You are on page 1of 7

I.

Môi trường đất


1.1.Khái niệm môi trường đất
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp
xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng
trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi
trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh
nó gồm nước, không khí, khí hậu.

1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường đất.

Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng
lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc
làm suy thoái chất lượng , môi trường . Đất được xem là ô nhiễm khi có nồng độ
chất độc tan lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường
đất

1.3.Ô nhiễm môi trường đất theo nguồn gốc phát sinh

Gồm 2 nguyên nhân chính :


1.3.1. Nguyên nhân tự nhiên:
Đất nhiễm phèn

Nguyên nhân chính là do nước phèn từ một nơi khác theo mạch nước ngầm dưới
lòng đất di chuyển đến. Chủ yếu là đã bị nhiễm các chất sắt,…

Đất nhiễm mặn

Nguyên nhân do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao hay từ các mỏ
muối. Nồng độ Na, K hoặc Cl cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý
cho giới thực vật phát triển

1.3.2 Nguyên nhân nhân tạo

Tro than và xỉ than

Than thường được dùng để chạy nhà máy nhiệt điện, quá trình khai thác mỏ, sản
xuất nhựa dẻo, hóa chất, nylon,… Chất thải công nghiệp này không được qua xử
lí đã thải trực tiếp vào môi trường đất

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ

Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp.
Các ngành công nghiệp

Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước thải, và rác thải ra môi
trường. Khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng

Rác thải của người dân

Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như rác thải, đồ ăn,
túi nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,…
1.1. Hiện trạng hiện nay gây ô nhiễm đất ở Việt Nam

Theo Báo Cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005:

Ô nhiễm do sử dụng phân bón: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh
tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng
kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường đất

Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối
với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc
không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong
môi trường đất

Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết quả của một
số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp
đã tăng lên trong những năm gần đây

III Những thuận lợi và hạn chế trong việc cải tạo môi trường đất bằng
thực vật

 Thuận lợi  
 Áp dụng tại chỗ : Dùng ánh sáng mặt trời, không gây ô nhiễm qua bầu không
khí và lan truyền qua nguồn nước. 
 Loại bỏ nhiều loại chất thải hữu cơ và vô cơ có khả năng gây độc, ít chất thải
thứ cấp.
 Chi phí thấp so với quy trình truyền thống
 Phương pháp gây hại ít nhất, thân thiện với môi trường. 
 Việc sử dụng thực vật còn làm giảm xói mòn. 
 Không cần công nghệ cao và nhiều chuyên gia. 
 Hạn chế 
• Chỉ giới hạn cho tầng đất nông (< 5m).
• Chậm hơn các phương pháp truyền thống . 
• Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. 
• Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học (đối với những loài cây thân thảo), ảnh
hưởng trong chuỗi thức ăn khi động vật hoang dã tiêu thụ các cây này. 
• Thu hoạch cây theo qui trình phức tạp
• Chỉ dùng trong một số điều kiện hạn chế nhất định.
• Cần thời gian khá dài và có thể hấp thu không hoàn toàn lượng kim loại trong đất.

IV. Những biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm

Một số biện pháp khắc phục và hạn chế ô nhiễm đất:

+ Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất

+ Có kế hoạch quản lí các nhà máy

+ Đẩy mạnh các công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân

+ Thường xuyên cải tạo môi trường sống

+ Áp dụng các biện pháp sinh học nhằm cải tạo, bảo vệ môi trường đất
Hình: quá trình cây trích xuất kim loại

+ Phục hồi hệ sinh thái rừng, chống xói mòn, rửa trôi

Hình: trồng rừng ngập mặn chống xói mòn

+ Phục hồi, tái chế vật liệu nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường
Hình: tái chế túi nilong thành sản phầm thủ công

You might also like