You are on page 1of 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dưới sự tác động của các quy luật kinh
tế và tích lũy nguyên thủy tư bản đã tạo ra những điều kiện hình thành nền kinh tế thị
trường với hình thái đầu tiên là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở kế
thừa những thành tựu cơ bản trong nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị của các thế
hệ đi trước và cùng với phát kiến vĩ đại là học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đã hoàn
thiện lý luận kinh tế chính trị về nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thúc đẩy cho
sự nhận thức đúng đắn, phát triển nền kinh tế thị trường.
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư được đo lường bằng tỷ suất và khối
lượng giá trị thặng dư. Các phương pháp cơ bản để gia tăng giá trị thặng dư bao gồm
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối. Học thuyết đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa và cội nguồn
đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ngày nay, từ quan điểm đổi mới
về chủ nghĩa xã hội, học thuyết còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư đã và đang được nghiên
cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Những giá trị cốt lõi
của lý luận giá trị thặng dư không những giúp cho các thế hệ sau hiểu được những vấn
đề cơ bản và quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường, mà còn giúp cho nhận thức
những vấn đề bất cập nảy sinh, những thách thức và cơ hội đối với sinh viên ra trường
sau khi tốt nghiệp và bước vào lập nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy, nhóm em đã quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên
cứu để làm rõ được những yếu tố quan trọng của đề tài nhằm nâng cao sự hiểu biết và
rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống.Trong phạm vi bài báo cáo này, nhóm
chúng em xin đề cập đến một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn về phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư và vận dụng phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế trong điều
kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt làm
sáng tỏ những nội dung chính của đề tài.
Trên thực tế, nội dung đề tài báo cáo nói riêng và môn học kinh tế chính trị
Mác- Lê Nin nói chung là một môn học lý luận và thực tiễn cơ bản, quan trọng, có nội
dung sâu rộng, chi tiết phong phú và phức tạp. Nó phức tạp, với nhiều cách tiếp cận
khác nhau, đòi hỏi sự nghiên cứu rất tỉ mỉ và nghiêm túc mới có thể tổng kết thực tiễn
một cách sâu sắc và khoa học. Phương pháp nghiên cứu chính của nhóm em là tìm
hiểu các kiến thức có liên quan đến đề tài trên mạng, trong slide bài giải và cả giáo
trình, đồng thời kết hợp các kiến thức đã học của các thành viên trong nhóm. Từ đó,
đưa ra các luận điểm, luận cứ để hoàn thành bài báo cáo. Các thành viên trong nhóm
sẽ đóng góp ý kiến, thảo luận đưa ra những ý kiến hay nhất cho đề tài, hoàn thành bài
báo cáo một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng em có
đôi chút gặp khó khăn về các thiết bị công nghệ và việc gặp mặt nhau của các thành
viên trong nhóm cũng hạn chế vì thế bài báo cáo đôi lúc sẽ có sai sót. Nhóm em mong
thầy xem xét, góp ý và châm chước cho những hạn chế đó của nhóm để nhóm em rút
kinh nghiệm cho những bài báo cáo sau. Nhóm em xin trân thành cảm ơn thầy. Và sau
đây là nội dung đề tài của nhóm em.
PHẦN KẾT LUẬN
Học thuyết giá trị thặng dư là một trong ba đóng góp to lớn của C.Mác đối với
lịch sử xã hội loài người. Trong xu thế kinh tế thế giới dịch chuyển theo hướng từ nền
kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
vẫn giữ nguyên giá trị, chúng ta cần khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là
một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác luôn là cơ sở lý luận
cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay. Bài viết tóm tắt những luận điểm cơ bản của C.Mác về học
thuyết giá trị thặng dư bao gồm đầy đủ nguồn gốc, bản chất và những phương pháp
sản xuất của giá trị thặng dư. Đồng thời làm rõ những đặc điểm nổi bật về sự vận dụng
hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nhằm phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế
trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở đó góp phần khẳng định giá trị của học thuyết giá trị thặng dư đối với nền
kinh tế thị trường nói riêng và sự phát triển của nhân loại nói chung.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự
trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc bén trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa
xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta, việc nghiên cứu, khai thác và học
tập những di sản lý luận của Mác trở thành việc làm cần thiết trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua phân tích một số vấn đề chủ
yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định rằng học thuyết
giá trị thặng dư vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản
hiện đại. Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Việc nghiên cứu sản xuất
giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của
cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp,
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động
và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao
động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là
giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

You might also like