You are on page 1of 9

XỬ LÝ NỀN BẰNG CỌC BTCT

4. Tính toán nền móng cọc


4.1. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
- QCXDVN 02:2008/BXD- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
- TCVN 9901-2014- Công trình thủy lợi: Yêu cầu thiết kế đê biển
- TCVN 10304:2014: Móng cọc-tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9362-2012: Thiết kế nền nhà và công trình
- TCVN 5574-2012 ‘’Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế’’;
- Giáo trình Nền và Móng- Lê Anh Hoàng-Nhà xuất bản Xây dựng;
- Giáo trình Nền Móng- Đại học Thủy lợi;
- Giáo trình Cơ học đất- Đại Học Thủy Lợi;
- Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất tại hố khoan công trình dự kiến thi công
4.2. Cơ sở chọn kích thước cọc
Để tìm được chiều dài và tiết diện cọc hợp lý thì cọc được chọn thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chuyển vị cọc lớn nhất nằm trong giới hạn cho phép
- Khả năng chịu tải cực hạn của cọc đảm bảo khả năng đóng được cọc đất
- Chiều dài cọc, tiết diện cọc đảm bảo độ lún theo ứng suất.
- Cọc được chọn và mật độ cọc hợp lý để đảm bảo tính kinh tế và khả năng làm việc.
- Cọc được chọn phải đảm bảo không bị phá hủy kết cấu khi được đóng hay ép.
- Chọn tiết diện cọc tính toán (40x40)cm
hiện có.
Nhận xét 1:
Móng cọc trong quá trình thiết kế phải được tính toán theo các trạng thái I và II, cụ thể:
a) Theo trạng thái giới hạn thứ I:
- Theo cường độ vật liệu cọc và đài cọc
- Theo sức kháng của đất đối với cọc (sức chịu tải của cọc theo đất)
- Theo sức chịu tải của đất nền tựa cọc
- Theo trạng thái ổn định của nền chưa cọc (không xét đến do nền nằm ở địa thế ngoài yêu cầu của
tiêu chuẩn và lực ngang truyền vào tạo chuyển vị nằm trong giới hạn cho phép)
b) Theo trạng thái giới hạn thứ II:
- Theo độ lún nền tựa cọc và móng cọc chịu tải trọng thẳng đứng
- Theo chuyển vị đồng thời của cọc với đất nền chịu tác dụng của tải trọng ngang và momen
- Theo sự hình thành hoặc mở rộng các vết nứt cho các cấu kiện bê tông cốt thép móng cọc (điều kiện
này không xét đến vì đây không thuộc dạng kết cấu đặc biệt như tường hầm, bản đáy bể chứa chất lỏng)
(Mục 7.1.1 TCVN 10304-2014)
Nhận xét 2:
- Căn cứ theo tài liệu địa chất, chiều sâu khoan lấy mẫu theo cắt dọc địa chất là ..m, lớp đất số 4 là lớp
đất thông thường không phải nền đá cứng. Do vậy móng cọc có cọc đóng trong đất này là móng cọc ma
sát
- Căn cứ theo hình thức bố trí móng đã trình bày ở trên thì móng có đài cọc nằm dưới mặt đất tự nhiên.
Do vậy đây là móng cọc đài thấp
(Mục 3.1 Giáo Trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Từ các nhận xét trên ta thực hiện tính toán thiết kế móng cọc theo cách kiểm tra như sau:
4.3. Tính toán móng cọc theo trạng thái giới hạn I
* Khả năng chịu tải theo vật liệu của cọc bê tông cốt thép (Theo cường độ vật liệu cọc và đài cọc)
= 453 T
(công thức 3.2 Trang 82 Giáo trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)

Trong đó:

1
+ Rn: Cường độ chịu nén của bê tông; Rn = 25000 T/m2

+ Rct: Cường độ chịu nén của thép, Rct=21.000-360.000kPa=2100-36000(T/m


Rct = 1500 T/m2 2)
Rct=21.000-360.000kPa=2100-36000(T/m2)
+ mct: Hệ số điều kiện làm việc của thép mct = 1
+ k.m: Hệ số về điều kiện làm việc của vật liệu k.m = 0.7
+ Fc: Tiết diện cọc Fc = 0.16 m2
Cọc tiết diện vuông, chiều dài cạnh bc = 0.4 m
Cấp độ bền của bê tông cọc B45
Số lượng và đường kính cốt thép dọc n = 8
Φ = 20
+ Fct: Diện tích của cốt thép bố trí trong cọc Fct = 0.003 m2
* Sức chịu tải của cọc theo đất nền (sức chịu tải của đất nền tựa cọc)
Vì đây là loại cọc treo, khi thi công được thực hiện bảng phương pháp đóng hoặc ép. Sức chịu tải được
xác định bằng tổng sức kháng của đất dưới mũi cọc. Được xác định như sau:
𝑄𝑡𝑐 = 𝑚𝑅 . 𝑞𝑝 . 𝐴𝑝 + 𝑢 𝑚𝑓𝑖 . 𝑓𝑠𝑖 . 𝑙𝑖 = 162.3 T
(công thức 3.3 Trang 83 Giáo trình Nền Móng-ĐHTL hoặc công thức (10 và G1) TCVN 10304:2014)
Trong đó:
+ mR, mf : các hệ só điều kiện làm việc của đất ở mũi cọc và ở mặt bên của cọc
mR = 1
mf = 1
(Bảng 3.3 trang 85 Giáo Trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
+ Ab: Diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ab = 0.16 m2
+ u: Chu vi tiết diện ngang của cọc u = 1.6 m
+ fsi: Lực ma sát đơn vị của mỗi lớp đất mà cọc đi qua, phụ thuộc vào trạng thái và chiều sâu trung
bình của mỗi lớp đất fs1 = 1.1 T/m2
fs2 = 1.75 T/m2
fs3 = 1.9 T/m2
fs4 1.82 T/m2
(Bảng 3.2 Trang 85 Giáo Trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
+ qp: Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc, phụ thuộc vào loại đất và chiều sâu hạ mũi cọc
qp = 560 T/m2
(Bảng 3.3 Trang 84 Giáo Trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi, hoặc bảng 2 TCVN 10304:2014)
+ l i : Chiều dày của lớp đất thứ i tiếp xúc với cọc l 1 = 3.1 m
l2 = 7.7 m
l3 = 9.8 m
l4 = 5.5 m
* Sức kháng của đất đối với cọc
Sức chịu tải cực hạn Rc,u của cọc theo đất
𝑅𝑐,𝑢 = 𝑞𝑏 . 𝐴𝑏 + 𝑢. 𝑓𝑖 . 𝑙𝑖 = 69.96 T
Trong đó:
+ qb: cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc
+ Ab: diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ab = 0.16 m2
+ u: Chu vi tiết diện ngang cọc u = 1.6 m
+ fi: cường độ sức kháng trung bình (ma sát đơn vị) f1 = 1.1 T/m2
của lớp đất thứ ''i'' trên thân cọc f2 = 1.75 T/m2
f3 = 1.9 T/m2
f4 1.82 T/m2
+ li: chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ ''i'' l1 = 3.1 m

2
l2 = 7.81 m
l3 = 10.88 m
l4 = 3.26 m
(Công thức G.1 Phụ Lục G Trang 80 TCVN 10304-2014)
Xác định qb
qb = (c.Nc' + q'γp.Nq').Ab = 6.36 T/m2
Trong đó:
+ Nc': hệ số sức chịu tải của đất dưới mũi cọc N'c = 9 cọc đóng Nc
+ Nq': các hệ số sức chịu tải của đất dưới mũi cọc = 100
(Bảng G.1 trang 82 TCVN 10304-2014)
+ q'γp: áp lực hiệu quả lớp phủ tại cao trình mũi cọc (có trị số bằng ứng suất pháp hiệu quả theo
phương đứng do đất gây ra tại cao trình mũi cọc)
q'γp = σz = Σγi.hi = γ4.l4 = 6.19 T/m2

+ Ab: diện tích tiết diện ngang mũi cọc Ab = 0.01 m2


Mũi cọc tiết diện 10x10cm
+ c: Lực dính của lớp đất số 2 c = 1.84 T/m2
Ta thấy Pvl > Qu: và Pvl > Rc,u : do đó cọc hoàn toàn có thể hạ đến độ sâu thiết kế mà không làm bể kết
cấu đầu cọc.
(Trang 159 Giáo trình Nền và Móng-Lê Anh Hoàng)
4.4. Tính toán móng cọc theo trạng thái giới hạn thứ II:
* Kiểm tra độ lún của móng cọc
Theo độ lún theo nền tựa vào cọc
Để đảm bảo độ lún thì phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

Trong đó:
+ σmax, min: Ứng suất max, min dưới đáy móng khối qui ước
+ Rtc: Áp lực tiêu chuẩn của nền
𝑚1 . 𝑚2
𝑅𝑡𝑐 = 𝐴. 𝛾. 𝑏 + 𝐵. ℎ. 𝛾𝑡𝑏 + 𝐷. 𝑐
𝑘

- Cắt 1m bề ngang, dọc công trình tại vị trí có đóng cọc


- Căn cứ vào tài liệu địa chất chiều dày các lớp đất chọn trước chiều dài cọc là 6m
- Tính toán chọn chiều dài cọc đảm bảo độ lún bằng cách thử dần từng chiều dài cọc từ 1m đến 6m
Bảng 1: Bảng chi tiêu cơ lý của các lớp đất
Kí Đơn Lớp Lớp
STT Chỉ tiêu cơ lý Lớp 1 Lớp 2
hiệu vị 3 4
1 Độ ẩm W% 35.4 41.1 47 53
2 Dung trọng tự nhiên γ T/m3 1.59 1.73 1.8 1.9
3 Độ sệt B 1.16 0.79 0.7 0.2
4 Lực dính C T/m2 1.24 0.9 0 1.8
5 Góc ma sát trong φ Độ 5.5 7.5 11 18
6 Hệ số nén tương đối ao cm2/kG 0.53 0.067 0.1 0.1
7 Chiều dày lớp đất h m 3.1 7.7 9.8 5.2
Từ mép ngoài của cọc biên kẻ đường xiên gó trong đó là góc ma sát trung bình của các lớp đất
có chiều dày hi bên hông chiều dài cọc 𝜑𝑖 . ℎ𝑖
𝜑𝑡𝑏 =

= 10.43 độ
𝑖

3
(Công thức 3.19 Trang 98 Giáo Trình Nền và Móng -Đại Học Thuỷ Lợi)
(hoặc công thức 41 TCVN 10304-2014)
Kiểm tra cọc có tiết diện (40x40)cm có chiều dài 11.7m
- Chiều dài, rộng của bản đáy abđ = 2 m
- Chiều dày bản đáy t = 0.30 m
- Chiều dài cọc tính toán l lc = 11.7 m
- Chiều dài, rộng của cọc b c bc = 0.4 m
- Trọng lượng riêng bê tông γbt γbt = 2.5 T/m3
- Hệ số vượt tải n n = 1.1
- Khoảng cách c từ mép đài đến mép hàng cọc ngoài cùng đối với công trình thuỷ lợi ≥ 25cm
chọn c = 30 cm
Để đảm bảo tính liên kết giữa cọc và bản đáy được ổn định khi thi công thường phải đập đầu cọc để
ngàm cốt thép vào trong (bản đáy).Chiều dài neo thép với thép trơn phải đảm bảo neo>20Φ = 40 cm
Chọn chiều dài neo trong bản đáy = 0.7 m
(Mục 3.3 Trang 80 Giáo Trình Nền Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
- Diện tích khối móng qui ước

Trong đó:
+ B1: Khoảng cách 2 mép cọc biên tính trên bề rộng của đài cọc
B1 = 4.45 m
+ L1: Khoảng cách 2 mép cọc biên tính trên bề dài của đài cọc
L1 = 4.45 m
(Do cách chọn móng tính toán (1x1)m nên B1=L1)
+ L: Chiều dài lớp đất của khối móng qui ước L = 6.01 m
Thay số:
= 22.95 m2

- Tổng tải trọng đứng trên đáy móng khối qui ước Ntc
Ntcl = Wcọc + W đất + W bản đáy = 193 T
Trong đó:
+ Wcọc: Tải trọng của cọc bê tông cốt thép Wcọc = 5.15 T
W cọc = bc.bc.l c .γbt.n
+ Wđất : Tải trọng đất Wđất = 184 T
Wđất = B1.L1.L.γ2.n-Wcọc
+ Wbản đáy: Tải trọng bản đáy Wbản đáy = 3.30 T
W bản đáy = abđ .abđ. t.γbt.n
- Độ lệch tâm e Σ𝑀𝑜 𝑀𝑙𝑡𝑐
𝑒𝑥 = = 𝑡𝑐 = 0.03 m
Σ𝑃 𝑁𝑙

Trong đó: 𝑃10 . 𝑙


+ Mtcl: Mô men gây lật 𝑀𝑙𝑡𝑐 = = 5.34 T.m
4
+ P10: Áp lực thuỷ tĩnh (tải trọng ngang gây lật)
- Phản lực dưới móng khối qui ước
𝑚𝑎𝑥 𝑁𝑙𝑡𝑐 6. 𝑒
𝜎𝑚𝑖𝑛 = (1 ± )
𝐹𝑞.𝑢 𝐿

Thay số: 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 8.6 T/m2 𝜎𝑚𝑖𝑛 = 8.2 T/m2

4
Áp lực tiêu chuẩn của nền
𝑚1 . 𝑚2
𝑅𝑡𝑐 = 𝐴. 𝛾. 𝐵𝑚 + 𝐵. ℎ𝑑 . 𝛾𝑡𝑏 + 𝐷. 𝑐 = 24.73 T/m2
𝑘
(Công thức 2.3 Trang 32 Giáo Trình Nền và Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Trong đó:
m1, m2 : Hệ số điều kiện làm việc của nền đất của nhà hoặc công trình
+ Với đất có độ sệt B > 0,5 m1 = 1.1
+ Kết cấu cứng có
L: Chiều dài công trình L = 45 m
H: Chiều cao công trình H = 7 m
Vì L/H = 6.4 >4 nên giá trị m2 là m2 = 1
+ k: hệ số tin cậy, do có thì nghiệm đất cho nên k = 1
+ γ : Dung trọng của lớp đất dưới khối móng qui ước (γ2 hoặc γ3)
γ = 1.73 T/m3
+ γtb : Dung trọng đẩy nổi bình quân của các lớp đất trên mũi cọc
𝛾𝑖 . ℎ𝑖
𝛾𝑡𝑏 = = 1.69 T/m3
ℎ𝑖

+ h: Chiều cao móng khối qui ước h = 6.31 m


+ b: Chiều rộng móng khối qui ước
+ c; Lực dính của lớp đất số 2
+ A, B, D phụ thuộc vào góc ma sát của lớp đất tại đầu mũi cọc (lớp đất số 2)
(xác định theo bảng 2.2 Trang 34 Giáo Trình Nền và Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Tra bảng 2.2 ta được:
A = 0.14 B = 1.6 D = 3.93
Nhận xét:
𝜎𝑚𝑖𝑛 = 8.16 T/m2 > 0
𝜎𝑚𝑎𝑥 = 8.62 T/m2 > 0 ĐẠT
𝜎𝑚𝑎𝑥 < 1.2𝑅𝑡𝑐 = 29.7 T/m2
Tính toán tương tự cho các tiết diện và chiều dài cọc khác nhau ta có bảng so sánh sau đây:

Theo độ lún móng cọc chịu tải trọng thẳng đứng


Xét móng cọc tính toán có:
+ Chiều dài cọc móng lc = 11 m
+ Chiều rộng cạnh cọc vuông bc = 0.4 m
+ Chiều dài bản đáy hình chữ nhật lcn = 45 m
+ Chiều rộng bản đáy hình chữ nhật bcn = 12.1 m
+ Chiều dày sàn cầu t = 0.30 m
+ Tổng chiều cao móng khối qui ước Hq.u = 11 m
+ Dung trọng của bê tông γbt = 2.5 T/m3
+ Dung trọng lớp đất số 2 γ2 = 1.73 T/m3
+ Lực dính lớp đất số 2 c = 0.9 T/m2
Từ mép ngoài của cọc biên kẻ đường xiên góc φtb/4 trong đó φtb là góc ma sát trung bình của các lớp đất
có chiều dày hi bên hông chiều dài cọc
𝜑𝑖 . ℎ𝑖
𝜑𝑡𝑏 = = 10.43 độ
ℎ𝑖

- Diện tích khối móng qui ước

5
Trong đó:
+ B1: Khoảng cách 2 mép cọc biên tính trên bề rộng của đài cọc
B1 = 13.66 m
+ L1: Khoảng cách 2 mép cọc biên tính trên bề dài của đài cọc
L1 = 46.56 m
(Do cách chọn móng tính toán (1x1)m nên B1=L1)
+ L: Chiều dài lớp đất của khối móng qui ước L = 5.88 m
Thay số:
= 668.5 m2

- Tổng tải trọng đứng trên đáy móng khối qui ước Ntc
Ntcl = Wcọc + W đất + W bản đáy = 7149 T
Trong đó:
+ Wcọc: Tải trọng của cọc bê tông cốt thép Wcọc = 242.0 T
W cọc = 60.bc.bc.l .γbt.n
+ Wđất : Tải trọng đất Wđất = 6587 T
Wđất = B1.L1.L.γtb.n-Wcọc
+ Wbản đáy: Tải trọng bản đáy Wbản đáy = 320.0 T
W bản đáy = Sbđ. t.γbt
- Độ lệch tâm e Σ𝑀𝑜 𝑀𝑙𝑡𝑐
𝑒𝑥 = = 𝑡𝑐 = 0 m≈0
Σ𝑃 𝑁𝑙

- Phản lực dưới móng khối qui ước


𝑚𝑎𝑥 𝑁𝑙𝑡𝑐 6. 𝑒
𝜎𝑚𝑖𝑛 = (1 ± )
𝐹𝑞.𝑢 𝐿

Thay số: 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 10.70 T/m2 𝜎𝑚𝑖𝑛 = 10.69 T/m2

Áp lực tiêu chuẩn của nền


𝑚1 . 𝑚2
𝑅𝑡𝑐 = 𝐴. 𝛾. 𝐵𝑚 + 𝐵. ℎ𝑑 . 𝛾𝑡𝑏 + 𝐷. 𝑐 = 39.23 T/m2
𝑘
(Công thức 2.3 Trang 32 Giáo Trình Nền và Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Trong đó:
m1, m2 : Hệ số điều kiện làm việc của nền đất của nhà hoặc công trình
+ Với đất có độ sệt B > 0,5 m1 = 1.1
+ Kết cấu cứng có
L: Chiều dài công trình L = 45 m
H: Chiều cao công trình H = 7 m
Vì L/H = 6.4 >4 nên giá trị m2 là m2 = 1
+ k: hệ số tin cậy, do có thì nghiệm đất cho nên k = 1
+ γ : Dung trọng của lớp đất dưới khối móng qui ước (γ2)
γ2 = 1.73 T/m3
+ γtb : Dung trọng đẩy nổi bình quân của các lớp đất trên mũi cọc
𝛾𝑖 . ℎ𝑖
𝛾𝑡𝑏 = = 1.69 T/m3
ℎ𝑖

+ hd: Chiều cao móng khối qui ước, h = Hq.u h = 11 m


+ b: Chiều rộng móng khối qui ước b = 13.66 m
+ c: Lực dính của lớp đất số 2 c = 0.9 T/m2

6
+ A, B, D phụ thuộc vào góc ma sát của lớp đất tại đầu mũi cọc (lớp đất số 2)
(xác định theo bảng 2.2 Trang 34 Giáo Trình Nền và Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Tra bảng 2.2 ta được:
A = 0.14 B = 1.6 D = 3.93
Nhận xét:
+ σmin >0
+ σmin ≈ σmax: ứng suất đã trở nên cân bằng ĐẠT
+ σmax < 1,2Rtc Vậy: Móng cọc đảm bảo ổn định lún
* Tính chuyển vị cọc
Xét cọc tính toán có các kích thước sau (Coi cọc bị ngàm vào đất)
+ Cọc tiết diện vuông, chiều rộng cọc bc = 0.4 m
+ Chiều dài cọc l = 10 m
+ Cấp độ bền của bê tông cọc B22.5
+ Nhóm cốt thép dọc AII
+ Cường độ tính toán chịu nén của bê tông Rn = 1300 T/m2
+ Cường độ tính toán chịu kéo của cốt thép Ra = 26000 T/m2
+ Diện tích tiết diện ngang của cọc bê tông Fc = 0.16 m2
+ Diện tích tiết diện ngang của cốt thép 8Φ20 Fct = 0.003 m2
Chuyển vị ngang cho phép lớn nhất của cọc [y] [y] = 3.8 cm
(Phục lục G, mục G.5 TCVN 10400-2015)
Tính chuyển vị cọc trong trường hợp cọc chịu các tải trọng sau:
- Tải trọng đứng: Ntt (Tải trọng công trình ΣP) Ntt = 7149 T
- Tải trọng ngang: Htt (áp lực thuỷ động+tàu thuyền Htt = 1.83 T
(áp lực đất đối xứng 2 bên mang cống bị triệt tiêu nên không tính đến)
- Mô men Mtt Mtt = 18.26 T.m

b) Tính toán các hệ số


*Hệ số nền theo phương ngang Cx (x: biến dạng cọc theo phương ngang)
Theo tài liệu địa chất vì đây là đất sét mềm, độ sâu tầng đất mà cọc đóng xuống ở khoảng (3-7)m
Vậy nên: Cx = 2÷40 (MN/m3). Ta chọn: Cx = 40 MN/m3
(Bảng 4.14 Giáo Trình Nền Móng- Lê Anh Hoàng)
- Độ cứng cọc theo phương ngang:

= 0.108 m-1
Trong đó:
+ E: Modul đàn hồi cọc bê tông E = 2E+07 kPa
+ D: Bề rộng chịu tải D = 0.6 m

7
(lấy bằng 1,5 đường kính cọc tròn hoặc bề rộng cọc vuông)
+ J: Mô men quán tính của tiết diện 𝑏𝑐4
Mô men quán tính với hình vuông là: 𝐽 = = 0.002 m4
12
(Bảng 2.3.1 Trang 143 Sổ Tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi - Phần 1 Tập 1)
- Moment lớn nhất:
= 20.63 T.m

Trong đó:
Hệ số lệch tâm: = 1.08

= 0.31 (công thức 4.62)

= 1.216
Phương trình mô men:
𝐻 𝑡𝑡 −𝜆𝑧 (công thức 4.64)
𝑀𝑥 𝐻 = 𝑒 sin 𝜆. 𝑧
𝛾
Hay:

(Thay số vào phương trình khi có số liệu chính xác)


- Chuyển vị ngang khi đầu cọc tự do chịu tải trọng Htt
2. 𝐻 𝑡𝑡
𝑥 𝑧 𝐻 = 𝜆. 𝑒 −𝜆𝑧 . cos (λ. 𝑧) (Công thức 4.63)
𝐶𝑥 . 𝐷
Lớn nhất tại vị trí z=0
Khi đó: 2. 𝐻 𝑡𝑡 . 𝜆
𝑥(𝑧=0) = = 0.02 cm < [y] ĐẠT
𝐶𝑥 . 𝐷

(Công thức 4.62, 4.63, 4.64 trang 184 Giáo Trình Nền và Móng - Lê Anh Hoàng)
* Chọn kích thước cọc và mật độ cọc
Sau khi tính chuyển vị, tính lún, kiểm tra khả năng hạ cọc ta thấy cọc có tiết diện vuông 40cm đảm bảo
thỏa mãn các tiêu chí trên. Do đó, ta chọn cọc tiết diện (10x10)cm, chiều dài L = 11.7 m
Theo mục 4.6.2.c - Giáo Trình Nền và Móng-Lê Anh Hoàng thì cọc được bố trí trong khối móng qui ước
với khoảng cách 2 cọc bằng 3D - 6D của cọc, tức là từ 1.8 đến 3.6 m
(Hoặc theo mục 3.5.4b Giáo Trình Nền và Móng-Đại Học Thuỷ Lợi)
Mặt khác đây là công trình cảng thuỷ nội địa, thường xuyên chịu tác động của sóng và thuyền, do vậy số lượng
cọc sẽ bố trí dày hơn so với tính toán để đảm bảo ổn định công trình. Chọn khoảng cách cọc là 3.5m

* Xác định số lượng cọc và bố trí cọc trong móng


Tính số lượng cọc
Số lượng cọc được ước lượng theo công thức sau:
𝑁 𝑡𝑡 𝑁 𝑡𝑡
𝑛 = 𝛽. = (1,2 − 1,5). = 57.2 cọc (chưa tính đến xe đỗ trên bến )
𝑄𝑡𝑘 𝑄𝑡𝑘

Trong đó:
+ Qtk: sức chịu tải tính toán của mỗi cọc hay còn gọi là Qc = min (Qtc, Pvl) = #### T
(Công thức Trang 133 Giáo Trình Nền và Móng - Lê Anh Hoàng)
(hoặc Công thức 3.13 Giáo Trình Nền và Móng - Đại Học Thuỷ Lợi)
+ β: Hệ số xét đến ảnh hưởng của mô men, tải trọng ngang và số lượng cọc trong đài
Với móng đài cao thì β = 1.3

8
Vậy chọn số lượng cọc để bố trí gia cố móng n = 60 cọc theo khoảng cách 3.2m
Bố trí cọc trong móng
Do tải trọng lệch tâm không lớn, ta có thể bố trí cọc đều nhau để tận dụng khả năng làm việc của tất cả
các cọc. Cọc được bố trí theo cự ly cách đều đã được tính toán (bản vẽ bố trí cọc chèn vào)

You might also like