You are on page 1of 6

PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

DỰ THI CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2018-2019


Môn: Sinh học
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có: 03 trang)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (20 câu; 10 điểm; mỗi câu 0,5 điểm).
Câu 1: Mạch đổ trực tiếp vào tâm nhĩ phải của tim là:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.
B. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi.
C. Động mạch chủ.
D. Động mạch phổi.
Câu 2: Quá trình hồng cầu kết hợp với CO2 và giải phóng O2 xảy ra
A. Trong nước mô. B. Trong máu, tại mao mạch các cơ quan.
C. Trong mạch bạch huyết. D. Trong không khí tại phế nang.
Câu 3: Nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài:
A. Khoang mũi. B. Thanh quản. C. Khí quản và phế quản. D. Phổi.
Câu 4: Hô hấp nhân tạo áp dụng với trường hợp nào sau đây?
A. Nạn nhân bị đuối nước. B. Nạn nhân bị sốt cao.
C. Nạn nhân bị điện giật. D. Nạn nhân bị ngạt khí.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không thuộc phương pháp nghiên cứu của Menđen?
A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ đem lai.
B. Theo dõi sự di truyền của đồng thời tất cả các tính trạng trên con cháu của từng cặp tính
trạng.
C. Dùng toán thống kê phân tích số liệu.
D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một vài cặp tính trạng tương
phẢn.
Câu 6: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là
A. Con lai phải luôn ảó hiện tượng đồng tính.
B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội.
Câu 7: Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng?
(1) AABB (2) AaBB (3) AAbb (4) aabb (5) AABb 6) aaBb
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (4). C. (2), (5), (6). D. (3), (4), (6).
Câu 8: Bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 8. Có thể tạo được bao nhiêu loại hợp tử khác
nhau về nguồn gốc NST?
A. 16 B. 64 C. 144 D. 256
Câu 9: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN.
Câu 10: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì nào?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa . D. Kì sau.
1
Ab ab
Câu 11: phép lai X ( Không xảy ra hoán vị gen) cho tỷ lệ phân ly kiểu gen ở thế
aB ab
hệ sau là:
Ab aB AB aB
A. ½ :½ B. ½ :½
ab ab ab ab
AB ab Ab ab
C. ½ :½ D. ½ :½
ab ab ab ab
Câu 12: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào
sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A. Ab/ab x aB/ab B. Ab/ab x aB/Ab
C. AB/aB x Ab/ab D. ab/aB x ab/ab
Câu 13: Xét phép lai AaBB x aaBb, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản và
trội lặn hoàn toàn thì ở đời con có số loại kiểu hình là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 8
Câu 14: Xét phép lai AaBb x Aabb, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản và
trội lặn hoàn toàn thì ở đời con có số loại kiểu gen là
A. 2 B. 6 C. 4 D. 9
Câu 15: Xét phép lai AaBb x AABb, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản
và trội lặn hoàn toàn thì ở đời con có số tổ hợp giao tử là:
A. 8 B. 4 C. 16 D. 9
Câu 16: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và
hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ
kiểu hình là:
A. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.
B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn.
C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở
động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy
định các tính trạng thường.
(3) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp
nhiễm sắc thể giới tính XY.
(4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống
nhau giữa giới đực và giới cái.
A. 1. B. 2. C . 3. D. 4.
Câu 18: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Cho biết các cặp gen
này phân ly độc lập. Số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là bao nhiêu?
A. 3 B. 8 C. 1 D. 6
Câu 19:Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb.
C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb.
Câu 20. Một gen dài 0,51µm, phân tử mARN tổng hợp từ gen này có hiệu số % giữa G và U
là 20%, hiệu số % giữa X và A là 40%. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A. A = T = 300 ; G = X = 1200 B. A = T = 600 ; G = X = 900
C . A = T = 500 ; G = X = 1000 D. A = T = 700 ; G = X = 800
PHẦN II: TỰ LUẬN (10 điểm).
2
Câu 1. Phân tích thành phần của các a xít Nucleic tách chiết từ 3 chủng vi rút, ta thu
được kết quả:
Chủng A: A=U=G=X=25 %
Chủng B: A=T=25 % G=X=25%
Chủng C: A=G=20 % X=U=30%
Hãy xác định loại axit Nucleic của 3 chủng vi rút trên
Câu 2. Kể tên các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc phân tử và số lượng NST.
Nêu sự khác nhau giữa các loại biến dị đó.
Câu 3.
a. Trình bày phương pháp phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội ?
b. Cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn ở những người có quan hệ huyết thống trong
vũng 4 đời của luật hôn nhân và gia đình.
Câu 4. Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy
xác định: Số đoạn ADN con được tạo ra?Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho
quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
Câu 5.
1) Ở một loài thú, một tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân một số lần liên tiếp đã
cần môi trường cung cấp 3024 NST đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra sau nguyên phân đều
tiến hành giảm phaanbinhf thường tạo ra 128 tinh trùng mang NST Y.
a. Xác định số lần nguyên phân, bộ NST lưỡng bội và tên loài thú nói trên?
b. Các tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu xuất thụ tinh của
tinh trùng là 6,25%. Tính số hợp tử được sinh ra?
2) Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit của gen B, biết gen B có tỉ lệ giữa hai
loại nucleotit bằng 1/3 và số nucleotit loại A lớn hơn loại nucleotit loại kia.
Câu 6.
Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cây (P) thuần chủng khác nhau về hai cặp
tính trạng tương phản thu được F1 100% cây hoa đỏ, lá nguyên. Cho F1 tự thụ phấn thu được
F2 gồm 4000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 250 cây hoa trắng, lá xẻ thùy. Biết rằng
mỗi tính trạng do một cặp gen alen quy định, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình
giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
a) Biện luận và xác định kiểu gen của P.
b) Cho tất cả các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F 2 giao phấn ngẫu nhiên. Hãy xác định tỉ lệ
phân li kiểu hình ở đời F3.
.................................... Hết ........................................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh........................................................ SBD..................................

3
HƯỚNG DẪN CHẤM
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018-2019
MÔN : SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

I. TRẮC NGHIỆM: 10 điểm


Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp A D C B B D D D B C A A A B A D A B C A
II. TỰ LUẬN: 10 điểm

Câu Đáp án
Câu Chủng A có :A=U=G=X=25%. Trong thành phần Nucleic có U nên a xít
1 Nucleic đó là ARN .
(1,0 Chủng B có A=T=25%. G=X=25%.Tỉ lệ A=T .G=X nên a xít Nucleic là
điểm) ADN
Chủng C cóA=G=20% . X=U=30%.Trong thành phần có U nên a xít Nucleic
là ARN.
Câu – Biến dị không làm thay đổi vật chất di truyền là thường biến và biến dị tổ
2 hợp. * Sự khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp
(2,0 Thường biến Biến dị tổ hợp
điểm) - Là những biến đổi kiểu hình của - Là những biến đổi kiểu hình do sự
cùng một kiểu gen, xuất hiện trong sắp xếp lại vật chất di truyền, chỉ
suốt quá trình phát triển của cá thể, xuất hiện trong sinh sản hữu tính.
chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi chịu ảnh hưởng gián tiếp của điều
trường. kiện sống.
- Xảy ra đồng loạt theo hướng xác - Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở từng
định ở từng nhóm cá thể. Không di cá thể. Di truyền cho thế hệ sau.
truyền được.
- Không làm nguyên liệu cho tiến Là nguồn nguyên liệu cho chọn
hóa, giúp sinh vật thích ứng với môi giống và tiến hóa.
trường.
Câu a) Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội (2n):
3 + Phương pháp xác định trực tiếp: Làm tiêu bản bộ NST và đếm số NST
(1,0 trên tế bào
điểm) + Phương pháp gián tiếp: Quan sát dựa trên các đặc điểm về hình thái, sinh
lý, sinh hóa của sinh vật
b) Dựa trên cơ sở khoa học của giao phối gần (giao phối cận huyết )để hạn
chế các gen lặn đột biến không xuất hiện thành kiểu gen đồng hợp lặn:
xuất hiện kiểu hình có hại
Câu a. Số lượng ADN con được tạo ra:
4 Theo giả thiết ,đoạn ADN con đã cho tự nhân đôi 3 lần.
(2,0 Ta co: Số đoạn ADN được tạo ra: 2n = 23 = 8
điểm) b. Số nucleotit mỗi loại của đoạn ADN ban đầu:
A = T = 800
G = X = 700
4
- Số nucleotit mỗi loại môi trường phải cung cấp cho đoạn ADN ban đầu tự
nhân đôi 3 lần là:
Amt = Tmt = AADN(2n - 1) = 800(23 – 1 )= 5600
Gmt = Xmt(2n - 1) = 700(23 - 1) = 4900

Câu 5 (2,0 điểm):


1).
a. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai.
2n là bộ NST lưỡng bội của loài. 0,25đ
Ta có: 2n.(2k – 1) = 3024. (1)
Số tế bào sinh ra sau nguyên phân: 2k
Ta có: 2k .4 = 128.2 = 256 k = 6 ( Vì thú đực có cặp NST giới tính XY, 0,25đ
theo bài ra có 128 tinh trùng mang NST Y có 128 tinh trùng mang NST X)
Thay k = 6 vào (1) ta có: 2n = 48 (Tinh tinh) 0,25đ
b. Ta có số tinh trùng tạo ra là 256. Hiệu suất thụ tinh là 6,25% số tinh trùng
được thụ tinh là: 256.6,25% = 16.
Số hợp tử được sinh ra = số tinh trùng được thụ tinh = 16 0,25đ

2). Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit của gen B, biết gen B có tỉ lệ giữa
hai loại nucleotit bằng 1/3 và số nucleotit loại A lớn hơn loại nucleotit loại kia.

Theo NTBS tỉ lệ giữa 2 loại nucleotit bổ sung nhau bằng 1


Vì tỉ lệ của 2 loại nucleotit bằng 1/3 nên đó chỉ có thể là tỉ lệ của 2 loại nucleotit 0,25đ
không bổ sung cho nhau. Mà ta có số nucleotit loại A lớn hơn nucleotit loại kia
1 G A G AG 50%
nên = = = = = 12,5%
3 A 3 1 4 4 0,25đ

A = T = 12,5 % x 3 = 37,5 %. 0,25đ


G = X = 12,5 % x 1 = 12,5 % 0,25đ

Câu 6 (2,0 điểm)


a). Biện luận :
+ P thuần chủng, F1 100% hoa đỏ, lá nguyên, F2 có 4 kiểu hình=> hoa đỏ, lá 0,25
nguyên là những tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng, lá xẻ thùy. đ
+ F2 có tỉ lệ cây hoa trắng, lá xẻ thùy: 250/4000 = 1/16 => F1 giảm phân cho 4
loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => Các cặp gen quy định các tính trạng di truyền 0,25
độc lập. đ
+ Quy ước: Gen A - hoa đỏ;
Gen a - hoa trắng;
Gen B - lá nguyên; 0,25
Gen b - lá xẻ thùy đ
F1 có kiểu gen AaBb,
vậy P t/c có kiểu gen: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB
b).
+ Tỉ lệ các loại kiểu gen của các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F2: 1/3AAbb : 2/3
Aabb. 0,25
+ Khi giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ các loại giao tử sinh ra là 2/3Ab : 1/3ab. đ
+ Vậy kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy ở đời F3 là: 1/3ab x 1/3ab = 1/9 => hoa đỏ, lá
xẻ thùy = 1 – 1/9 = 8/9. 0,25
5
Tỉ lệ kiểu hình F3: Hoa đỏ, lá xẻ thùy : hoa trắng, lá xẻ thùy = 8 : 1. đ

0,25
đ
0,25
đ

0,25
đ
.

………………….Hết……………

You might also like