You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN

THÔNG THÁI NGUYÊN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Châu

BÁO CÁO KẾT QUẢ


ĐỀ TÀI/CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGHÀNH

Tên đề tài/chuyên đề :
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
ĐIỀU HÒA BẰNG ĐIỆN THOẠI

Hệ đào tạo : Chính quy


Chuyên ngành  :TỰ ĐỘNG HÓA
Khóa học : 2018-2022

Thái Nguyên, năm 2021

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì
cuộc sống của con người càng có nhu cầu sử dụng đầy đủ các thiết bị thông minh
để phục vụ cho sinh hoạt và công việc của mình. Một thực tế rất gần với con người
là trong chính căn nhà của mình, mong muốn được ứng công nghệ tự động hóa
càng được rộng rãi, tất cả đồ dùng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến toilet
đều gắn các bộ giám sát và điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện
thoại di động, cho phép chủ nhân giám sát và điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập
trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch thời gian đúng mong muốn.
Nhu cầu về giám sát hay kiểm soát hệ thống thiết bị điện và điều khiển thiết
bị thông minh ngày càng phổ biến như kiểm tra nhiệt độ độ ẩm của phòng, kiểm tra
trạng thái của đèn, quạt, máy lạnh, các thiết bị khác, có thể mở hay tắt tự động các
thiết bị điện trong nhà khi chịu tác nhân môi trường hoặc bật tắt thiết bị trong nhà
từ xa bằng thiết bị di động, thiết bị máy tính thông qua mạng Internet
Hiện nay với nền khoa học phát triển thì ngoài việc để điều khiển các thiết
bị trong nhà bằng cách dùng tay, bằng remote hồng ngoại, giám sát tình trạng thiết
bị qua đèn tín hiệu…chỉ ở khoảng cách gần (chỉ một nơi cố định) thì ngày nay các
thiết bị trong ngôi nhà được giám sát và điều khiển qua app trên điện thoại, web,…
có thể bật tắt thiết bị khi nhiệt độ cao (thấp), khi trời sáng (tối),... ngoài ra còn có
thể điều khiển thiết bị qua các trợ lý ảo thông minh hỗ trợ AI như: Google
Assistant (Google), Alexa (Amazon), Siri (Apple), Cortana dù ta ở bất cứ nơi đâu.
Vì vậy để tạo cơ hội thực hành nắm rõ hơn những kiến thức về ngành học
với yêu cầu thực tế em đã đề xuất đề tài“Tìm hiểu và xây dựng hệ thống điều
khiển điều hòa bằng điện thoại”.
Bố cục đề tài được chia thành 3 phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích hệ thống và linh kiện sử dụng
Chương 3: Thực thi thiết kế hệ thống

2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Tổng quan đề tài
Đề tài xây dựng hệ thống điều khiển điều hòa bằng điện thoại được thực
hiện dựa trên một số tiêu chí như sau :

+ Phần cứng : Tận dụng những linh kiện , chất liệu có sẵn để giảm thiểu
chi phí Sản phẩm cần gọn , nhẹ , dễ kết nối và sử dụng Thiết kế đơn giản và bắt
mắt

+ Phần mềm : Dùng những kiến thức về lập trình đã được học và kế thừa
những dữ liệu , đoạn lệnh của những người đi trước , kết hợp và phát triển thành
một phần mềm phù hợp cho phần cứng Dễ hiểu và dễ nghiên cứu

+ Giao diện : Đơn giản , bắt mắt , dễ quan sát các số liệu Có nút reset zero.

1.1 Mục tiêu đề tài


- Xây dựng phần cứng mô hình hệ thống điều khiển điều hoà bằng điện
thoại.
- Xây dựng phần mềm trên điện thoại.
- Tìm hiểu ứng dụng lập trình và vẽ mạch.
- Từ đó hoàn thiện mô hình hệ thống điều khiển điều hoà bằng điện thoại với
chức năng bật tắt điều hoà,tăng giảm nhiệt độ bằng điện thoại.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về ngôn ngữ lâ ̣p trình C, phần mềm lập trình Arduino IDE, phần
mềm mô phỏng mạch Proteus
- Nghiên cứu esp8266,các linh kiện ,nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt
động,lập trình cho các modul.
1.3 Ý nghĩa đề tài
Đề tài là một cây cầu gắn kết giữa lý thuyết học được và với việc thực hiện ,
tạo ra các sản phẩm thực tế để tăng kiến thức và tay nghề của học viên . Mặt khác ,
3
đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan hoặc áp dụng
cho thực tế .
1.4 Phần mềm hỗ trợ và ngôn ngữ lập trình
1.4.1. Ngôn ngữ lập trình
Với Arduino có sử dụng phần mềm IDE dành cho người mới bắt đầu. Vì
Arduino sử dụng phiên bản đơn giản hoá của C++ hơn so với các phần mềm lập
trình khác. Mặt khác thì cộng đồng Arduino rất lớn, có nhiều người dùng và tổ
chức đều đang sử dụng nó. Vì vậy, có rất nhiều hướng dẫn và dự án có sẵn trực
tuyến được mã hoá trước để bạn học và bắt đầu dễ dàng. Ngay cả khi bạn gặp khó
khăn trong quá trình tiếp xúc và học tập Arduino thì cũng sẽ có rất nhiều người
cùng giải quyết giúp bạn trên diễn đàn. Nếu bạn đã có kiến thức nền tảng thì phần
mềm Arduino cũng có những linh hoạt với người dùng.
1.4.2. Phần mềm hỗ trợ Arduino IDE:
Chúng ta có thể hiểu arduino ide là một trình soạn thảo giúp bạn có để viết
code và nạp vào linh kiện arduino của mình.
Bản thân arduino là một một nền tảng mã nguồn mở bao gồm phần cứng và
phần mềm. Phần cứng bao gồm các board mạch được thiết kế sẵn với các cảm
biến, linh kiện (hiện nay đã có đến hơn 300000 bo mạch khác nhau được thương
mại). Còn phần mềm của arduino giúp bạn có thể sử dụng các cảm biến, linh kiện
ấy của arduino một các linh hoạt tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Ta có thể thấy, Arduino IDE có vai trò quan trọng để nạp các chương trình
code vào trong linh kiện arduino. Hiểu đơn giản thì phần mềm này như phần dây
dẫn điện để đưa điện năng đến với động cơ quạt từ đó quạt mới hoạt động được.
Arduino ide được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java là ứng dụng đa nền tảng
(cross-platform). Ngôn ngữ code cho các chương trình của arduino là bằng C hoặc
C++. Bản thân arduino ide đã được tích hợp một thư viện phầm mềm thường gọi là
"wiring", từ các chương trìn "wiring" gốc sẽ giúp bạn thực hiện thao tác code dễ
dàng hơn. Một chương trình chạy trong arduino được gọi là một sketch, chương
trình được định dạng dưới dạng .ino .

4
Cài đặt phần mềm Arduino IDE:
Bước 1: Download trực tiếp phần mềm Arduino IDE hoặc Truy cập vào
trang  http://arduino.cc/en/Main/Software  và tải về chương trình Arduino IDE mới
nhất, phù hợp với hệ điều hành của máy mình bao gồm Windown, Mac OS hay
Linux. Với Windown có hai bản Cài đặt (.exe) và bản Zip (chỉ cần giải nén và
chạy). Tuy nhiên các bạn nên tải bản cài đặt (.exe) để trình cài đặt tự động cài đặt
cả driver cho các board mạch arduino. Phần khoanh đỏ:

Bước 2: Chọn JUST DOWNLOAD (free download)

5
Bước 3: Cài đặt driver để nhận board Arduino
Mặc định khi cài đặt Arduino IDE phần mềm sẽ cài luôn các driver để máy
tính có thể nhận được các board mạch Arduino. Tuy nhiên một số trường hợp máy
tính không nhận được board mạch Arduino, khi đó các bạn làm như sau:
Cắm lại cáp USB nối giữa máy tính và Board Arduino, khi đó hiện ra bảng
thông báo.

Bây giờ bạn click vào Start Menu chọn Control Panel kế đến chúng ta


chọn System and Security, click System và sau đó chọn Device Manager.

6
Chúng ta sẽ thấy cảnh báo màu vàng thiếu driver trên Arduino. Click chuột
phải trên Arduino Uno icon sau đó chọn “Update Driver Software”.

Chọn “Browse my computer for driver software”

Chọn đường dẫn tới folder “driver” nơi mà phần mềm


Arduino được lưu trữ.

1.4.3. Phần mềm


mô phỏng Proteus

Phần mềm
Proteus VSM được

7
viết bởi công ty Labcenter Electronics. Proteus đã được sử dụng khá rộng rãi trên
35 quốc gia.
Proteus là bộ công cụ chuyên về mô phỏng mạch điện tử. Các phần mềm
(công cụ) trong bộ là: ISIS Schematic Capture.
Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao
gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển
như MCS-51, PIC, AVR, … Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của
Labcenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc
biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola.
Proteus là phần mềm dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý, mô phỏng và thiết kế
mạch điện. Gói phần mềm còn có các phần mềm chính:
Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch
và ARES dùng để vẽ mạch in.
Proteus là công cụ mô phỏng cho các loại Vi Điều Khiển khá tốt, nó hỗ trợ
các dòng VĐK PIC, 8051, PIC, dsPIC, AVR, HC11, MSP430, ARM7/LPC2000
… các giao tiếp I2C, SPI, CAN, USB, Ethenet,… ngoài ra còn mô phỏng các mạch
số, mạch tương tự một cách hiệu quả. ISIS đã được nghiên cứu và phát triển trong
hơn 12 năm và có hơn 12000 người dùng trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó là có
thể mô phỏng hoạt động của các hệ vi điều khiển mà không cần thêm phần mềm
phụ trợ nào. Sau đó, phần mềm ISIS có thể xuất file sang ARES hoặc các phần
mềm vẽ mạch in khác.
Trong lĩnh vực giáo dục, ISIS có ưu điểm là hình ảnh mạch điện đẹp, cho
phép ta tùy chọn đường nét, màu sắc mạch điện, cũng như thiết kế theo các mạch
mẫu (templates).
Những khả năng khác của ISIS là:
+ Chạy trên nền Windows 98/Me/2k/XP/Win7/Win8/Win10…
+ Tự động sắp xếp đường mạch và vẽ điểm giao đường mạch
 Chọn đối tượng và thiết lập thông số cho đối tượng
dễ dàng

8
 Xuất file thống kê linh kiện cho mạch
 Xuất ra file Netlist tương thích với các chương trình
làm mạch in thông dụng.
 Đối với người thiết kế mạch chuyên nghiệp, ISIS tích
hợp nhiều công cụ giúp cho việc quản lý mạch điện lớn, mạch điện
có thể lên đến hàng ngàn linh kiện.
 Thiết kế theo cấu trúc (hierachical design)
 Khả năng tự động đánh số linh kiện.
 ARES (Advanced Routing and Editing Software) là
phần mềm vẽ mạch in PCB.
 Nó vẽ mạch dựa vào file nestlist cùng các công cụ tự
động khác.
Đặc điểm chính:
 Có cơ sở dữ liệu 32 bit cho phép độ chính xác đến
10nm, độ phân giải góc 0.10 và kích thước board lớn nhất là +/-
10 mét. ARES hỗ trợ mạch in 16 lớp.
 Làm việc thông qua các menu ngữ cảnh tiện lợi
 File netlist từ phần mềm vẽ mạch nguyên lý ISIS.
 Tự động cập nhật ngược chỉ số linh kiện, sự đổi chân,
đổi cổng ở mạch in sang mạch nguyên lý.
 Công cụ kiểm tra lỗi thiết kế.
 Thư viện đầy đủ từ lỗ khoan mạch đến linh kiện dán.
PROTEUS VSM là sự kết hợp giữa chương trình mô
phỏng mạch điện theo chuẩn công nghiệp SPICE3F5 và mô
hình linh kiện tương tác động (animated model). Nó cho
phép người dùng tự tạo linh kiện tương tác động và thực ra
có rất nhiều linh kiện loại này được tạo ra mà không cần
code lập trình. Do đó, PROTEUS VSM cho phép người
dùng thực hiện các “mô phỏng có tương tác” giống như hoạt
động của một mạch thật.

9
Thêm nữa, chương trình cung cấp cho chúng ta rất
nhiều mô hình linh kiện có chức năng mô phỏng, từ các vi
điều khiển thông dụng đến các linh kiện ngoại vi như LED,
LCD, keypad, cổng RS232 …
SIS dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý và mô phỏng.
ARES dùng để thiết kế mạch in.
Nhóm công cụ để vẽ các ký hiệu, chú thích:

.
Cách lấy linh kiện: Để lấy linh kiện ta nhấn vào phím
trái của chương trình và thực hiện như sau:
Bấm vào biểu tượng Component Mode. Sau đó bấm
vào chữ P, hoặc biểu tượng chữ P trên Keyboad.

10
Chương trình Pick Devices hiện ra như hình sau:

11
Ô tìm kiếm linh kiện, chỉ cần gõ vào từ khóa, ví dụ:
7SEG (không phân biệt chữ hoa và chữ thường).

Các nhóm linh kiện liên quan đến từ khóa cần tìm.

Nhóm con của linh kiện, ví dụ như transistor thì có


BJT, FET

Ký hiệu Schematic trên sơ đồ nguyên lý.

12
Hình dáng trên sơ đồ mạch in PCB, ví dụ BJT có nhiều
kiểu đóng gói như TO18, TO220…

Kết quả của việc tìm kiếm linh kiện

Double Click vào linh kiện cần lấy, lập tức linh kiện sẽ
được bổ sung vào “Bàn làm việc” là vùng màu trắng phía
bên trái.

13
Tên nhà sản xuất

Vẽ mạch in với isis professional


Chương trình hỗ trợ vẽ sơ đồ nguyên lý, tạo thư viện,
vẽ mạch in. Tuy là phần mềm đi kèm nhưng ARES hỗ trợ
khá đầy đủ cho phép người dùng thiết kế sơ đồ nguyên lý và
mạch in một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần
đến một gói phần mềm của hãng thứ 2. Đây là giao diện
chính của chương trình ARES Professional.

14
Vùng 1: là nơi ta thiết kế
Vùng 2: là nơi lấy linh kiện
Vùng 3: là hình ảnh, đối tượng chúng ta chọn.
Khi chọn linh kiện nên chú ý nhìn xem nó có đuợc hỗ
trợ dạng chân cắm chưa, nếu chưa nên tìm linh kiện tương
đương nhưng có hỗ trợ định dạng.
Tiến hành vẽ đường bao của panel bằng cách chọn vào
công cụ “2D graphic box” trên thanh công cụ tool, tiếp đến
chọn “board edge” (có màu vàng).

15
Tiếp theo, tiến hành lấy linh kiện ra vùng thiết kế. Ta
chọn công cụ tụ động thấy những linh kiện đã chọn đưa ra
vùng thiết kế.

16
Tùy theo cảm quan, ta sắp xếp vị trí các linh kiện sao
cho phù hợp và thuận lợi nhất cho việc đi dây. Sau khi sắp
xếp, ta tiến hành đi dây, chọn công cụ đi dây tự động.

17
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ LINH KIỆN SỬ DỤNG
2.1 Phân tích hệ thống
2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống

Khối ngõ ra
công suất

Khối xử lý
trung tâm

Khối nguồn

Ứng dụng
trên điện Nút nhấn
thoại
Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ thống
- Khối nguồn: Cấp nguồn cho toàn mạch
- Khối ngõ ra công suất: Đóng ngắt các tiếp điểm
Relay theo sự điều khiển của ngõ ra vi điều khiển, từ đó
điều khiển các thiết bị điện . Đồng thời cách ly giữa mạch
công suất và mạch điều khiển.
- Ứng dụng điện thoại: Xử lý và gửi tín hiệu điều
khiển đến vi điều khiển, điều khiển trực tiếp trên thiết bị
điện thoại.

18
-Nút nhấn: Gửi tín hiệu đến vi điều khiển để điều khiển
ngõ ra của vi điều khiển. Từ đó điều khiển trạng thái tắt bật
của relay

-Khối xử lý trung tâm:Trung tâm điều khiển hoạt động


của toàn bộ hệ thống. Nhận tín hiệu từ ứng dụng điện thoại
hoặc nút nhấn, xử lý sau đó chuyển tín hiệu điều khiển đến
khối công suất thực thi, tiếp theo dữ liệu được gửi lên khối
Server.

19
2.1.2. Sơ đồ thuật toán của hệ thống

Bắt đầu

Cấu hình ngõ vào ngõ ra

Kết nối wife và


internet

Kết nối
sever

Kết nối
thành công

S
Chọn S
Đ chế độ Đ

Bật Tắt

Đ
S

Nhập nhiệt
Gửi tín hiệu lên
độ muốn cài
sever điều khiển
điều hòa
20

Kết thúc
Hình 2.2. Sơ đồ thuật toán của hệ thống
2.2. Linh kiện sử dụng

2.2 .1 Giới thiệu về ESP8266


ESP8266 là dòng chip tích hợp Wi-Fi 2.4Ghz có thể lập trình được, rẻ tiền
được sản xuất bởi một công ty bán dẫn Trung Quốc: Espressif Systems. Được phát
hành đầu tiên vào tháng 8 năm 2014, đóng gói đưa ra thị trường dạng Module ESP-
01. Có khả năng kết nối Internet qua mạng Wi-Fi một cách nhanh chóng và sử
dụng rất ít linh kiện đi kèm. Với giá cả có thể nói là rất rẻ so với tính năng và khả
năng ESP8266 có thể làm được. ESP8266 có một cộng đồng các nhà phát triển trên
thế giới rất lớn, cung cấp nhiều Module lập trình mã mở giúp nhiều người có thể
tiếp cận và xây dựng ứng dụng rất nhanh. Hiện nay tất cả các dòng chip ESP8266
trên thị trường đều mang nhãn ESP8266EX, là phiên bản nâng cấp của ESP8266,
đã có hơn 14 phiên bản ESP ra đời, trong đó phổ biến nhất là ESP-12.

Hình ảnh thực tế của Chip NODEMCU ESP8266

21
2.2.2 Cấu tạo của ESP8266
Module ESP8266 có các chân dùng để cấp nguồn và thực hiện kết nối.
Chức năng của các chân như sau:
+ VCC: 3.3V lên đến 300Ma
+ GND: Chân Nối đất .
+ Tx: Chân Tx của giao thức UART, kết nối đến chân Rx của vi điều khiển.
+ Rx: Chân Rx của giao thức UART, kết nối đến chân Tx của vi điều khiển.
+ RST: chân reset, kéo xuống mass để reset.
+ 10 chân GPIO từ D0 – D8, có chức năng PWM, IIC, giao tiếp SPI, 1-Wire
và ADC trên chân A0
+ Kết nối mạng wifi (có thể là sử dụng như điểm truy cập và/hoặc trạm máy
chủ lưu trữ một, máy chủ web), kết nối internet để lấy hoặc tải lên dữ liệu

Hình 1.7. Hình ảnh sơ đồ chân kết nối ESP8266

22
Module ESP-12 kết hợp với firmware ESP8266 trên Arduino và thiết kế
phần cứng giao tiếp tiêu chuẩn đã tạo nên NodeMCU, loại Kit phát triển ESP8266
phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Với cách sử dụng, kết nối dễ dàng, có thể
lập trình, nạp chương trình trực tiếp trên phần mềm Arduino, đồng thời tương tích
với các bộ thư viện Arduino sẵn có.
2.2.3 Tính năng của NODEMCU ESP8266
➢ Thông số kĩ thuật:
• IC chính: ESP8266 Wifi SoC.
• Phiên bản firmware: NodeMCU Lua
• Chip nạp và giao tiếp UART: CP2102.
• GPIO tương thích hoàn toàn với firmware Node MCU.
• Cấp nguồn: 5VDC MicroUSB hoặc Vin.
• GIPO giao tiếp mức 3.3VDC
• Tích hợp Led báo trạng thái, nút Reset, Flash.
• Tương thích hoàn toàn với trình biên dịch Arduino.
• Kích thước: 25 x 50 mm

23
2.3 Giới thiệu về relay
Relay là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp
khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Relay là thiết bị điện dùng để đóng
cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động
lực.
Chọn Relay 5V, chỉ cần cung cấp nguồn 5VDC và dòng khoảng 80mA cho
Relay là các tiếp điểm có thể đóng ngắt khi được kích. Bên cạnh đó, dòng điện tối
đa mà Relay có thể chịu được là 10A, nên đảm bảo dòng của các thiết bị điện khi
chạy qua các tiếp điểm của Relay sẽ an toàn.

Các bộ phận chính của relay:


- Cơ cấu tiếp thu (khối tiếp thu): Có nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đầu
vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối
trung gian.
- Cơ cấu trung gian (khối trung gian): Làm nhiệm vụ tiếp nhận những tín
hiệu đưa đến từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác
động.
- Cơ cấu chấp hành (khối chấp hành): Làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch
điều khiển.

24
Relay có 3 tiếp điểm đóng ngắt NO (thường mở), NC (thường đóng) và chân
COM, ở trạng thái bình thường khi chưa được kích chân COM sẽ nối với NC, khi
kích chân COM chuyển sang nối với NO, NC mất kết nối. Đồng thời có 2 chân
nguồn DC để cấp nguồn cho Relay hoạt động
❖ Thông số kỹ thuật

25
26
2.2 Khối nguồn
Nguồn chính sử dụng trong mạch là nguồn 5VDC. Nguồn này được lấy từ
nguồn 220VAC qua module hạ áp AC-DC về 5V để cấp cho các module:
board ESP8266, Relay.

2.4 Giới thiệu tranc1815


Transistor C1815 là một linh kiện điện tử có thể sử dụng cho các ứng
dụng chung cũng như ứng dụng riêng như một bộ khuếch đại tần số âm
thanh. Phần lớn các transistor được mã hóa để dễ nhận biết mặc dù thông
tin này có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Một hoặc hai chữ cái
thường được theo sau bởi một dãy số, và sau đó có thể là nhiều số. Do
đó, transistor C1815 cũng có thể là transistor 2SC1815. Chữ C trong tên
của nó có ý nghĩa là loại này sử dụng cho các ứng dụng chung.

Được làm từ vật liệu bán dẫn, một transistor có ba chân, đôi khi nhiều
hơn. Chúng được sử dụng để chuyển tín hiệu điện tử, hoặc xung, hoặc
khuếch đại tín hiệu. Bạn có thể lấy thêm thông tin từ số bên cạnh. Phần
'2S' của dãy mã hóa có nghĩa là transistor C1815 sử dụng được cho các
ứng dụng tần số cao và cấu hình của nó là NPN (âm- dương - âm). Nó còn
có cấu hình khác là PNP (dương - âm - dương).
Cực âm đầu tiên của transistor được nối với cực âm của mạch, và điều
khiển dòng điện tử đến phần dương ở giữa. Đầu âm còn lại của transistor
điều khiển các electron rời khỏi phần dương giữa. Vật liệu bán dẫn được
sử dụng để sản xuất transistor sẽ xác định cấu hình NPN hoặc PNP.
Ba cực trên transistor được gọi là cực phát, cực gốc và cực thu. Cực phát
là đầu ra cho nguồn. Cực gốc hoạt động như một cổng điều khiển cho đầu
27
vào điện lớn hơn tại cực thu, cực thu như tên gọi của nó là thu thập năng
lượng. Ví dụ, khi transistor C1815 được sử dụng trong ứng dụng video,
cực phát sẽ gửi tín hiệu đầu ra video. Tín hiệu này được xử lý thông qua
cực gốc, có thể là tín hiệu video thấp, sẽ được cấp năng lượng từ cực thu,
có thể là một nguồn cung cấp năng lượng 5v.
Bằng cách thay đổi dòng điện tại cực gốc của transistor, lượng điện từ
cực thu đến cực phát có thể điều khiển được. Ví dụ, trong các mạch kỹ
thuật số, transistor được bật khi nó nhận được 5v, và tắt khi nó nhận được
ít hơn số đó. Transistor C1815 bao gồm tản nhiệt 0,4 watt ở nhiệt độ môi
trường 77 ° F (25 ° C). Dòng điện ở cực phát có thể đạt 0,15 A. Điện áp từ
cực phát tới cực gốc có thể lên đến 60v.

2.4.1 Sơ đồ chân C1815

Hướng C1815 trước mặt thì sơ đồ chân của nó theo thứ tự từ trái qua phải
là chân E, chân C và chân B.

28
2.3 Giới thiệu về quạt

Quạt 12 Vol thường có 3 dây (tuy nhiên một số mạch cũ hoặc những loại
cực nhỏ thì có 2 dây). Trong đó:

 1 dây là cực dương (thường là dây đỏ)


 1 dây là cực âm (màu đen)
 1 dây là DÂY ĐO TỐC ĐỘ (thường là màu vàng)

 Thông số

- Kích thước :4 x 4 x 1 cm
- Nguồn vào : DC 12v
- Dòng điện tiêu thụ : 0.12a
- Màu sắc : màu đen
- Cánh bằng nhựa

29
2.4 giới thiệu về Blynk

Blynk được thiết kế cho Internet of Things. Nó có thể:


 điều khiển các thiết bị phần cứng từ xa
 hiển thị dữ liệu cảm biến
 lưu trữ dữ liệu
 … và nhiều điều thú vị khác.

2.5.1 Cách thức hoạt động của Blynk

 Có ba thành phần chính trong nền tảng:


 Blynk App - cho phép tạo giao diện cho sản phẩm của bạn bằng cách
kéo thả các widget khác nhau mà nhà cung cấp đã thiết kế sẵn.
 Blynk Server - chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu trung tâm giữa điện
thoại, máy tính bảng và phần cứng. Bạn có thể sử dụng Blynk Cloud
của Blynk cung cấp hoặc tự tạo máy chủ Blynk riêng của bạn. Vì đây
là mã nguồn mở, nên bạn có thể dễ dàng intergrate vào các thiết bị
và thậm chí có thể sử dụng Raspberry Pi làm server của bạn.
 Library Blynk – support cho hầu hết tất cả các nền tảng phần cứng
phổ biến - cho phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh
đến và đi.
 Bây giờ hãy tưởng tượng: mỗi khi bạn nhấn một nút trong ứng dụng
Blynk, yêu cầu sẽ chuyển đến server của Blynk, server sẽ kết nối đến
phần cứng của bạn thông qua library . Tương tự thiết bị phần cứng
sẽ truyền dữ liệu ngược lại đến server.

30
31
2.5.2 Tính năng ,đặc điểm
 Cung cấp API & giao diện người dùng tương tự cho tất cả các
thiết bị và phần cứng được hỗ trợ
 Kết nối với server bằng cách sử dụng:
o Wifi
o Bluetooth và BLE
o Ethernet
o USB (Serial)
o GSM
o …
 Các tiện ích trên giao diện được nhà cung cấp dễ sử dụng
 Thao tác kéo thả trực tiếp giao diện mà không cần viết mã
 Dễ dàng tích hợp và thêm chức năng mới bằng cách sử dụng các
cổng kết nối ảo được tích hợp trên blynk app
 Theo dõi lịch sử dữ liệu
 Thông tin liên lạc từ thiết bị đến thiết bị bằng Widget
 Gửi email, tweet, thông báo realtime, v.v.

32
CHƯƠNG 3. THỰC THI THIẾT KẾ HỆ THỐNG

33

You might also like