You are on page 1of 7

3.

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIAN
LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI.
3.1.1 Về mặt kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ
nhanh. Mức sống của người lao động ngày càng được cải thiện và tạo cơ sở cho việc thực
hiện các quyền dân sự bao gồm quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi tốt hơn. Trong những
năm qua đất nước ta đã nắm bắt được những cơ hội thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở khu
vực và trên thế giới. Đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đang trên đà phát triển và
được xếp vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2010, tổng sản
phẩm bình quân đầu người nước ta đạt 1,168 USD. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng
khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng
3.000 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực làm cho đời sống vật chất,
tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, đất nước ta cũng không thể thoát khỏi
những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Nhiều người sử dụng lao động đã cố
tình vi phạm quy định lao động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cụ thể là quy định về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi dành cho nhân viên. Vi phạm về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi chủ yếu là tăng giờ làm việc quá mức, giảm thời gian nghỉ ngơi của người
lao động, buộc người lao động phải làm thêm giờ, làm việc quá sức, phớt lờ các quy định
bảo vệ người lao động, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Theo thống kê mới nhất ,
có khoảng 81% người lao động có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm quá 200 giờ/ năm
con số cụ thể khoảng 400 – 500 giờ/ năm; 22,73 % người lao động cho biết chỉ được trả
lương như làm việc bình thường. Nhiều người lao động phải làm việc với công sức tối đa,
phải chịu áp lực từ phía doanh nghiệp , công ty để tăng cường độ lao động, việc kéo dài
thời gian làm việc hoàn thành tiêu chuẩn lao động nhưng không được người sử dụng lao
động tính lương làm thêm ngoài giờ. Trên thực tế, thực trạng vi phạm quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Theo báo cáo
của Tổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam là một trong những nước thuộc nhóm nước
đang phát triển có thời giờ làm việc bình thường theo tuần thuộc nhóm cao nhất trên thế
giới.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua, con người có
nhu cầu có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn . Họ có nhu cầu được làm việc trong
một môi trường có điều kiện làm việc tốt, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được
đảm bảo đúng quy định của pháp luật . Để đạt được điều này, nước ta cần nhanh chóng
hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
3.1.2. Về mặt chính trị
Xã hội ngày nay thay áo mới
Nhờ công người lao động mà ra
Bao mồ hôi, nhọc nhằn in trên má
Mỗi công trình “thơm nức” tiếng lừng xa.
Từ nông dân chân lấm tay bùn
Đến tri thức ngày đêm say sổ sách
Tất cả cùng chung một sứ mệnh
Tạo cho đà phát triển ngày một xa.
Lực lượng lao động là lực lượng nắm giữ vai trò nòng cốt đối với sự phát triển của toàn
xã hội, đặc biệt tác động vô cùng lớn đối với nền kinh tế nước nhà. Hiểu rõ lực lượng lao
động là gì sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng tận dụng nguồn lực này một cách tốt nhất. Khi lực
lượng lao động được làm việc với một chế độ làm việc khoa học kết hợp với sự nghỉ ngơi
một cách hợp lý để có một sức khỏe tốt để làm việc thì chắc chắn sẽ góp phần theo hướng
tích cực vào sự phát triển vững mạnh của đất nước. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động là vấn đề quan trọng của pháp quyền Nhà nước ở nước ta .Từ đó trong
quá trình đổi mới đất nước , vị trí và vai trò của người lao động cần được phát huy hơn
nữa; mối quan hệ pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động phải được tăng
cường. Nhà nước phải có biện pháp phù hợp và tích cực hơn trong việc đảm bảo đầy đủ
quyền và lợi ích hợp pháp về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động
nhằm củng cố và nâng cao lực lượng lao động cho quốc gia , phát huy quyền làm chủ của
người lao động và giữ nghiêm kỷ cương xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được khi nước ta chuyển từ nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thì cũng có nhiều mặt hạn chế và yếu kém: nước ta còn
nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, tình hình xã hội xuất hiện nhiều mặt tiêu cực và nhiều
mặt cần được giải quyết. Trước tình hình trên, Đảng ta tập trung phát triển, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng về nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ
và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động,
nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho người dân. Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn
về vai trò và tầm quan trọng của lực lượng lao động trong sự phát triển kinh tế xã hội.
“Con người là trung tâm chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, nguồn lao
động được coi là nguồn nhân lực quan trọng nhất, quy báu nhất, có vai trò quyết định cho
sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc phát
triển nguồn lao động có trình độ cao, sức khỏe tốt để gánh vác trách nhiệm cho đất nước
trong tương lai. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi là điều thiết yếu để phát triển nguồn nhân lực vững mạnh trong công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
3.1.3 Về mặt pháp lý
Pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam hiện nay tương đối
hoàn thiện so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các quy định về thời giờ làm
việc và nghỉ ngơi đã giúp tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao
động và người sử dụng lao động. (Điều 105 BLLĐ 2019) Người lao động có quyền làm
việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và 48 giờ một tuần. Còn đối với cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, người lao động được khuyến khích làm việc
không quá 40 giờ trong một tuần. Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày đối
với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phố hợp với Bộ Y tế ban hành.
Ngoài giờ làm việc, người lao động còn được nghỉ ngơi phù hợp : (Điều 105 BLLĐ) làm
việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ trong trường hợp được rút ngắn thì người lao động được
nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút ;(Điều 110 BLLĐ 2019) người lao động làm việc theo ca
được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. Ngoài ra, mỗi tuần
người lao động được nghỉ với thời gian nghỉ ít nhất 1 ngày (Điều 111 BLLĐ 2019). Quy
chế nghỉ lễ, phép năm, nghỉ phép đặc biệt cũng tạo điều kiện để người lao động có thêm
thời gian nghỉ ngơi . Chính những quy định này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động. Quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi ở nước ta khá tiến
bộ, luôn theo hướng phát triển của xã hội và hòa vào dòng chảy của pháp luật lao động từ
các nước trên thế giới . Điều này đã tạo môi trường pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.
Trong một thời gian, các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được thi
hành và áp dụng thì bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế.
Chẳng hạn như việc quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động chưa
được chặt chẽ trong trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động với một hoặc
nhiều người sử dụng lao động khác nhau; (Điều 107 BLLĐ 2019) mức giới hạn quy định
số giờ làm tăng ca tối đa theo tháng chưa được nêu ra chỉ có mức giới hạn số giờ làm việc
tăng ca trong ngày ( không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày) và trong
năm (không quá 200- 300 giờ trong 1 năm).
Vấn đề hội nhập quốc tế cũng được xếp vào nhóm hạn chế của quy định này , đây là yếu
tố ảnh hưởng tới sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc
và thời giờ nghỉ ngơi. Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước , vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng ở
nước ta , điều này dẫn đến nhiều thành tựu song cũng gây ra nhiều thách thức phải đối
mặt. Mặt dù đang có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực do nước ta đang ở trong thời kỳ
dân số vàng, nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay vẫn là một khía cạnh cần được
tập trung phát triển nhiều hơn. Nguồn lao động dồi dào nhưng đội ngũ nhân lực chất
lượng cao còn thiếu trầm trọng. Số lao động có trình độ chuyên môn cao có khuynh
hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lự thức hành và khả năng thích
nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Họ vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào
tạo bổi dưỡng để được sử dụng hiệu quả. Nếu Nhà nước không tập trung khắc phục thưc
trạng này sẽ có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kèo dài sự tụt hậu. Hội nhập
quốc tế vừa là thời cơ tốt vừa là thử thách lớn của nước ta trên con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước đã xác định : “ nguồn nhân lực là khâu then chốt để
nước ta hội nhập thành công”.
“ Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ biến mất, chỉ có trí tuệ của con người thì
khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên” sự nhấn mạnh vai trò lao động tri
thức được một nhà tương lai học người Mỹ. Có thể nói rằng, thực chất việc phát triển
nguồn lao động tri thức, nguồn nhân lực là công việc cần được tập trung nhiều và cần
được làm tốt hơn việc giải phóng con người. Điều này tạo ra hai yêu cầu song song: phải
tập trung trí tuệ và nguồn nhân lực cho phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, thường
xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, gìn giữ và phát huy môi trường
tự nhiên của quốc gia. Yếu tố đầu tiên để thực hiện tốt việc phát triển nguồn nhân lực là
phải có nguồn nhân lực dồi dào, khỏe mạnh và có tinh thần học tập và làm việc cao. Việc
đảm bảo cho người lao động có sức khỏe tốt, sự minh mẫn về trí óc là điều vô cùng quan
trọng cần được nêu rõ ở các quy định của Pháp luật.
Xét trên bình diện chung, Bộ luật Lao động hiện hành mang tính hội nhập cao. Điều
này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường và trước nhu cầu hội nhập quốc tế. Từ việc thừa nhận có sự di trú lao động giữa
các nước, (Theo Điều 4 Luật Người Lao động Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài theo
hợp đồng năm 2020) khuyến kích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát huy và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động sau khi làm việc ở nước ngoài trở về; cho phép người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.Đến nay, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã
được điều chỉnh trên một mặt bằng pháp lý thống nhất với các quan hệ lao động trong
nước. Các quy định về việc đưa lao đông Việt đi làm việc ở nước ngoài đã được phát
triển thành Luật lao đông Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo điều
kiện để Việt Nam thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường lao động quốc tế.
Những quy định của pháp luật lao động Việt Nam ngày càng trở nên gần gũi với các
tiêu chuẩn lao động quốc tế. Điều này chính là cơ sở để Nhà nước ta phê chuẩn một số
công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tê (ILO): công ước số 29 – Lao động cưỡng
bức; công ước số 111 – Chống phân biệt đối xử; công ước số 138- tuổi tối thiếu được đi
làm việc; công ước 98 – Quyền tổ chức và thương lượng tập thể ;công ước số 105 – xóa
bỏ lao động cưỡng bức. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã tham gia 25 công ước về
quyền lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) bao gồm 7 trên 8 công ước cơ bản .
Viêc phê chuẩn các công ước này đánh dấu bước đầu được vận dụng phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của Việt Nam.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3.2.1. Tăng cường tính hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi
Muốn tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi, trước tiên, cần phải khắc phục sự bất hợp lý của các quy định hiện hành, bảo
đảm tính hợp lý, chặt chẽ trong việc điều chỉnh, thực thi pháp luật về thời giờ làm việc và
thời giờ nghỉ ngơi nhằm tạo tính phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay. Điều này đòi hỏi pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi cần
được bổ sung đầy đủ và khả thi hơn. Trên thực tế, các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc và thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam có nhiều nét riêng, pháp luật có quy định về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi riêng cho từng người lao động. Mỗi người nên có quy
định riêng phù hợp với các nhóm lao động như : lao động bình thường, lao động nữ ,
lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi và người lao động nặng nhọc, độc hại.
Về thời giờ làm việc, cần quy định thời giờ hợp lý đối với người lao động. Khi họ được
làm việc với một chế độ hợp lý họ sẽ phát huy tối đa hiệu quả công việc của mình tạo ra
năng suất cao cho công ty, doanh nghiệp…Sức khỏe là vàng , có sức khỏe mới làm việc
được, vì thế cần hạn chế thời gian làm them giờ nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao
động. Điều này chính là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao
động, ngăn chặn tối đa những hậu quả có thể xảy ra, đồng thời, bảo đảm được lợi ích lâu
dài cho người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động cần thỏa
thuận thời giờ làm việc, thời giờ làm thêm trong hợp đồng lao động một cách hợp lý và rõ
ràng, không được vi phạm mức thời gian quy định của pháp luật.
Về thời giờ nghỉ ngơi, quy định môt thời giờ nghỉ nghơi hợp lý và khoa học thực sự là
điều vô cùng quan trọng. Cần phải quy định rõ ràng về thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca,
nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương theo thỏa
thuận. Việc bố trí thời giờ nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động có ý nghĩa vô cùng thiết
thực trong việc bảo vệ sức khỏe, phục hồi sức lao động , đẩm bảo năng suất làm viêc,
nâng cao chất lượng công việc , góp phần phòng ngừa và giảm thiếu nguồn lao động
trong nước.
3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi
Nhà nước ta có các cơ chế bảo đảm nhằm tạo tính thực thi và nghiêm chỉnh trong quá
trình thực hiện quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Việc bảo đảm
được thực hiện trên các lĩnh vực : chính trị- tư tưởng, pháp lý,và kinh tế- xã hội.
Thứ nhất là, cơ chế bảo đảm về mặt chính trị - tư tưởng. Một trong những bảo đảm
chính trị quan trọng nhất là nhà nước luôn bình đẳng và dân chủ trong việc đưa ra các
quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động. Người lao động và
người sử dụng lao động bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật và cùng chịu
trách nhiệm trong việc vi phạm quyền và lợi ích của nhau . Từ đó, thể hiện mục đích và
bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên , bên cạnh việc
phát huy bình đẳng , dân chủ , các quy định của nhà nước về thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi phải có xu hướng ngày càng bảo vệ quyền lợi của người lao động bởi vì thời
giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề quan trọng và luôn được quan tâm đối với
người lao động. Nó là yếu tố căn bản để người lao động tái sản xuất sức lao động, làm
tiền đề cho quá trình lao động lâu dài và cũng giúp đóng góp vào sự phát triển bền vũng
của doanh nghiệp. Về mặt tư tưởng, cần phát huy tư tưởng “lấy sự phát triển của con
người làm gốc” , Đảng và Nhà nước ta tập trung phát triển, nâng cao chất lượng giáo
dục , bồi dưỡng nguồn nhân lực và nền kinh tế tri thức. Giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập cho người lao động nhằm nâng cao đời sống vật chất của con người. Do đó, các
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cần phát huy những tư tưởng trên để
góp phần xây dựng đội ngũ lực lượng lao đông chất lượng cao, sẵn sàng xây dựng đất
nước ngày một phát triển trong thời kỳ hội nhập.
Thứ hai là, cơ chế đảm bảo về mặt pháp lý. Muốn đảm bảo người lao động được làm
việc và nghỉ ngơi hợp lý nhằm nhằm mục đích phục hồi sức lao động trong quá trình lao
động sản xuất thì việc Nhà nước xem xét kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các quy định
về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi một cách đầy đủ và hợp lý là nhiệm vụ hết sức quan
trọng. Nhà nước quy định pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người
lao động thành một chế định quan trọng của Bộ luật lao động qua các thời kỳ. Nhà nước
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, xử phạt những trường hợp vi phạm những quy định đó , điều này tức là Nhà nước
đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thi hành luật thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
cho người lao động. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập
quốc tế, Nhà nước ta luôn học hỏi , tiếp thu những quy định tiến bộ trên thế giới để đưa
tri thức đã tiếp thu được áp dụng vào cho Việt Nam bằng việc đề xuất sửa đổi , thay thế
những quy định lạc hậu . Các đề xuất sửa đổi bổ sung được phát triển theo hướng tiến bộ
hơn, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Thứ ba là, cơ chế bảo đảm về mặt kinh tế xã hội. Nền kinh tế nước ta đang vận động
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này tạo tiền đề cho người lao
động và người sử dụng lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhau một cách có
hiệu quả. Ngoài những lợi ích mà nền kinh tế thị trường đem lại, song song xuất hiện
những mặt hạn chế cần được giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nhiều người sử dụng lao động vì lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến người lao
động, ép buộc người lao động làm việc quá giờ tiêu chuẩn quy định, làm them giờ quá
mức, cắt giảm giờ nghỉ ngơi của người lao động. Bị ép buộc quá đáng nhưng tại sao
người lao động lại không có phản hồi gì ? Bởi vì mức lương thấp mà mức sống cao, họ
không đủ chi trả cho cuộc sống của họ nên họ không những không phản ứng lại mà đã
hướng ứng theo mục đích để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, họ chạy đua theo cái lợi
trước mắt mà quên mất tác hại và ảnh hưởng lâu dài sau này đối với chính bản than của
người lao động và đối với gia đình họ. Vì vậy , Nhà nước cần có những chính sách nhằm
đảm bảo mức thu nhập, mức sống hợp lý nhất để nâng cao đời sống vật chất tinh than
của người lao động. Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền cho người lao
động và người sử dụng lao động về những chính sách và quy định pháp luật về thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi để họ nhận thức được các quyền lợi của mình , đồng thời,
cũng tuyên truyền những tác hại của việc làm quá giờ để họ có kiến thức biết bảo vệ sức
khỏe của mình hơn. Từ đó, ý thức trách nhiệm của người dân sẽ được nâng cao.

You might also like