You are on page 1of 4

Tình huống: Bệnh nhân sức khỏe giảm sút, thể chất hao gầy, tâm trạng bồn

chồn, khó ngủ, giấc ngủ ngắn, dễ bị thức giấc, đại tiện khô táo.
I. Quy nạp bát cương
- Dương chứng: đại tiện khô táo
- Nhiệt chứng: đại tiện táo kết, thể chất hao gầy
- Hư chứng: sức khoẻ giảm sút, thể chất hao gầy
- Lý chứng: sức khoẻ giảm sút, thể chất hao gầy, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ,
ngủ ngắn, dễ bị thức giấc
II. Quy nạp tạng phủ
Tâm:
- tâm tàng thần: tàng thần tốt→biểu hiện thông minh hoạt bát; tâm không tàng
được thần→bồn chồn, khó ngủ, dễ bị thức giấc, giấc ngủ ngắn
Tỳ
- tỳ chủ tứ chi, cơ nhục: tỳ khoẻ→cơ thể hồng thuận béo tốt; tỳ yếu→ thể chất
hao gầy
- tỳ ích khí sinh huyết: tỳ khoẻ→ nguồn khí được cung cấp dồi dào giúp cơ thể
khoẻ mạnh; tỳ yếu→ sức khoẻ giảm sút
Can
- can tàng huyết: dự trữ, điều tiết huyết cho cơ thể; huyết ko thu được về
can→bồn chồn, khó ngủ
-can chủ sơ tiết: Can có tác dụng thăng phát-đưa lên, thâu tiết-gom về để hạn
chế, làm cho sự vận hành các phủ tạng khác được thông suốt; chức năng này
kém→Can khí thăng phát không đủ→ khó ngủ, tinh thần bồn chồn
III. Nguyên nhân gây bệnh
Âm hư→sinh nội nhiệt → mất tân dịch làm thể chất hao gầy; đại tiện khô táo
Tâm can âm hư→tàng thân, tàng huyết kém→tâm trạng bồn chồn, khó ngủ,
giấc ngủ ngắn, dễ bị thức giấc

IV. Phương pháp điều trị


Bổ
- hư thì bổ thực thì tả
- Do bệnh nhân có dấu hiệu của hư chứng như sức khỏe giảm sút, thể chất hao
gầy,…
Thanh
- loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể
Tả hạ
- tẩy nhuận, đưa chất ứ đọng tà khí ra ngoài
- do bệnh nhân đại tiện khô táo
V. Nhóm thuốc, vị thuốc
Bổ âm-dưỡng âm
- bồi bổ phần âm-chân âm trong cơ thể; khi các bộ phân xuất hiện các chứng
hư→ chữa:
+) tâm âm hư: mất ngủ, hồi hộp…
+) âm hư sinh nội nhiệt: đại tiện khô táo, thể chất hao gầy, khó ngủ…
- thận trọng người tỳ vị hư nhược,  ăn kém, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- vị thuốc: thiên môn đông, bách hợp, mạch môn…
Bổ huyết
- tạo huyết, dưỡng huyết→bổ can dưỡng tâm, ích tỳ tăng sinh huyết dịch
- thận trọng người tỳ vị thấp trệ, bụng chướng đầy, ăn ít, đại tiện lỏng nát
- vị thuốc: đương quy, hà thủ ô đỏ…
Dưỡng tâm an thần
-  dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương, nuôi dưỡng tâm âm
→ chữa mất ngủ, giấc ngủ ngắn…
- vị thuốc: bá tử nhân, toan táo nhân, ngải tượng, …
Thanh nhiệt giáng hoả
- hạ hoả, thanh thâm nhiệt, trừ phiền chỉ khái, sinh tân dịch
→ chữa
+) âm hư, tân dịch thiếu: đại tiện khô táo…
+) tâm phiền nhiệt: bồn chồn, khó ngủ…
- thận trọng người đang tiêu chảy; hoả hạ→ ngừng thuốc
- vị thuốc: chi tử
Tả hạ có tính hàn
- thông đại tiện, tả hoả→ chữa đại tiện khô táo…
- không nên sử dụng lâu ngày
- vị thuốc: đại hoảng, lô hội…
Hành khí
Do thuốc bổ âm có tính trệ→sử dụng thuốc hành khí→để khí huyết lưu thông
tốt hơn
- vị thuốc: trần bì, hương phụ
VI. Cổ phương : Thiên vương bổ tâm đan
Đảng sâm 20 gam
Huyền sâm 20 gam.
Đan sâm 20 gam
Bạch phục linh 20 gam.
Ngũ vị tử 40 gam.
Viễn chí 20 gam.
Cát cánh 20 gam.
Đương quy 40 gam.
Thiên môn 40 gam.
Mạch đông 40 gam.
Bá tử nhân 40 gam.
Toan táo nhân 40 gam.
Sinh địa 160 gam.
- Công năng: Dưỡng âm sinh tân dịch an thần.
- Chủ trị: Chứng âm hư nội nhiệt gây ra mất ngủ, hồi hộp, nhịp tim nhanh.
- cách dùng: Các vị thuốc ghiền bột, luyện với mật làm hoàn, viên to bằng hạt
Ngô đồng, lấy Chu sa làm áo. Mỗi ngày dùng 12 gam chia làm 2 lần uống, hoặc
uống trước khi ngủ với nước. Hoặc có thể sắc thuốc làm dạng thang.
- thận trọng: đối với những bệnh nhân tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, chán
ăn.
- Phân tích bài thuốc:

 Sinh địa, Huyền sâm tư âm thanh nhiệt để dưỡng tâm an thần là chủ dược.
 Đơn sâm, Đương quy bổ huyết dưỡng tâm.
 Đảng sâm, Phục linh bổ ích tâm khí.
 Bá tử nhân, Viễn chí định tâm an thần.
 Thiên môn, Mạch môn tư âm thanh nhiệt.
 Ngũ vị tử, Toan táo nhân liễm tâm an thần.
 Chu sa an thần.
 Cát cánh dẫn dược đi lên để thông được tâm khí, khiến cho sức thuốc tác
dụng được ở Thượng tiêu

You might also like