You are on page 1of 4

Khóa Vượt vũ môn về đích – Thầy Phan Quốc Khánh (2021)

HƯỚNG ĐẾN KÌ THI TỐT NGHIỆP 2021


TỔNG ÔN LÍ THUYẾT HỮU CƠ
ĐỀ 001
Thời gian làm bài: 35 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 141
(Đề có 04 trang, 40 câu trắc nghiệm)
1
Họ và tên:..............................................................
Trường:.................................................................
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1atm). Bỏ qua sự hòa tan các khí trong nước.
Câu 1. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng
A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 2. Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 3. Công thức phân tử etanol là
A. C2H4O2. B. C2H4O. C. C2H6. D. C2H6O.
Câu 4. Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1). B. CnH2nO ( n ≥ 1). C. CnH2n+2O (n ≥ 3). D. CnH2n+2O (n ≥ 1).
Câu 5. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 6. Tên gọi của este CH3COOCH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 7. Trong điều kiện thích hợp, axit fomic phản ứng được với
A. HCl. B. Cu. C. C2H5OH. D. NaCl.
Câu 8. Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol metylic. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. glixerol.
Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 10. Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là
A. 10. B. 12. C. 22. D. 6.
Câu 11. Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể
viết là
A. [C6H5O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O2(OH)3]n. D. [C6H7O3(OH)2]n.
Câu 12. Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, to). B. tráng bạc. C. với Cu(OH)2. D. thủy phân.
Câu 13. Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH6N2.
Câu 14. Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch:
A. NaOH. B. Na2CO3 C. NaCl. D. HCl.
Câu 15. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm cacboxyl (COOH)?
A. Metylamin. B. Phenylamin. C. Axit aminoaxetic. D. Etylamin.

1
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796.310.704
Khóa Vượt vũ môn về đích – Thầy Phan Quốc Khánh (2021)

Câu 16. Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 17. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Poli(vinyl clorua). B. Polibutađien. C. Nilon-6,6. D. Polietilen.
Câu 18. Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon - 6. D. Tơ lapsan.
Câu 19. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH2 = CH – CH = CH2. B. CH2 = CH – Cl.
C. CH3 – CH3. D. CH2 = CH2.
Câu 20. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 21. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,4 B. 19,2 C. 9,6 D. 8,2
Câu 22. Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm
có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tripanmitin có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
Câu 24. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên
còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 (xúc tác Ni, t0), thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y
lần lượt là
A. fructozơ và sobitol. B. glucozơ và axit gluconic.
C. glucozơ và sobitol. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 25. Cho m gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
3,24 gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,35. B. 1,80. C. 5,40. D. 2,70.
Câu 26. Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55
gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch axit glutamic làm quì tím chuyển màu hồng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa vàng.
Câu 28. Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. số chất phản ứng được với NaOH
trong dung dịch là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

2
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796.310.704
Khóa Vượt vũ môn về đích – Thầy Phan Quốc Khánh (2021)

Câu 29. Trùng hợp m tấn etilen thu được 3 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 60%. Giá trị
của m là
A. 1,8. B. 4,0. C. 5,0. D. 1,5.
Câu 30. Cho các polime: poli (vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat,
nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Cho các chất sau: axetilen, phenol, glucozơ, toluen, isopren, axit acrylic, axit oleic, etanol, anilin.
Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 32. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,01%.
(c) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được
một loại monosaccarit duy nhất.
(d) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(e) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (dư, xúc tác Ni, đun nóng), tạo ancol 5 chức.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 33. Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm
hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3. B. 6. C. 4 D. 5.
Câu 34. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O.
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O.
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O.
Phân tử khối của X5 là
A. 174. B. 216. C. 202. D. 198.
Câu 35. Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 gam dầu dừa vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng
đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).
Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy
ra hoàn toàn.
c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy bởi nhiệt.
e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
g) Ở bước 1, nếu thay dầu dừa bằng mỡ lợn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

3
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796.310.704
Khóa Vượt vũ môn về đích – Thầy Phan Quốc Khánh (2021)

Câu 36. Cho các phát biểu sau:


(a) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ hay saccarozơ đều thu được glucozơ.
(b) Thủy phân hoàn toàn các triglixerit luôn thu được glixerol.
(c) Tơ nilon-6 kém bền trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
(d) Muối đinatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
(e) Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 37. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật hoặc mỡ động vật sau khi chiên (rán) có thể tái chế thành nhiên liệu.
(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(c) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Cao su buna có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Nước ép quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Fructozơ có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài.
(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.
(d) Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, vật liệu dẫn điện, bình chứa.
(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 39. Cho 1 mol chất X (C6H8O6, mạch hở) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được
1 mol chất Y (đơn chức), 1 mol chất Z, 1 mol chất T và 1 mol H2O. Trong đó, chất T có duy nhất một loại
nhóm chức, tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; Y và Z không cùng số nguyên tử
cacbon trong phân tử. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
(b) Phân tử khối của chất T là 92.
(c) Chất Y có phản ứng tráng bạc.
(d) Trong chất Z, phần trăm nguyên tố oxi không vượt quá 40%.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 40. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
0
(a) X + 2NaOH ⎯⎯
t
→ X1 + X2 + X3 (b)X1 + HCl ⎯⎯
→ X4 + NaCl
0
(c) X4 + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O ⎯⎯
t
→ X6 + 2Ag  +2NH4NO3 (d)X2 + HCl ⎯⎯
→ X5 + NaCl
o
(e) X3 + CO ⎯⎯⎯ t ,xt
→ X5
Biết X có công thức phân tử C6H8O4 và chứa hai chức este. Cho các phát biểu sau:
(a) X3 là anđehit.
(b) Phân tử khối của X6 là 138.
(c) Dung dịch X2 làm quỳ tím hóa đỏ.
(d) X4 là hợp chất hữu cơ đa chức.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

4
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796.310.704

You might also like