You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1, 2018-2019

Lớp Chính quy – Ngày 12/10/2018


Môn thi: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG - Thời gian: 60 phút
(Sinh viên được phép tham khảo tài liệu; Sinh viên không được phép sử dụng máy vi tính, laptop)

Bài 1: (1.5đ) Trả lời các câu hỏi sau liên quan đến hệ thống nhúng:
1. (0.5đ) So sánh sự khác nhau giữa hệ thống nhúng thời gian thực cứng (hard realtime) và thời gian thực mềm (soft
realtime)
Hard real-time: nếu hệ thống xử lý bị trễ hay vi phạm thời gian delay thì sẽ gây ra lỗi và thiệt hại nghiêm trọng
Soft real-time: nếu hệ thống xử lý bị trễ hay vi phạm thời gian delay thì sẽ làm giảm chất lượng phục vụ của hệ thống và
không gây ra lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu càng bị trễ nhiều thì thiệt hại càng tăng nhiều.

2. (0.5đ) Vi điều khiển 8 bit / 16 bit/ 32 bit có đặc tính cơ bản nào khác nhau?
Vi điều khiển 8 bit / 16 bit/ 32 bit có đặc tính cơ bản khác nhau là bộ ALU có khả năng tính toán số 8 bit / 16 bit/ 32 bit
trong 1 câu lệnh.

3. (0.5đ) Vẽ mạch giao tiếp nút nhấn tạo ra mức logic cao khi nhấn nút.

Bài 2: (3.5đ) Xét một hệ thống Điều khiển khóa cửa từ xa cho xe hơi được mô tả như sau. Hệ thống gồm 1 bộ phát và
một bộ thu RF. Bộ phát (hình H1) gồm: vi xử lý, module phát RF, 3 nút nhấn khóa cửa, mở cửa, và mở cốp sau. Bộ thu
gồm: vi xử lý, module thu RF, 2 ngõ ra relay để điều khiển khóa cửa và khóa cốp sau, mạch nguồn. Bộ phát sử dụng pin
5V, bộ thu sử dụng nguồn từ bình ắc quy 12V của xe hơi.
1. (1.0đ) Hãy phân tích các vấn đề sau:
a) (0.5đ) Phân tích constraint: liệt kê ít nhất 3 constraints, với các thông số giả định tự cho.
Constraints:
- Khả năng thu phát RF ở khoảng cách ít nhất 5m
- Bộ phát sử dụng PIN được ít nhất 3 tháng H1: Bộ điều khiển khóa cửa
- Kích thước bộ phát nhỏ gọn, nhẹ hơn 100g

b) (0.5đ) Phân tích realtime: cho biết hệ thống thuộc none/hard/soft realtime, độ trễ tối đa cho phép?
Hệ thống thuộc soft real-time.
Độ trễ tối đa 100ms

2. (2.5đ) Hãy viết đặc tả thiết kế (Requirement) của hệ thống trên (gồm bộ thu và bộ phát), gồm 10 mục:
1. Name 4. Use cases 7. Manufacturing costs 10. Installation
2. Purpose 5. Functions 8. Power
3. Inputs and outputs 6. Performance 9. Physical size/weight
(Cần phân biệt rõ đặc tả riêng của bộ thu và bộ phát trong mục 5,6,7,8,9,10)
1. Name: Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa cho xe hơi
2. Purpose: điều khiển khóa cửa, mở cửa, và khóa cốp sau
3. Inputs and outputs:
a. Bộ phát:
i. Inputs: 3 nút nhất LOCK, UNLOCK và TRUNK, bộ thu RF
ii. Outputs: bộ phát RF
b. Bộ thu:
i. Inputs: bộ thu RF
ii. Output: 2 bộ relay
4. Use cases:
Khi người sử dụng bấm các nút LOCK, UNLOCK, hoặc TRUNK ở bộ phát thì bộ thu sẽ nhận tín hiệu và điều
khiển chức năng tương ứng để khóa hoặc mở cửa, hoặc mở cốp sau của xe.
5. Functions:
a. Bộ phát: khi nhấn các nút LOCK, UNLOCK, hoặc TRUNK thì vi xử lý điều khiển RF phát ra mã tương
ứng 1,2,3
b. Bộ thu: khi bộ RF thu được mã 1, 2, hoặc 3, thì vi xử lý sẽ điều khiển 2 bộ relay tương ứng đóng mở cửa
và mở khóa cốp sau.
6. Performance
a. Bộ phát: dòng tiêu thụ thấp < 30mA
b. Bộ thu: khả năng đáp ứng thời gian xử lý 100ms
7. Manufacturing cost
a. Bộ phát: tính giá thành 3 nút nhấn, 1 vi xử lý, bộ phát RF, 1 pin, vỏ hộp
b. Bộ thu: tính giá thành bộ thu RF, vi xử lý, 2 relay, bộ nguồn.
8. Power
a. Bộ phát: sử dụng pin 5V
b. Bộ thu: sử dụng bình ắc quy của xe hơi 12, qua ổn áp xuống 5V
9. Physical size / weight
a. Bộ phát: kích thước nhỏ gọn 6x3cm, nặng 100g
b. Bộ thu: kích thước 7x7cm, kích thước 400g
10. Installation:
a. Bộ phát: lắp đặt pin vào bộ phát
b. Bộ thu: kết nối bộ điều khiển khóa cửa và cốp sau vào 2 relay của bộ thu.

Bài 3: (6đ) Module thu phát RF trong bài 2 là module RF CC1101 có sơ đồ và các chân như VCC 3->5V supply
hình H2. Khi nhận được dữ liệu qua sóng RF, module này sẽ xuất dữ liệu ra chân TXD. Khi GND Ground
có dữ liệu trên chân RXD, module này phát dữ liệu ra ngoài. Giao thức truyền nhận là TxD UART transmit
UART. RXD UART Receive

VCC
GND
TXD
RXD

H2: Module RF CC1101

1. (1đ) Hãy vẽ sơ đồ khối phần cứng của bộ phát và mô tả nguyên lý hoạt động
Sơ đồ khối:

Nút LOCK

Vi xử lý Module
Nút UNLOCK
phát RF
Nút TRUNK
Nguyên lý hoạt động: khi nhấn các nút LOCK, UNLOCK, hoặc TRUNK thì vi xử lý điều khiển RF phát ra mã tương ứng
1,2,3

2. (1đ) Yêu cầu tối thiểu cho CPU của thiết kế bộ phát như thế nào? Hãy đề xuất 1 CPU và nêu lý do.
CPU của bộ phát có thể dùng vi xử lý 8bit, có ít nhất 5 IO ports, xung clock ít nhất 1MHz.
Đề xuất sử dụng vi xử lý PIC16F84, thạch anh 4MHz

3. (1đ) Vẽ sơ đồ mạch chi tiết cho bộ phát với CPU có sơ đồ chân như hình H3.

4. (1đ) Hãy vẽ sơ đồ khối phần cứng của bộ thu và mô tả nguyên lý hoạt động
Sơ đồ khối:

Relay điều khiển


Module cửa
Vi xử lý
thu RF
Relay điều khiển
cốp sau

Nguyên lý hoạt động: khi bộ RF thu được mã 1, 2, hoặc 3, thì vi xử lý sẽ điều khiển 2 bộ relay tương ứng đóng mở cửa và
mở khóa cốp sau.

5. (1đ) Yêu cầu cho CPU của thiết kế bộ thu như thế nào? Hãy đề xuất 1 CPU và nêu lý do.
CPU của bộ phát có thể dùng vi xử lý 8bit, có ít nhất 4 IO ports, xung clock ít nhất 1MHz.
Đề xuất sử dụng vi xử lý PIC16F84, thạch anh 4MHz

6. (1đ) Vẽ sơ đồ mạch chi tiết cho bộ thu với CPU có sơ đồ sơ đồ chân như hình H3.
(Lưu ý chân số 3 là chân RXD và chân số 4 là TXD của UART. CPU này có điện áp cấp từ 2.8V đến 5.5V, chân 16 là
chân Reset tích cực mức thấp, chân 18 và 19 là hai chân giao tiếp mạch dao động thạch anh. Thạch anh có tần số 12Mhz,
phối hợp với tụ điện 22pF).

H3: Sơ đồ chân CPU

(Đề thi có tổng điểm là 11, trong đó có 1 điểm thưởng)


Người ra đề:

TS. Trương Quang Vinh

You might also like