You are on page 1of 7

1.

Có bao nhiêu cách đặt 8 viên bi vào các ô của bàn cờ 4  4, mỗi ô tối đa một viên
sao cho trên mỗi hàng và mỗi cột có đúng 2 viên được đặt?

Bài này có rất nhiều cách giải. Sau đây tạm đưa ra hai cách.

Cách 1. Có C42  6 cách đặt 2 viên bi ở hàng đầu tiên. Xét trường hợp hai viên bi hàng 1
ở cột 1, 2. Khi đó trên cột 1, 2 chỉ còn lại 2 viên bi. Suy ra trong hình chữ nhật là giao của
hàng 2, 3, 4 và cột 3, 4 sẽ có 4 viên bi. Theo nguyên lý Dirichlet, có 2 viên bi cùng hàng.
Có 3 cách chọn hàng cho 2 viên bi này. Sau khi chọn xong, giả sử hàng 2 có 2 viên bi ở
cột 3, 4. Khi đó hàng 3 sẽ có đủ C42  6 cách chọn và hàng 4 thì chọn đặt vào các ô hợp lệ
một cách duy nhất.
Kết quả ta có 6  3  6 = 216 cách xếp. Tuy nhiên, nếu để ý một chút, ta sẽ thấy trong
trường hợp nếu có hai hàng giao với cột 3, 4 ra hai viên bi thì tình huống này sẽ bị đếm
lặp. Có C32  3 trường hợp như vậy nên số trường hợp đếm lặp là 6  3 = 18. Và đáp số
cuối cùng là 108 – 18 = 90.

Cách 2. Có C42  6 cách đặt 2 viên bi ở hàng đầu tiên. Không mất tính tổng quát giả sử hai
viên bi đó nằm ở cột 1, 2. Xét trên cột 1, 2, lúc này chỉ còn lại 2 viên bi ở giao của nó với
các dòng 2, 3, 4 tương ứng. Xét hai trường hợp.
TH1. Hai viên bi này cùng hàng. Có 3 cách chọn hàng. Sau đó 4 viên bi còn lại chỉ có 1
cách duy nhất để xếp vào.
TH2. Hai viên bi này khác hàng. Có 3 cách chọn hàng cho viên bi cột 1, 2 cách chọn hàng
cho viên bi cột 2. Sau khi chọn xong, ta được chẳng hạn tình huống như sau
Lúc này hai viên bi ở hàng cuối buộc phải được đặt ở hai cột 3, 4. Còn lại 2 viên bi đặt ở
hình vuông trống trên bảng, không được cùng hàng, cùng cột. Có hai cách đặt như vậy.
Tổng kết các trường hợp ta có đáp số bằng 6  ( 3 + 3  2  2) = 90.

Ta mô hình hóa bài toán thành bài toán đặt 12 viên bi vào bảng 6  6 sao cho trên mỗi
hàng, mỗi cột có đúng 2 viên bi.

Có C42  15 cách đặt 2 viên bi ở hàng đầu tiên. Không mất tính tổng quát giả sử hai viên
bi đó nằm ở cột 1, 2. Xét trên cột 1, 2, lúc này chỉ còn lại 2 viên bi ở giao của nó với các
dòng 2, 3, 4 tương ứng. Xét hai trường hợp.
TH1. Hai viên bi này cùng hàng. Có 5 cách chọn hàng. Sau đó 8 viên bi còn lại sẽ được đặt
vào hình vuông 4  4 thỏa mãn yêu cầu bài toán. Theo bài 4 thì số cách đặt này bằng 90.
TH2. Hai viên bi này khác hàng. Có 5 cách chọn hàng cho viên bi cột 1, 4 cách chọn hàng
cho viên bi cột 2. Sau khi chọn xong, ta được chẳng hạn tình huống như sau

Bây giờ ở hai hàng 2, 3 chỉ còn 2 viên bi. Ta lại xét hai trường hợp nhỏ
a) Hai viên bi này cùng cột. Có 4 cách chọn cột. Sau khi chọn xong, còn lại hình
vuông 3  3 và ta phải đặt 6 viên bi vào đó thỏa mãn yêu cầu. Dễ thấy có 6
cách như vậy.
b) Hai viên bi này khác cột cột. Có 4 cách chọn cột cho viên bi hàng 2 và 3 cách
chọn cột cho viên bi hàng 3. Sau khi chọn xong, ta đạt tình huống sau.

Lại xét hai viên bi còn lại ở cột 3, 4. Chia ra hai trường hợp nhỏ
i) Hai viên bi này cùng hàng. Có 3 cách chọn hàng. Sau khi chọn xong, chẳng
hạn chọn hàng thứ tư, khi đó 4 viên bi còn lại còn đúng 4 ô để đặt.
ii) Hai viên bi này khác hàng. Có 3 cách chọn hàng cho viên bi cột 3 và 2 cách
chọn hàng cho viên bi cột 4. Chẳng hạn như thế này

Lúc này các viên bi ở hàng 6 buộc phải được đặt ở cột 5, 6, còn hai viên bi còn lại sẽ có 2
cách đặt ở 4 ô còn được phép (giao của 4, 5 và 5, 6).
Kết hợp tất cả các rẽ nhánh và phân đoạn, ta có đá số là
15  (5  90 + 5  4 ( 4  6 + 4  3  (3 + 3  2  2))) = 67950.
3. Có bao nhiêu cách đặt 8 quân xe không ăn nhau lên một bàn cờ bỏ đi hai đường chéo?
Gọi B là bảng con của [n]. Gọi rk(B) là số cách đặt k con xe không ăn nhau lên B. Khi đó
số cách đặt n con xe không ăn nhau lên n \ B có thể tính được bởi công thức sau (ta quy
ước r0(B) = 1)
N(B) = r0(B)n! – r1(B)(n-1)! + r2(B)(n-2)! – r3(B)(n-3)! + …
Với bảng con B của [n], đặt rB(x) = r0(B) + r1(B)x + r2(B)x2 + … rB(x) được gọi là đa
thức xe của bảng B.
Ta có tính chất quan trọng sau đây của đa thức xe.
Nếu B và B’ là hai bảng con không ăn nhau (tức là quân xe bất kỳ ở bảng này không ăn
quân xe bất kỳ nào khác ở bảng kia) thì ta có rBB’(x) = rB(x)rB’.
Câu hỏi: Nếu có bảng không tách được thì sao?
Câu hỏi 3’. (Hàn Quốc). Xét X = {1, 2, 3, …, 12}. Có bao nhiêu song sánh f từ X vào X
thỏa mãn điều kiện f(x) – x không chia hết cho 3 với mọi x.
4. Một lớp học có 20 học sinh. Cô giáo muốn tổ chức 4 chuyến du khảo cho học sinh sao
cho
a) Một học sinh tham dự ít nhất một chuyến du khảo;
b) Hai chuyến du khảo bất kỳ có ít nhất một thành viên chung.
Hỏi có bao nhiêu cách tổ chức các chuyến du khảo như vậy?
5. Có bao nhiêu số có 9 chữ số lập từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và chia hết cho 11?

You might also like