You are on page 1of 3

Họ & Tên : Nguyễn Thanh Tuyền

MSSV : 31191024201
Mã lớp HP : 21D1POL51002405
Phòng : B2-311

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Câu 1: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
Trả lời:
* Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường:
- Giống nhau:
+ Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị
trường như cung, cầu,…
+ Đều có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Khác nhau:
 Phương thức tồn tại:
Hàng hóa sức lao động gắn liền với con người.
Hàng hóa thông thường không gắn liền với con người.
Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc
vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài những nhu
cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những
nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, dồng thời nó
còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó. Giá trị sức lao động không
cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hóa, dịch vụ của con người tăng và
yêu cầu kỹ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá
trị hàng hóa tiêu dùng
Hàng hóa thông thường chỉ đơn thuần là yếu tố vật chất. Được do trực tiếp bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết.
 Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị
sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một
loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm
đoạt) => giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn
gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó
chính là giá trị thặng dư.
Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình
sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ).
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
+ Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất
định thông qua các hợp đồng.
+ Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động), giá trị thực hiện sau
(trả công sau).
+ Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản,
không có ngược lại.
+ Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động là
phương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán sức lao động trong mọi điều kiện.
* Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động là do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất
ra nó quyết định. Nhưng do sức lao động tồn tại như một năng lực của con người,
muốn tải sản xuất ra năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định như ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí,…đây là những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để nuôi sống người lao động cũng như con cái người lao động. Chính vì
vậy, giá trị sức lao động của họ sẽ ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh
hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để có thể duy trì đời sống bình thường cùng với
chi phí đào tạo công nhân ở một trình độ nhất định.
(Tham khảo: Bài giảng của TS.Trần Hoàng Hải, https://youtu.be/TdE4_WKhW9s)

Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở
Việt Nam hiện nay? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế
đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
Trả lời:
Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền
lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở
lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh.
Dựa vào “Báo cáo quan hệ lao động năm 2017” của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội (đường link: https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-
bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_677744.pdf), em xin nêu lên thực
trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt
Nam hiện nay như sau:
"Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2016, cả nước có 26,7 triệu
người làm công hưởng lương, trong đó có 22,9 triệu người làm việc trong các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động theo chế độ hợp đồng lao
động. Theo đó, tỷ lệ lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn là
36,1%, hợp đồng lao động có thời hạn xác định từ 12-36 tháng là 18,4%, hợp đồng lao
động mùa vụ dưới 12 tháng là 4%, hợp đồng lao động bằng lời nói 33,4%, không có
hợp đồng lao động là 7%”. Số người tham gia BHXH là 8,6 triệu người, chiếm 47%
tổng số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn và ký hợp đồng lao động
bằng lời nói còn cao (65,9%), dẫn đến người có việc làm không ổn định và nguy cơ
mất việc làm là rất cao. Việc ký kết hợp đồng lao động trong các DN còn mang tính
hình thức, chưa đảm bảo được các nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện trên cơ sở thỏa
thuận 2 bên và người lao động luôn yếu thế trong việc thương lượng. Việc thương
lượng về tiền lương, phụ cấp lương còn rất hạn chế. Nội dung chủ yếu của việc thương
lượng là về phúc lợi xã hội như chế độ thăm hỏi, ốm đau, tiền thưởng Lễ, Tết,…”
Việt Nam phát triển kinh tế thị trường chưa lâu và thị trường lao động Việt Nam chưa
thật sự phát triển. Để bảo vệ người lao động, Nhà nước đã quy định mức tiền lương tối
thiểu và nhiều quy định khác. Khi mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng
lao động dẫn đến đình công, bãi công,…Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị
- xã hội đã tích cực tham gia và giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, góp phần ổn định
doanh nghiệp và ổn định xã hội.
Thực trạng mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa Người lao động và Người sử dụng lao
động được thể hiện qua việc đình công bởi giởi chủ trả lương quá thấp, bớt xén tiền
công bằng việc không ký hợp đồng lao động; điều kiện làm việc khó khăn, căng thẳng;
người lao động phải làm tăng ca trong điều kiện lương thấp; các mức thưởng và phạt
không được quy định rõ ràng. Hậu quả là trong vòng hơn 11 năm từ năm 2005 đến
năm 2016, cả nước có gần 4.500 cuộc đình công do các quyền và lợi ích kinh tế của
Người lao động chưa được đảm bảo. Các chế độ, quyền lợi của Người lao động được
thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc quy định của Người sử dụng lao động,
chưa xuất phát từ quá trình thương lượng, thỏa thuận, nhất là tiền lương trả chưa tương
xứng với thành quả lao động của Người lao động.”

Để giải quyết thực trạng mâu thuẫn về lợi ích kinh tế này, em xin đưa ra một số giải
pháp như sau:
- Cần phải hoàn thiện Bộ luật Lao động của Việt Nam theo hướng hài hòa lợi ích giữa
người sử dụng lao động và người lao động.
- Đẩy mạnh tuyên truyền cho người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định của
Pháp luật về lao động.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp ở Việt
Nam.
- Phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn trong các Doanh nghiệp nhằm hạn chế
tình trạng mâu thuẫn lợi ích ngày một gay gắt hơn.
- Tăng cường thanh tra và kiểm tra việc thực hiện Pháp luật, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm.

You might also like