You are on page 1of 5

2.

2 Tình huồng 2
Vừa qua, một doanh nghiệp bán hạt điều tại tỉnh Bình Phước đã bị một công ty
có vốn đâu tư nước ngoài khởi kiện đòi tiên dựa trên các hồi phiếu đòi nợ mà các bên
đã lập trong quá trình thực hiện hợp đồng, mặc dù bên bán không còn nợ bất kỳ khoản
tiền nào từ bên mua và hai bên cũng đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Cụ thể,
trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua sau mỗi lần đặt cọc đã gửi hối phiếu cho
bên bán, đề trống các thông tin như ngày ký phát, thời điểm thanh toán và chữ ký của
các bên. Bên bán dựa trên hồi phiều bên mua gửi đã ký, đóng dấu rồi gửi lại cho bên
mua. Nhưng do bất đồng về chất lượng hàng hóa, các bên đã chủ động chấm dứt làm
ăn. Tưởng mọi sự đã êm xuôi, ai ngờ bên mua đã mang hết các hồi phiếu đòi nợ cũ ra
điền ngày ký phát đê truy đòi bên bán. Đến lúc này bên bán mới ngã ngửa trước cách
hành xử của bên mua, giờ làm sao cãi được khi mà hối phiếu đòi nợ đã có đây đủ
thông tin hợp lệ ghi nhận người phải chịu nghĩa vụ thanh toán.
(Nguồn LS. Hoàng Võ Minh Tuấn)
2.2.1 Phân tích:

Trong tình huống này, hồi phiếu đòi nợ đã được sử dụng đề đảm bảo cho việc
thực hiện nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc (người bán). Theo Bộ luật Dân sự 2015, hối
phiêu đòi nợ không phải là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
nhưng hối phiếu đòi nợ vẫn được các bên trong quan hệ thương mại sử dụng nhằm
ràng buộc nghĩa vụ của bên kia vì một số ưu điềm nhất định sau:

- Thứ nhất, về mặt hiệu lực,

theo Luật các công cụ chuyển nhượng, hồi phiếu đòi nợ bản chất là một mệnh
lệnh “đòi tiền” mang tính bắt buộc của một bên đối với bên còn lại khi được ký phát
hợp lệ. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ thanh toán phải được thực hiện một cách vô điều
kiện mà không phụ thuộc vào ý chí của một bên tại thời điểm nhận được hối phiếu hay
không. Ngoài ra, một bên thứ ba khác có thể thực hiện bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh
toán của hối phiếu đòi nợ, điều này càng củng cố được sự an tâm của một bên.
- Thứ hai, về tính lưu thông,

vì hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá mang tính bắt buộc thanh toán nên một bên
có thể chuyển nhượng toàn bộ số tiền và tất cả quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ lại
cho một bên khác. Như vậy, nhờ vào đặc điểm này của hối phiếu đòi nợ mà một bên
có thể mở ra một con đường rút lui an toàn về mặt tài chính khi giao dịch phát sinh rủi
ro.

- Thứ ba, về nghĩa vụ chứng minh.

Trong tranh chấp đề cập ở trên, cơ quan giải quyết tranh chấp đã xác định tranh
chấp hồi phiếu độc lập hoàn toàn với tranh chấp hợp đồng. Hệ quả là nghĩa vụ trả tiền
của hối phiếu cũng độc lập hoản toàn với nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán.
Như vậy, thay vì phải làm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng từ giai đoạn giao kết,
thực hiện cho đến chấm dứt thì bên yêu cầu chỉ phải chứng minh với cơ quan giải
quyết tranh chấp là hối phiếu được ký phát một cách hợp lệ. Điều này sẽ tiết kiệm
được cho bên yêu cầu rất nhiều công sức và thời gian.
2.2.2 Phân tích tính hiệu lực của hối phiếu đòi nợ:

- Nội dung hỗi phiếu đòi nợ:


+ Luật các công cụ chuyển nhượng 2005:
+ Khoản 1 điều l6
“Hối phiếu đòi nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
b) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;
e) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được
người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của
người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
f) Địa điểm và ngày ký phát;
h) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người
ký phát.”
- ULB 1930:
+ Điều 1
"Một hồi phiếu chứa đựng:
1.Tiêu đề “Hối phiếu” ghi ở bề mặt của hối phiếu và được diễn đạt bằng ngôn
ngữ ký phát hối phiếu.
2. Một mệnh lệnh vô điều kiện đề thanh toán một số tiền nhất định.
3.Tên của người trả tiền.
4.Thời hạn thanh toán.
5. Địa điểm thanh toán.
6. Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán.
7. Ngày và nơi phát hành hối phiếu.
8.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.”
Tại thời điểm khởi kiện hối phiếu đòi nợ bên mà bên mua cung cấp có đầy đủ nội
dung các nội dung theo quy định của Luật các công cụ chuyên nhượng và ULB
1930

8.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.”


Tại thời điểm khởi kiện hối phiếu đòi nợ bên mà bên mua cung cấp có đầy đủ nội
dung các nội dung theo quy định của Luật các công cụ chuyên nhượng và ULB
1930
=> Hối phiếu đòi nợ được bên mua truy đòi bên bán có đây đủ hiệu lực.

+ Chấp nhận hối phiếu


> Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
+ Khoản I điều 21
"Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ băng cách ghi trên
mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của
mình. "
+ Điều 22
" Nghĩa vụ của người chấp nhận: Sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người chấp
nhận có nghĩa vụ thanh toán không điều kiện hối phiếu đòi nợ theo nội dung đã chấp
nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán hối phiếu đòi nợ theo quy định của
Luật này."

> Theo ULB 1930:


+ Điều 25

“Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ “đã
chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Người
trả tiền chỉ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu.”

+ Điều 28

"Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người trả tiền cam kết thanh toán hối phiếu khi
nó đến hạn. Khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu, cho dù ông ta là
người ký phát, có thể kiện ngay người chấp nhận về hối phiếu để đòi tất cả những gì
có thể yêu cầu theo Điều 48 và Điều 49."

=> Theo Luật công cụ chuyển nhượng 2005 và UL.B 1930, tại thời điểm khởi
kiện hối phiếu đòi nợ do người mua cung cấp đã có chấp nhận của người
bán vì vậy người bán phái có trách nhiệm thanh toán không điều kiện hối
phiếu đòi nợ, việc này hoàn toàn độc lập với việc thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng mua bán hàng hóa.
*Về quy trình ký phát:

Theo cả 2 nguồn luật người bị ký phát sẽ chấp nhận bằng cách ghi “đã chấp
nhận” và ký tên lên tờ hối phiếu đòi nợ. Vì vậy muốn chấp nhận hối phiếu có hiệu lực
thì bản thân tờ hối phiếu được chấp nhận phải có hiệu lực nghĩa là phải có đầy đủ các
nội dung được quy định trong 2 nguồn luật. Tuy nhiên khi doanh nghiệp bán điều ký
chấp nhận hối phiếu tờ hối phiếu còn thiếu 3 nội dung quan trọng bắt buộc phải có
trong hối phiếu đòi nợ đó là:

- Thời hạn thanh toán:

+ Ngày phát hành hối phiếu: với hối phiếu đòi nợ ngày ký phát hối phiếu
nợ nội dung bắt buộc phải có vì ngày ký phát hối phiếu là ngày phát sinh
quyền đòi tiền của người ký phát đối với người bị ký phát. Ngày ký phát
còn là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu nếu như kỳ hạn
trả tiền dựa vào ngày ký phát hối phiếu.

- Chữ ký của người ký phát

=> Tại thời điểm chấp nhận tờ hối phiếu không đầy đủ nội dung, do đó hối phiếu
không có giá trị, chấp nhận hối phiếu không có hiệu lực, bên thanh toán không
có nghĩa vụ phải trả tiền

=> Người bán không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên mua nếu chứng
minh được rằng mình ký hối phiếu khi chưa có thông tin các thông tin
ngày ký phát, thời điểm thanh toán và chữ ký của các bên. Trong trường
hợp người bán không thể chứng mỉnh được điều này thì phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán cho bên mua.

2.2.2 Đánh giá:

Đây là một trong số nhiệm vụ việc những doanh nghiệp ngành điều gặp rủi ro về
tài chính và pháp lý khi làm ăn với đối tác nước ngoài. Thường thì công cụ hối phiếu
không được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trong nội địa, do vậy ít am hiểu về
biện pháp ràng buộc nghĩa vụ này.

Tranh chấp này xảy ra đến chủ yếu xuất phát từ tính tuân thủ pháp luật chưa cao
của hai bên. Cách ký phát hối phiếu của 2 bên không đúng theo quy định Luật các
công cụ chuyển nhượng. Lẽ ra hối phiếu đòi nợ phải do bên mua lập từ đầu với đầy đủ
thông tin rồi ký phát cho bên bán sau đó bên bán sẽ thể hiện sự đồng ý hoặc không của
mình bằng việc ký xác nhận nợ. Nhưng 2 bên đã không tuân thủ đúng quy trình này.
Một nguyên nhân nữa là do doanh nghiệp bán điều thiếu hiểu biết về hối phiếu và
đồng thời quá tin tưởng vào đối tác của mình.

Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc thận trọng trong khi tiến hành
các hoạt động kinh doanh với các đối tác trong nước khi chưa làm quen được với môi
trường kinh doanh cũng là điều dễ hiểu. Điều này dẫn đến nhu cầu cần có các biện
pháp phòng tránh rủi ro đề tạo nên sự an tâm khi bắt đầu một giao dịch với các đối tác
bản địa.

Về phía doanh nghiệp trong nước, thật khó đề từ chối một lời để nghị thường là
rất lớn từ một đối tác nước ngoài trong bồi cảnh ngành điều những năm gần đây còn
gặp nhiêu khó khăn đầu ra. Chính vì vậy, đôi lúc dẫn đến tình trạng “nhắm mắt cho
qua” một số yêu cầu của đối tác mà không hề nghi ngại. Các giao dịch từ những lần
đầu suôn sẻ có thể tiếp diễn mà không gặp bất cứ trục trặc nào sau đó đã tạo cho các
bên tâm lý chủ quan, không để ý việc rà soát thỏa thuận một cách cẩn thận. Đến khi
phát sinh tranh chấp thì một bên có nguy cơ bị thiệt hại mới vội vàng tìm đến các
chuyên gia về pháp luật đề tìm sự trợ giúp. Ngược lại, sự vận dụng chưa chính xác các
quy định về hối phiếu đòi nợ đã dẫn đến nguy cơ bị thua kiện cho bên yêu cầu khi tìm
đến sự phân xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp.

Trong tranh chấp này nếu công ty điều trong nước không thể chứng minh được
sự thật thì sẽ đứng trước nguy cơ thua kiện rất cao và ép buộc phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán. Hành động mà một bên dựa vào hối phiếu ký khống đề đòi tiền bên còn lại
sau khi kết thúc quan hệ mua bán ở đây giống như việc “gài bẫy” bên còn lại. Trong
quan hệ thương mại hiện nay, sự tin tưởng lẫn nhau là một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên sự thành công của các giao dịch. Khi rủi ro đạo đức xảy ra sẽ ảnh hưởng
xấu đến quan hệ làm ăn giữa các bên, rất khó đề các bên có thể tiếp tục hợp tác với nhau
trong tương lai khi niềm tin đã mất.

Sự việc trên rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các doanh nghiệp về việc
tuân thủ pháp lý, các doanh nghiệp cần có đầy đủ kiến thức về các công cụ thanh toán
mà mình sử dụng. Đông thời ở đây còn có bài học về sự tin tưởng giữa các bên, doanh
nghiệp cần xem xét lại việc mình có thể tin tưởng đối tác ở mức độ nảo.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm và giải pháp:

— Cần hết sức cẩn trọng và bài bản khi tiến hành xây dựng các thỏa thuận khi bắt
đầu một giao dịch. Điều nảy đòi hỏi phải có một sự nỗ lực thay đổi thói quen của
nhiều doanh nghiệp. Có thể nhờ đến những chuyên gia, luật sư tư vấn đề trợ giúp
chuyên sâu nhằm giảm thiểu được rủi ro hết mức cho doanh nghiệp. Cần có hiểu biết
về công cụ mình sử dụng, tôn trọng các quy định pháp lí, tránh tình trạng “nhắm mắt
làm liều”

— Sử dụng các cách thức để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận
cọc thay vì sử dụng hối phiếu, điển hình như là bảo lãnh ngân hàng. Theo cách này,
khi bên mua đặt cọc tiền để mua hàng mà bên bán không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho bên bán trong phạm vi bảo lãnh và bên bán phải có nghĩa vụ với tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.

— Cuối cùng là vấn đề tin tưởng, các bên “đến được với nhau” cũng nhờ sự tin
tưởng, một bên cần trao một niềm tin nhất định vào bên còn lại. Đây là nền tảng cho
việc xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Vì vậy các bên trong giao dịch cần tôn
trọng đạo đức, không đề bên còn lại mất niêm tin, điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến
uy tín của doanh nghiệp thậm chí đe dọa đến nguy cơ tồn tại của doanh nghiệp.

You might also like