You are on page 1of 8

Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN


THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng quang điện
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang
điện ngoài (gọi tắt là hiện tượng quang điện).
* Các định luật quang điện
+ Định luật quang điện thứ nhất (định luật về giới hạn quang điện):
Đối với mỗi kim loại ánh sáng kích thích phải có bước sóng  ngắn hơn hay bằng giới hạn
quang điện 0 của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang điện:   0.
+ Định luật quang điện thứ hai (định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa):
Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (có   0), cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận
với cường độ chùm ánh sáng kích thích.
+ Định luật quang điện thứ ba (định luật về động năng cực đại của quang electron):
Động năng ban đầu cực đại của quang electron không phụ thuộc vào cường độ của chùm
sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại.
2. Thuyết lượng tử ánh sáng
• Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng
lượng xác định  = hf (f là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng). Cường độ của
chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong 1 giây.
• Phân tử, nguyên tử, electron… phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát
xạ hay hấp thụ phôtôn.
• Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không.
• Năng lượng của mỗi phôtôn rất nhỏ. Một chùm sáng dù yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn do
rất nhiều nguyên tử, phân tử phát ra. Vì vậy ta nhìn thấy chùm sáng liên tục.
• Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
3. Giải thích các định luật quang điện
hc 1
Công thức Anhxtanh về hiện tượng quang điện: hf = = A + mv02 max
 2
* Giải thích định luật thứ nhất:
Để có hiện tượng quang điện thì năng lượng của phôtôn phải lớn hơn hoặc bằng công
hc hc hc
thoát: A=     0 ; với  0 = chính là giới hạn quang điện của kim loại.
 0 A
* Giải thích định luật thứ hai:
1 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

Cường độ của dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với số quang electron bật ra khỏi catôt
trong một đơn vị thời gian. Với các chùm sáng có khả năng gây ra hiện tượng quang điện, thì số
quang electron bị bật ra khỏi mặt catôt trong một đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với số phôtôn đến
đập vào mặt catôt trong thời gian đó. Số phôtôn này tỉ lệ với cường độ chùm ánh sáng tới. Từ đó
suy ra, cường độ của dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường của chùm sáng chiếu vào
catôt.
* Giải thích định luật thứ ba:
1 hc
Ta có: Wđ0 max = mv02 max = − A, do đó động năng ban đầu cực đại của các quang
2 
electron chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và công thoát electron khỏi bề mặt
kim loại mà không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích.
4. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng -
hạt.
Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rỏ một trong hai tính chất trên.
Khi tính chất sóng thể hiện rỏ thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại.
Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng lớn thì tính
chất hạt thể hiện càng rỏ, như ở hiện tượng quang điện, ở khả năng đâm xuyên, khả năng phát
quang…, còn tính chất sóng càng mờ nhạt. Trái lại sóng điện từ có bước sóng càng dài, phôtôn
ứng với nó có năng lượng càng nhỏ, thì tính chất sóng lại thể hiện rỏ hơn như ở hiện tượng giao
thoa, nhiễu xạ, tán sắc, …, còn tính chất hạt thì mờ nhạt.
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
1. Chất quang dẫn
Chất quang dẫn là những chất bán dẫn, dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và dẫn điện
tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
2. Hiện tượng quang điện trong
Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron
dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện, gọi là hiện tượng quang
điện trong.
3. Quang điện trở
Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiệu ứng quang điện trong. Đó là một tấm bán dẫn có
giá trị điện trở thay đổi khi cường độ chùm ánh sáng chiếu vào nó thay đổi.
4. Pin quang điện
Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Hoạt động của pin dựa trên hiện tượng quang điện bên trong của một số chất bán dẫn như đồng
ôxit, sêlen, silic, … . Suất điện động của pin thường có giá trị từ 0,5 V đến 0,8 V
Pin quang điện (pin mặt trời) đã trở thành nguồn cung cấp điện cho các vùng sâu vùng xa,
trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, trong các máy đo ánh sáng, máy tính bỏ túi…
MẪU NGUYÊN TỬ BO
1. Mẫu nguyên tử của Bo
* Tiên đề về trạng thái dừng:

2 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

• Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng
thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
• Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những
quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.
• Bo đã tìm được công thức tính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử hyđrô: rn = n2r0,
với n là số nguyên và r0 = 5,3.10-11 m, gọi là bán kính Bo. Đó chính là bán kính quỹ đạo
dừng của electron, ứng với trạng thái cơ bản.
• Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản.
Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn,
gọi là trạng thái kích thích. Thời gian nguyên tử ở trạng thái kích thích rất ngắn (cỡ 10-8 s).
Sau đó nguyên tử chuyển về trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn và cuối cùng về trạng
thái cơ bản.
* Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
• Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng
lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng:  = hfnm = En – Em
• Ngược lại, nếu nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một
phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có
năng lượng En lớn hơn.
• Sự chuyển từ trạng thái dừng Em sang trạng thái dừng En ứng với sự nhảy của electron từ
quỹ đạo dừng có bán kính rm sang quỹ đạo dừng có bán kính rn và ngược lại.
2. Quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hidrô
• Nguyên tử hiđrô có các trạng thái dừng khác nhau EK, EL, EM, ... . Khi đó electron chuyển
động trên các quỹ đạo dừng K, L, M, ...
• Khi electron chuyển từ mức năng lượng cao (Ecao) xuống mức năng lượng thấp hơn (Ethấp)
thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng hoàn toàn xác định: hf = Ecao – Ethấp.
c
• Mỗi phôtôn có tần số f ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = , tức là
f
một vạch quang phổ có một màu (hay một vị trí) nhất định. Điều đó lí giải tại sao quang
phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô là quang phổ vạch.
• Ngược lại nếu một nguyên tử hiđrô đang ở một mức năng lượng Ethấp nào đó mà nằm trong
một chùm ánh sáng trắng, trong đó có tất cả các phôtôn có năng lượng từ lớn đến nhỏ khác
nhau, thì lập tức nguyên tử hấp thụ một phôtôn có năng lượng phù hợp  = Ecao – Ethấp để
chuyển lên mức năng lượng Ecao. Như vậy, một sóng ánh sáng đơn sắc đã bị hấp thụ, làm
cho trên quang phổ liên tục xuất hiện một vạch tối. Do đó quang phổ hấp thụ của nguyên
tử hiđrô cũng là quang phổ vạch.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng.


A. Giới hạn quang điện trong (giới hạn quang dẫn) của các chất bán dẫn chủ yếu nằm trong
vùng tử ngoại.
B. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại được gọi là hiện tượng
quang điện trong.

3 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

C. Khi được chiếu ánh sáng thích hợp (bước sóng đủ nhỏ) điện trở suất của chất làm quang
dẫn tăng lên so với khi không được chiếu sáng.
D. Ngày nay trong các ứng dụng thực tế, hiện tượng quang điện trong hầu như đã thay thế
hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 2: Hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài không có chung đặc điểm
nào sau đây?
A. Đều tồn tại bước sóng giới hạn để xảy ra hiện tương quang điện.
B. Đều có sự giải phóng electron nếu bức xạ chiếu vào thích hợp có tần số đủ lớn.
C. Đều có hiện tượng các electron thoát khỏi khối chất, chuyển động ngược chiều sức điện
trường.
D. Đều có thể xảy ra khi chiếu vào mẫu chất ánh sáng nhìn thấy phù hợp.
Câu 3: Một vỏ cầu bằng kim loại đang ở trạng thái cô lập và trung hòa về điện. Chiếu một tia X
vào quả cầu này một thời gian rồi ngừng chiếu, sau đó vỏ cầu sinh ra
A. điện trường bên trong nó. B. từ trường bên trong nó.
C. điện từ trường bên ngoài nó. D. điện trường bên ngoài nó.
Câu 4: Theo nội dung thuyết lượng tử, kết luận nào sau đây sai.
A. photon tồn tại trong cả trạng thái chuyển động và đứng yên.
B. photon của các bức xạ đơn sắc khác nhau thì có năng lượng khác nhau.
C. photon chuyển động trong chân không với vận tốc lớn nhất.
D. năng lượng của photon không đổi khi truyền đi trong chân không.
Câu 5: Theo thuyết photon về ánh sáng thì
A. năng lượng của mọi photon đều bằng nhau.
B. tốc độ của hạt photon giảm dần khi nó xa dần nguồn sáng.
C. năng lượng của một photon của ánh sáng đơn sắc tỉ lệ nghịch với bước sóng.
D. năng lượng của photon trong chân không giảm đi khi nó xa dần nguồn sáng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
A. Năng lượng của của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
B. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
Câu 7: Quang điện trở được chế tạo từ
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu
vào.
B. là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. Điện trở của nó có thể thay đổi từ vài mêga
Ôm khi không được chiếu sáng đến vài Ôm khi được chiếu sáng.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện
kém khi được chiếu sáng thích hợp.
D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu
vào.
Câu 8: Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang-phát quang. D. quang điện trong.

4 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

Câu 9: Theo thuyết tương đối, giữa năng lượng toàn phần E và khối lượng m của một vật có liên
hệ là
A. E = m2c. B. E = mc2. C. E = m2c2. D. E = mc.
Câu 10: Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với ứng với mỗi ánh sáng
đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc có
A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn.
C. bước sóng càng lớn. D. chu kì càng lớn.
Câu 11: Khối lượng nghỉ của photon là
A. luôn dương. B. bằng khối lượng proton.
C. bằng khối lượng notron. D. bằng 0.
Câu 12: Gọi m0 là khối lượng nghỉ của vật, m là khối lượng khi vật chuyển động với vận tốc v
và c là vận tốc ánh sáng. Chọn đáp án đúng.
m m v2 v2
A. m0 = B. m0 = C. m0 = m. 1 − 2 D. m0 = m. 1 + 2
v2 v2 c c
1− 2 1+ 2
c c
Câu 13: Chọn câu sai.
A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện nên ánh sáng
không có tính chất sóng.
B. Ánh sáng có bản chất sóng điện từ.
C. Mỗi phôtôn mang năng lượng  = hf.
D. Trong hiện tượng quang điện, electron hấp thụ hoàn toàn phôtôn tới va chạm vào nó.
Câu 14: Mẫu nguyên tử Bo và giải thích quang phổ vạch áp dụng được cho
A. nguyên tử He. B. nguyên tử hyđrô.
C. nguyên tử H và các ion tương tự H. D.tất cả mọi nguyên tử.
Câu 15: Năng lượng ion hóa của nguyên tử hyđro là
A. năng lượng ứng với n = ∞.
B. năng lượng cần cung cấp cho nguyên tử hy đro để đưa điện tử từ mức cơ bản n = 1 lên
mức kích thích n = ∞.
C. năng lượng ứng với n = 1.
D. Câu A và C đúng.
Câu 16: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
B. hiện tượng quang - phát quang.
C. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 17: Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là
D ; L ; T thì
A. D  L  T B. T  L  D C. L  T  D D. T  D  L
Câu 18: Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?
A. Trạng thái có năng lượng ổn định.
B. Hình dạng quỹ đạo của electron.

5 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

C. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.


D. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 19: Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.
B. chỉ là trạng thái kích thích.
C. là trạng thái mà các êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động.
D. chỉ là trạng thái cơ bản.
Câu 20: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
B. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
C. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
D. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
Câu 21: Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với
A. kim loại đồng. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại bạc.
Câu 22: Xét 3 mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử Hiđro. Một lượng bằng hiệu
( EM − EK ) bay đến gặp nguyên tử này. Khi đó, nguyên tử sẽ
A. không hấp thụ photon.
B. hấp thụ photon nhưng không chuyển trạng thái.
C. hấp thụ photon và chuyển từ K lên L rồi lên M.
D. hấp thụ photon và chuyển từ K lên M.
Câu 23: Khi đặt cùng lúc hai đèn có áp suất thấp, nóng sáng, một đèn là hơi natri, một đèn là khí
Hidro trước một máy quang phổ (đèn hơi natri có nhiệt độ cao hơn và ở xa máy quang phổ hơn).
Qua máy quang phổ thu được
A. quang phổ vạch phát xạ của Hidro.
B. quang phổ vạch phát xạ của Natri.
C. quang phổ vạch phát xạ của Hidro và quang phổ vạch phát xạ của Natri xen kẽ nhau.
D. quang phổ vạch hấp thụ Natri.
Câu 24: Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có
A. bước sóng lớn hơn. B. tần số lớn hơn.
C. biên độ lớn hơn. D. vận tốc lớn hơn.
Câu 25: Trong chân không, theo thứ tự tần số tăng dần là
A. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma.
B. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia gamma, tia X.
C. tia gamma, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D. tia gamma, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.
Câu 26: Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,50 m. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi
chiếu vào kim loại đó
A. tia hồng ngoại.
B. bức xạ màu đỏ có bước sóng đ = 0, 656 m.
C. tia tử ngoại.
D. bức xạ màu vàng có bước sóng  v = 0,589m.

6 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

Câu 27: Hiện tượng quang điện trong


A. là hiện tượng electron hấp thụ photon có năng lượng đủ lớn để bứt ra khỏi khối chất.
B. hiện tượng electron chuyển động mạnh hơn khi hấp thụ photon.
C. có thể xảy ra đối với ánh sáng bất kỳ.
D. xảy ra với chất bán dẫn khi ánh sáng kích thích có tần số lớn hơn một tần số giới hạn.
Câu 28: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang
điện.
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 29: Phát biểu nào là sai?
A. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang
dẫn.
B. Điện trở của quang điện giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
C. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy.
D. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 30: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?
A. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi bị chiếu ánh sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.
B. Electron bật ra khỏi kim loại khi có iôn kim loại đập vào nó.
C. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác.
D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng.
Câu 31: Electron quang điện là
A. các electron tự phát sáng.
B. các electron chuyển động trong vật dẫn khi có dòng điện.
C. các electron trong các chất bán dẫn.
D. các electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại bị chiếu sáng.
Câu 32: Tất cả các photon truyền trong chân không có cùng
A. tần số. B. bước sóng. C. tốc độ. D. năng lượng.
Câu 33: Hiện tượng nào dưới đây không thể hiện tính chất hạt của ánh sáng?
A. Hiện tượng quang điện ngoài.
B. Hiện tượng tán sắc, tạo thành quang phổ liên tục của ánh sáng trắng.
C. Hiện tượng tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử Hidro.
D. Hiệ tượng quang điện trong.
Câu 34: Quang phổ nào dưới đây là quang phổ vạch phát xạ?
A. Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ.
B. Ánh sáng của Mặt trời thu được trên Trái Đất.
C. Ánh sáng từ bút thử điện.
D. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn nóng sáng.
Câu 35: Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, hiện tượng xảy ra là
A. tấm kẽm mất dần điện tích dương. B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.
C. tấm kẽm trở nên trung hòa về điện. D. tấm kẽm giữ nguyên điện tích.

7 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /
Thầy Vũ Tuấn Anh Tài liệu khóa Live T: Luyện đề nắm chắc 8+9+

Câu 36: Khối lượng nghỉ của photon bằng


A. m0 = 0 kg B. m0 = 9,31.10−31 kg
C. m0 = không xác định. D. m0 = 9,31.10−34 kg
Câu 37: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại
A. phụ thuộc và bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại.
B. phụ thuộc vào công thoát của electron đối với kim loại đó.
C. là một đại lượng đặc trưng cho kim loại đó, độ lớn tỉ lệ nghịch với công thoát A của
electron đối với kim loại đó.
D. phụ thuộc và bước sóng riêng của kim loại đó.
Câu 38: Trong ống Cu-lit-giơ, để có tia X người ta tạo ra chùm electron nhanh bắn vào một khối
chất
A. rắn có khối lượng riêng lớn. B. rắn có khối lượng riêng nhỏ.
C. rắn, lỏng hoặc khí bất kì. D. khí có áp suất cao.
Câu 39: Bức xạ nào trong các bức xạ dưới đây không thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài?
(I) bức xạ phát ra từ ống rơnghen; (II) bức xạ chủ yếu phát ra từ chiếc bàn là đang nóng; (III) bức
xạ phát ra từ đèn hơi thủy ngân; (IV) bức xạ Mặt Trời.
A. (III) B. (IV) C. (I) D. (II)

8 | h t t ps : / / w w w . f a c e b o o k . c o m / v a t l y t h a y V u T u a n A n h /

You might also like