You are on page 1of 8

NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH

Bài thực hành số 1


Thời gian thực hiện: 3 tiết
Nội dung
1.1. Làm quen với IDE.
1.2. Luyện tập các công việc trong lập trình: tạo tập tin mã nguồn, biên dịch, v.v.
1.3. Luyện tập khai báo trị số, hằng, biến thuộc các kiểu dữ liệu cơ bản và in ra (hàm printf).
1.4. Luyện tập việc đọc giá trị từ bàn phím (hàm scanf).
1.5. Luyện tập sử dụng một số hàm thư viện.
1.6. Luyện tập phong cách lập trình.
Chuẩn đầu ra
L.O.1.2 – Giải thích được các bước trong quá trình quy trình phát triển chương trình máy tính.
L.O.1.3 – Liệt kê được các công cụ phần mềm hổ trợ các bước trong quá trình nói trên.
L.O.1.4 – Biết được cấu trúc và hiểu được các thành phần của một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình C.
L.O.1.5 – Vận dụng phong cách lập trình để viết được các chương trình trong sáng và dễ đọc.
L.O.1.6 – Liệt kê được các kiểu dữ liệu cơ bản trong C và ghi ra giá trị điển hình của các kiểu đó trong mã nguồn.
L.O.1.7 – Sử dụng được các hàm để đọc dữ liệu từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình.

1.1, 1.2. Làm quen IDE, các thao tác cơ bản


Bước 1: Bật máy tính và chạy phần mềm CodeBlocks.

Bước 2: Chọn menu FILE  New Project.

TRANG 1
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Bước 3: Chọn cửa sổ Console application

Chọn ngôn ngữ C (không chọn C++).

TRANG 2
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Chọn thư mục lưu trữ dự án, tên dự án.

Chọn GNU GCC Compiler, chọn Release (bỏ chọn Debug).

Bước 4: Sửa code, đánh code


Yêu cầu: Viết chương trình in ra dòng chữ Hello world !
Hướng dẫn: Gõ vào đoạn code như Hình 1

TRANG 3
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết

Hình 1:”Hello word!”


Bước 5: Thao tác lưu trữ: Click vào Button Save nằm phía trên góc trái màn hình (hoặc nhấn
tổ hợp phím Ctrl + S)
Bước 6: Dịch - sửa lỗi – chạy:
 Dịch: Click chuột vào menu Build, chọn Build(hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9).
 Chạy chương trình:Click vào menu Build, chọn run(hoặc nhấn phím F9)

1.3a. Trị số và hàm printf( )


Bước 7: Tạo dự án mới Th01B với chủ đề "du lieu so he 8, 10, 16".
 Viết ra chương trình xuất ra màn hình biểu diễn thập phân, bát phân và thập lục phân
của một số nguyên cho trước. Ví dụ a=10 thì sẽ in ra 10, 12, A.
int a = 10, thì a là biến kiểu nguyên, 10 là trị số của a. Hàm printf in ra các trị số của
của a theo các hệ cơ số thập phân, bát phân và thập lục phân lần lượt theo định dạng
%d, %o và %X. Quan sát chương trình Hình 2 và dự đoán kết quả xuất hiện trên màn
hình.

Hình 2: Xuất ra các trị số dạng thập, lục và thập lục phân
Bước 8: Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
1.3b. Hằng (dùng const và #define)
Bước 9: Tạo dự án mới Th01C với chủ đề "du lieu hang".
Bước 10:
 Quan sát chương trình Hình 3 và dự đoán kết quả xuất hiện trên màn hình.

TRANG 4
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết

Hình 3:Ví dụ về hằng bằng #define và const


Bước 11: Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.

*Lưu ý:
#define có thể được redefined(định nghĩa lại) còn const thì không. Sửa code như
Hình 4

Hình 4: Ví dụ thay đổi hằng dùng #define


Sửa code như Hình 5 và biên dịch chương trình

TRANG 5
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết

Hình 5: Ví dụ không thay đổi được hằng dùng const


1.3c. Biến cơ bản
Bước 12: Tạo dự án mới Th01D với chủ đề "du lieu bien co ban".
Bước 13:
 Quan sát chương trình Hình 9 và dự đoán kết quả xuất hiện trên màn hình.

Hình 6:Dữ liệu biến cơ bản


Bước 14: Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
1.4a. Nhập trị cho biến từ bàn phím - hàm scanf( )
TRANG 6
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Bước 15: Tạo dự án mới Th01E với chủ đề "doc du lieu input".
 Yêu cầu: Tạo chương trình đọc dữ liệu input
 Hướng dẫn: Gõ code theo Hình 7

Hình 7: Đọc dữ liệu Input


Bước 16: Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
1.4b. Sử dụng các toán tử, tính toán biểu thức
Bước 17: Tạo dự án mới Th01F chủ đề “ su dung toan tu bieu thuc”
Quan sát chương trình trong Hình 8 dự đoán kết quả xuất ra màn hình.

Hình 8:Sử dụng toán tử biểu thức


Bước 18: Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
1.5. Sử dụng hàm thư viện
Bước 19: Tạo dự án mới Th01G (Yêu cầu dùng hàm trong thư viện math.lib)
 Sử dụng hàm fabs strong thư viện math.lib để tính trị tuyệt đối của một số.
 Sử dụng dụng hàm pow để tính lũy thừa của một số.
 Quan sát chương trình Hình 9 và dự đoán kết quả xuất hiện trên màn hình.

TRANG 7
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết

Hình 9: Sử dụng hàm thư viện


Bước 20: Dịch, chạy và kiểm tra kết quả.
1.6. Luyện tập phong cách lập trình
 Các dòng lệnh cùng cấp phải cùng cột với nhau(Tab phải đều nhau)
 Hằng được viết chữ in hoa, ví dụ #define CNAME “HCMC University”, const int Y
= 30;
 Tên biến hợp lệ là một chuỗi ký tự liên tục gồm: Ký tự chữ, số và dấu gạch dưới, Ký
tự đầu của tên phải là chữ hoặc dấu gạch dưới.
Khi đặt tên không được đặt trùng với các từkhóa. Ngăn cách mỗi từ trong biến là 1
gạch dưới ví dụ tên biến sau là hợp lệ
Ví dụ :
Các tên đúng: delta, a_1, Num_ODD, Case.
Các tên sai: 3a_1 (ký tự đầu là số); num-odd (sử dụng dấu gạch ngang); int (đặt tên
trùng với từkhóa) ; del ta (có khoảng trắng); f(x) (có dấu ngoặc tròn)…

Bài làm thêm


Sinh viên tiếp tục tìm hiểu hàm printf và scanf để thực hiện các bài tập sau trên lớp.
Câu 1: Viết chương trình nhập vào tên sinh viên điểm thi Toán, Lý, Hóa. In tên sinh viên
và điểm trung bình cộng đếm được ra ngoài màn hình.
Câu 2: Viết chương trình cho phép người dung nhập vào tên của mình lưu ở biến
TEN(tên tiếng việt không dấu). Xuất ra màn câu chào với tên người dùng nhập vào:
XIN CHAO <TEN> DEN VOI MON HOC NMLT.
Câu 3: Viết chương trình nhập vào 2 cạnh của hình chữ nhật, xuất ra màn hình chu vi và
diện tích của hình chữ nhật đó.
------------------Hết------------------

TRANG 8

You might also like