You are on page 1of 3

https://www.youtube.com/watch?

v=X0b1HDZBHGQ (link youtobe, chiếu đầu tiên,


cắt tới 9p45)
Tổ chức kháng chiến chống thực dân pháp tại Nam Bộ:
Ngày 23/9/1945 – Cuộc kháng chiến Nam Bộ mở đầu toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược lần hai kéo dài 9 năm thắng lợi
          Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và khắp cả Nam Bộ để giành lại chính quyền cho
nhân dân từ tay quân Nhật và chính phủ Bảo Đại đem lại thắng lợi vẻ vang vào rạng
sáng ngày 25/8/1945. Thực dân Pháp bị quân phát xít Nhật lật đổ vào ngày 9/3/1945
và đang bị giam lỏng chờ quân Đồng Minh gồm Anh, Ấn tước vũ khí. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng tuyên bố :”Ta cướp chính quyền giành độc lập từ tay quân Nhật chứ
không phải quân Pháp”. Thực dân Pháp rất đau đớn và chua cay vì đã bị phát xít
Nhật lật đổ nền thống trị Việt Nam của mình kéo dài gần 80 năm bỗng chốc tiêu tan
thành mây khói. Do đó mà luyến tiếc, nay có cơ hội quay lại lật ngược thế cờ !
          Rõ ràng là một âm mưu của các nước lớn, quân Anh - Ấn lợi dụng hoạt động
tước khí giới của quân Nhật bại trận vừa đầu Đồng Minh khi tới Sài Gòn thì giở
trò phản động thả lỏng và cung cấp súng đạn cho quân Pháp để Pháp quay lại tấn
công chính quyền non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới thành lập ngày 2/9/1945
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và tại Sài Gòn một Ủy ban hành chánh lâm thời
được thành lập do Giáo sư Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Sau đó, Ủy ban này   đổi
thành Ủy ban nhân dân Nam Bộ do GS Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, còn GS Trần
Văn Giàu làm Phó Chủ tịch kiêm Ủy trưởng Quân sự.
          Ngày 4/9/1945, Tướng Gracy Tư lệnh Sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh,
Trưởng phái bộ quân đồng minh có nhiệm vụ tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật
tại Nam Bộ đã ra lệnh cho viên Tư lệnh quân Nhật phải điều động 7 tiều đoàn Nhật
từ các nơi về Sài Gòn làm nhiệm vụ “giữ trật tự”. Y còn ngổ ngáo đòi chính quyền
cách mạng phải giải tán lực lượng vũ trang và cấm không cho nhân dân xuống
đường biểu tình. Hành động này của quân Anh ra mặt ủng hộ, tiếp tay cho thực dân
Pháp đã gây phẫn nộ cao độ trong nhân dân thành phố. Ủy ban nhân dân Nam Bộ,
Thành ủy và chính quyền thành phố đã cùng Mặt trận Việt Minh (nay là Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh) khẩn trương tổ chức lực lượng vũ
trang, thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với quân đội Anh và Pháp.(Theo “Mặt
trận dân tộc thống nhất Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” tập 1, trang 161).
          Ngày 10/9/1945, phái bộ Anh gởi thư cho Ủy ban nhân dân Nam Bộ đòi trao
cho chúng trụ sở của Ủy ban (dinh Thống đốc Nam Kỳ cũ, nay là  Bảo tàng cách
mạng TP HCM). Ngày 11/9/1945, hàng trăm tên thực dân Pháp tập trung ở trước
dinh Toàn quyền cũ (nay là dinh Thống Nhất), làm lễ kéo cờ và hát quốc ca Pháp.
Lập tức, quần chúng nhân dân đi đường cùng với thanh niên với lòng yêu nước và
dũng cảm cao đã leo rào ồ ạt kéo vào sân tìm cách hạ cờ Pháp xuống. Tiếp đến,
dưới sự tổ chức của Mặt trận Việt Minh, hàng vạn quần chúng đã tới bao vây dinh
và biểu tình thị uy và lên tiếng phản đối và chúng phải trả lại dinh và treo lại cờ đỏ
sao vàng. Trước tình hình diễn biến phức tạp và nghiêm trọng do quân Anh và Pháp
gây ra khi chúng tuyên bố thiết quân luật và thả thêm tù binh Pháp. Chính quyền
cách mạng liên tục đối phó và liên lạc với phái bộ Anh để ngăn chặn bạo động và
chiến sự có thể xảy ra giữa hai bên.
Nhưng âm mưu của Anh – Pháp không dừng lại mà càng lấn lướt. Ủy ban
nhân dân Nam Bộ một mặt báo cáo với nhân dân đồng thời cảnh cáo
chúng :”Cương quyết lãnh đạo quốc dân, giữ gìn đất nước, thực hiện Chương trình
Việt Minh, hy sinh vượt tất cả nguy hiểm, cương quyết chống mọi mưu mô xâm
lược, dù chết cũng cam lòng”. Mặt khác, ra lệnh tản cư và chuẩn bị chiến đấu.
          Trước 0 giờ ngày 23/9/1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban
nhân dân Nam Bộ (nay là Ủy ban nhân dân thành phố), sở Cảnh sát, trại Cộng
hòa vệ binh, ngân hàng, khám lớn, bệnh viện…Bên ta đã chuẩn bị nên ứng phó đáp
trả ngay. Thế là Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, chỉ sau non một tháng khởi nghĩa
giành độc lập ở miền Nam.
          Hội nghị của lãnh đạo Sài Gòn và Nam Bộ với sự có mặt của ông Hoàng
Quốc Việt đại diện của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh, đã quyết định gởi
điện báo gấp ra Trung ương xin chỉ thị, đồng thời ra hiệu triệu phát động quần
chúng nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đứng lên kháng chiến chống quân
thù. Cuộc kháng chiến này được Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng tán thành và kêu
gọi cả nước hỗ trợ. Người đã ra lời kêu gọi qua Đài tiếng nói Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh :”Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc
của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng
Pháp :”Thà chết tự do hơn sống nô lệ”…Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu
tranh của chúng ta là chính đáng.”(Sđd trang 172).
          Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, nhân dân Nam
bộ và nhân dân Sài Gòn với gậy tầm vông, giáo mác và mọi thứ vũ khí có trong tay
đã đứng lên chiến đấu ngoan cường với quân địch, hình thành các mặt trận xung
quanh thành phố, vây hãm làm cho chúng trạng tình trạng bất ngờ, lúng túng. Bọn
chúng và bên ta vẫn tiếp tục liên hệ thương thuyết nhưng cuối cùng chúng vẫn
ngoan cố nên bất thành. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ và Việt Minh đã lãnh đạo
nhân dân tổ chức bao vây chốt chặn năm ngã ra ngoại thành đã cầm chân địch,
không cho chúng đánh nhanh tiến nhanh, để chúng ta có thời gian thành lập các
chiến khu, căn cứ địa kháng chiến lâu dài.
Ta nhanh chóng chiến đấu dũng cảm vừa phá hoại cơ sở địch ngay trong lòng
nội đô, vừa bố trí các mặt trận tại các cầu như cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu,
cầu Tham Lương, cầu Khánh Hội, cầu Bình Điền để chặn đường quân thù tiến về
các tỉnh miền Đông, miền Tây, phía Bắc và phía Nam. Riêng An Phú Đông – Thạnh
Lộc thuộc Gia Định đã sớm là căn cứ địa kháng chiến nằm sát với Sài Gòn tạo
thuận lợi cho nhiều lực lượng bám trụ chiến đấu lâu dài, trong đó có lực lượng của
Tỉnh Gia Định và Tổng công đoàn Nam Bộ.
          Giữa lúc đó, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ cử ông Huỳnh Văn Nghệ đi Tân
Uyên – Biên Hòa lập chiến khu Đ, cử ông Trần Văn Giàu đi Xuân Lộc – Long
Khánh đón các Chi đội Vũ Đức, Nam Long, Quang Trung vừa từ miền Bắc và miền
Trung vào cứu viện, trong đó có tướng Nguyễn Bình từ Quân khu 1 vào theo lệnh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các Ủy ban kháng chiến Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
được thành lập để chống Pháp khi kéo tới.
          Tới cuối tháng 10/1945, lực lượng kháng chiến bố trí lại, cho một bộ phận
hoạt động nội thành tiếp tục phá hoại địch, nhiều bộ phận khác di chuyển về các
chiến khu, căn cứ ở khắp các tỉnh, thành tiếp tục chiến đấu. các Ban cán sự Đảng
của Mặt trận Việt Minh đã mở các lớp huấn luyện cho đông đảo cán bộ Mặt trận ở
các địa phương để cùng với các Đảng bộ phụ trách lãnh đạo, thực hiện các chỉ thị
kháng chiến cho phù hợp từng địa phương.
          Cho đến tháng 12/1946, cuộc kháng chiến Nam Bộ anh hùng đã hòa vào cuộc
kháng chiến Toàn quốc theo lệnh của Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

You might also like