụng, bằng cách
chiếu xạ một vài vật liệu, chẳng hạn như uranium-238 hoặc thorium-232 được nạp vào
lò phản ứng cùng với nhiên liệu phân hạch. Lúc đầu, các lò tái sinh bị thu hút bởi vì sử
dụng hoàn toàn nhiên liệu uranium hơn so với các lò phản ứng nước nhẹ, nhưng sự quan
tâm đã giảm sau những năm 1960 vì trữ lượng uranium nhiều hơn, [và các phương pháp
làm giàu uranium mới đã giảm chi phí nhiên liệu.

Có thể có nhiều loại lò phản ứng tái sinh:

Lò tái sinh chỉ đơn giản là một lò phản ứng được thiết kế cho mật độ neutron rất
cao với tỷ lệ chuyển đổi liên quan cao hơn 1,0. Về nguyên tắc, hầu hết mọi thiết kế lò
phản ứng đều có thể được điều chỉnh để trở thành lò tái sinh. Một ví dụ của quá trình
này là sự phát triển của Lò phản ứng nước nhẹ, một thiết kế nhiệt được kiểm duyệt rất
chặt chẽ, thành khái niệm Lò phản ứng siêu nhanh, sử dụng nước nhẹ ở dạng siêu tới
hạn mật độ cực thấp để tăng mật độ nơtron đủ cao để cho phép tái sinh.

Ngoài làm mát bằng nước, hiện có nhiều loại lò phản ứng của lò tái sinh khác
được làm mát khá tốt. Chúng bao gồm các thiết kế làm mát bằng muối nóng chảy, làm
mát bằng khí và làm mát bằng kim loại lỏng với nhiều biến thể. Hầu hết mọi kiểu thiết
kế cơ bản này đều có thể được cung cấp nhiên liệu bởi uranium, plutonium, nhiều

22
actinide nhỏ hoặc thorium, và chúng có thể được thiết kế cho nhiều mục tiêu khác nhau,
chẳng hạn như tạo ra nhiều nhiên liệu phân hạch hơn, hoạt động ở trạng thái ổn định lâu
dài hoặc đốt cháy tích cực của chất thải hạt nhân.

Các thiết kế lò phản ứng chiết xuất đôi khi được chia thành hai loại lớn dựa trên
phổ neutron của chúng, thường tách biệt những thiết kế được thiết kế để sử dụng chủ
yếu uranium và transuranics với những thiết kế được thiết kế để sử dụng thorium và
tránh transuranics. Những thiết kế này là:

Lò phản ứng tái sinh nhanh (FBR) sử dụng neutron nhanh để tạo ra plutonium
phân hạch và có thể là transuranics cao hơn từ uranium-238. Phổ nhanh đủ linh hoạt để
nó cũng có thể tạo ra uranium-233 phân hạch từ thorium, nếu muốn.

Lò phản ứng tạo nhiệt sử dụng neutron phổ nhiệt (nghĩa là đã được kiểm duyệt)
để tạo ra uranium-233 phân hạch từ thorium (chu trình nhiên liệu thorium). Do đặc tính
của các loại nhiên liệu hạt nhân khác nhau, một lò tái sinh tạo nhiệt được cho là chỉ khả
thi về mặt thương mại với nhiên liệu thori, điều này tránh được sự tích tụ của các khí
phóng xạ nặng hơn.

23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

ĐỘ PHẢN ỨNG LÀ GÌ?


GIẢI THÍCH PHƯƠNG TRÌNH
4 THỪA SỐ VÀ 6 THỪA SỐ

Giáo viên bộ môn: Thầy Hồ Mạnh Dũng

DANH SÁCH SINH VIÊN


Trần Đinh Diễm Hạnh 42.01.105.028
Lê Gia Hưng 42.01.105.047
Phạm Thị Mỹ Huyền 42.01.105.045
Đặng Ánh Ngân 42.01.105.071
Lê Nguyễn Thiên Phú 42.01.105.091
Nguyễn Minh Phúc 42.01.105.092
Nguyễn Anh Phương 43.01.105.030
Nguyễn Thị Anh Thư 43.01.105.037
Nguyễn Thị Ánh Tuyết 43.01.105.044

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
Chương 1. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3
Chương 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 4
2.1 Tổng quan độ phản ứng và phương trình 6 thừa số, 4 thừa số ...................... 4
2.2 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 5
2.2.1 Phương trình 4 thừa số (đối với lò phản ứng có kích thước vô hạn) ........ 5
2.2.2 Phương trình 6 thừa số (đối với lò phản ứng có kích thước hữu hạn) ...... 7
2.3 Thực nghiệm tính toán .................................................................................. 7
2.4 Kết quả thảo luận ........................................................................................ 11
2.5 Kết luận ....................................................................................................... 11
Chương 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 13
Chương 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................... Error! Bookmark not defined.

Trang 2/13
Chương 1. LỜI MỞ ĐẦU

Tài liệu này gồm 2 phần


+ Phần 1: Nội dung cần nghiên cứu.
Trong phần này, chúng ta sẽ biết được một cách tổng quát đến chi tiết về độ
phản ứng và phương trình 4 thừa số, 6 thừa số. Những phần chúng ta sẽ
nghiên cứu như cơ sở lí thuyết, thực nghiệm tính toán và kết quả-thảo luận về
độ phản ứng, giải thích được phương trình 4 thừa số, 6 thừa số
+ Phần 2: Hướng phát triển, kiến nghị về đề tài mà chúng ta nghiên cứu.
Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về nhu cầu nhân lực, hoạt động mà lĩnh
vực nghiên cứu lò đang hướng đến cũng như bày tỏ những tâm tư, nguyện
vọng để lĩnh vực này tiếp tục phát triển.
Tài liệu này nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức chưa biết cũng
như nhắc lại những kiến thức đã biết nên chúng tôi hi vọng rằng sẽ được sự
quan tâm, đóng góp của người đọc. Vì “ bể học vô bờ” nhưng do thời gian và
sự hiểu biết còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi sai sót trong nội dung lẫn bố
cục nên chúng tôi rất mong các đóng góp về những hạn chế của tài liệu từ các
bạn đọc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

Trang 3/13
Chương 2. NỘI DUNG

2.1 Tổng quan độ phản ứng và phương trình 6 thừa


số, 4 thừa số
Trong phần này, nhóm chúng tôi xin trình bày một cách tổng quát về Độ
phản ứng, Phương trình 6 thừa số và 4 thừa số.
Độ phản ứng (reactivity) hay còn gọi là độ phản ứng dư, đặc trưng cho
mức độ vật liệu được rút ra khỏi lõi lò. Độ phản ứng dư thay đổi theo tiến trình
đốt cháy. Nếu chúng ta nạp vào lò mức nhiên liệu càng tăng sẽ dẫn đến độ
phản ứng dư ban đầu lớn và do đó độ cháy (năng lượng thu được trên mỗi đơn
vị nhiên liệu) có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên ở đây chúng tôi dùng từ có
thể vì trong quá trình đốt cháy, độ hấp thụ có thể bị giảm bới các vật liệu có
khả năng phân hạch và các sản phẩm phân hạch tích lũy trong quá trình đốt,
nên dù độ phản ứng có tăng thì độ cháy cũng không tăng một cách đáng kể.
Phương trình 6 thừa số là công thức giúp chúng ta tính được hệ số nhân
(K). Hệ số này biểu thị tỷ số giữa neutron nhiệt trong một phân hạch (Ni) trên
số neutron nhiệt được sinh ra trong phân hạch trước đó N(i-1) và nó phụ thuộc
vào 6 hệ số.
Ni
K   p fl f lth
N i 1
 : là hệ số phân hạch nhanh.
p : là xác suất thoát cộng hưởng.
 : là hệ số tái sinh neutron
f : là hệ số sử dụng nhiệt
l f : là xác suất rò rỉ neutron nhanh

lth : là xác suất rò rỉ , không rò rỉ neutron chậm


Tuy nhiên sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tóm gọn
phương trình này lại còn 4 thừa số (tức nó chỉ còn phụ thuộc vào 4 hệ số). Sở
dĩ họ làm được vì họ xét xác suất không rò rỉ neutron nhanh l f là 1 và xác suất

rò rỉ, không rò rỉ neutron chậm lth là 1.


Trang 4/13
Quá trình điều khiển nếu muốn hệ số nhân neutron đạt được giá trị như
mong đợi thì chúng ta có thể thay đổi một hoặc cả 6 hệ số của phương trình 6
thừa số. Như  và p sẽ thay đổi nếu ta thay đổi thiết kế của lò.  sẽ thay đổi
khi ta thay nhiên liệu cũ bằng nhiên liệu mới. l f và lth sẽ thay đổi bới chất

làm chậm. f được thay đổi trong điều khiển độ phản ứng thời gian ngắn trong
hầu hết các lò neutron nhiệt.

2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Phương trình 4 thừa số (đối với lò phản ứng có kích thước vô
hạn)
k   pf 

Hệ số phân hạch nhanh 


Giá trị của  phụ thuộc sự sắp xếp, mật độ nhiên liệu và chất làm chậm;
không phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhiệt độ, áp suất, sự làm giàu nhiên
liệu hoặc các độc tố hấp thụ neutron. Khi sự phân hạch nhanh không xảy ra
  1 , khi sự phân hạch nhanh xảy ra   1 .
Đối với lò phản ứng đồng nhất,  gần như bằng 1. Bởi vì những neutron
nhanh được sinh ra sau phân hạch sẽ tiếp xúc ngay với chất làm chậm và một
số bị mất năng lượng trước khi được hấp thụ bởi một hạt nhân phân hạch.
Trong lò phản ứng không đồng nhất, các neutron nhanh thoạt tiên
chuyển động trong thanh nhiên liệu, do đó xác suất va chạm với hạt nhân
nhiên liệu lớn và sự phân hạch bởi neutron nhanh trong lò loại này lớn hơn so
với lò đồng nhất.
Xác suất tránh hấp thụ cộng hưởng p
Giá trị của p phụ thuộc sự sắp xếp chất làm chậm, nhiên liệu và số lượng
U được làm giàu. Thông thường p < 1.
235

Để sự hấp thụ cộng hưởng xảy ra, một neutron phải đến đủ gần hạt nhân
238
U trong quá trình làm chậm. Trong lò phản ứng đồng nhất, sự làm chậm
neutron xảy ra ngay trong lòng nhiên liệu, vì thế sự hấp thụ cộng hưởng dễ
xảy ra nên p nhỏ. Trái lại, trong lò phản ứng không đồng nhất, neutron được
238
làm chậm trong chất làm chậm (không có nguyên tử U ).
Trang 5/13
Do đó, xác suất hấp thụ cộng hưởng thấp nên p lớn.
Hệ số sử dụng neutron nhiệt f
F F

  FV F   aF
f  a
 a

F NF F NF
 NF V NF N NF  NF V NF
 FV F   NFV NF   F  
F NF

a  NF F V F
a a
a a a VF

Từ biểu thức trên ta thấy rằng:


+ Khi tăng nồng độ nhiên liệu thì f tiến dần đến 1. Ngược lại, hệ số f
giảm khi pha loãng dần nhiên liệu trong hỗn hợp.
F
+ Khi tăng độ giàu nhiên liệu thì tiết diện hấp thụ vĩ mô a
  aF N F

tăng, do đó f cũng tăng.


+ Nếu tiết diện của tất cả các thành phần phụ thuộc năng lượng theo quy
1
luật thì f không phụ thuộc năng lượng neutron, tức là không phụ thuộc
v
nhiệt độ T.
+ Đối với lò phản ứng không đồng nhất,  F   NF (do 2 nguyên nhân:
Thứ nhất, nhiên liệu không làm chậm neutron. Neutron nhiệt có mặt trong
thanh nhiên liệu do chúng khuếch tán từ chất làm chậm. Thứ hai, nhiên liệu có
tiết diện hấp thụ neutron nhiệt lớn hơn chất làm chậm nên neutron nhiệt trong
nhiên liệu giảm nhiều hơn) và V F  V NF . Như vậy, f của lò phản ứng không
đồng nhất bé hơn lò phản ứng đồng nhất.
Giá trị thực của f được tính dựa trên tính kinh tế neutron của: chất lỏng
làm lạnh, lớp mạ, cấu trúc vật liệu bên trong, nhiệt độ dựa trên bán kính hiệu
dụng, sản phẩm phân hạch. Bên cạnh đó, cũng nên tính đến việc đốt cháy
nhiên liệu khi lò phản ứng tỏa nhiệt ra ngoài.
Hệ số sinh neutron 

 v
 f

 a

Trong đó: v là số neutron trung bình sinh ra do một phân hạch;  a


tổng tiết diện hấp thụ vĩ mô và  f


là tổng tiết diện phân hạch vĩ mô.

Trang 6/13
Hệ số sinh neutron chỉ phụ thuộc tính chất của nhiên liệu phân hạch và
không bị ảnh hưởng bởi loại hay số lượng chất phi nhiên liệu trong vùng hoạt.
Giá trị  đối với vùng hoạt chỉ sử dụng một loại nhiên liệu được ghi trong
bảng 7.1. Đối với vùng hoạt sử dụng hỗn hợp của nhiều nguyên tố, ta phải tính
tiết diện vĩ mô đối với từng nguyên tố và tổng tiết diện vĩ mô.
2.2.2 Phương trình 6 thừa số (đối với lò phản ứng có kích thước hữu
hạn)
keff   pfPf Pt  k Pf Pt

Xác suất tránh rò đối với neutron nhanh Pf


 Bg2
Pf  e

Trong đó: Bg là hệ số Buckling hình học;  là tuổi neutron (hay tuổi

Fermi)
Xác suất tránh rò đối với neutron nhiệt Pt
Xác suất tránh rò đối với neutron nhiệt được tính bằng tỉ lệ giữa tốc độ
hấp thụ neutron nhiệt và tốc độ hấp thụ và rò rỉ neutron nhiệt.

Pt 
a

1
   DB 
a
2
1  B 2 L2

D
Trong đó: L là chiều dài khuếch tán; L2  là diện tích khuếch tán,
 a

e B 
2

Như vậy, hệ số nhân hiệu dụng: keff  k


1  B 2 L2

e B 
2

Điều kiện tới hạn của vùng hoạt lò phản ứng: k 1


1  B 2 L2
*Lưu ý: k , keff chỉ phụ thuộc tính chất vật liệu trong vùng hoạt, kích

thước và hình dáng vùng hoạt.

2.3 Thực nghiệm tính toán


2.3.1 Hệ số nhân đối với một số môi trường
Xét môi trường đồng nhất gồm uranium thiên nhiên và chất làm chậm:

Trang 7/13
Các giá trị của xác suát tránh hấp thụ cộng hưởng p và hệ số sử dụng
neutron nhiệtf có thể thay đổi rất nhiều do thiết kế. Trên hình 3.1 trình bày sự
𝑁𝑐ℎ
phụ thuộc của hệ số p, f và tích pf vào tỷ số R trong hỗn hợp đồng nhất.
𝑁𝑈

𝑵𝒄𝒉 [𝟐]
Hình 3.1 Sự phụ thuộc của p, f và pf vào ( )
𝑵𝑼
𝑁𝑐ℎ
Trên hình 3.1, ta thấy đại lượng p tăng, f giảm khi tăng tỷ số . Tích số
𝑁𝑈

pf lúc đầu tăng, đạt giá trị cực đại và sau đó giảm. Như vậy, có thể chọn tỷ số
𝑁𝑐ℎ
R tối ưu để pf đạt giá trị cực đại.
𝑁𝑈

Nếu coi 𝜀 = 1 thì hệ số nhân vô hạn 𝑘∞ = 𝑝𝑓𝜂. Đối với uranium thiên
nhiên ( N235 = 0,00714 NU; N238 = 0,99300 NU) thì 𝜂 ≈ 1,31. Do đó 𝑘∞ =
1,31𝑝𝑓. Để vùng hoạt đạt tới hạn thì 1,31𝑝𝑓 = 1 ; nên 𝑝𝑓 ≈ 0,76.
Xét hỗn hợp đồng nhất gồm uranium thiên nhiên và graphic. Tính p theo công
thức:
3,9 𝑁𝑎 0,585
𝑝 = 𝑒𝑥𝑝 [− ( ) ] (3.1.1)
𝜉 Σ𝑆

Tính f theo công thức (3.1.2) và được kết quả như bảng 3.1:
Σ𝐹
𝑎 σ𝐹
𝑎
𝑓= = 𝑁𝑁𝐹
(3.1.2)
Σ𝑎 +Σ𝑁𝐹
𝐹
𝑎 σ𝐹 𝑁𝐹
𝑎 +σ𝑎 𝑁𝐹

𝑁𝑐ℎ p f pf k
𝑁𝑈
100 0,52 0,94 0,49 0,65
200 0,64 0,89 0,58 0,76
300 0,70 0,85 0,59 0,78
Trang 8/13
400 0,75 0,81 0,61 0,80
500 0,78 0,77 0,60 0,79
600 0,80 0,73 0,58 0,78
𝑵𝒄𝒉
Bảng 3.1 Sự phụ thuộc hệ số nhân và tỷ số đối với lò đồng nhất gồm
𝑵𝑼

uranium thiên nhiên và graphic[2]


𝑁𝑐ℎ
Từ bảng 7.2 thấy rằng (𝑝𝑓)𝑚𝑎𝑥 ≈ 0,61 tại ≈ 400 và k = 0,8. Như
𝑁𝑈

vậy hỗn hợp đồng nhất gồm uranium thiên nhiên và graphic không tạo được
môi trường để duy trì phản ứng dây chuyền, nghĩa là không thể tạo được lò
phản ứng tới hạn từ uranium thiên nhiên trộn đều với graphic.
Thực hiện tương tự, ta nhận được các giá trị (𝑘∞ )𝑚𝑎𝑥 đối với môi trường
đồng nhất gồm uranium thiên nhiên và một số chất làm chậm nêu trên bảng
3.3.
Từ bảng 3.3, ta thấy rằng môi trường đồng nhất gồm uranium thiên nhiên
và nước nặng cho hệ số (𝑘∞ )𝑚𝑎𝑥 > 1, nghĩa là có thể duy trì phản ứng dây
chuyền. Do đó có thể tạo nên lò phản ứng với nhiên liệu uranium thiên nhiên
và chất làm chậm nước nặng trộn đều nhau.
Chất làm 𝑁𝑐ℎ (𝑘∞ )𝑚𝑎𝑥
( )
chậm 𝑁𝑈 𝑚𝑎𝑥

H2 O 2,5 0,84
D2 O 167 1,14
Be 193 0,8
C 400 0,8
Bảng 3.2 Gía trị cực đại của hệ số nhân đối với môi trường đồng nhất gồm
uranium thiên nhiên và các chất làm chậm khác nhau.
Để tạo lò phản ứng với nhiên liệu uranium thiên nhiên và chất làm chậm
graphic, người ta sử dụng cấu trúc không đồng nhất. Khi đó, tuy hệ số sử dụng
neutron nhiệt giảm nhưng xác suất tránh hấp thụ cộng hưởng tăng nhanh hơn,
𝑁𝑐ℎ
do đó hệ số nhân vượt quá 1. Chẳng hạn với = 215, đối với môi trường
𝑁𝑈

không đồng nhất pkdn = 0,93, hệ số sử dụng neutron nhiệt fkdn = 0,855. Như
vậy, tích số (pf)kdn = 0,795. Giá trị này lớn hơn giá trị cần thiết 0,76 của tích số
pf. Tại giá trị này, ta có 𝑘∞ = 1,31 × 0,795 = 1,04
Trang 9/13
Hình 3.2 Cấu trúc không đồng nhất của uranium và Graphic.[6]
Đối với lò không đồng nhất, hệ số 𝑘∞ phụ thuộc vào các yêu tố sau: tỷ số
giữa nồng độ các phân tử hay nguyên tử chất làm chậm so với nồng độ các
𝑁𝑐ℎ 𝑉𝑐ℎ
nguyên tử uranium ; tỷ số thể tích chất làm chậm so với thể tích ; đường
𝑁𝑈 𝑉𝑈

kính các thanh uranium d; khoảng cách giữa các thanh a. Có thể chọn các
thông số này một cách tối ưu để 𝑘∞ đạt giá trị lớn nhất (Bảng 3.3).
Chất làm chậm 𝑁𝑐ℎ 𝑉𝑐ℎ d (cm) a (cm) 𝑘∞
𝑁𝑈 𝑉𝑈
H2 O 1,4 2 1,5 2,5 ≤1
D2 O 20 30 3 15 1,2
C 80 50 3 20 1,08
Bảng 3.3 Các thông số tối ưu đối với lò phản ứng uranium thiên nhiên[2]
Từ bảng 3.3, ta thấy rằng môi trường không đồng nhất gồm uranium
thiên nhiên và nước nặng cho hệ số 𝑘∞ lớn nhất. Hệ số 𝑘∞ đối với môi trường
uranium thiên nhiên – graphic là 𝑘∞ = 1,08, môi trường này cũng tạo được
trạng thái tới hạn. Vì graphic là vật liệu dễ sản xuất hơn nước nặng nên đa số
các lò phản ứng uranium thiên nhiên đều dùng graphic làm chậm. Trong hệ
không đồng nhất gồm uranium thiên nhiên và nước, hệ số 𝑘∞ chỉ xấp xỉ 1 và
𝑘∞ = 1 là giới hạn cao nhất có thể đạt được. Do đó chỉ đạt được trạng thái tới
hạn với lò phản ứng có thể tích rất lớn. Tuy nhiên cơ chế tới hạn như vậy
không có ý nghĩa thực tiễn.
Với uranium giàu, tức là tăng tỉ lệ phần trăm của đồng vị 235U bằng 1%,
hệ không đồng nhất làm chậm bằng nước là 𝑘∞ = 1,12 và có thể đạt trạng thái
tới hạn dễ dàng. Như vậy, với lò phản ứng sử dụng nước làm chậm thì phải sử
dụng uranium giàu. Vì nước dễ sản xuất và rẻ nên lò phản ứng uranium – nước
được sử dụng rộng rãi. Ví dụ: lò phản ứng VVER – 440 của Liên Xô sử dụng
uranium giàu 3,3%. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sử dụng uranium giàu 36%.
Trang 10/13
2.4 Kết quả thảo luận
Bằng các thực nghiệm và tính toán lý thuyết, các phương trình 4 thừa số
(four-factor formula) và phương trình 6 thừa số (six-factor formula) đã được
tìm ra và sử dụng khá phổ biến trong kỹ thuật hạt nhân. Trong đó, phương
trình 4 thừa số để xác định hệ số nhân của một một chuỗi phản ứng hạt nhân
trong một môi trường vô hạn, còn phương trình 6 thừa số được sử dụng trong
môi trường hữu hạn. Chúng cung cấp cái nhìn sâu sắc về các cơ chế khác nhau
liên quan đến chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân, các phép đo độ phản ứng,
làm giàu Uranium trong các lò phản ứng. Phương trình 6 thừa số và 4 thừa số
có thể dùng để hiểu rõ hơn về mục tiêu của thiết kế, vận hành lò phản ứng,
thay đổi xác suất rò rỉ neutron, nâng cao hiệu suất của lò [3].
Phương trình 6 thừa số và 4 thừa số, yếu tố có thể thuận tiện thay đổi khả
năng phản ứng là sử dụng nhiệt và các diều kiện rò rỉ. Việc sử dụng nhiệt có
thể được thay đổi bằng cách thay đổi lượng hấp thụ trong lõi, ví dụ điều chỉnh
các vùng kiểm soát chất lỏng hoặc loại bỏ boron khỏi bộ điều khiển. Còn các
yếu tố còn lại có thể được thay đổi bằng cách loại bỏ các bó nhiên liệu cạn kiệt
bằng những bó nhiên liệu mới [3].

2.5 Kết luận


Độ phản ứng đã được định nghĩa là độ lệch của nhân neutron khỏi mức tới
hạn và những phương trình mô tả thay đổi phụ thuộc với thời gian của số
lượng neutron tới độ phản ứng. Như vậy có thể thấy rằng hai khái niệm độ
phản ứng và độ phản ứng dự trữ là hoàn toàn khác nhau. Độ phản ứng dự trữ
đặc trưng cho mức độ lò phản ứng lệch khỏi trạng thái tới hạn vì một lý do nào
đó trong trường hợp này k vẫn xấp xỉ bằng 1. Trước khi chúng ta quan tâm tới
các phương tiện thay đổi độ phản ứng của lõi lò bởi các yếu tố bên ngoài,
chúng ta cần xem xét những ảnh hưởng bên trong tới lò phản ứng. Khi độ
phản ứng thay đổi do những thay đổi trong hệ thống điều khiển làm công suất
thay đổi, gây nên nhiệt độ (có thể cả bọt khí ) thay đổi theo. Sự thay đổi này
lại làm độ phản ứng thay đổi. Sự thay đổi của độ phản ứng gây ra bởi sự thay
đổi về nhiệt (có thể cả bọt khí ) sẽ tạo ra những hiệu ứng phản hồi của độ phản

Trang 11/13
ứng. Và độ phản ứng là một đại lượng được định nghĩa bằng toán học và
không thể đo đạc trực tiếp trong thực tế.
Quá trình điều khiển phản ứng bao gồm những việc thay đổi một hoặc
nhiều tới 6 hệ số để đạt được giá trị mong muốn của hệ số nhân neutron. Nếu
xét lò vô hạn hoặc lò có vành phản xạ thì công thức 6 thừa số chuyển thành
công thức 4 thừa số. Trong số sáu yếu tố, yếu tố duy nhất có thể thay đổi thuận
tiện để thực hiện những thay đổi ngắn hạn trong khả năng phản ứng và các rò
rỉ. Sử dụng nhiệt có thể được thay đổi bằng cách thay đổi lượng hấp thụ trong
lõi. Công thúc 6 thừa số và công thức 4 thừa số được giới thiệu giúp ta biết rõ
về hệ quả của các neutron chậm trong việc tạo ra sự phân hạch. Một khi lò
phản ứng hoạt động một thời gian sẽ có nhiều sự thay đổi trong thành phần
của các bó nhiên liệu, mỗi loại sẽ có một mức độ khác nhau của U-235 và sự
tích tụ của Pu-239 và chất độc sản phẩm phân hạch. Chúng ta vẫn thấy nó hữu
ích và sẽ phân tích những thay đổi đang diễn ra bên trong bó nhiên liệu khi
tiến hành chiếu xạ. Các lò phản ứng dây chuyền được trình bày như trên đang
rất phát triển, việc sử dụng hiệu quả các neutron từ quá trình phân hạch dẫn
đến nhiều sự phân hạch hơn.

Trang 12/13
Chương 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Hướng phát triển


Hiện nay, lĩnh vực tính toán các thông số lò đang được các nhóm nghiên cứu
tại các trường đại học hay các cơ quan chuyên môn quan tâm và phát triển.
Việt Nam cũng đang phát triển về mảng năng lượng nguyên tử hạt nhân.
Trong tương lai Việt Nam đã lên kế hoạch sẽ xây dựng các lò phản ứng hạt
nhân mới trong bối cảnh đất nước phát triển hội nhập và lò Đà Lạt sẽ ngưng
hoạt động thời gian tới. Đây chính là cơ hội để các lĩnh vực nghiên cứu tính
toán về lò được phát triển.

3.2 Kiến nghị


Để bắt kịp với xu hướng phát triển của đất nước, chúng ta nên tích cực mở
rộng đào tạo giáo dục tại trường đại học để mở rộng nguồn nhân lực. Ngoài ra
nên có các chính sách cử những người tài du học để phát triển trình độ.

Trang 13/13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
MÔN VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

BÀI BÁO CÁO

LÝ THUYẾT PHƯƠNG TRÌNH


VẬN CHUYỂN NEUTRON
Thành viên nhóm 3:
Nguyễn Bùi Trung Kiên
Lưu Công Chánh
Nguyễn Ngọc Hân
Hồ Anh Phúc
Nguyễn Trường Duy
Nguyễn Trường Giang
Trương Tấn Tài
Lê Hồng Thiện
Lê Phước Tấn
Triệu Đoan An
GVHD: TS. Hồ Mạnh Dũng

Tp. HCM, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG ....................................................................3

1.1 Mật độ góc neutron .................................................................................................................3

1.2 Thông lượng góc của neutron ..............................................................................................3

1.2.1 Số neutron trễ trung bình sinh ra trong khoảng năng lượng dE trong phần tử
thể tích dV qua khoảng thời gian dt ..........................................................................................3

1.2.3 Neutron xuất hiện do tương tác va chạm và đi vào thể tích đang xét ....................4

1.2.4 Tổng neutron tức thời sinh ra trong phân hạch ............................................................4

1.2.5 Quá trình mất mát neutron ................................................................................................4

1.2.6 Phương trình thông lượng neutron ..................................................................................5

1.2.7 Thông lượng góc của neutron: .........................................................................................5

1.3 Dòng neutron ............................................................................................................................5

1.4 Phương trình vận chuyển neutron .......................................................................................6

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VẬN CHUYỂN ......................6

2.1 Phương pháp giải tích – tiệm cận: ......................................................................................8

2.2 Phương pháp tán xạ liên tục. ............................................................................................. 10

2.3 Phương pháp tích phân điểm ............................................................................................. 11

2.4 Phương pháp tọa độ gián đoạn (phương pháp nhiều nhóm – Sn) ........................... 12

2.5 Phương pháp Monte-Carlo ................................................................................................ 13

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... Error! Bookmark not defined.


1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG
Vận chuyển neutron được xem là cơ sở cho việc thiết kế lò phản ứng. Phương trình vận
chuyển neutron được xem là biểu thức mô tả việc phân bố neutron trong lõi lò phản ứng.

Một số khái niệm về các đại lượng được dùng trong lý thuyết vận chuyển neutron:

1.1 Mật độ góc neutron


Đại lượng cơ bản quan tâm trong vận chuyển neutron là mật độ góc neutron n  r, E, , t 

. Vậy mật độ góc là số neutron có năng lượng E tại tọa độ r với góc bay  tại thời điểm
t trong đơn vị thể tích. Theo ý nghĩa thống kê mật độ góc là: n  r, E, , t  d 3 rdEd  mang

ý nghĩa là số neutron mong đợi có trong yếu tố không gian d 3 r quanh r , năng lượng
dE quanh E , di chuyển theo hướng  trong góc khối d  tại thời điểm t .

Nếu mật độ góc không phụ thuộc vào  (nghĩa là đẳng hướng) thì khi đó chúng ta có
mật độ neutron toàn phần tại vị trí r là:

   
N r, E, t =  n r, E, , t d  (1)
4

1.2 Thông lượng góc của neutron


1.2.1 Số neutron trễ trung bình sinh ra trong khoảng năng lượng dE trong phần
tử thể tích dV qua khoảng thời gian dt
Ta bắt đầu xác định số neutron trễ sinh ra. Ta gọi Ci là mật độ của hạt nhân mẹ nhóm i
có trong phần thể tích đang xét (phụ thuộc theo thời gian và vị trí trong lò). Ta có CidV
là số hạt nhân mẹ họ i sinh ra neutron trễ trong phần tử thể tích dV. Dựa theo định nghĩa
của hằng số phân rã, những hạt nhân mẹ này sẽ sinh ra λiCidVdt neutron trong khoảng
thời gian dt. Bằng việc nhân thêm xác suất sinh neutron trễ của hạt nhân mẹ họ i
𝜒𝑖𝑑 (𝐸)𝑑𝐸 và tính đến tổng của tất cả các họ hạt nhân mẹ, số neutron trễ trung bình sinh
ra trong khoảng năng lượng dE trong phần tử thể tích dV qua khoảng thời gian dt

 Xid  E  dEiCi  r, t  dVdt (2)


i 1

3
1.2.3 Neutron xuất hiện do tương tác va chạm và đi vào thể tích đang xét

 
Ta xét P E '  E dE là xác suất 1 neutron năng lượng E’ trải qua va chạm đưa

đến khoảng năng lượng giữa E và E+dE.

  s  r, E P  E   
 E  r, E ' , t dE 'dVdtdE
' '
(3)
0

1.2.4 Tổng neutron tức thời sinh ra trong phân hạch


Trong phản ứng phân hạch, các mảnh hạt nhân phân hạch tạo thành sẽ ở trạng
thái kích thích. Một hoặc nhiều neutron tức thời được sinh ra khi năng lượng kích thích
E’ lớn hơn năng lượng liên kết Eb của neutron trong các mảnh phân hạch. Trong trường
hợp đó, có hai quá trình cạnh tranh nhau xảy ra để hạt nhân kích thích trở về trạng thái
ổn định hơn: phát γ hoặc phát neutron.

  
X  E  dE 1       s r, E '  r, E ' , t dE 'dVdt
p
(4)
0

1.2.5 Quá trình mất mát neutron


- Neutron mất mát qua các quá trình hấp thụ: Tổng số neutron mất đi trong phần tử thể
tích dVdE trong khoảng thời gian dt được thể hiện thông qua tiết diện toàn phần, bao
gồm quá trình neutron bị hấp thụ và bị tán xạ ra khỏi nhóm đang xét, vì vậy số neutron
mất đi do các quá trình tương tác sẽ là:

 t  r, E    r, E, t  dVdEdt (5)

- Neutron mất mát do rò rỉ Sự rò rỉ thể hiện qua số neutron thoát khỏi phần thể tích dV
trong khoảng thời gian dt. Ta sử dụng hệ tọa độ Oxyz để tính toán rò rỉ qua từng mặt của
phần thể tích dV:
    
 J x  r, E, t   J y  r, E, t   J z  r, E, t   dxdydzdEdt (6)
 x y z 
hoặc có thể biểu diễn dưới dạng

4
.J  r, E, t  dVdEdt (7)

1.2.6 Phương trình thông lượng neutron


Tổng hợp các kết quả đã nêu trên ta tìm được phương trình thông lượng neutron (phương
trình bảo toàn neutron):

1 
.   r, E, t  dVdEdt  .J  r, E, t  dVdEdt   t  r, E   r, E, t  dVdEdt
V  E  t

    
   s r, E ' P E '  E  r, E ' , t dE 'dVdEdt   i 1 X id  E dE iCi  r, t  dVdt
D
(8)
0

 
 X  E  dE 1       f r, E '   r, E, t  dE 'dVdt
p

1.2.7 Thông lượng góc của neutron:


Là một đại lượng vô hướng, được kí hiệu bằng  và nó là tổng số neutron xuyên qua
diện tích 1cm2 vuông góc với  tại r trong mỗi giây có năng lượng dE quanh E theo
hướng d quanh  tại thời điểm t (đơn vị là cm -2s -1 ):

  
 r, E, , t d dE  vn r, E, , t d dE (9)

v
Trong đó, v là tốc độ của neutron, n  r, E, , t  là mật độ góc của neutron và   là
v

hướng neutron.

1.3 Dòng neutron


Dòng neutron là số neutron có năng lượng E tại r ở thời điểm t xuyên qua một đơn vị
diện tích trong mỗi đơn vị năng lượng và đơn vị thời gian.

Dòng neutron =  vn  r, E, , t  d   v  n  r, E, , t  d   J  r, E, t 
4 4
(10)

Dòng neutron là đại lượng vecto sao cho số neutron xuyên qua vuông góc với một đơn
vị diện tích trong mỗi đơn vị năng lượng và đơn vị thời gian, đối với các giá trị năng
lượng, thời gian và vị trí cho trước.
5
1.4 Phương trình vận chuyển neutron
Bằng việc thực hiện sự cân bằng neutron trong yếu tố thể tích dV và biểu diễn tốc độ
thay đổi số neutron bằng hiệu của số neutron tạo ra và mất đi trong thể tích dV thì ta
thu được phương trình vận chuyển neutron. Theo các điều kiện chuẩn, ta có thể viết:

Ta được phương trình vận chuyển neutron đối với thông lượng:

    

1 
v t
   
    t r , E  r, E, , t   d '  dE ' S r , E '  E , '    r, E, , t  s r, E ' ,  ' , t (11)
4 0

trong đó:

r là vecto vị trí của neutron di chuyển dọc theo hướng cho trước bởi vecto chỉ hướng
đơn vị, có năng lượng E tại thời điểm t

 
 r, E, , t là thông lượng góc

v là tốc độ neutron

 
 t r , E là tiết diện vi mô toàn phần

 
 S r , E '  E , '   là dạng vi phân của tiết diện tán xạ vi mô

 
s r, E ' ,  ' , t là tốc độ tạo ra nguồn neutron

Không thể nào xác định chính xác nghiệm của phương trình vận chuyển neutron đối với
một lò phản ứng hạt nhân tổng quát. Vì vậy cần phải tìm cách giải gần đúng phương
trình vận chuyển neutron. Các phương pháp thường được sử dụng để xác định phương
trình vận chuyển neutron là phương pháp giải tích tiệm cận, phương pháp tán xạ liên
tiếp, phương pháp tích phân điểm, phương pháp Monte Carlo, …

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VẬN CHUYỂN


Phương trình vận chuyển Boltzmann:

6
1    r, , , t  a
grad r    r, , , t    grad     r, , , t 
 t  (12)

       r, , , t       ' g   ', ,  ',     '  r,  ',  ', t  d 'd ' S  r, , , t 
0 4

Nói chung, khi mô tả trường neutron có thể giả thiết là không có ngoại lực tác động
(a=10) và trường không đổi theo thời gian:

 
0 (13)
t

Nếu thay đại lượng vận tốc v bởi năng lượng E như là biến số thì phương trình vận
chuyển chuẩn dừng (V.12) sẽ là:

grad r  E,  r, , , t     E  E,  r, ,  


 (14)
     E 'g  E ', ,  ',    E '  '  r, E ', t  d 'dE '  SE,  r, E,  
0 4

Phương trình trên mô tả phương trình vi tích phân, phương trình này nói chung không
thể giải chính xác được. Thường thì không phải dạng vi phân mà dạng tích phân của
phương trình vận chuyển được cho như sau:

 s 
p  s  ds    s  exp      s ' ds '  ds (15)
 0 

o Các biến số x hoặc x’ ở đây đặc trưng cho các điểm trong không gian trạng thái
sáu chiều, không gian này được mô tả bởi ba tọa độ vị trí, hai tọa độ phương
hướng và một tọa độ năng lượng, kí hiệu x là viết tắt của
 x    r,E, 
o   x  : là hàm mật độ của sự phân phối các trạng thái hạt ngay sau một tương tác

o  0  x  : là hàm số mật độ của sư phân phối các trạng thái hạt ngay sau khi được

sinh ra do một nguồn ở trong trường neutron.

7
o Nhân tích phân K  x ', x  biểu thị hàm số mật độ xác suất để cho một hạt neutron

từ trạng thái x’ do tương tác đạt được trạng thái x.

Với phương trình (14) cho phép mô tả sự hãm neutron. Ở đây, kí hiệu   x  biểu thị

mật độ va chạm. Phương trình (14) được gọi là phương trình tích phân Fredhom, cũng
giống như phương trình vận chuyển chuẩn dừng (13) là không thể giải chính xác được.
Để giải phương trình vận chuyển, người ta sử dụng các phương pháp số và các phương
pháp gần đúng. Các phương pháp quan trọng là:

o Phương pháp giải tích – tiệm cận


o Phương pháp tọa độ gián đoạn
o Phương pháp tán xạ liên tiếp
o Phương pháp tích phân điểm
o Phương pháp Monte – Carlo

2.1 Phương pháp giải tích – tiệm cận:


Nếu ta đơn giản hóa mạnh phương trình vận chuyển thì nhờ các phương pháp của vật
lý thuyết cổ điển có thể nhận được các lời giải tích – tiệm cận. Ở đây, ta sử dụng các
phương pháp biến đổi tích phân và khai triển chuỗi. Chẳng hạn, khi khảo sát sự chuyển
động của các neutron qua một lớp có chiều dày x, trong sự tán xạ không phụ thuộc
hướng thì nghiệm của phương trình (12) là phép biến đổi tích phân:


  E, x    T  E, E ', x   E '  r, E ',0  dE ' (16)
0

Dựa (15) thấy năng lượng của neutron trước khi bước vào lớp (x = 0) được biến đổi
thành một phân bố khác. Nhân tích phân T(𝐸 ′ , 𝐸, x) có ý nghĩa của hàm số Green và
khi tích phân phải chú ý đến các quá trình tương tác xảy ra. Vì các phương trình tích
phân có thể được mô tả như là một hệ thống vô hạn các phương trình tuyến tính, nên có
thể định nghĩa một ma trận các hệ số. Ma trận này có cùng ý nghĩa với nhân tích phân.
Vecto của các biến độc lập tương ứng cho đạo hàm được tìm của phương trình tích phân.

8
Các ma trận này với các yếu tố của chúng phủ toàn bộ vùng hàm số. Để phù hợp cho
các tính toán thực tế thì bậc của ma trận và các thành phần của vecto phải được giới hạn
tới một đại lượng hữu hạn. Qua việc lập giá trị trung bình trong các khoảng năng lượng
khác nhau ta sẽ được hệ phương trình vi phân d’ Alembert. Hệ phương trình này được
giải nhờ các phép biến đổi Laplace.

Các phương trình moomen cũng thường được sử dụng để giải phương trình vận chuyển.
Ở đây các biến đổi tích phân của các hàm số cần tìm sẽ được chuyển thành các hàm số
chiếu (các moomen) tương ứng.

Lời giải của phương trình vận chuyển đối với các hàm số chiếu là đơn giản hơn nhiều.
Qua các phép biến đổi ngược, hàm số cần tìm sẽ được chỉ ra. Chẳng hạn, nếu sự vận
chuyển neutron chỉ xảy ra theo hướng x thì có thể sử dụng công thức nghiệm:


2l  1
 E,  r, E,      l  x, E  Pl    (17)
0 4

Trong đó:

  cos  với  là góc giữa hướng bay của n và trục x.

Pl  cos   : đa thức Legendre bậc 1.

 l  x, E  sẽ được tính theo:

l
 l  x, E   2  Pl    E,  x, E,   d (18)
l

Các moment được định nghĩa như sau:


1
 nl    n  l  x, E  dx (19)
2n! 

Rõ rang khi sử dụng 2 công thức trên ta sẽ được một hệ phương trình cho các moment
𝜇𝑛𝑙 (𝐸) thay cho phương trình vận chuyển (V.12). Theo đó, phương trình (V.12) là

9
phương trình tích phân với ba biến số sẽ được đưa về một hệ phương trình tích phân đối
với các biến liên tục E và 2 biến gián đoạn n và l. Vì rằng đối với n = 0 và l = 0 thì
phương trình tích phân là giải được nên toàn bộ phương trình sẽ giải được nhờ phương
pháp thế.

2.2 Phương pháp tán xạ liên tục.


Trong phương pháp này người ta thực hiện khai triển các bậc tán xạ. Trong dãy này, các
phần của neutron không tán xạ, tán xạ 1 lần, tán xạ 2 lần,.v..v. Về phương diện năng
lượng, phân bố góc của mật độ dòng tại vị trí r được tính riêng ra. Tổng của các phần
này sẽ là:

 E ,   (0)
E ,
  (1)
E ,
  (2)
E ,
 ...

Phương trình vận chuyển của các neutron tán xạ n lần là:

grad r  (En,) (r , E , )   t ( E ) (En,) (r , E , )



   S
( E ') g ( E ', E ,  ', ) (En',1)' (r , E ',  ')(1   n,0 )d  '.dE ' S E , (r , E , ) n,0
04 (20)

Tính chung cho tất cả các phương trình đối với n= 1, 2, ... sẽ cho ta phương trình vận
 (En,)  E ,
chuyển. Giả sử biết trước thì có thể xác định khi lưu ý đến quy luật truyền
qua một lần. Lời giải sẽ là:

(21)
(En,) (r , E, )   exp( t  )S E( n,) (r   , E, ).d
0

ở đây,  là tọa độ theo hướng bay của neutron. Tích phân ở phương trình trên cho biết
phân bố nguồn của các neutron bị tán xạ n lần, trong đó:

(22)
S E( n,)     S ( E ') g ( E ', E ,  ', ) (En',1)' (r , E ',  ')d  '.dE '
0 4

S E ,  S E , (r , E , )
(0)
Và:

10
Thay phương trình (22) lên phương trình vận chuyển (21) sẽ cho kết quả của tích phân
nhiều lần. Để phát hiện phần tán xạ n lần của mật độ dòng đòi hỏi phải xác định tích
phân n lần đối với biến độc lập. Chính vì thế trong thực tế không thể lưu tâm đến phần
tán xạ nhiều hơn 3 lần. Ngoài những khó khăn đó,phương pháp tán xạ liên tiếp trong
thực tế cho đến nay thực hiện trong các lớp vật chất phẳng.

2.3 Phương pháp tích phân điểm


Việc giải các phương trình vận chuyển thông qua phương pháp tích phân điểm dựa vào
việc thay trường neutron bị nở ra bởi một số lớn các nguồn điểm. Mỗi nguồn điểm nằm
ở vị trí r’. Ta sẽ xác định được mật độ dòng neutron tại chỗ, r, qua vị trí tốt nhất của các
phần đóng góp của tất cả các nguồn điểm. ở đây cần chú ý rằng, neutron đạt đến chỗ r
từng phần một, tán xạ một lần, tán xạ nhiều lần. Do vậy, mật độ dòng neutron cần tìm
sẽ bao gồm cả phần neutron tán xạ lẫn neutron không tán xạ. Nghiệm giải tích tìm ra
nhờ phương pháp này phải dựa vào các điều kiện sau:

o Sự vận chuyển neutron không phụ thuộc năng lượng


o Tán xạ đẳng hướng trong hệ phòng thí nghiệm
o Bức xạ từ các nguồn trong phạm vi trường neutron là đẳng hướng

Dưới các điều kiện đó ta sẽ có nghiệm:

1 exp( t r  r ' ) (23)


(r ) 
4  [  t (r ') S (r ')]
V rr'
2
dr '

Trong đó:

 : số neutron trung bình được giải phóng tự do sau mỗi va chạm. Đối với môi trường
không hấp thụ thì   1 . Đối với các môi trường hấp thụ thì   1,   1 đặc trưng cho
môi trường bị nhân lên.

Số hạng thứ nhất trong phương trình trên mô tả phần neutron bị tán xạ trong yếu tố thể
tích dr’ ở chỗ r’ trong thành phần mật độ dòng neutron ở chỗ r

11
Tích số  t   r ' mô tả mật độ va chạm  t   r ' tức là sự phân bố nguồn của neutron
bị tán xạ.

Phần đóng góp của neutron không bị tán xạ của các nguồn trong trường neutron ở chỗ
r’ vào mật độ dòng tại vị trí r được mô tả qua số hạng thứ hai.

1 exp(  t r  r ' )
Biểu thức: K (r ')  được biểu thị như là nhân điểm.
4 r r'
2

Tích phân trên dễ giải hơn so với phương trình vận chuyển tương ứng với nó vì ở đây
chỉ cần tính các tích phân theo ba tọa độ không gian.

Phương trình trên bên cạnh việc giả bằng tích phân số có thể giải thông qua phương
pháp Monte Carlo. Ở trong phương trình Monte Carlo nhất thiết phải chú ý đến các vấn
đề tổng quát như: tán xạ bất đẳng hướng, sự phụ thuộc năng lượng của mật độ dòng.

2.4 Phương pháp tọa độ gián đoạn (phương pháp nhiều nhóm – Sn)
Phương pháp này dựa trên phép tính gần đúng của tích phân trong phương trình:

grad r  E,  r, E,      E  E,  r, E,  


 (24)
     E 'g  E ', E,  ',    E '  '  r, E ',  '  d 'dE '  SE,  r, E,  
0 4

Qua phương pháp gauss bình phương ban đầu hoặc qua các hàm bậc thang, vùng năng
lượng tổng cộng được phân chia thành từng nhóm năng lượng, cũng tương tự như việc
phân chia không gian của tọa độ chỉ phương hướng và tọa độ di chuyển vị trí thành một
lưới tọa độ (tọa độ gián đoạn): đối với mỗi một nút mạng xuất hiện như thế thì một
phương trình vận chuyển cho một mật độ dòng trung bình được lập nên. Ở đấy, các điều
kiện biên, đối với mỗi một nút mạng cần phải lựa chọn cho thích hợp. Mối liên hệ giữa
giá trị trung bình của hàm số cần tìm và những giá trị của chúng trên những giới hạn
khoảng cách có thể được tạo ra qua việc nội suy tương ứng:

12
1
  x,      x i 1 ,      x i ,   
2
  x,      x,  j1     x,  j  
1
2
i, j  1, 2,3,...

nếu như giả thiết là thành lập phương trình vận neutron một thứ nguyên.

Tích phân của phương trình vận chuyển (V.12) có thể tính gần đúng cho mỗi nút mạng
qua các hằng số nhóm. Ở đây, nhân tích phân trong đa thức Legendre có thể tìm thấy và
cũng có thể xác định được giá trị trung bình của mỗi một nút mạng. Sự phụ thuộc năng
lượng của phương trình có thể được thay thế qua giá trị trung bình trong mỗi nhóm năng
lượng riêng lẻ. Trong mỗi nhóm này, mối quan hệ giữa năng lượng và góc tán xạ trong
mỗi nút mạng được giải thích. Phương pháp này được sử dụng để tính toán phổ neutron
phụ thuộc vào vị trí. Độ chính xác của kết quả càng lớn khi số nhân của mạng (nút
mạng) càng lớn. Phương pháp tọa độ gián đoạn nói chung cung cấp những hệ phương
trình bậc 103 đến 104, dufng phương pháp lặp để giải chúng và nói chung là tốn kém.

2.5 Phương pháp Monte-Carlo


Phương pháp Monte-Carlo là phương pháp tính số dựa trên lý thuyết thống kê. Việc áp
dụng phương pháp này xuất phát từ việc miêu tả tiết diện vĩ mô như xác suất tương tác
khi neutron dịch chuyển trong không gian. Khi đó lịch sử tồn tại và di chuyển của
neutron được miêu tả nhờ việc theo dõi các neutron riêng biệt qua các va chạm liên tiếp
nhau. Các vị trí va chạm và các kết quả va chạm, nghĩa là phương và năng lượng của
neutron phát ra, được xác định bởi xác suất hiện các số ngẫu nhiên.

Các số ngẫu nhiên sinh ra bằng máy tính. Máy tính sẽ chọn các số 1 , 2 , 3 , 4 ,.... một
cách ngẫu nhiên bên trong khoảng 0  i  1 . Điều đó có nghĩa là xác suất đối với i

nằm giữa i và i  di là di nếu như 0  i  1 nghĩa là P  i   1 .

Để hình dung được việc sử dụng các số ngẫu nhiên miêu tả lịch sử neutron, ta hãy xét
một ví dụ đơn giản khi neutron xuất phát từ một nguồn điểm đơn năng và đẳng hướng.

13
Đầu tiên hãy chọn phương bay của neutron, và do đó sử dụng hai số ngẫu nhiên 1 và
 2 . Góc bay trên mặt phẳn nằm ngang được chọn là 1  21 và cosin của góc cực là
  22  1 . Do nguồn là đẳng hướng nên các giá trị đầu tiên của 𝜑 và 𝜇 là có xác suất

bằng nhau trong các khoảng 0    2 và 1    1 .Bước tiếp theo là xác định vị trí
va chạm thứ nhất. Ta ký hiệu   s  là tiết diện theo phương vừa được chọn ở khoảng

cách s đến nguồn. Khi đó xác suất p  s  ds để neutron chịu một va chạm giữa s và s+ds

là:

 s 
p  s  ds    s  exp      s ' ds '  ds (25)
 0 

Khi vị trí va chạm thứ nhất được xác định, các số ngẫu nhiên tiếp theo được dùng tìm
lối ra của va chạm thứ nhất, vị trí của va chạm thứ hai, … Tiếp tục thủ tục này cho đến
khi neutron kết thúc lịch sử của mình, chẳng hạn do việc rò rỉ ra khỏi hệ thống hay do
hấp thụ.

Độ chính xác của phương pháp Monte-Carlo được xác định bởi số neutron được kiểm
nghiệm. Thường số neutron được kiểm nghiệm càng lớn, độ chính xác của kết quả tính
toán càng cao.

14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

VẬT LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

NHIỄM ĐỘC XENON TRONG LÒ


PHẢN ỨNG

Danh sách nhóm:


Nguyễn Hồng Anh 43.01.105.006
Trần Thanh Phước Hiền 43.01.105.012

Tp.Hồ Chí Minh, 02/12/2020


Mục lục
I. MÔÛ ÑAÀU ...................................................................................................................... 3
II. Nội dung ....................................................................................................................... 4
1. Tổng quan .................................................................................................................. 4
1.1 Sơ lược veà aûnh höôûng caùc ñoäc toá leân ñoä phaûn öùng .......................................... 4
1.2 Ñònh nghóa veà loø phaûn öùng haït nhaân ................................................................. 4
2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 5
3. Thực nghiệm .............................................................................................................. 7
3.1 Sô löôïc veà aûnh höôûng caùc ñoäc toá leân ñoä phaûn öùng .......................................... 7
3.2 Söï hình thaønh vaø aûnh höôûng ñoäc toá 135Xe trong loø phaûn öùng haït nhaân ......... 10
3.3 Söï hình thaønh 135Xe.......................................................................................... 10
3.4 Aûnh höôûng cuûa ñoäc toá 135Xe leân ñoä phaûn öùng ................................................ 17
3.5 Ảnh hưởng cuûa ñoäc toá 135Xe leân ñoä phaûn öùng ................................................ 19
3.6 Khoâng gian dao ñoäng cuûa ñoäc toá 135Xe ........................................................... 21
4. Kết quả - thảo luận .................................................................................................. 22
5. Kết luận ................................................................................................................... 23
III. Hướng phát triển – kiến nghị ...................................................................................... 24
IV. Tư liệu tham khảo ...................................................................................................... 25
I. MÔÛ ÑAÀU
Coâng ngheä loø phaûn öùng ñaõ xuaát hieän caùch ñaây 50 naêm cuûa theá kyû tröôùc vaø ngaøy caøng
chöùng toû ñöôïc vò trí öùng duïng quan troïng cuûa noù trong moïi lónh vöïc töø quaân söï, coâng
nghieäp, y khoa. Caùc loø phaûn öùng raát ña daïng, chuùng phaân loaïi döïa vaøo chöùc naêng loø
phaûn öùng, naêng löôïng neutron phaân haïch haït nhieân lieäu v. v. Ñaõ coù nhieàu theá heä loø môùi
ra ñôøi nhö theá heä loø thöù 4, ñieàu ñoù ngaøy caøng khaéng ñònh öu theá vöôït troäi cuûa noù, qua
nhöõng theá heä loø ra ñôøi ñaõ minh chöùng cho söï phaùt trieån cuûa coâng ngheä loø phaûn öùng.

Coù theå noùi vai troø cuûa kỹ thuaät haït nhaân laø raát lôùn, khi trình ñoä kỹ thuaät coâng ngheä
ngaøy caøng phaùt trieån cao thì thaønh töïu coâng ngheä haït nhaân ñem ñeán ngaøy caøng nhieàu.
Loø phaûn öùng haït nhaân coù nhöõng öu theá cao nhö:

- Taïo hieäu suaát naêng löôïng cao.


- Taïo ra caùc ñoàng vò, keå caû nhöõng ñoàng vò khoâng coù trong töï nhieân.
- Ñöôïc öùng duïng trong nhieàu lónh vöïc

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà ta thu được thì cũng có nhứng tác hại về nó. Sau đây
nhóm em sẽ giôùi thieäu veà söï nhieãm ñoäc loø phaûn öùng haït nhaân ñoàng thôøi trình baøy caùch
khaéc phuïc nhieãm ñoäc loø phaûn öùng haït nhaân moät caùch khaùi quaùt.
II. Nội dung

1. Tổng quan
1.1Sơ lược veà aûnh höôûng caùc ñoäc toá leân ñoä phaûn öùng

Ngaønh vaät lyù loø phaûn öùng haït nhaân laø moät boä phaän ñaëc bieät cuûa vaät lyù haït nhaân. Caùc loø
phaûn öùng raát ña daïng, tuy nhieân caùc vaán ñeà ñöôïc xeùt ôû ñaây ñeà caäp nhöõng nguyeân taéc
cô baûn cuûa loø phaûn öùng noùi chung.

1.2Ñònh nghóa veà loø phaûn öùng haït nhaân

Loø phaûn öùng haït nhaân laø moät thieát bò trong ñoù naêng löôïng haït nhaân vaø naêng löôïng böùc
xaï ñöôïc giaûi phoùng ra töø saûn phaåûm sinh ra trong quaù trình phaân haïch. Naêng löôïng naøy
ñöôïc giaûi phoùng ra do phaûn öùng daây chuyeàn lieân quan ñeán neutron vaø nguyeân toá khaû
phaân (nguyeân toá khaû phaân laø nguyeân toá coù theå phaân haïch baèng neutron chaäm. Ba ñoàng
vò khaû phaân laø: 233U, 235U, 239Pu) Vieäc thieát keá, xaây döïng vaø caùc phöông phaùp phaân tích
loø phaûn öùng haït nhaân ñöôïc xem nhö laø vaán ñeà coâng nghieäp. Hoaït ñoäng cuûa loø thöôøng
ñöôïc khaûo saùt baèng ñoäng löïc hoïc chaát khí coå ñieån, caùc phöông phaùp veà söï trao ñoåi
nhieät, ñieän vaø cô hoïc coå ñieån. Tuy nhieân söï töông taùc cuûa caùc haït vi moâ trong loø ñöôïc
moâ taû baèng lyù thuyeát vaät lyù haït nhaân.

Lò phản ứng hạt nhân


2. Cơ sở lý thuyết

Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, thực hiện và kiểm soát phản ứng hạt
nhân. Trong thực tế có hai loại chính.

I. Lò phản ứng hạt nhân phát sinh năng lượng nhiệt, là lò duy trì và kiểm soát phản
ứng dây chuyền hạt nhân ổn định xảy ra trong khối nhiên liệu hạt nhân, nhằm thu
được năng lượng dạng nhiệt. Đây là loại phổ biến, đến mức "lò phản ứng hạt
nhân" thường được hiểu là loại lò này.
II. Lò phản ứng hạt nhân dùng trong nghiên cứu khoa học hoặc chế tạo đồng vị. Các
cơ sở chế tạo đồng vị phóng xạ thực hiện phản ứng trong lò này, rồi tách chiết ra
những đồng vị phóng xạ rồi đóng gói, cung cấp nguồn phóng xạ cho các nhu cầu
khoa học, đo lường, y tế,... khác nhau.
Tại Việt Nam hiện có 1 lò nghiên cứu kiểu IVV-9, đặt tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà
Lạt. Các lò phát năng lượng đang trong kế hoạch xây dựng tại các nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận.
Nhiên liệu hạt nhân là các đồng vị có khả năng thực hiện phản ứng hạt nhân sinh nhiệt.
Trong ứng dụng thực tế hiện nay chỉ có urani 235, urani 233 và plutoni 239 là đồng vị có
khả năng xảy ra phản ứng phân hạch hạt nhân kiểm soát được để tạo phản ứng dây
chuyền. Phản ứng tổng hợp deuteri→heli sinh nhiệt cao, nhưng chưa kiểm soát được.

Bên trong lò phản ứng ở Đà Lạt


Hiệu suất của lò phản ứng hạt nhân dựa trên lượng nhiệt lượng thu được từ quá trình phân
hạch của nhiên liệu hạt nhân. Lượng nhiệt lượng này sẽ được chuyển đổi thành cơ năng
thông qua các tuabin. Cuối cùng, cơ năng này sẽ được chuyển đổi thành điện năng bằng
máy phát điện.

Lò phản ứng hạt nhân chịu trách nhiệm xử lý phân hạch nguyên tử nhằm tạo ra rất nhiều
nhiệt lượng. Với lượng nhiệt này, lò phản ứng chuyển đổi nước thành hơi nước ở nhiệt độ
và áp suất cao.

Một nhà máy điện hạt nhân có nhiều lò phản ứng


3. Thực nghiệm
3.1 Sô löôïc veà aûnh höôûng caùc ñoäc toá leân ñoä phaûn öùng

Nhö chuùng ta ñaõ bieát quaù trình hoaït ñoäng cuûa loø phaûn öùng haït nhaân döïa
treân nguyeân taéc chung laø phaûn öùng daây chuyeàn, phaûn öùng daây chuyeàn xaûy ra ôû
trong vuøng hoaït cuûa loø phaûn öùng haït nhaân. Trong quaù trình hoaït ñoäng cuûa loø
coù söï tích luyõ caùc maûnh phaân haïch vaø saûn phaåm phaân raõ cuûa chuùng. Trong taát
caû caùc saûn phaåm phaân haïch chuùng ta caàn löu yù ñaëc bieät ñoái vôùi hai maõnh phaân
haïch laø: 135Xe vaø 149Sm.

Noàng ñoä ñoäc toá saûn phaåm phaân haïch trong loø phaûn öùng lieân quan ñeán neutron nhieät do
ñoù khi ñoä phaûn öùng thay ñoåi thì maät ñoä neutron thay ñoåi theo, nhö vaäy caùc ñoäc toá seõ bò
aûnh höôûng theo laøm aûnh höôûng ñeán ñoä phaûn öùng. Neân ngöôøi ta ñöa ra moät möùc ñoä naøo
ñoù cho pheùp söï aûnh höôûng cuûa ñoäc toá ñöôïc tính ñeán trong phöông trình ñoäng hoïc loø
phaûn öùng. Tuy nhieân toác ñoä thay ñoåi haøm löôïng saûn phaåm phaân haïch theo thôøi gian
ñöôïc xem moät caùch toång quaùt laø nhoû so vôùi toác ñoä thay ñoåi thoâng löôïng neutron. Do ñoù
ngöôøi ta coù theå khaûo saùt baèng phöông trình ñeå dieãn taû toác ñoä thay ñoåi thoâng löôïng
neutron theo thôøi gian moät caùch ñoäc laäp ñoái vôùi phöông trình cuûa ñoäc toá saûn phaåm
phaân haïch.

Moät soá saûn phaåm phaân haïch coù theå ñöôïc taïo thaønh moät caùch tröïc tieáp hay giaùn tieáp khi
phaân haïch nhieân lieäu vaø maát ñi khi chuùng töï phaân raõ hay chuùng baét neutron ñeå trôû veà
traïng thaùi beàn nhö 135Xe, 149Sm, … hai loaïi phaûn öùng naøy ñoái choïi nhau neân noàng ñoä seõ
ñaït ñeán giaù trò caân baèng trong khi ñoù loø phaûn öùng vaãn ñang hoaït ñoäng bình thöôøng. Tuy
nhieân ta caàn xem xeùt laø luùc ta ngöøng

hoaït ñoäng loø phaûn öùng haït nhaân, moät soá saûn phaåm phaân haïch ñöôïc sinh ra vaãn
phaân haïch ñeå trôû veà traïng thaùi beàn, ñoái vôùi nhöõng ñoäc toá nhö 149Xe, 149Sm seõ
baét neuron vì chuùng coù tieát dieän haáp thu neutron lôùn, nhöng khi loø ngöøng hoaït
ñoäng thoâng löôïng neutron seõ giaûm trong khi ñoù nhöõng ñoäc toá naøy vaãn ñöôïc
sinh ra baèng caùch giaùn tieáp laø töø 135I ( 135I phaân raõ ra 135Xe), hay theo chuoãi
phaân raõ saûn phaåm 149Pm thaønh ñoàng vò 149Sm. Nhö vaäy chuùng ta coù theå giaûi
thích taïi sao caùc ñoäc toá laïi taêng leân nhanh choùng sau khi döøng loø vaø ñaây laø
nguyeân nhaân quan troïng laøm chaäm quaù trình khôûi ñoäng laïi loø phaûn öùng tröø khi
coù moät heä thoáng ñieàu khieån laøm taêng ñoä phaûn öùng moät caùch nhanh choáng. Keát
quaû laø noàng ñoä cuûa caùc ñoäc toá saûn phaåm phaân haïch taêng leân cöïc ñaïi sau khi
döøng loø tröôùc khi giaûm xuoáng ñeán cuoái cuøng.

Vaäy aûnh höôûng cuûa ñoäc toá leân ñoä phaûn öùng seõ phuï thuoäc vaøo ñieàu kieän vaän haønh loø
phaûn öùng cuõng nhö baûn chaát cuûa caùc ñoäc toá. Coù theå noùi aûnh höôûng cuûa caùc ñoäc toá treân
coù theå ñöôïc xem nhö laø laøm giaûm ñoä phaûn öùng. Neáu ta goïi ρ laø ñoä phaûn öùng khi khoâng
coù söï hieän dieän cuûa caùc ñoäc toá vaø ρ’ laø ñoä phaûn öùng khi coù caùc ñoäc toá ñoù thì hieäu öùng
ñoäc toá coù theå ñöôïc bieåu dieãn nhö sau:

∆ρ=ρ’- ρ (3.1)

Ta có:

k ' 1 k  1 1 k
p  - = (1  ) (3.2)
k k k k'

Đặt k = k∞Pt , k’ = k’∞P’t (k∞ = η, k’∞ = η) [4] thay vaøo phöông trình treân ta thu ñöôïc:

p  (1  k  . P t ) (3.3)
1
k k ' P 't
Trong ñoù:

k k'
, 
lần löôït laø heä soá nhaân voâ haïn khi coù vaø khoâng coù caùc ñoäc toá. Va
tocdoneutron sinh ratronglo
k  tocdoneutronhapthutrongtamlo
, töông töï cho k’

P ,P'
t t
laø xaùc suaát khoâng roø ræ töông öùng. Ñoái vôùi nhöõng loø phaûn

öùng lôùn thì tæ soá P t


 1 Ngöôøi ta chæ quan taâm ñeán heä soá nhaân voâ haïn
P' t

vaø heä soá söû duïng nhieät ; nhöõng heä soá coù lieân quan ñaùng keå do caùc
ñoäc toá gaây ra. Do ñoù ta coù theå vieát laïi phöông trình (3.3) ñöôïc suy ra
1 f
nhö sau: p  (1  ) (3.4)
k f'

Heä soá söû duïng nhieät ñöôïc ñònh nghóa nhö sau:
So neutron nhien lieu hap thu
f  (3.5)
So neutron tam lo hap thu

Ñoái vôùi nhöõng loø phaûn öùng haït nhaân ñoàng nhaát trong ñoù caùc ñoäc toá ñöôïc phaân boá ñoàng
ñeàu. Ñoái vôùi moät heä thoáng nhö vaäy chuùng ta seõ tìm ñöôïc heä soá söû duïng neutron nhieät
moät caùch ñôn giaûn vì theå tích vaø thoâng löôïng neutron trong loø phaûn öùng xem nhö gioáng
nhau trong caùc soá haïng neân ta coù ñöôïc:

f 
 aF
và f ' 
 aF
(3.6)
 a  a
'

Trong ñoù:

 aF
laø tieát dieän hieäu duïng haáp thuï neutron nhieät trong nhieân lieäu.

 a
hay  a
' tieát dieän hieäu duïng haáp thuï neutron nhieät cuûa caùc ñoäc toá laø  aP
(chöõ
P kyù hieäu cuûa chöõ Poisson). Nhö vaäy ta coù:  a
'   a   aP (3.7)

Do ñoù phöông trình (4) trôû thaønh: p   .


1  aP
(3.8)
k  a

Nhö vaäy xaùc suaát khoâng roø ræ neutron ta coù theå chia thaønh hai thöøa soá:
moät thöøa soá laø ñoái vôùi neutron trong luùc ñang laøm chaäm naêng löôïng neutron
nhieät xuoáng vaø moät thöøa soá khaùc laø ñoái vôùi neutron nheät. Xaùc suaát khoâng roø ræ
cuûa neutron nhanh thöïc teá khoâng bò aûnh höôûng bôûi vì caùc ñoäc toá chæ baét
neutron nhieät. Neân tæ soá P t coù theå ñöôïc xem nhö laø tæ soá xaùc suaát khoâng roø ræ neutron
P' t

nhieät trong loø phaûn öùng khoâng bò nhieãm ñoäc toá vaø bò nhieãm ñoäc toá.

1  L ' .B (3.9)
2 2
Vaäy phöông trình tính xaùc suaát khoâng roø ræ ñöôïc vieát laïi nhö sau: P t

1  L .B
2 2
P' t

Trong ñoù L vaø L’ laàn löôït laø ñoä daøi khueách taùn neutron nhieät khi coù vaø khoâng coù ñoäc toá.

B2 laø thöøa soá daïng hình hoïc [2], noù chæ phuï thuoäc vaøo kích thöôùc loø phaûn öùng vaø
khoaûng caùch cho pheùp ñeå khoâng bò aûnh höôûng bôûi caùc ñoäc toá. Trong tröôøng hôïp neáu coù
söï hieän dieän cuûa caùc ñoäc toá thì neutron bò haáp thuï nhanh hôn, neân L’ nhỏ hơn L. Tuwd
đó ta có tỉ số: P t
1
P' t

Nhö vaäy ta coù theå thaáy ñöôïc ∆ρ lôùn hôn giaù trò cho bôûi phöông trình (3.8), tuy nhieân vì

tæ soá Pt
luoân luoân gaàn baèng 1 neân söï khaùc nhau töông ñoái nhoû. Do ñoù maø thöøa soá
P' t

nhaân hieäu duïng k khi khoâng coù ñoäc toá seõ lôùn hôn 1 moät chuùt, ta coù theå laáy baèng 1. Nhö

vaäy ta coù ñöôïc bieåu thöùc sau: p  


 aP
(3.10)
 a

Phöông trình treân cho ta thaáy ñöôïc khaû naêng aûnh höôûng cuûa caùc ñoäc toá leân ñoä phaûn
öùng. Tuy nhieân phöông trình naøy chæ aùp duïng cho heä thoáng ñoàng nhaát (hay loø phaûn öùn g
haït nhaân ñoàng nhaát), nhöng noù cuõng coù theå ñöôïc aùp duïng ñeå tính söï aûnh höôûng cuûa caùc
ñoäc toá trong caùc loø khoâng ñoàng nhaát.

135
3.2 Söï hình thaønh vaø aûnh höôûng ñoäc toá Xe trong loø phaûn öùng haït
nhaân

Nhö chuùng ta ñaõ bieát ñoäc toá 135Xe laø moät trong nhöõng maõnh phaân haïch cuûa nhieân lieäu
khi phaân haïch trong loø phaûn öùng haït nhaân. Sau ñaây toâi seõ trình baøy veà söï hình thaønh vaø
aûnh höôûng cuûa ñoäc toá 135Xe trong loø phaûn öùng haït nhaân.

135
3.3 Söï hình thaønh Xe

Trong taát caû caùc saûn phaåm phaân haïch trong loø phaûn öùng haït nhaân thì ñoäc toá 135Xe laø
moät saûn phaåm phaân haïch quan troïng nhaát, vì chuùng coù tieát dieän haáp thuï neutron nhieät
lôùn vaøo khoaûng 3,5.106 barn. Noù chieám 6,6% trong toång saûn phaåm phaân haïch sinh ra.
135
Xe ñöôïc sinh ra trong loø phaûn öùng haït nhaân baèng hai caùch:
Sô ñoà chuoãi phaân haïch taïo thaønh saûn phaåm 135Xe

Caùch thöù nhaát: 135Xe sinh ra tröïc tieáp töø phaân haïch, 135Xe ñöôïc sinh ra
baèng caùch naøy chieám khoaûng 0,3% so vôùi toång soá saûn phaåm ñoäc toá 135Xe
ñöôïc sinh ra. Nhöng tæ leä chính cuûa saûn phaåm ñoäc toá 135Xe ñöôïc sinh ra baèng
giaùn tieáp cho neân coù theå xem nhö 135Xe ñöôïc sinh ra töø toaøn boä phaân raõ 135I.
Caùch thöù hai: 135Xe sinh ra giaùn tieáp töø phaân raõ 135I. 135Xe ñöôïc hình
thaønh baèng caùch phaân raõ nguyeân lieäu trong loø phaûn öùng theo chuoãi phaûn öùng
nhö sau:
135
Te 
19 s
 135 I 
6,7 h
 135 Xe 
9,2 h
 135Cs 
2,6 nam
 135 Ba (ben)

Saûn phaåm 135Te phaùt xaï ra tia β,γ theo moät chu kyø baùn ra ngaén töông ñoái ngaén T1/2=19s
ñeå trôû thaønh saûn phaåm 135I, saûn phaåm naøy ñoàng thôøi phaùt ra tia β,γ vôùi chu kyø baùn ra
lôùn hôn khoaûng T1/2=6,7h vaø trôû thaønh saûn phaåm 135Xe.

Do chu kyø baùn raõ cuûa saûn phaåm 135Te khaù nhoû neân chuùng ta coù theå
xem nhö toaøn boä haøm löôïng saûn phaåm 135Xe ñöôïc sinh ra töø saûn phaåm 135I.
Haøm löôïng 135Xe sinh ra baèng caùch giaùn tieáp chieám khoaûng 6,3% toång saûn
phaåm caùc saûn phaåm sinh ra khi nhieân lieäu phaân haïch. Ta coù sô ñoà phaûn öùng
phaân haïch nhö sau:

Saûn phaåm 135I coù hai caùch phaân haïch ñeå trôû veà traïng thaùi beàn. Caùch thöù
nhaát laø phaân raõ β- ñeå trôû thaønh saûn phaåm ñoàng vò 135Xe. Ta goïi saûn phaåm 135I phaân raõ
thaønh saûn phaåm 135Xe trong moät ñôn vò khoái löôïng nhieân lieäu baèng:  .N I I

Trong ñoù:

 I
: laø haèng soá phaân raõ cuûa 135I = 2,78x10-5s-1 .

N I
: haøm löôïng ñoàng vò 135I trong moät ñôn vò cm3.

Caùch thöù hai laø 135I ñöôïc sinh ra khi nhieân lieäu phaân haïch trong loø phaûn öùng haït nhaân.
Haøm löôïng saûn phaåm 135I ñaõ ñoát baèng: σIa.NI.∅. Trong ño σIa laø tieát dieän haáp thuï
neutron nhieät cuûa saûn phaåm 135I thì raát nhoû. Trong thöïc teá tieát dieän haáp thuï neutron
nhieät naøy nhoû vaøo khoaûng 7 barn neân chuùng ta coù theå boû qua vì chuùng raát nhoû so vôùi
vieäc taïo ra saûn phaåm 135Xe baèng caùch phaân raõ ñoàng vò 135I

Baây giôø chuùng ta seõ xaây döïng phöông trình dieãn taû söï hình thaønh saûn
phaåm 135I vaø saûn phaåm 135Xe trong loø phaûn öùng haït nhaân döïa theo coâng thöùc
veà toác ñoä hình thaønh haït nhaân sau phaân haïch laø:
dN i
 Toác ñoä taïo thaønh – Toác ñoä phaân huûy – Toác ñoä phaân raõ. (3.11)
dt

Nhö vaäy löôïng ñoàng vò saûn phaåm phaân haïch 135I sinh ra ñöôïc tính laø:

Trong ñoù soá haïng ñaàu beân veá phaûi dieãn taû söï hình thaønh saûn phaåm 135I, coøn hai soá haïng
tieáp theo moâ taû toác ñoä giaûm cuûa 135I do phaân raõ vaø baét neutron cuûa saûn phaåm 135I. Sau
khi loø phaûn öùng haït nhaân vaän haønh moät ñöôïc thôøi gian thì haøm löôïng saûn phaåm ñoäc toá
135
I ñaït giaù trò caân baèng khi ñoù ta coù ñöôïc: dN I  0 (3.13)
d t

Thay phöông trình (3.13) vaøo phöông trình (3.12) ta thu ñöôïc phöông
trình sau ñaây:
Vì σIa quá nhỏ (σIa =7b) neân haøm löôïng cuûa ả 135I ñaït giaù trò caân baèng laø:

Nhö vaäy sau moät thôøi gian loø hoïat ñoâng thì haøm löôïng cuûa saûn phaåm 135I ñaït giaù trò caân
baèng, töø ñoù chuùng ta coù theå xaây döïng phöông trình ñeå tính haøm löôïng saûn phaåm ñoàng
vò 135I coøn laïi sau khi phaân raõ vaø baét neutron theo coâng thöùc nhö sau:

Haøm löôïng cuûa saûn phaåm 135I seõ ñaït ñeán giaù trò caân baèng khoaûng 2%
sau khoaûng thôøi gian 40 giôø loø phaûn öùng haït nhaân hoaït ñoäng. Chuùng ta neân
chuù yù raèng söï caân baèng haøm löôïng cuûa saûn phaåm 135I coù ñöôïc laø töø phöông
trình (3.16) ñöôïc suy ra tröïc tieáp töø doøng neutron nhieät ∅.

Ñoà thò bieåu dieãn söï taêng noàng ñoä 135Xe khi loø ñang vaân haønh [3]
Ñoái vôùi saûn phaåm ñoäc toá 135Xe phöông trình moâ taû haøm löôïng ñoàng vò
135
Xe sinh ra ít phöùc taïp hôn so vôùi saûn phaåm 135I, chuùng ta coù hai giaù trò giôùi
haïn suaát ra cuûa 135Xe, 135Xe ñöôïc sinh ra baèng caùch tröïc tieáp töø phaân haïch
nhieân lieäu baèng: γXe.∑f.∅
Hay laø baèng caùch giaùn tieáp töø phaân raõ nguyeân toá khaû phaân 135I, nhöng ñoàng thôøi noù
cuõng laø moät ñoàng vò neân saûn phaåm ñoäc toá 135Xe cuõng phaân haïch vaø baét neutron nhieät

Haøm löôïng saûn phaåm ñoäc toá 135Xe coøn laïi trong loø phaûn öùng haït nhaân
ñöôïc tính theo coâng thöùc:

Trong phöông trình (3.16) caùc thoâng soá ñöôïc ñònh nghóa nhö sau:

∑f: Tieát dieän hieäu duïng phaân haïch vó moâ cuûa vaät lieäu laøm nhieân lieäu trong loø phaûn öùng.
∅: Thoâng löôïng neutron nhieät

γI=0.063 laø lieàu suaát ra cuûa phaân haïch 135I.

γXe=0.003 laø lieàu suaát ra cuûa phaân haïch 135Xe

NXe: haøm löôïng saûn phaåm 135Xe trong moät ñôn vò cm3 .
Xe-135 coù chu kyø baùn raõ: T1/2 = 2,09x10-5s-1

Ôû veá phaûi cuûa phöông trình (3.18) soá haïng trong daáu ngoaëc ñaàu dieãn taû söï hình thaønh
saûn phaåm ñoäc toá 135Xe moät caùch giaùn tieáp vaø tröïc tieáp töø phaân haïch nhieân lieäu vaø töø
phaân raõ 135I, soá haïng thöù hai beân veá phaûi moâ taû toác ñoä phaân raõ vaø baét neutron nhieät cuûa
135
Xe. ộ 135Xe khoâng phaûi laø moät haït nhaân beàn neân noù seõ baét neutron hay phaùt ra tia β-
,
γ ñeå trôû veà traïng thaùi beàn

Ngoaøi vieäc phaùt ra tia böùc xaï ñeå trôû veà traïng thaùi beàn thì saûn phaåm ñoäc
toá 135Xe coøn baét neutron coù theå taïo ra ñoàng vò môùi ôû traïng thaùi kích thích 136Xe
vaø phaùt ra caùc tia böùc xaï ñeå trôû veà traïng thaùi beàn. Nhöng tieát dieän haáp thuï
neutron cuûa 135Xe vaø tieát dieän haáp thu neutron cuûa 135Cs (do 135Xe phaùt böùc xaï
ñeå hình thaønh 135Cs) laø khoâng ñaùng keå so vôùi tieát dieän haáp thu neutron nhieät
cuûa 135Xe
Baây giôø chuùng ta cuõng coù theå khaûo saùt caùch xöû lyù saûn phaåm ñoäc toá 135Xe, vieäc hình
thaønh saûn phaåm ñoäc toá 135Xe coù phaàn phöùc taïp hôn vieäc hình thaønh saûn phaåm ñoàng vò
135
I. Cuõng gioáng nhö saûn phaåm 135I haøm löôïng ñoäc toá 135Xe seõ ñaït giaù trò caân baèng sau
khi loø phaûn öùng haït nhaân hoaït ñoäng ñöôïc moät thôøi gian. Do ñoù haøm löôïng ñoäc toá 135 Xe
ñaït giaù trò caân baèng sau khi loø hoaït ñoäng moät thôøi gian laø:

Khi ñoù toác ñoä 135Xe sinh ra baèng toác ñoä 135Xe maát ñi (maát do baét
neutron hay laø phaùt tia böùc xaï). Nhö vaäy saûn phaåm ñoäc toá 135Xe cuõng seõ ñaït
giaù trò caân baèng nhöng chaäm hôn so vôi saûn phaåm 135I vì ñoäc toá 135Xe coù chu
kyø baùn raõ lôùn hôn chu kyø baùn raõ cuûa saûn phaåm 135I. Nhöng maø nhìn chung
chuùng ñeàu ñaït giaù trò caân baèng sau moät thôøi gian loø phaûn öùng haït nhaân hoaït
ñoäng. Do ñoù chuùng ta coù theå thay theá phöông trình (3.19) vaøo phöông trình
(3.18) ta ñöôïc:

Töø phöông trình (3.16) thay vaøo phöông trình (3.21) ta ñöôïc phöông trình nhö sau:

Một cách đáng kể.

Vaäy noàng ñoä ñoäc toá 135Xe ñöôïc vieát laïi nhö sau:

Töø ñaây ta suy ra ñoä nhieãm ñoäc 135Xe laø tæ soá cuûa neutron bi Xenon haáp thuï so vôùi soá
neutron bò haáp thuï trong nhieân lieäu haït nhaân. Ta ruùt ra ñöôïc coâng thöùc tính ñoä nhieãm
ñoäc 135Xe laø:[2]
Do ñoù töø phöông trình (3.10) ñoä phaûn öùng töông ñöông ∆ρ0cuûa ñoä
nhieãm ñoäc toá 135Xe caân baèng laø:

Trong phöông trình treân coù nhöõng giaù trò baèng soá ngoaïi tröø giaù trò thoâng löôïng neutron
nhieät . Ta coù tæ số  f trong ñoù ∑a, ∑f laø tieát dieän hieäu duïng haáp thu neutron toång
 a

coäng cuûa caùc thaønh phaàn caáu taïo neân loø phaûn öùng vaø tieát dieän hieäu duïng phaân haïch vó

moã cuûa haït nhaân khaû phaân. Ta nhaân tæ soá


 f
với ∑af sau đó ta thu được:
 a

Trong ñoù  , laø heä soá haáp thu neutron vaø heä soá phaùt neutron. Coøn heä soá söû duïng
nhiệt f ñöôïc cho ôû (3.6)

Ñoái vôùi nhöõng loø phaûn öùng laøm chaäm baèng nöôùc thöôøng duøng ñeå saûn suaát naêng löôïng
vôùi nhieân lieäu laø Uranium trung bình chöùa 2,5% thì thoâng soá  , coøn thoâng soá f laø
khoaûng 0,8 neân ñeå tính hieäu öùng nhieãm ñoäc cuûa 135Xe theo caùch sau: [3]

Maø ta laïi coù:

Nhö vaäy phöông trình (3.25) ñoái vôùi ñoäc toá 135Xe coù theå vieát laïi nhö sau:
Chuùng ta coù theå duøng phöông trình (3.29) coù ñoä phaûn öùng töông ñöông
vôùi ñoä nhieãm ñoäc 135Xe caân baèng hay coù theå noùi caùch khaùc laø ñoä nhieãm ñoãc
caân baèng vaø coù theå ñöôïc tình ñoái vôùi thoâng löôïng neutron nhieät ôû nhöõng traïng
thaùi khaùc nhau. Keát quaû caùc pheùp tính ñöôïc cho trong baûng sau:

Theo baûng treân thì ñoä nhieãm ñoäc töông ñoái nhoû ñoái vôùi thoâng löôïng nhieät vaøo khoaûng
1016 neutron/m2 s, nhöng noù taêng leân raát nhanh khi thoâng löôïng cao hôn vaø sau ñoù daàn
daàn döøng laïi khi ñaït tôùi moät giaù trò giôùi haïn
Nhöng neáu thoâng löôïng neutron ∅ côû vaøo khoaûng 1015 neutron/m2 .s hay nhoû hôn thì soá
haïng thöù hai trong maãu soá trong phöông trình (3.28) coù theå boû qua khi ñem so vôùi ñoä
phaûn öùng ∆ρ0 cuõng trong phöông trình ñoù. Khi ñoù ta thu ñöôïc ñoä nhieãm ñoäc cuûa 135Xe
laø:

Nhö vaäy ñoä nhieãm ñoäc gaàn baèng hay -5,5.10-4 nhoû hôn thì xem nhö
khoâng ñaùng keå. Ngay caû khi thoâng löôïng ñaït ñeán 1016 neutron/m2 .s, thì ñoä nhieãm ñoäc
luùc ñoù chæ baèng -0,005, ta coù khoaûng 0,5% löôïng neutron nhieät bò haáp thuï do löôïng
135
Xe caân baèng. Tuy nhieân khi giaù trò cuûa thoâng löôïng neutron lôn hôn 1016m2 .s thì ñoä
nhieãm ñoäc taênh nhanh leân luùc ban ñaàu.

135
3.4 Aûnh höôûng cuûa ñoäc toá Xe leân ñoä phaûn öùng

Nhö ñaõ neâu ôû phaân treân, ta coù ñöôïc caùch hình thaønh ñoäc toá 135Xe nhö theá naøo vaø chuùng
ta cuõng bieát ñöôïc ñoäc toá 135Xe laø ñoàng vò coù khaû naêng haáp thuï neutron hay phaùt xaï ra e-
ñeå trôû veà traïng thaùi beàn, noù coù tieát dieän haáp thuï neutron nhieät lôùn neân noù haáp thuï
neutron maïnh, do ñoù noù taïo ra ñoä phaûn öùng aâm lôùn trong vuøng hoaït loø phaûn öùng haït
nhaân khi loø phaûn öùng hoaït ñoäng ñöôïc moät thôøi gian. ñoä phaûn öùng cuûa ñoäc toá 135Xe
ñöôïc xem nhö laø söï taïo thaønh noàng ñoä ñoäc toá 135Xe trong vuøng hoaït loø phaûn öùng. Söï
taïo thaønh ñoäc toá 135Xe vaø seõ ñaït ñeán giaù trò caân baèng, giaù trò naøy ñaït khaù laâu so vôùi söï
hình thaønh noàng ñoä ñoäc toá 135Xe, coù nhöõng söï khaùc bieät khaùc ñoái vôùi nhöõng loø hoaït
ñoäng ôû nhöõng möùc naêng löôïng oån ñònh. Gioáng nhö ôû treân ñoä phaûn öùng seõ döïa vaøo noàng
ñoä ñoäc toá 135Xe ñaït giaù trò caân baèng vaø seõ khoâng thay ñoåi nhieàu khi loø ñaït töø 50% ñeán
100% cuûa toaøn boä naêng löôïng loø phaûn öùng haït nhaân. Nhöng khi loø phaûn öùng döùi 50%
naêng löôïng thì söï hình thaønh noàng ñoä ñoäc toá 135Xe khoâng aûnh höôûng leân ñoä phaûn öùng,
vì khi ñoù thoâng löông neutron nhieät khoâng vöôït quaù 1015 neutron/m2 s.

Trong phöông trình (3.22) ta coù thoâng soá:

Vaø haèng soá phaân raõ cuûa 135Xe của  Xe


coù theå boû qua, nhö vaäy phöông trình (3.22) coù
theå ñöôïc vieát laïi nhö sau:

Phöông trình dieãn taû haøm löông ñoäc toá 135Xe ñaït giaù trò caân

baèng. Chuùng ta coù theå noùi raèng noàng ñoä ñoäc toá 135Xe ñaït giaù trò caân baèng moät caùch
töông ñoái khoâng phuï thuoäc vaøo möùc naêng löôïng, ít nhaát laø trong khoaûng möùc naêng
löôïng töø 50% ñeán 100% cuûa toaøn boä naêng löôïng khi loø baét ñaàu vaän haønh.

Nhö chuùng ta ñaõ bieát saûn phaåm ñoäc toá 135Xe ñöôïc hình thaønh baèng hai caùch ñoù laø tröïc
tieáp vaø giaùn tieáp nhöng baèng caùch naøo ñi chaêng nöõa thì noù cuõng seõ laøm giaûm ñoä phaûn
öùng khi loø phaûn öùng haït nhaân hoaït ñoäng laïi. Ñoäc toá 135Xe laøm cho ñoä phaûn öùng trôû
thaønh ñoä phaûn öùng aâm trong loø phaûn öùng haït nhaân vaäy chuùng ta caàn ñöa vaøo loø moät ñoä
phaûn öùng döông ñeå loø phaûn öùng hoïat ñoäng bình thöôøng. Ñoäc toá 135Xe khoâng chæ aûnh
höôûng trong khi loø phaûn öùng hoaït ñoäng maø ngay caû sau khi loø phaûn öùng ngöøng hoïat
ñoäng.

3.5 Ảnh hưởng cuûa ñoäc toá 135Xe leân ñoä phaûn öùng

Ta coù  
I Xe
nghóa laø chu kyø baùn raõ cuûa 135I ngaén hôn 135Xe, neân sau khi
döøng loø phaûn öùng haït nhaân thì löôïng saûn phaåm 135I vaãn tieát tuïc ñöôïc sinh ra do ñoù
ñoäc toá 135Xe cuõng ñöôïc sinh ra baèng caùch phaân haïch ñoàng vò 135I. Maø thoâng löôïng
neutron khoâng ñöôïc sinh ra nöõa do loø phaûn öùng ñaõ ngöøng hoïat ñoäng, nhö vaäy
noàng ñoä ñoäc toá 135Xe seõ taêng leân moät caùch nhanh choùng ngay sau khi döøng loø
phaûn öùng haït nhaân vaø noàng ñoä ñoäc toá 135Xe seõ ñaït giaù trò cöïc ñaïi, löôïng ñoäc toá
135
Xe ñöôïc sinh ra baèng caùch 135I phaùt xaï tia β- khoâng bò maát ñi, nhö ñaõ bieát ñoäc
toá 135Xe coù tieát dieän haáâp thu neutron lôùn neân chuùng baét neutron, maø neutron
khoâng ñöôïc sinh ra neân löôïng ñoäc toá 135Xe tích luõy caøng nhieàu, ñieàu naøy seõ aûnh
höôûng ñeán hoaït ñoäng cuûa loø phaûn öùng sau khi khôûi ñoäng laïi.

Noàng ñoä ñoäc toá 135Xe taêng leân nhanh choùng vaø ñaït giaù trò cöïc ñaïi khoaûng 11 giôø hay
hôn sau khi loø phaûn öùng haït nhaân ngöøng hoaït ñoäng bôûi vì löôïng 135I sinh ra coù haïn trong
loõi loø phaûn öùng vaø khoâng theå taïo ra ñöôïc nhieàu hôn ngay sau khi loø hoaït ñoäng, sau khi
noàng ñoä ñoäc toá 135Xe ñaït giaù trò cöïc ñaïi, giaù trò cöïc ñaïi naøy cuõng daàn daàn giaûm xuoáng
do löôïng 135I khoâng sinh ra nöõa vì khi loø phaûn öùng ngöøng hoaït ñoäng thì khoâng xaûy ra
hieän töôïng phaân raõ trong taâm loø phaûn öùng, maët khaùc ñoäc toá 135Xe cuõng phaùt xaï β, tia γ
ñeå trôû veà traïng thaùi beàn. Vì theá noàng ñoä ñoäc toá 135Xe sau khi döøng loø ñöôïc tính theo
noàng ñoä 135I sau khi döøng loø phaûn öùng. Giaû söû raèng noàng ñoä cuûa ñoäc toá 135Xe ñaït ñeán
giaù trò caân baèng seõ ñaït ñöôïc tröôùc khi döøng loø phaûn öùng haït nhaân thì noàng ñoä cuûa 135I ôû
thôøi ñieåm baát kyø t sau khi döøng loø phaûn öùng ñöôïc cho bôûi coâng thöùc:

Neáu thoâng löôïng neutron sau khi döøng loø giaûm xuoáng tôùi giaù trò Zero, thì trong phöông
trình (3.18) thoâng soá bò khöû ñi vaø chuùng ta thay phöông trình (3.32) vaøo phöông rình
(3.18) ta coù ñöôïc:

Baây giôù chuùng ta tính noàng ñoä ñoäc toá 135Xe NXe baèng caùch nhaân veá traùi
vaø veá phaûi cuûa phöông trình (3.33) vôùi e  Xe t
Phöông trình (3.33) seõ trôû thaønh:

Do ñoù ta coù:

Ngöôøi ta coù theå giaû thieát raèng thoâng löôïng neutron seõ giaûm xuoáng baèng khoâng ngay laäp
töùc khi döøng loø phaûn öùng. Nhöng thöïc teá hoaøn toaøn khoâng ñuùng nhöng cuõng coù theå coi
laø gaàn ñuùng. Do noàng ñoä giaûm xuoáng nhanh vaøo luùc ban ñaàu, khi ñoù ñoä phaûn öùng laø
aâm vaø neutron treã ñöôïc taïo ra do caùc phaân haïch xaûy ra tröôùc khi döïng loø phaûn öùng vaãn
coøn tieáp tuïc dieãn ra. Chuùng ngaên caûn thoâng löôïng neutron laøm thoâng löôïng neutron
giaûm xuoáng nhanh choùng nhö trong tröôøng hôïp khoâng coù neutron treã sau moät thôøi gian
raát ngaén (vaøo khoaûng 80s). Do ñoù khi moät loø phaûn öùng hoaït ñoäng ôû coâng suaát cao,
nhieät tieáp tuïc ñöôïc sinh ra vôùi moät toác ñoä khoâng ñaùng keå trong nhieàu phuùt sau khi döøng
khi moät loø phaûn öùng döøng vaän haønh thì thoâng löôïng neutron coù theå ñaït töø 1016 ñeán 1017
neutron/m2 .s trong khoaûng 20 phuùt. Nhöng so ra khoaûng thôøi gian naøy laø ngaén so vôùi
thôøi gian maø noàng ñoä ñoäc toá 135Xe tích luõy trong nhieàu giôø. Ngöôøi ta giaû thieát raèng
thoâng löôïng neutron seõ giaûm xuoáng baèng khoâng ngay laäp töùc khi döøng loø phaûn öùng haït
nhaân vôùi keát quaû sai soá raát nhoû.

Moät caùch hieån nhieân neáu moät loø phaûn öùng haït nhaân coù thoâng löôïng neutron cao thì
cuõng coù theå taùi khôûi ñoäng loø ôû moät thôøi ñieåm baát kyø naøo ñoù sau khi döøng loø phaûn öùng,
nhö vaäy chuùng ta caàn ñöa vaøo loø phaûn öùng moät ñoä phaûn öùng döông ñuû lôùn ñeå buø tröø
cho ñoä phaûn öùng aâm xuaát hieän sau khi döøng loø hay noùi moät caùch khaùc ñi laø caàn ñöa
vaøo loø moät löôïng ñaùng keå thöøa soá nhaân thaëng dö (hay coøn goïi laø ñoä phaûn öùng) döôùi
daïng nhieân lieäu boå sung. Muïc ñích nhaèm ñeå loø phaûn öùng hoaït ñoäng bình thöôøng ôû
thoâng löôïng neutron vaøo khoaûng 2,0.1018neutron/m2 s, ñeå coù theå vöôït qua giaù trò noàng
ñoä cöïc ñaïi cuûa 135Xe sau khi döøng loø, hay phaûi vöôït qua ∆ρ=-0.33 ñoä phaûn öùng aâm cho
pheùp. Ñoù nhö laø moät giaûi phaùp cho khaû naêng laøm giaûm ñoäc toá 135Xe trong loø phaûn öùng
vaøo baát kyø thôiø ñieåm naøo. Nhö vaäy moät loø phaûn öùng phaûi ñöôïc thieát keá sao cho ñoä
phaûn öùng coù theå ñuû ñeå vöôït qua ñoä nhieãm ñoäc cuûa nguyeân toá khaû phaân 135Xe trong moät
thôøi gian haïn cheá nhaát ñònh.
135
3.6 Khoâng gian dao ñoäng cuûa ñoäc toá Xe

Ñoä nhieãm ñoäc cuûa ñoäc toá 135Xe laø moät trong nhöõng nhaân toá gaây neân nguyeân nhaân laøm
cho loø phaûn öùng khi taùi khôûi ñoäng chaäm laïi. Khi loø phaûn öùng nhieät coù coâng suaát lôùn
hoaït ñoäng vôùi nhöõng möùc thoâng löôïng neutron nhieät khaùc nhau, thoâng löôïng neutron
nhieät vöôït quaù 1017neutron/m2 s vaø loø phaûn ñoäng ôû möùc naêng löôïng khoâng ñoåi. Khi ñoù
ñoäc toá 135Xe laø nguyeân nhaân gaây neân chaäm loø phaûn öùng, khoaûng thôøi gian hình thaønh
noàng ñoä ñoäc toá 135Xe trong loø phaûn öùng haït nhaân taêng vaø giaûm ñöôïc goïi laø khoâng gian
dao ñoäng trong doøng neutron (hoaëc laø naêng löôïng) hay laø khoâng gian dao ñoäng cuûa ñoäc
toá 135Xe.

Giaû söû raèng keát quaû ñöôïc ñaûo laïi, chaúng haïn nhö nhieân lieäu trong loø phaûn öùng ñöôïc
haïn cheá, thoâng löôïng neutron trong vuøng hoaït cuûa loø phaûn öùng taêng, ta goïi vuøng I naøy
laø vuøng maø thoâng löôïng neutron coù trong vuøng ñieàu khieån nhieân lieäu trong loø phaûn öùng
haït nhaân khi loø ñang hoaït ñoäng, trong vuøng I naøy thoâng löôïng neutron ñöôïc taêng trong
khi ôû vuøng II töông öùng laïi giaûm, vuøng II laø vuøng maø thoâng löôïng neutron trong taâm loø
phaûn öùng haït nhaân coù khoaûng caùch xa vuøng I . Ñieàu naøy coù theå xaûy ra trong loø phaûn
öùng lôùn ñoä daøi kích thöôùc loø phaûn öùng lôùn hôn ñoä daøi di chuyeån cuûa neutron nhieät,
khoaûng caùch naøy lôùn ñeán noåi maø nhöõng neutron nhieät naøy khoâng khueách taùn tröïc tieáp
töø vuøng naøy sang vuøng khaùc
Nhö theá keát quaû laø thoâng löôïng neutron nhieät trong vuøng I taêng, vaø seõ laøm taêng toác ñoä
haáp thuï neutron nhieät cuûa 135Xe nhanh choáng. Toác ñoä hình thaønh nguyeân toá khaû phaân
135
I cuõng taêng cuøng moät khoaûng thôøi gian naøy nhöng baûn thaân nguyeân toá khaû phaân 135I
coù chu kyø baùn raõ ngaén T1/2 = 6,7h. Cho neân coù söï chaäm treå ñaùng keå giöõa hai vuøng taêng
thoâng löôïng neutron trong vuøng I vaø taêng toác ñoä hình thaønh noàng ñoä 135Xe trong taâm loø
phaûn öùng. Nhöng thöïc teá söï chaäm treã giöõa hai vuøng naøy coù söï ñoái nghòch nhau, taêng
thoâng löôïng neutron nhieät trong vuøng I nhöng noàng ñoä hình thaønh nguyeân toá khaû phaân
135
Xe giaûm nhanh choáng, vì khi loø phaûn öùng hoaït ñoäng thoâng löôïng neutron taêng theo
heä soá nhaân k, nhöng heä soá nhaân naøy ñaõ ñöôïc giôùi haïn maëc duø vaäy heä soá nhaân k naøy
vaãn ñaït möïc treân haïn moät tí, do ñoù thöïc teá cho ta thaáy raèng keát quaû laø noàng ñoä 135Xe
giaûm. Ñieàu naøy laøm giaûm vieäc haáp thuï thoâng löôïng neutron nhieät trong vuøng I, noàng
ñoä 135Xe giaûm vì theá thoâng löôïng neutron nhieät tieáp tuïc taêng theâm nöõa. Keát quaû laø laøm
giaûm noàng ñoä 135Xe vaø thoâng löôïng neutron nhieät tieáp tuïc taêng oån ñònh nhö theá cho ñeán
khi 135Xe treå ñöôïc sinh ra, bôûi vì noàng ñoä 135I phaân raõ taêng, laøm taêng noàng ñoä ñoäc toá
135
Xe. Sau ñoù thoâng löôïng neutron trong vuøng I baét ñaàu giaûm.

Hệ thoáng ñieàu khieån can thieäp vaøo ñeå laøm giaûm noàng ñoä ñoäc toá 135Xe ñöôïc hình thaønh
trong loø phaûn öùng haït nhaân baèng caùch phaân raõ 135I hay laø phaân haïch töø nhieân lieäu vaø
giaûm bôùt cho naêng löôïng loø phaûn öùng bôûi vì söï taêng noàng ñoä 135I nhôø vaøo möùc thoâng
löôïng cao hôn seõ hình thaønh neân söï taêng noàng ñoä ñoäc toá 135Xe vaø nhö theá ñoä phaûn öùng
seõ giaûm bôùt laïi. Ñieàu naøy seõ laøm giaûm thoâng löôïng, vì theá söï hình thaønh cuûa cuûa ñoäc toá
135
Xe laøm taêng ñoä phaûn öùng aâm.

4. Kết quả - thảo luận


Nhö hai phaàn treân ñaõ giôùi thieäu, ñoäc toá 135Xe ñoùng goùp chuû yeáu laøm cho loø phaûn öùng
haït nhaân bò nhieãm ñoäc khi loø phaûn öùng hoaït ñoäng vôùi thoâng löôïng neutron 1017
neutron/m2 s hoaëc cao hôn, beân caïnh ñoù laø ñoäc toá 149Sm nhöng maø söï aûnh höôûng cuûa
ñoäc toá naøy khoâng cao do ñoàng vò 149Sm beàn vaø thôøi gian ñeå phaân raõ ñöôïc ra ñoàng vò
149Sm khaù laâu khoaûng 2 ñeán 3 ngaøy. Ngoaøi hai ñoäc toá quan troïng ôû treân cuõng coù nhieàu

haït nhaân khaùc ñaõ ñöôïc tích luõy trong suoát thôøi gian loø phaûn öùng hoaït ñoäng vaø chuùng
cuõng gaây neân chaäm loø phaûn öùng, chuùng aûnh höôûng leân ñoä phaûn öùng. Nhöng caùc saûn
phaåm phaân haïch naøy coù tieát dieän haáp thuï neutron beù, vaøo khoaûng baèng hoaëc nhoû hôn
tieát dieän haáp thuï neutron nhieät cuûa nhieân lieäu, phaàn lôn caùc saûn phaåm phaân haïch naøy
coù thôøi gian baùn raõ lôn hoaëc laø caùc ñoàng vò beàn, vì vaäy chuùng cuõng ñöôïc tích luõy daàn
daàn vaø taïo neân moät löôïng ñoàng vò haáp thuï neutron. Hieän töôïng tích luõy naøy ñöôïc goïi laø
hieän töôïng taïo xæ cuûa loø phaûn öùng haït nhaân. Coù theå noùi raèng khi nhieân lieäu phaân haïch
thì toaøn boä caùc saûn phaåm phaân haïch goïi laø xæ cuûa loø phaûn öùng. Phöông phaùp ñeå tính ñoä
nhieãm ñoäc cuûa moãi haït nhaân ñoäc toá ñoù cuõng gioáng nhö phöông phaùp ñaõ ñöôïc moâ taû
tröôùc ñaây cho caùch tính ñoä nhieãm ñoäc cuûa ñoäc toá 135Xe. Khi nhieân lieäu phaân haïch trong
vuøng hoaït cuûa loø phaûn öùng thì saûn phaåm phaân haïch ñöôïc sinh ra coù khoaûng 300 hay
cao hôn trong moät thôøi gian ngaén, nhöng taát caû caùc xæ naøy coäng laïi thì söï nhieãm ñoäc
naøy raát nhoû (tröø ñoäc toá 135Xe vaø ñoäc toá 149Sm), ngay caû lieàu suaát ra cuõng vaäy, chuùng ta
cuõng tính toaùn ñöôïc ñoä phaûn öùng cöïc ñaïi (hay ñaït giaù trò tieäm caän) và thôøi gian cöïc ñaïi
cuûa chuùng vôùi tieát dieän baét vaø haèng soá phaân raõ khi ñaõ bieát tröôùc

Ngoaøi caùc xæ vaø hai ñoäc toá quan troäng ñaõ noùi ôû treân, coøn theâm caùc saûn phaåm phaân haïch
coù soá khoái cao, söï tích luõy caùc ñoàng vò coù soá khoái cao nhö: Uranium, Neptunium,
Plutonium cuõng coù aûnh höôûng nhieàu leân ñoä phaûn öùng. Trong caùc maõnh phaân haïch coù
caùc ñoäc toá khaùc cuõng goùp phaàn vaøo vieäc laøm giaûm ñoä phaûn öùng cuûa loø phaûn öùng haït
nhaân trong suoát thôøi gian loø phaûn öùng vaän haønh nhöng trong ñoù chæ coù moät vaøi maûnh
phaân haïch coù ñoä nhieãm .ñoäc ñaùng ke.

5. Kết luận
Taïi sao loø phaûn öùng haït nhaân laïi bò nhieãm ñoäc vaø saûn phaåm phaân haïch naøo gaây neân söï
nhieãm ñoäc ñoù, thì trong chöông naøy toâi trình baøy moät caùch toång quaùt nhaát veà nhöõng ñoäc
toá gaây cho loø nhieãm ñoäc, chuùng gaây nhieãm ñoäc nhö theá naøo? Trong chöông naøy tôi vieát
ñöôïc phöông trình ñeå tính cho toác ñoä thay ñoåi noàng ñoä 135Xe vaø saûn phaåm 135I giaûi thích
ñöôïc taïi sao maø ñoàng vò 135Xe ñaït giaù trò caân baèng khi loø ñaõ hoaït ñoäng töø 50% ñeán
100% naêng löôïng. Trong chöông naøy chuùng ta seõ coù ñöôïc nhöõng giaûi thích nhö sau:

+ Giaûi thích ñöôïc taïi sao ñoàng vò ñoäc toá 135Xe ñaït giaù trò caân baèng cöïc ñaïi sau khi döøng
loø phaûn öùng.
+ Giaûi thích taïi sao noàng ñoä 135Xe taêng leân nhanh choáng sau khi loø phaûn öùng ngöøng
hoaït ñoäng vaø söï taêng naøy phuï thuoäc vaøo möùc naêng löôïng tröôùc khi loø ngöøng hoaït ñoäng.

+ Ñònh nghóa söï hình thaønh nguyeân toá khaû phaân 135I

+ Giaûi thích taïi sao phaûi coù thanh ñieàu khieån ñeå baûo veä loø phaûn öùng. Khoâng gian dao
ñoâng cuûa 135Xe xaûy ra vaø ñieàu kieän ñeå loø phaûn öùng phaûi ñaùp öùng neáu coù khoâng gian
dao ñộng naøy .
Sau khi hoaøn thaønh baøi khoùa luaän naøy toâi ñaõ tìm hieåu ñöôïc theâm veà loø phaûn öùng haït
nhaân ôû moät khía caïnh naøo ñoù maø toâi hieåu bieát veà loø phaûn öùng haït nhaân. Ñeå hoaøn thaønh
baøi khoùa luaän naøy toâi ñaõ xöû duïng moät soá taøi lieäu ñeå tham khaûo theâm, coäng vôùi nhöõng
kieán thöùc cô baûn veà loø phaûn öùng haït nhaân maø toâi ñaõ ñöôïc hoïc.Noùi toùm laïi khi muoán
xaây döïng moät loø phaûn öùng haït nhaân chuùng ta caàn phaûi xem xeùt nhieâu vaán ñeà. Ngoaøi
kieán thöùc veà lyù thuyeát phaân haïch haït nhaân, coøn phaûi tính toaùn trong thieát keá loø phaûn
öùng cuõng nhö trong khi lo hoaït ñoäng. Ngoaøi ra chuùng ta coøn phaûi khaûo saùt ñeán nhöõng
ruû ro khaùc maø ta khoâng löôøng tröôùc ñöôïc nhaèm haïn cheá tai naïn loø phaûn öùng ñaùng tieác
xaûy ra.

III. Hướng phát triển – kiến nghị


Nhö chuùng ta ñaõ bieát caùc ñoäc toá treân nhö ñoäc toá 135Xe, ñoäc toá 149Sm, ... chuùng aûnh
höôûng leân ñoä phaûn öùng laøm cho loø phaûn öùng trôû thaønh ñoä phaûn aâm, maø loø phaûn öùng coù
ñoä phaûn öùng aâm thì loø phaûn öùng hoaït ñoäng chaäm hôn (hay laø khoâng hoaït ñoäng ñöôïc)
hay khi taùi khôûi ñoäng laïi loø phaûn öùng khoù khaên hôn. Ñeå loø phaûn öùng hoaït ñoäng bình
thöôøng thì ta caàn phaûi ñöa vaøo loø phaûn öùng moät ñoä phaûn öùng döông. Hay noùi caùch khaùc
laø khaéc phuïc noàng ñoä caùc ñoäc toá treân, coù hai caùch ñeå khaéc phuïc chuùng laø:
- Caùch thöù nhaát laø ñöa vaøo vuøng hoaït loø phaûn öùng thanh ñieàu khieån ñeå khi loø phaûn öùng
vaän haønh caùc ñoäc toá sinh ra laøm cho ñoä phaûn öùng aâm thì chuùng ta caàn tieáp theâm löôïng
neutron sao cho loø phaûn öùng coù ñoä phaûn öùng khoâng ñoåi (hay noùi caùch khaùc laø ñöa vaøo
loø phaûn öùng moät ñoä phaûn öùng döông buø cho ñoä phaûn öùng aâm maø caùc ñoäc toá taïo neân).

- Caùch thöù hai laø duøng maùy gia toác, caùch naøy hieän taïi ngöôøi ta ñang söû duïng moät caùch
hieäu quaû nhaát. Vì khi thoâng löôïng neutron giaûm keùo theo ñoä phaûn öùng giaûm, neân ngöôøi
ta chæ caàn cho maùy gia toác hoaït ñoäng laø khaéc phuïc ñöôïc söï giaûm cuûa ñoä phaûn öùng.
IV. Tài liệu tham khảo
[1].://www.mediafire.com/file/11t1c6hae4lg8c4/S%25E1%25BB%25B1_nhi%25E1%25BB%25
85m_%25C4%2591%25E1%25BB%2599c_%25C4%2591%25E1%25BB%2599c_t%25E1%25
BB%2591_trong_l%25C3%25B2_ph%25E1%25BA%25A3n_%25E1%25BB%25A9ng.pdf/file

[2]. Ngoâ Quang Huy (1995), “Vaät Lyù Loø Phaûn ÖÙng Haït Nhaân”, nxb Ñaïi Hoïc Quoác Gia
Haø Noäi.

[3]. Raymond.L.Muray (1985), “Nuclear Reactor Physics”, Prentice-Hall, Inc

[4].https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2_ph%E1%BA%A3n_%E1%BB%A9ng_h%E1%B
A%A1t_nh%C3%A2n

[5].https://www.google.com/search?q=l%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+h%C3%ACnh+th
%C3%A0nh+l%C3%B2+ph%E1%BA%A3n+%E1%BB%A9ng+h%E1%BA%A1t+nh%C3%A2n
&safe=active&sxsrf=ALeKk01RAQQcVzRdZLXD5mrNdQB5JTieOg:1606725200466&sourc
e=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwi53Mzm7antAhVCIIgKHV55DyoQ_AUoA3oECAQ
QBQ&biw=1280&bih=553#imgrc=ymkcuKYM-NSJCM

You might also like