You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
THIẾT KẾ HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THUỶ
(Mã đề: LR 3.2)
Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Vinh Lớp: 18 KTTT
MSSV: Năm học: 2021 - 2022
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Thừa
Thời gian thực hiện: 27/09/2021 đến 28/11/2021
I. TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ động lực của tàu đánh cá nghề lưới rê, vỏ gỗ có các thông
số cho trước như sau:

II. CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC

Thông số Ký hiệu Giá trị Thứ nguyên


Vận tốc thiết kế Vtk 7 hl/h
Chiều dài lớn nhất/thiết kế Lmax/ Ltk 22,3/20,2 m
Chiều rộng lớn nhất/thiết kế Bmax/Btk 7,5/6,9 m
Chiều cao mạn D 3,3 m
Chiều chìm thiết kế d 2,5 m
Trọng tải DW 72 T
Hệ số béo thể tích CB 0,70 -
Vùng hoạt động Cấp I
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
A. Phần thuyết minh
1. Thiết kế tổ hợp Máy chính – Chân vịt
2. Tính toán kết cấu hệ trục chân vịt
3. Tính toán hệ thống phục vụ: - Hệ thống bôi trơn cho máy chính – hệ trục chân
vịt.
B. Phần bản vẽ:
1. Bố trí thiết bị trong khoang máy (A0)
2. Bản vẽ kết cấu hệ trục chân vịt (A1)
3. Sơ đồ hệ thống bôi trơn cho máy chính – hệ trục chân vịt (A1)
Lưu ý: SV phải thực hiện đầy đủ nội dung trên theo thời gian được giao.

Trưởng Bộ môn Giáo viên hướng dẫn

Chương 1: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ HỆ ĐỘNG LỰC.


1.1 Khảo sát các đặt tính kỹ thuật cần thiết của tàu mẫu.
1.1.1 Chọn tàu mẫu.
a. Phân tích các đặc tính của tàu mẫu.
- Chế độ chạy tự do: Tàu ở trạng thái 1 xuất bến với 0% hàng và 100% dự trữ.
- Chế độ hoạt động ở trạng thái này thì tàu chạy với vận tốc tự do, sức cản của tàu là
lớn nhất, chân vịt chạy ở chế độ tự do.
- Chế độ chạy nặng tải:

+ Ở chế độ này chân vịt phải làm việc ở điều kiện nặng tải, sức cản tác dụng lên thân tàu
lớn, cộng thêm sức cản của lưới khai thác(đối với trạng thái 5)

+ Các trạng thái mà tàu phải chạy ở chế độ nặng tải:


 Trạng thái 2 tàu có 100% lượng hàng, 10% dữ trữ và nhiên liệu
 Trạng thái 3 tàu 20% hàng ,10% dữ trữ và nhiên liệu, lưới ướt
 Trạng thái 4 tàu thu 1 mẻ 0,5 tấn cá, 25% dữ trữ và nhiên liệu, lưới ướt
 Trạng thái 5 tàu đang thu lưới hướng ngang tàu, 25% dữ trữ và nhiên liệu.
b. Chọn tàu mẫu.

Trên cơ sở phân tích các đặc tính làm việc của tàu mẫu, em đưa ra phương án thiết
kế cho đề tài em được giao là mô hình được tham khảo từ tàu mẫu. Tàu mẫu được tham
khảo trong đề tài của em là tàu cá, mang số hiệu PY 95627 TS do công ty thiết kế tàu
thủy “ Hùng Thi ” thiết kế, lưu trữ ở cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên.

Bảng 1.1: So sánh tàu tham khảo và tàu thiết kế


STT Thông số Tàu mẫu Tàu thiết kế So sánh
1 Lmax 22,3 23,2 3,98%
2 Bmax 7,5 6,2 17,4%
3 D 3,3 2,95 10,6%
4 d 2,5 2,2 12%
5 DW 72 54 25%
6 Cb 0,7 0,69 1,43
7 Vùng hoạt động Cấp I Cấp I

Các thông số cơ bản của tàu PY 95627 TS :


- Chiều dài lớn nhất: Lmax = 23,2 m.
- Chiều dài thiết kế: Ltk = 21,4 m.
- Chiều dài hai trụ: Lpp = 18,30 m.
- Chiều rộng lớn nhất: Bmax = 6,2 m.
- Chiều rộng thiết kế: Btk = 5,8 m.
- Chiều cao mạn: d = 2,2 m.
- Chiều chìm trung bình: Ttb = 1,81 m.
- Chiều chìm mũi: Tm = 1,79 m.
- Chiều chìm đuôi: Tđ = 1,83m.
- Hệ số béo thể tích: B = 0,69.
- Số lượng trục chân vịt: X = 1.
- Tốc độ hàng hải tự do: V = 8 Hl/h.
- Vị trí buồng máy: phần đuôi
- Vật liệu đóng tàu: gỗ.
- Hình thức bảo quản sản phẩm: đá.
- Vùng hoạt động: Cấp I

 Đặc điểm bố trí của tàu:

- Buồng máy được bố trí ở phía đuôi tàu. Việc bố trí buồng máy ở phía sau đuôi tàu
sẽ có một số ưu điểm như lợi dụng được diện tích phía đuôi tàu, giảm được chiều
dài hệ trục, giảm được công tiêu hao trên hệ trục, chăm sóc hệ trục dễ dàng hơn.
- Trước buồng máy là các khoang cá. Số lượng và loại khoang nhiều hay ít phụ
thuộc vào kích thước và công dụng của tàu. Tàu có 5 khoang cá, 1 khoang lưới và
1 khoang mũi. Phía sau buồng máy là khoang lái.
- Cabin được bố trí ở phần đuôi tàu nằm trên buồng máy để có khoảng trống cho
boong thao tác, là nơi nghỉ ngơi của thủy thủ và là nơi điều khiển con tàu.
- Phía trước cabin là boong khai thác, có bố trí máy móc khai thác, máy xay đá, trụ
tời thủy lực và lưới.

 Đặc điểm kết cấu của tàu:

- Tàu có kết cấu theo hệ thống ngang. Kết cấu ngang do hệ thống sườn, đà và xà
ngang boong tạo nên. Các kết cấu được liên kết bằng bulông, một số vị trí đặc biệt
người ta dùng đinh tráng kẽm.
- Ky chính là cây gỗ hoàn chỉnh với mặt cắt ngang hình chữ nhật, nằm ở mặt cắt dọc
giữa tàu, chạy dài từ mũi về lái.
- Sống mũi liên kết với ky chính bằng các bulông, tạo dáng cho mũi tàu và có tác
dụng tăng độ cứng phía mũi. Nó là một thanh thẳng đứng nghiêng dần về phía
trước của tàu một góc khoảng (10 ÷ 20)0 so với phương thẳng đứng.
- Sống đuôi được liên kết với ky chính bằng các bulông. Nó có tác dụng tạo dáng
cho vòm đuôi và chủ yếu làm tăng độ cứng vững cho vòm đuôi.
- Giữa sống đuôi ở phần đuôi có bố trí độn trục đỡ lấy vòm đuôi làm tăng độ cứng
vững cho hệ trục, đồng thời đảm bảo không gian nhất định để bố trí chân vịt ở
vòm đuôi.
- Cong giang được nối với đà ngang đáy và xà ngang boong tạo thành hình dáng
mặt cắt ngang tàu. Tùy theo chiều dài tàu mà số lượng cong giang phân bố nhiều
hay ít, các cong giang có chiều cao tăng dần về phía mũi.
- Các xà ngang boong đặt nằm ngang và được liên kết với thanh sườn bằng bulông
hình thành mặt cắt ngang tàu.
- Ván vỏ liên kết với khung xương tàu theo dọc chiều dài tàu bằng bulông và chốt
gỗ, ván vỏ làm việc trong môi trường rất khắc nghiệt, chịu sự va đập của sóng,
gió…Ván vỏ bao phủ khung xương tàu và làm kín nước cho con tàu.
- Ván boong có nhiệm vụ che phủ khoang tàu nhìn từ trên xuống và tạo mặt bằng
cho việc đi lại, thao tác. Ván boong được bào láng và xếp khít vào nhau dọc theo
chiều dài tàu. Mặt boong cong đều từ vị trí mặt cắt dọc giữa tàu xuôi ra hai bên
mạn để đảm bảo cho nước chảy ra hai bên mạn.
- Ván đuôi được đặt thẳng đứng hay nằm ngang ôm lấy phần đuôi tàu, ván đuôi
được liên kết với ván vỏ phía dưới kiền bo lái, bổ chụp và bổ viền.

You might also like