You are on page 1of 32

ÔN THI GIỮA KÌ I ( BÀI 8,9,12,15,16)

I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. ...(1).... là quá trình ...(2)... các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ ....
(3).... được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật”.(1), (2) và (3) lần lượt là
A. Quang hợp,tổng hợp,năng lượng ánh sáng. B. Quang hợp,tổng hợp,ATP
C. quang hợp, phân giải, năng lượng ánh sáng D. hô hấp, phân giải, năng lượng ánh sáng
Câu 2. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng B. Tạo chất hữu cơ
C. Cân bằng nhiệt đô môi trường D. Điều hòa không khí
Câu 3. Cấu tạo của lá như thế nào để phù hợp với chức năng quang hợp?
A. Lá to,dày,cứng B. To,dày,cứng,có nhiều gân
C. Lá có nhiều gân D. Lá có hình dạng bản,mỏng
Câu 4. Vì sao lá có màu lục?
A. Do lá có chứa diệp lục B. Do lá có chứa sắc tố carotenoit
C. Do lá có chứa sắc tố màu xanh tím D. Do lá có chứa sắc tố màu cam đỏ
Câu 5. Phần thịt lá nằm sát trên lớp biểu vì trên gồm các
A. Tế bào mô giậu B. Khí khổng C. Tầng cutin D. Tế bào bao bó mạch
Câu 6. Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm
A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau,không chứa lục lạp.
B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau,chứa nhiều lục lạp.
C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau,chứa ít lục lạp.
D. Bao gồm các tế bào dãn cách,chứa nhiều lục lạp.
Câu 7. Số lượng lục lạp trong lá có vai trò
A. Làm cho lá xanh hơn
B. Dự trữ lục lạp khi bị phân hủy
C. Làm tổng diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá, tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng.
D. Thay phiên hoạt động giữa các lục lạp trong quá trình quang hợp.
Câu 8. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh là
A. Không bào B. Riboxom C. Lục lạp D. Ti thể
Câu 9. Cho các thành phần sau:
I.Stroma II.Grana III.Lixozom IV. Tilacoit
Các thành phần cấu trúc của lục lạp bao gồm
A. I,II,III,IV B. I,II,III C. I,II,IV D. I,III,IV
Câu 10. Thành phàn nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?
I.Stroma II.Grana III.Lixozom IV.Tilacoit
A. IV B. II C. I D.III
Câu 11. Các tilacoit không chứa
A. Các sắc tố B. Các trung tâm phản ứng
C. Chuỗi truyền electron D. Enzim cacboxi hóa
Câu 12. Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp
A. Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp
C. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 13. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục a và carotenoit
C. Diệp lục b và carotenoit D. Diệp lục và carotenoit
Câu 14. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ
A. Chuyển hóa năng lượng hóa năng thành quang năng.
B. Tổng hợp glucozo
C. Tiếp nhận CO2
D. Hấp thụ năng lượng ánh sáng
Câu 15. Carotenoit có nhiều trong
A. Khoai mì B. Xà lách C. Lá xanh D. Cà rốt
Câu 16. Có thể sử dụng hóa chất nào sau dây để phát hiện diệp lục và carotenoit?
A. Dung dịch Iot B. Dung dịch cồn 90-600 C. Dung dich KCl D. Dung dịch H2SO4
Câu 17. Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh
đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:

Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình.Dự đoán nào sau đây về kết quả thí
nghiệm là không đúng?
A. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm II có màu vàng.
B. Dịch chiết thí nghiẹm ở nhóm III và nhóm IV đều có màu đỏ
C. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm I có màu xanh lục.
D. Dịch chiết ở tất cả các cốc đối chứng đều không có màu.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(I). Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(II). Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học
(III). Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của Sinh giới
(IV). Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển
(V). Điều hòa không khí
Số phát biểu đúng về vai trò của quang hợp là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Vai trò nào dưới đây không thuộc quá trình quang hợp?
A. Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ
B. Biến đổi chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống trên
Trái đất.
C. Làm trong sạch bầu khí quyển
D. Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng
Câu 20. Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng
D. Điều hòa không khí
Câu 21. Lá có các đặc điểm nào dưới đây phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng
và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. I,II,III,IV B. I,II,IV C. I,II,III D. II,III,IV
Câu 22. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp
thụ được nhiều ánh sáng?
A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ
ánh sáng
B. Có diện tích bề mặt lớn
C. Có phiến lá mỏng
D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn
Câu 23. Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ
được nhiều ánh sáng ?
I. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm diện tích hấp thụ
ánh sáng
II. Có diện tích bề mặt lớn
III. Phiến lá mỏng
IV. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.
A. I,III,IV B. I,II C. II,III D. II,III,IV.
Câu 24. Đặc điểm hình thái của lá giúp cây hấp thụ nhiều tia sáng là
A. Có khí khổng B. Có hệ gân lá C. Có diện tích bề mặt lớn. D. Có lục lạp
Câu 25. Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá
A. Có khí khổng B. Có hệ gân lá C. Có diện tích bề mặt lớn D. Có lục lạp
Câu 26. Lá cây có màu xanh lục vì
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
B. Carotenoit hấp thụ ánh sáng màu xanh lục D. Các tia sáng màu xanh lục k đc dl hấp thụ
Câu 27. Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn
B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc
C. Do lá có hình phiến mỏng,còn tế bào lá có hình khối
D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá
Câu 28. Số lượng lớn lục lạp trong lá có vai trò
A. Làm cho lá xanh hơn
B. Dự trữ lục lạp khi nó bị phân hủy
C. Làm tổng diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá,tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng
D. Thay phiên hoạt động giữa các lục lạp trong quá trình quang hợp
Câu 29. Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở
A. Chất nền stroma B. Màng tilacoit C. Xoang tilacoit D. Ti thể
Câu 30. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP,
NADPH trong quang hợp là
A. Diệp lục a B. Diệp lục b C. Diệp lục a và b D. Diệp lục a,b và tilacoit.
Câu 31. Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Clorophyn a và clorophyn b B. Clorophyn a và phicobilin
C. Clorophyn a và xantophyl D. Clorophyn a và caroten
Câu 32. Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục a và caroten
C. Caroten và xantophyl D. Diệp lục và carotenoit
Câu 33. Khi nói vê cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra
một số nhận xét sau
(1). Trên màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. 
(2). Trên màng tilacôit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP
trong quang hợp. 
(3). Chất nên strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 34. Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?
A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước)
B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để
tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước)
D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
Câu 35. Có bao nhiêu hóa chất dưới đây có thể được dùng để tách chiết sắc tố quang hợp?
I.Axeton II. Cồn 90-960 III. NaCl IV. Benzen V. CH4
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 36. Sắc tố nào khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt
sáng ?
A. Carôten. B. Carôtennôit. C. β - carôten. D. Xantôphul.
Câu 37. Khi nói về cơ quan quang hợp và bào quan quang hợp,phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các cơ quan trên cơ thể thực vật đều có khả năng quang hợp
B. Tất cả các bào quan của tế bào lá đều làm nhiệm vụ quang hợp.
C. Quá trình quang hợp diễn ra trong bào quan lục lạp
D. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp
Câu 38. Cho chú thích về lục lạp trong hình sau:

Phương án chú thích đúng là


A. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - tilacôit ; 5 - grana.
B. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - tilacôit; 4 - chất nền ; 5 - grana.
C. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - grana; 5 - tilacôit.
D. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - grana; 4 - tilacôit ; 5 - chất nền.
Câu 39. Tilacôit là đơn vị cấu trúc của
A. Chất nền B. Lục lạp C. Stroma D. Grana
Câu 40. Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa
A. Để khí oxi khuếch tán từ không khí vào lá
B. Giúp lá dễ hấp thụ ion khoáng từ rễ đưa lên
C. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.
D. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp.
Câu 41. Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là
A. ATP, C6H12O6, O2, H2O. B. C6H12O6, O2, ATP.
C. C6H12O6, O2, H2O.   D. H2O, CO2
Câu 42. Người ta chiết rút hệ sắc tố của thực vật bậc cao bằng dung môi hữu cơ và tiến hành
sắc kí trên giấy thu được sắc kí đồ như sau:

Các vạch 1,2,3,4 lần lượt tương ứng với những loại sắc tố
A. Diệp lục a,diệp lục b,carotenoit,xantophyl.
B. Diệp lục b,diệp lục a,xantophyl,carotenoit.
C. Diệp lục a,diệp lục b,xantophyl,carotenoit.
D. Diệp lục b,diệp lục a,xantophyl,carotenoit.
Câu 43. Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ
A. H2O và CO2 B. Nitơ phân tử C. Chất khoáng D. Oxi từ không khí
Câu 44. Diệp lục phân bố ở cấu trúc nào của lục lạp?
A. Trong chất nền stroma B. Trên màng tilacoit
C. Trên màng trong của lục lạp D. Trên màng ngoài của lục lạp
Câu 45. Cho các nhân tố sau:
I.Ánh sáng II.CO2 III. Nước IV. Ôxi V. Bộ máy quang hợp.
Số nhân tố mà quá trình quang hợp cần là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 46. Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối ở ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liẻn quang trực tiếp đến quang hợp.
Câu 47. Lá cây thường có 3 loại sắc tố là clorophyl,caroten và xanthôphyl. Khi lá già,
clorophyl bị phân giải thì lá thường có màu vàng và sau đó rụng khỏi cành. Màu của loại sắc
tố nào sau đây sẽ quy định màu vàng của lá trước khi rụng?
A. Xanthophyl B. Caroten C. Melanin D. Antoxiamin.
Câu 48. Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quang hợp,nước là chất khử
B. Trong quang hợp,CO2 là chất khử
C. Oxi giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước
D. Oxi tromg glucozo tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ CO2.
Câu 49. Trong quang hợp, các nguyên tử oxi của phân tử CO 2 cuối cùng sẽ có mặt ở chất nào
sau đây?
A. Oxi thải ra B.Oxi và C6H12O6 C. C6H12O6 D. C6H12O6 và nước
Câu 50. Trong các thí nghiệm tách chiết sắc tố thực vật, vì sao phải tách chiết dung dịch sắc
tố bằng các loại dung dịch aceton,benzen,cồn?
A. Sắc tố thực vật rất khó tách chiết nên phải dùng các loại dung dịch aceton,benzen, cồn có
độ phân li mạnh.
B. Các sắc tố không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Các sắc tố có bản chất là các axit hữu cơ.
D. Các sắc tố dễ dàng két hợp với aceton,benzen hoặc cồn tạo hợp chất tan trong nước.
Câu 51. Phương trình tóm tắt chính xác nhất của quá trình quang hợp là
A. 6CO2 +12H2O  C6H12O6 +6O2 +6H2O
B. 6CO2 + 6O2  C6H12O6 + 6H2O
C. C6H12O6 + 6O2 6CO2 +12H2O
D. C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
Câu 52. Kim loại có mặt trong cấu trúc hóa học của lục lạp là
A. Mg B. Fe C. Mn D. Cu
Câu 53. Lục lạp có nhiều nhất ở
A. Lá già B. Lá non C. Lá bánh tẻ D. Chồi non.
Câu 54. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và
NADPH.
C. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH
D. Thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
Câu 55. Pha sáng là
A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong ATP.
B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. 
C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong NADPH
D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các
liên kết hoá học trong ATP.
Câu 56. Pha sáng của quá trình quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được
diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các
A. Liên kết hóa học trong ATP B. Liên kết hóa học trong ATP và NADPH
C. Liên kết hóa học trong NADPH D. Liên kết hóa học trong NADPH,ATP,C6H12O6
Câu 57. Sản phẩm của pha sáng bao gồm
A. ATP,NADPH,O2 B. ATP,NADPH,CO2 C. ATP,NADP+,O2 D. ATP,NADPH.
Câu 58. Chất nào sau đây do pha sáng của quang hợp tạo ra?
A. APG B. AIPG C. CO2 D. NADPH.
Câu 59. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng quang hợp?
A. ATP B. Nước C. NADPH D.O2
Câu 60. Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại
A. Chất nền B. Màng trong C. Màng ngoài D. Tilacoit
Câu 61. Pha sáng xảy ra trong cấu trúc nào của lục lạp?
A. Stroma B. Màng tilacoit C. Chất nền protein D. Màng của lục lạp
Câu 62. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là
A. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
Câu 63. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP,NADPH và giải phong khí ôxi
B. Quá trình khử CO2
C. Quá trình quang phân li nước
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục.
Câu 64. Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng
A. Kích thích của clorophyl bởi các photon ánh sáng
B. Quang phân li nước nhò hấp thụ từ các photon
C. Quang hóa hình thành ATP và NADPH.
D. Cả A B C đều đúng
Câu 65. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quang hợp?
A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
B. Sản phẩm của pha sáng là NADH.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Ở thực vật,pha sáng diễn ra trên mạng tilacoit ở lục lạp
Câu 66. Nhận xét nào sau đây là không đúng về pha sáng?
A. Cố định CO2 B. Diễn ra ở tilacoit C. Giải phóng ôxi D. Giải phóng nước
Câu 67. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. Màng ngoài B. Màng trong C. Chất nền stroma D. Tilacoit
Câu 68. Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành
cacbonhidrat là
A. ATP,NADPH B. NADPH,O2 C. Nước,ATP D. ATP,ADP,ánh sáng
Câu 69. Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là
A. O2, ATP, NADPH. B. ATP, NADPH, CO2
C. H2O, ATP, NADPH.  D. NADPH, APG, CO2. 
Câu 70. Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?
A. ATP B. NADPH C. ATP,NADPH D. Ôxi
Câu 71. Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là
A. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
D. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định
CO2.
Câu 72. Chu trình Canvin có 3 giai đoạn. 3 giai đoạn đó là
A. Khử - phục hồi chất nhận CO2 - tạo sản phẩm đầu liên.
B. Tạo sản phẩm đầu tiên - khử - phục hồi chất nhận CO2.
C. Tạo sản phẩm đầu tiên - phục hồi chất nhận CO2 - khử.
D. Phục hồi chất nhận CO2 - khử - tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa).
Câu 73. Nhóm thực vật C3 được phân bố
A. Hầu hết mọi nơi trên Trái Đất B. Vùng ôn đới và á nhiệt đới
C. Ở vùng nhiệt đới D. Ở vùng sa mạc.
Câu 74. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào
A. Sống ở vùng sa mạc B. Sống ở vùng nhiệt đới.
C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới D. Sống chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
Câu 75. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ,
nồng độ O2...
A. Bình thường, nồng độ CO2 cao.    B. Và nồng độ CO2 bình thường.
C. Ôxi cao D. Và nồng độ CO2 thấp.
Câu 76. Chất được tách khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là
A. APG (axit photphoglixêric).   B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
C. AlPG (alđêhit photphoglixêric).   D. AM (axit malic).
Câu 77. Sản phẩm nào từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtêin, lipit?
A. Ribulôzơ 1,5 điP.    B. APG C. AIPG D. C6H12O6
Câu 78. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là
A. Rau dền, kê, các loại rau.   B. Mía,ngô,cỏ lồng vực,cỏ gấu
C. Dứa,xương rồng,thuốc bỏng. D. Lúa,khoai,sắn,đậu.
Câu 79. Nhóm thực vật C3 bao gồm các cây
A. Xương rồng,thanh long,dứa B. Mía,ngô,rau dền.
C. Cam,bưởi,nhãn D. Xương rồng,mía,cam.
Câu 80. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là
A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).     B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
C. AM (axit malic).     D. APG (axit photphoglixêric).
Câu 81. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là
A. AIPG B. RiDP C. APG D. AOA
Câu 82. Trong quá trình quang hợp, khi sử dụng CO2 có nguyên tử cacbon phóng xạ (C14) thì
C14 xuất hiện đầu tiên ở chất nào sau đây?
A. AIPG B.APG C. C6H12O6 D. Rib -15- diP
Câu 83. Thực vật C4 được phân bố
A. Rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. Ở vùng sa mạc.
Câu 84. Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
A. Và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó
mạch.
B. Và giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. Diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. Diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch
Câu 85. Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 diễn ra chủ yếu ở
A. Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch B. Lục lạp tế bào mô giậu.
C. Tế bào biểu bì trên D. Tế bào bao bó mạch.
Câu 86. Chu trình Canvin ở thực vật C4 diễn ra chủ yếu ở
A. Lục lạp tế bào mô giậu B. Lục lạp tế bào bao bó mạch
C. Lục lạp của khí khổng D. Biểu bì
Câu 87. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch, giai đoạn tái cố
định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định
CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn
ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn
ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch
Câu 88. Ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2 tạm thời (chu trình C4) xảy ra ở loại tế bào nào ?
A. Tế bào mô giậu B. Tế bào bao bó mạch
C. Tế bào mô khuyết D. Tế bài thịt
Câu 89. Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?
A. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
D. Cả B và C
Câu 90. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C3 so với thực vật C4?
A. Cường độ quang hợp cao hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
C. Năng suất cao hơn. D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.
Câu 91. Trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, thực vật C4 ưu việt hơn thực vật
C3 bởi bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm dưới đây?
I.Cường độ quang hợp cao hơn
II. Điểm bù CO2 cao hơn
III. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
IV. Thoát hơi nước mạnh hơn.
A. 2 B. 1 C. 4 D.3
Câu 92. Cho các đặc điểm sau của thực vật:
(I).Các tế bào lá có 2 loại lục lạp.
(II). Điểm bù CO2 thấp.
(III). Điểm bảo hòa ánh sáng thấp
(IV). Cường độ quang hợp thấp.
(V). Năng suất sinh học cao
(VI). Xảy ra hô hấp sáng mạnh.
Các đặc điểm sinh lí có ở thực vật C4 là
A. (III),(V),(VI) B. (I),(III),(VI) C. (II),(IV),(V) D. (I),(II),(V).
Câu 93. Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4  có năng suất cao hơn thực vật
C3 vì
A. Nhu cầu nước cao B. Điểm bảo hòa ánh sáng thấp
C. điểm bù CO2 cao. D. Không có hô hấp sáng
Câu 94. Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp
B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp
C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường
Câu 95. Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào sau đây?
(1) Cường độ quang hợp cao hơn. (2) Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.
 (3) Điểm bù CO2 cao hơn. (4) Nhu cầu nước cao hơn.
 (5) Thoát hơi nước thấp hơn. (6) Năng suất cao hơn
A. 1,2,5,6 B. 1,3,5,6 C. 1,3,4,5 D. 1,2,4,6
Câu 96. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là
A. APG (axit photphoglixêric).
B. AIPG
C. AM
D. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (axit ôxalôaxêtic - AOA).
Câu 97. “Sau khi tạo thành, hợp chất 4C di chuyển vào tế bào bao bó mạch để tham gia vào
chu trình Canvin để tổng hợp nên chất hữu cơ”. Hoạt động trên đang nói về quá trình gì và
xảy ra ở nhóm thực vật nào?
A. Quang hợp ở thực vật CAM B. Quang hợp ở thực vật C3.
C. Hô hấp ở thực vật C3 D. Quang hợp ở thực vật C4.
Câu 98. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. Lúa,khoai,sắn,đậu. B. Ngô,mía,cỏ lồng vực,cỏ gấu.
C. Dứa,xương rồng,thuốc bỏng D. Dâu tây,sầu riêng,táo.
Câu 99. Ở thực vật CAM,khí khổng
A. Đóng vào ban ngày,mở vào ban đêm. B. Mở vài hoàng hôn
C. Mở vào bình minh. D. Mở vào ban ngày,đóng vào ban đêm.
Câu 100. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều
diễn ra vào ban ngày.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều
diễn ra vào ban đêm.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu
trình canvin diễn ra vào ban ngày
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo
chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm.
Câu 101. Nhóm thực vật nào đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?
A. C3 B. C4 C. CAM D. C4,CAM.
Câu 102. Trong quang hộ ở thực vật CAM,các chu trình xảy ra khi
A. Chu trình C4 xảy ra ban ngày, chu trình Canvin xảy ra ban đêm
B. Chu trình C4 và chu trình Canvin đều xảy ra ban ngày
C. Chu trình C4 xảy ra ban đêm, chu trình Canvin xảy ra ban ngày
D. Chu trình C4 và chu trình Canvin đều xảy ra ban đêm
Câu 103. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng
như dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô,
cao lương...
(3) Giai đoạn cố định CO2 tạm thời và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình
này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Giai đoạn cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định
CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày
A. (1),(3) B. (1),(4) C. (2),(3) D. (2),(4)
Câu 104. Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì
A. ban ngày ánh sáng ức chế hoạt động của khí khổng.
B. ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đẳng hóa CO2.
C. ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước, ban đêm mở để lấy CO2.
D. pha sáng không cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình đồng hóa CO2.
Câu 105. Sự hoạt động của khí khổng ở CAM có tác dụng chủ yếu là
A. Tăng cường khả năng quang hợp B. Hạn chế sự mất nước.
C. Tăng cường sự hấp thụ nước ở rễ D. Tăng cường hấp thụ CO2 vào lá.
Câu 106. Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị
nhầm lẫn, hãy xác định đó là hai vị trí nào?

A. 4 và 5 B. 3 và 7 C. 2 và 6 D. 5 và 8
Câu 107. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong
một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ
quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.Những điều
nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống
mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ
quang hợp của nó không bị giảm.
A. (1),(2),(3) B. (1),(2),(4) C. (2),(3),(4) D. (1),(3),(4).
Câu 108. Điểm giống nhau chủ yếu giữa thực vật C3 và C4 là
A. Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin
B. Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP 
C. Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh
D. Đều chỉ có 1 loại lục lạp.
Câu 109. Sự giống nhau giữa cây C3 và cây C4 là
A. Chất nhận CO2 B. Sản phẩm đầu tiên C. Enzim cố định CO2 D. Thời gian cố định CO2
Câu 110. Sự khác nhau giữa thực vật C3 và C4 là
A. Sản phẩm pha sáng B. Sản phẩm pha tối.
C. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp D. Sản phẩm phosphoryl hóa.
Câu 111. Điểm giống nhau giữa chu trình C3 và C4 là
A. chất nhận CO2 đầu tiên là ribulôzơ _ 1,5 điP
B. sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
C. đều có 2 loại lục lạp
D. có chu trình Canvin tạo APG
Câu 112. Điểm giống nhau giữa thực vật CAM và C3 khi cố định CO2 là
A. Đều có chu trình Canvin. B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
C. Chất nhận CO2 D. Tiến trình gồm 2 giai đoạn( 2 chu trình).
Câu 113. Ôxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
A. Trong giai đoạn cố định CO2.
B. Tham gia truyền electron cho các chất khác.
C. Trong quá trình quang phân ly nước
D. Trong quá trình thủy phân nước.
Câu 114. Khí ôxi giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
A. Sự tổng hợp NADPH trong pha sáng. B. CO2
C. Sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha tối D. Nước.
Câu 115. Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở
A. Ôxi B. Glucozo C. Glucozo và ôxi D. Glucozo và nước.
Câu 116. Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 sẽ tạo nên
A. Glucozo B. Nước C. CO2 D. Glucozo và nước.
Câu 117. Trong một thí nghiệm, một cây được cung cấp chất có chứa đồng vị O18 và đồng vị
này đã có mặt trong phân tử glucose. Chất cung cấp là chất gì trong các chất sau?
A. O2 B. CO2 C. SO2 D. H2O
Câu 118. Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang
phân ly nước ở cơ thể thực vật?
A. Clo B. Sắt C. Magie D. Molipđen
Câu 119. Pha tối của quá trình quang hợp ở hai nhóm thực vật C4 và CAM không có chung
đặc điểm nào sau đây?
A. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là hợp chất 4C.
B. Trải qua chu trình Canvin.
C. Diễn ra trong lục lạp của cùng một loại tế bào thịt lá.
D. Chất nhận CO2 đầu tiên là phôtphoenolpiruvic.
Câu 120. Xét các loài thực vật: ngô, xương rồng, mía. Khi nói về quang hợp ở các loài này,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở cùng nồng độ CO2, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp giống nhau.
B. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trình C4.
C. 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch.
D. Ở cùng cường độ ánh sáng, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp như nhau.
Câu 121. Sự giống nhau về bản chất giữa con đường CAM và con đường C4 là
A. sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, axits malic
B. chất nhận CO2 là PEP
C. gồm chu trình C4 và chu trình Canvin
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 122. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4
khi cố định CO2?
A. Đều diễn ra vào ban ngày. B. Tiến trình gồm 2 giai đoạn.
C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên D. Chất nhận CO2
Câu 123. Quang hợp ở ba nhóm thực vật C3,C4,CAM giống nhau ở chỗ
A. các phản ứng xảy ra trong pha tối.
B. các phản ứng xảy ra trong pha sáng.
C. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG.
D. chất nhận CO2 đầu tiên là ribulôzơ 1,5 diphotphat.
Câu 124. Chu trình Canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay nhóm thực vật
nào?
A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM
B. Ở cả nhóm thực vật C3, C4 và CAM
C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM
D. Chỉ có ở nhóm thực vật C3
Câu 125. Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực
vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì
không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín
hiệu phóng xạ theo thời gian.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì
ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo
thời gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là
A. APG,RiDP B. APG,AIPG C. Axit pyruvic,glucozo. D. ATP,Glucozo.
Câu 126. Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
hoạt động nào sau đây?
A. Hấp thụ năng lượng của nước
B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp
C. Quang phân li nước
D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động
Câu 127. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất nào sau đây?
A. PEP B. APG C. AOA D. Ribulozo – 1,5diP
Câu 128. Cho các nhận định sau:
I.Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
II.Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
III.Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
IV.Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
V.Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.
Số nhận định đúng về ưu thế của thực vật C4 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 129. Hô hấp là quá trình
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 130. “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng
thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.(1), (2) và (3) lần lượt là
A. Quang hợp,tổng hợp,ôxi B. Hô hấp,tổng hợp,năng lượng.
C. Quang hợp,ôxi hóa,năng lượng D. Hô hấp,ôxi hóa,năng lượng.
Câu 131. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ B. Thân C. Cành D. Lá
Câu 132. Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nao sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?
A. Tế bào già, tế bào trưởng thành
B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết
Câu 133. Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào con nhiều hơn các tế bào khác vì
A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải
hoạt động mạnh hơn
Câu 134. Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Lúa đang trổ bông B. Lúa đang chín
C. Hạt lúa đang nay mầm D. Lúa đang làm đồng.
Câu 135. Các giai đoạn hô hấp của tế bào diễn ra theo trật tự
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 136. Quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào?
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí B. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ và khử CO2
C. Đường phân hiếu khí và CT Crep D. Cacboxi hóa-khử- tái tạo chất nhận.
Câu 137. Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể B. Tế bào chất C. Lục lạp D. Nhân
Câu 138. Trong quá trình hô hấp,giai đoạn đường phân có đặc điểm
A. Kị khí và xảy ra trong ti thể B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể.
C. Kị khí và xảy ra trong tế bào chất D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất.
Câu 139. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử ATP tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH
Câu 140. Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozo
A. đến axit APG diễn ra ở tế bào chất. B. Đến axit piruvic trong tế bào chất.
C. đến axit piruvic trong ti thể D. Tạo axit lactic.
Câu 141. Kết thúc quá trình đường phân,từ 1 phân tử ATP tạo ra
A. 1 axit piruvic + 1 ATP B. 2 axit piruvic + 2 ATP
C. 3 axit piruvic + 3 ATP D. 4 axit piruvic + 4 ATP
Câu 142. Chu trình Creb diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể B. Tế bào chất C. Lục lạp D. Nhân
Câu 143. Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra
bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1 phân tử B. 2 phân tử C. 3 phân tử D. 4 phân tử
Câu 144. Cho các chất sau:
I.ATP II.Axit pyruvic III.NADH IV. FADH2 V.CO2
Số chất là sản phẩm của chu trình Crep là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 145. Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP B. 34 ATP C. 36 ATP D. 38 ATP
Câu 146. Một phân tử glucozo trong quá trình hô hấp hiếu khí giải phóng
A. 32 ATP B. 34 ATP C. 36 ATP D. 38 ATP
Câu 147. Sự hô hấp diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 32 ATP B. 34 ATP C. 36 ATP D. 38 ATP
Câu 148. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong
quá trình hô hấp hiếu khí ?
A. 32 ATP B. 34 ATP C. 36 ATP D. 38 ATP
Câu 149. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
C. Rượu etylic + năng lượng.
D. Rượu etylic + CO2 hoặc Axit lactic 
Câu 150. Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử
glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?
A. Chuỗi truyền e B. Đường phân C. Chu trình Crep D. Phân giải kị khí
Câu 151. Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chuỗi truyền e B. Đường phân C. Chu trình Crep D. Tổng hợp axetyl-coA
Câu 152. Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu etylic
hoặc axit lactic.
B. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.
C. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
Câu 153. Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn
đục) và chọn kết luận đúng

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra
O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra
CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra
CaCO3
Câu 154. Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm: cho 50 g hạt đỗ tương mới nhú mạnh vào
bình tam giác rồi đậy kín lại trong khoảng thời gian 2 giờ. biết rằng thí nghiệm này được tiến
hành khi nhiệt độ môi trường  bên ngoài bình tam giác là 30oC. Hãy cho biết có bao nhiêu
nhận định sau đây đúng?
I.  Tỉ lệ phần trăm CO2 trong bình tam giác sẽ tăng so với lúc đầu (mới cho hạt vào).
II. Nhiệt độ trong bình tam giác thấp hơn ngoài môi trường.
III. Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho
tổng hợp các chất hữu cơ của mầm cây.
IV. Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong hạt thành
năng lượng cần cho hạt nảy mầm
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 155. Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật:
Khi giọt nước màu trong ống di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ
A. tăng vì O2 đã được sinh ra từ hạt đang này mầm
B. giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
C. giảm vì CO2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
D. tăng vì CO2 đã được sinh ra từ hạt đang nảy mầm.
Câu 156. Hình bên mô tả một thí nghiệm ở thực vật,phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình quang hợp của cây qua sự thải O2.
B. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự hút khí O2.
C. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự tạo hơi nước.
D. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự thải CO2.
Câu 157. Quan sát các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật được tiến hành như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?


I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí
nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn
đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy
mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai
lệch kết quả thí nghiệm.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 158. Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một
trong hai phần đó để giết chết hạt. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt để
khoảng từ 1,5 đến 2 giờ. Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) nhanh chóng đưa nến đang cháy
vào bình, nến tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết (bình b ) và đưa nến đang cháy vào
bình, nến tiếp tục cháy. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Bình b hạt hô hấp cung cấp nhiệt cho nến cháy.
B. Bình a hạt không xảy ra hô hấp không tạo O2 nến tắt
C. Bình a hạt hô hấp hút O2 nên nến tắt.
D. Bình b hạt hô hấp tạo O2 nên nến cháy.
Câu 159. Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50g hạt đỗ mới nhú man
vì thủy tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U (ống thủy tinh
này nói con thủy tinh với ống nghiệm chứa nước vôi trong) và phễu thủy tinh. Sau 2 giờ, rót
nước từ từ từng ít một phễu vào bình chứa hạt. Sau đó quan sát kết quả thí nghiệm:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về thí nghiệm trên?
I. Thí nghiệm trên nhằm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
II. Khi chưa rót nước vào phễu, do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình và CO2 nặng
hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.
III. Ở thí nghiệm trên, khi rót nước qua phễu vào bình chứa hạt thì nước sẽ đẩy không khí ra
khỏi bình vào ống nghiệm
IV. Nước vôi trong ống nghiệm sẽ bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 160. Khi làm thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành như sau:
Dùng 4 binh cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của
một giống đậu : bình 1 chứa 2 kg hạt mới nhú mầm và bình 2 chứa 2 kg hạt mới nhú mầm đã
luộc chín, bình 3 chứa 1 kg hạt khô, bình 4 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi
bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí
nghiệm. Theo lí thuyết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ ở bình 1, 2 và 4 đều tăng.
B. Nhiệt độ ở bình 2 cao hơn bình 1
C. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng
D. Tổng khối lượng hạt ở bình 2 giảm
Câu 161. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm
theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí
nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử
dụng nước vôi trong
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3
Câu 162. Phân tử nào sau đây thường ít bị ôxi hóa trong hô hấp hiếu khí?
A. Tinh bột B. Protein C. Axit nucleic D. Lipit
Câu 163. Sự lên men có thể xảy ra ở thực vật trên cạn trong trường hợp
A. Cây bị ngập úng B. Cây sống nơi ẩm ướt C. Cây sống kí sinh D. Cây bị khô
Câu 164. Ý nào sau đây không phải là vai trò hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt B. Giải phóng ATP
C. Tạo các sản phẩm trung gian D. Tổng hợp các chất hữu cơ
Câu 165. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng
A.  (-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
B. (0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C.  (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
D. (10 oC) - (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Câu 166. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC.        B. 40oC - 45oC.        C. 30oC - 35oC.        D. 45oC - 50oC.
Câu 167. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C3 B. C4 C. CAM D. C3 và CAM
Câu 168. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC.     B. 30oC - 35oC.     C. 20oC - 25oC.    D. 35oC - 40oC.
Câu 169. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
A. (3), (4) và (5).     B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (6).      D. (1),(4) và (6).
Câu 170. Hô hấp sáng là quá trình
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
Câu 171. Điều kiện để xảy ra hô hấp sáng ở thực vật C3 là
A. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
B. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2tích luỹ.
C. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2
D. Ánh sáng cao, nhiều CO2, cạn kiệt O2 tích luỹ.
Câu 172. quá trình hô hấp sáng liên quan đến các bào quan nào và theo trình tự nào ?
A. Lục lạp → ti thể → peroxixom B. Ti thể → peroxixom→ lục lạp
C. Ti thể → lục lạp→ peroxixom D. Lục lạp → peroxixom→ ti thể
Câu 173. Điều nào sau đây không đúng với quá trình hô hấp sáng?
A. Nguyên liệu phân giải là RiDP B. Xảy ra khi có ánh sáng
C. Làm lãng phí sản phẩm quang hợp. D. Tạo ra sản phẩm là ATP
Câu 174. Hô hấp sáng ở thực vật có đặc điểm
A. không giải phóng CO2 mà chỉ giải phóng O2.
B. diễn ra ở mọi thực vật khi có ánh sáng và nhiệt độ cao.
C. diễn ra ở 3 bào quan là ti thể, lục lạp, nhân tế bào.
D. phân giải sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
Câu 175. Phát biểu nào sau đây không đúng về hô hấp sáng?
A. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
B. Hô hấp sáng chủ yếu xảy ra ở thực vật C4.
C. Hô hấp sáng làm giảm năng suất cây trồng.
D. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng.
Câu 176. Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật C3,phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 thấp.
(2) Hô hấp sáng xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: lục lạp, lizôxôm và ti thể.
(3) Enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat.
(4) Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
A. (1),(3) B. (3),(4) C. (2),(3) D. (2),(4)
Câu 177. Nhận định nào sau đây sai khi nói về hô hấp sáng?
A. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không hô hấp sáng.
B. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới
C. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và
thực vật C4
D. Hô hấp sáng chỉ xảy ra thực vật C3 không xảy ra ở thực vật C4 hoặc rất yếu
Câu 178. Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật
C3 vì
A. Nhu cầu nước cao B. Điểm bù CO2 cao
C. Điểm bảo hòa ánh sáng thấp D. Không có hô hấp sáng
Câu 179. Hô hấp có vai trò gì đối với quang hợp?
A. Cung cấp H2O; CO2 và các sản phẩm trung gian của chu trình Crep
B. Cung cấp năng lượng ATP
C. Tạo nhiệt độ thích hợp cho các enzyme hoạt động
D. Chỉ cung cấp CO2 và nước.
Câu 180. Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật?
A. APG B. Ri-1.5đip C. Điphotpho glixeric D. Anđêhit photphoglixeric.
Câu 181. Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không
đúng ?
A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể 
C. Nước  tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
D. Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.
Câu 182. Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau
đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan
chặt chẽ với quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng
mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.
A. 1,2 B. 4 C. 3,4 D. 3
Câu 183. Cây chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ ôxi giảm xuống
A. 20% B. 5% C. 15% D. 10%
Câu 184. Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực
phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhân định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 185. Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực
phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp không làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhưng không thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Các nhận định sai là
A. 1,4 B. 1,3 C. 2,4 D. 2,3
Câu 186. Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại
nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ B. Làm tăng khí ôxi, giảm khí CO2
C. Làm giảm độ ẩm D. Tiêu hao chất hữu cơ.
Câu 187. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp
A. Vẫn hoạt động bình thường B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa D. Không còn hoạt động được
Câu 188. Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ
hô hấp đến mức tối thiểu ?
A. Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16%
B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
C. Sử dụng nồng độ CO2
D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước
Câu 189. Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực
phẩm?
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
(2) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
(3) Bảo quản khô.
 (4) Bảo quản lạnh.
 (5) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
 Số phương án đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 190. Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm
bằng cách
A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín B. Phơi khô rồi cất vào bao tải
C. Phơi khô rồi cất vào tủ lạnh D. Phơi khô rồi cất vào giàn bếp
Câu 191. Để bảo quảng hạt giống, người ta thường dùng biện pháp
A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp
D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp
Câu 192. Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?
(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.
(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.
 (3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng.
(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
A. (1),(2) B. (1),(3),(4) C. (2),(3) D. (1),(2),(3),(4).
Câu 193. Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản
khô?
A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập
B. Hạt khô ngừng hô hấp
C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng
nảy mầm.
D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao
Câu 194. Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì
A. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi
C. Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ
thuộc chặt chẽ với nhiệt độ
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp
Câu 195. Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực
vật là không đúng?
A. Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzym
B. Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một
đỉnh
C. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC
D. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC
Câu 196. Tiêu hóa là
A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể
D. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ
thể có thể hấp thu được.
Câu 197. Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có
nguồn gốc từ
A. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
D. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành
Câu 198. Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật
A. Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.
B. Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.
C. Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
D. Cả A B C đều đúng.
Câu 199. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào B. Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào D. Một số là nội bào,một số là ngoại bào.
Câu 200. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa,sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là
A. Tiêu hóa nội bào B. Chuyển hóa nội bào C. Đồng hóa D. Dị hóa
Câu 201. Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức
ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức
ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 202. Nội dung nào dưới đây về hoạt động tiêu hóa của động vật chưa có ống tiêu hóa là
không đúng?
A. Thức ăn được tiếp nhận vào trong cơ thể qua hiện tượng thực bào.
B. Thức ăn được tiêu hóa nhờ các enzyme thủy phân của bộ máy Golgi
C. Chủ yếu là tiêu hóa nội bào
D. Trùng biến hình, trùng roi, trùng giày là những động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
Câu 203. Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng
phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi.
Câu 204. Sinh vật tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ trong môi trường rồi hấp thụ các
chất dinh dưỡng đơn giản , đó là hình thức
A. Nội bào B. Ngoại bào C. Cả hai D. Không có hình thức nào
Câu 205. Động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Ruột khoang B. Thủy tức C. Cá D. Cả ba
Câu 206. Nhóm động vật chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào là
A. Động vật có xương sống B. Động vật không xương sống
C. Động vật đa bào D. Động vật đơn bào
Câu 207. Loài vật tiêu hóa nội bào là
A. Chim B. Giun đất C. Lợn D. Trùng roi
Câu 208. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. Gà B. Cá chép C. Trùng biến hình D. Giun đất
Câu 209. Động vật có hình thức tiêu hóa ngoại bào đến nội bào là
A. Ruột khoang B. Cá C. Trùng giày D. Gà
Câu 210. Hình thức tiẻu hóa ở ruột khoang là
A. Nội bào B. Cơ học và hóa học C. Ngoại bào D. Nội bào và ngoại bào
Câu 211. Động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi là
A. Giun đất B. Cừu C. Thủy tức D. Gà
Câu 212. Tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn nội bào vì
A. Có thể lấy thức ăn có kích thước lớn
B. Sự biến đổi thức ăn nhanh hơn
C. Thức ăn bị biến đổi nhờ enzyme do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra
D. Enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng với nước
Câu 213. Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với
A. Tiêu hóa ở trùng đế giày B. Tiêu hóa ở thủy tức
C. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt D. Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật.
Câu 214. Sự tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với sự tiêu hóa ở
A. Ống tiêu hóa B. Túi tiêu hóa C. Tiêu hóa nội bào D. Cơ thể chưa có túi tiêu hóa
Câu 215. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở
người là
A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 216. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt B. Khoang miệng C. Dạ dày D. Thực quản
Câu 217. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức
năng.
D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 218. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ
vào máu.
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế
bào.
Câu 219. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 220. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. Không bào tiêu hóa. B. Túi tiêu hóa.
C. Ống tiêu hóa. D. Không bào tiêu hóa sau đó đến tuối tiẻu hóa.
Câu 221. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 222. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
Câu 223. Ở động vật có ống tiêu hóa,thức ăn được tiêu hóa
A. Nội bào B. Ngoại bào C. Cả hai D. Nửa nội bào nửa ngoại bào
Câu 224. Quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và
được hấp thụ vào máu.
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp
thụ vào mọi tế bào.
Câu 225. Diều ở các động vật được hình thành từ
A. Khoang miệng B. Tuyến nước bọt C. Dạ dày D. Thực quản
Câu 226. Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ, các hạt này có tác dụng
A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà. B. Kích thích tuyến tiẻu hóa tiết dịch
C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn. D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa
Câu 227. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.    
B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
D. Răng nanh giữ và giật cỏ.
Câu 228. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. Răng cửa giữ thức ăn.
C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 229. Động vật có dạ dày đơn là
A. Trâu B. Bò C. Ngựa D. Cừu
Câu 230. Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A. Ngựa,thỏ,chuột,cừu,dê B. Ngựa,thỏ,chuột,trâu,bò
C. Ngựa,thỏ,chuột D. Trâu,bò,gà,dê
Câu 231. Các động vật có dạ dày 4 túi là
A. Trâu,thỏ,dê B. Ngựa,hươu,bò C. Trâu,bò,nai D. Ngựa,bò,dê
Câu 232. Đặc điểm nào sau đây đúng với các động vật nhai lại?
A. Có dạ dày tuyến B. Có dạ dày 4 ngăn C. Có dạ dày cơ D. Có dạ dày đơn
Câu 233. Loài động vật có dạ dày 4 ngăn là
A. Bò B. Ngựa C. Thỏ D. Sư tử
Câu 234. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không
bị hòa loãng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 235. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ diễn ra như thế nào?
A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim
tiêu hoá xellulôzơ.
C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
Câu 236. Trâu tiêu hóa được xenlulozo trong thức ăn là nhờ enzim của
A. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ B. Tuyến tụy
C. Tuyến nước bọt D. Tuyến gan
Câu 237. Quá trình tiêu hóa xenlulozo ở động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở
A. Dạ cỏ B. Dạ múi khế C. Dạ lá sách D. Dạ tổ ong
Câu 238. Dạ dày ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sau khi thức
ăn được đưa lên khoang miệng nhai lại?
A. Dạ cỏ B. Dạ múi khế C. Dạ lá sách D. Dạ tổ ong
Câu 239. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim
tiêu hoá xellulôzơ.
Câu 240. Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa
A. Tiêu hóa protein B. Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo
C. Tiêu hóa thức ăn giàu lipit D. Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng.
Câu 241. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim
tiêu hoá xellulôzơ
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Câu 242. Dạ dày thực sự của động vật nhai lại là
A. Dạ múi khế B. Dạ tổ ong C. Dạ lá sách D. Dạ cỏ
Câu 243. Dạ dày tiết HCl ở trâu(bò) là
A. Dạ múi khế B. Dạ tổ ong C. Dạ lá sách D. Dạ cỏ
Câu 244. Động vật không có ống tiêu hóa là
A. Thủy tức B. Gà C. Châu chấu D. Thỏ
Câu 245. Động vật có cơ quan tiêu hóa dạng ống là
A. Giun dẹp B. Giun đốt C. Thủy tức D. Động vật nguyên sinh
Câu 246. Cho các phát biểu sau:

Các phát biểu đúng là


A. 1a,2c,3b,4d B. 1c,2a,3b,4d C. 1c,2d,3a,4b D. 1b,2c,3d,4a
Câu 247. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày của động vật nhai lại gồm các quá trình sau: 
1. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật cỏ.
2. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và
tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.
3. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
 4. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
 Trình tự đúng các quá trình là
A. 2 → 3 → 4 → 1.
B. 2 → 3 → 1 → 4.
C. 1 → 2 → 4 → 3.
D. 2 → 1 → 4 → 3.
Câu 248. Cho các phát biểu sau về động vật ăn cỏ:
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.
II. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenlulozo
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 249. Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
B. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.
C. Xenlulozơ trong có được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
Câu 250. Dạ tổ ong tiêu hóa thức ăn như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim
tiêu hoá xenlulôzơ.
Câu 251. Đặc điểm không có ở thú ăn cỏ là
A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn B. Ruột dài C. Ruột ngắn D. Manh tràng phát triển
Câu 252. Đặc điểm không có ở thú ăn thịt là
A. Manh tràng phát triển
B. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
C. Ruột ngắn
D. Dạ dày đơn
Câu 253. Đặc điểm nào dưới đây của thú ăn thịt?
 (1) Dạ dày đơn  (2) Ruột dài (3) Ruột ngắn  (4) Manh tràng phát triển
(5) Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học và hóa học và được hấp thụ.
A. (1),(2),(5) B. (2),(4),(5) C. (1),(3),(5) D. (4),(5)
Câu 254. Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi
A. Cơ học,hóa học B. Cơ học,sinh học C. Sinh học,hóa học D. Sinh,hóa,cơ học
Câu 255. Ở động vật ăn thịt thức ăn được tiêu hóa
A. Cơ học B. Hóa học C. Sinh học D. Cơ học và hóa học
Câu 256. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là
A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.
B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.
D. Chỉ nuốt thức ăn.
Câu 257. Đặc điểm không phù hợp với tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt là
A. Ít khi sử dụng răng hàm.
B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
C. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn.
D. Nhai và nghiền nát thức ăn.
Câu 258. Trong ống tiêu hóa của người không có
A. Dạ dày B. Thực quản C. Ruột non D. Diều
Câu 259. Điều nào sau đây không đúng khi nói về các cơ quan trong ống tiêu hóa?
A. Ở dạ dày diễn ra sự tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
B. Ở ruột già diễn ra sự tiêu hóa cơ học.
C. Ở ruột non diễn ra sự tiêu hóa hóa học.
D. Ở manh tràng của động vật ăn thực vật diễn ra sự tiêu hóa sinh học.
Câu 260. Trong quá trình tiêu hóa ở người,thức ăn chủ yếu được tiẻu hóa ở
A. Thực quản B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày
Câu 261. Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu,phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiêu hóa hóa học chủ ỵếu diễn ra ở dạ dày cơ.
B. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non.
C. Vừa có tiêu hóa nội bào vừa cớ tiêu hóa ngoại bào.
D. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học.
Câu 262. Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh
dưỡng diễn ra chủ yếu ở
A. Thực quản B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày
Câu 263. Ý không đúng về ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.    
B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về
chức năng
D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
Câu 264. So với túi tiêu hóa,ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì
A. Có kích thước dài hơn B. Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần
C. Có miệng và hậu môn phâm biệt D.Có sự phân hóa cao và hệ enzim tiêu hóa đa dạng
Câu 265. Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ
có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
Câu 266. Điều nào sau đây không đúng về quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non?
A. Hệ vi sinh vật phong phú ở ruột non giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các
chất đơn giản
B. Vì chỉ đến ruộn non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn
D. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa
Câu 267. Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?
A. Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.
B. Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.
C. Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.
D. Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn
Câu 268. Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật?
A. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.
B. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn
C. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
D. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
Câu 269. Xét các loài sau:
(1) Ngựa        (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu
(5) Bò         (6) Cừu         (7) Dê
Những loài các dạ dày 4 ngăn là
A. . (4), (5), (6) và (7) B. (1),(3),(4),(5) C. (1),(4),(5),(6) D. (2),(4),(5),(7)
Câu 270. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn
(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết
ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3) B. (1), (2), và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 271. Trong các phát biểu sau:
(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn
được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển
(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D.5

You might also like