You are on page 1of 6

Cách đọc sơ đồ điện

* Đây chỉ là hình minh họa, sơ đồ thực tế có thể hơi khác 1 chút.
[A] Tên của sơ đồ hệ thống điện
[B] Tên khối Block Relay, như hình là khối Block Relay số 1
[C] ( ) ghi chú sự khác biệt trên mỗi động cơ, mỗi đời xe khác nhau
[D] Đến hệ thống liên quan
[E] Hiển thị giắc nối, tên của giắc nối. Với giắc đực thì có thêm kí hiệu mũi tên xuống

Nếu giắc nối chỉ có 1 chữ nghĩa là giắc đó thuộc thành phần nào đó, như E là động cơ
( Engine), B là thuộc điện thân xe ( Body)
[F] Tên của thiết bị, phụ tùng
[G] Khối chức năng, hay gọi là khối chuyển, 1 đường điện vô khối có thể được phân
chia nhiều đường điện ra để đến những vị trí khác nhau. Bao gồm số vị trí chân nối
trên giắc và tên giắc. Như ví dụ trên

Nghĩa là chân 1 của giắc IB nối với chân 2 của giắc IB


[H] : Màu dây
B : Đen ( Black) W : Trăng ( White) BR : Nâu ( Brown) L : Xanh đậm ( Blue)
V : Tím ( Violet) SB: Xanh da trời ( Sky Blue) R : Đỏ ( Red)
G : Xanh lá cây ( Green) LG : Xanh dương ( Light Green) P : Hồng ( Pink)
Y : Vàng ( Yellow) G: Xám ( Gray) O: Cam ( Orange)
Nếu dây điện có 1 sọc màu khác với màu nền thì đọc là màu chính sọc màu phụ
Ví dụ

Đọc là xanh sọc vàng

[I] Điểm phân chia


[J] Dây bọc ngoài ( Đôi lúc có hiển thị màu dây bọc)

[K] Vị trí chân của giắc

[M] Số trang
Cách đọc sơ đồ
Giả sử rằng xe không sáng đèn báo phanh, sau khi kiểm tra, xác định khi đạp phanh,
không có điện đến chuôi bóng đèn, và có thể là đã kiểm tra cầu chì nhưng không có
cái nào bị đứt, vậy, vấn đề còn lại là ta phải có sơ đồ điện của hệ thống đèn báo phanh
để xác định hư hỏng.
Và ta tìm được hệ thống đèn STOP như hình trên. ( STOP LIGHT)
- Ta biết rằng, cầu chì không đứt nghĩa là phải có + nguồn vào công tắc đèn phanh, và
thông thường, nó hay được lắp ở chân phanh.
- Kiểm tra có + nguồn ở chân số 2, màu trắng/đỏ.
+ Nếu có + nguồn, thử đạp phanh thử xe điện có qua chân số 1 không, nếu không,
kiểm tra công tắc.
+ Nếu không có + nguồn, thì ta phải kiểm tra lại đường dây điện từ hộp cầu chì đến
chân số 2.
* Truy ngược lại sơ đồ, ta kiểm tra chân 2 của hộp cầu chì số 1, màu trắng/đỏ xem
có + hay không, nếu có thì có thể bị đứt dây ở chỗ nào đấy, còn không thì có thể hư
hộp cầu chì.
- Trong trường hợp, có + và công tắc chân phanh không hỏng, ta phải tiếp tục theo hệ
thống dây; tìm đến cảm biến lỗi đèn ( Light Failure Sensor).
- Xác đinh các giá trị điện tại các chân của cảm biến.
+ Chân 7, dây xanh dương/ trắng : 12V khi đạp phanh
+ Chân 8, 12 V dây màu xanh hoặc đỏ, tùy theo dòng xe.
* Đối với dây xanh, hệ thống điện còn đi qua chân 14, giắc nối IE1 do đó, nếu
không có nguồn thì phải kiểm tra lại giắc đấy.
+ Chân 11 : Nối mass, nguồn -
+ Chân 1,2 : là chân ra đèn, 12V
* Nếu các điện áp ở các chân khác đúng và không có 12V ở 2 chân 1,2 này, nghĩa
là thiết bị này đã hỏng.
+ Tiếp tục nếu chân 1,2 có điện 12V

*** Chú ý
- Trong 1 số trường hợp, có thể câu tắc đường dây khi xác định chính xác dây điện bị
đứt ở đâu đó.
- Tất cả các thiết bị, chi tiết phụ tùng trên sơ đồ hệ thống, cần phải tìm đến mục, phần
của thiết bị để tìm vị trí lắp đặt
Ví dụ : Khi xác định hệ thống điện có Light Failure Sensor thì ta phải tìm đến phần
Light Failure Sensor để xác định vị trí lắp đặt mà tiến hành kiểm tra( trên sơ đồ chỉ
nêu tên, không nêu vị trí)
Ví dụ :
Đọc sơ đồ điện của đèn sương mù phía trước ( đèn đờ mi)

Giả sử đèn sương mù không sáng, ta tiến hành kiểm tra như sau:
- Kiểm tra cầu chì
- Kiểm tra điện 12V có đến đèn không? Đèn có bị hỏng không? Nếu đèn không hỏng,
và không có điện 12V đến thì tiếp tục bước sau
- Kiểm tra chân 5 của bộ công tắc
+ Nếu có 12V ở chân 5, tiến hành bật công tắc đèn sương mù, xem đèn báo, rơ le có
nhảy không?
Nếu không, kiểm tra chân 8 xem thử có 12V ra đó hay không? Đồng thời, kiểm tra
chân 2 có điện dưới 12V không, tiếp mass chân 2 để xem đèn báo trên táp lô có sáng
không, rờ le có nhảy không
+ Nếu đèn báo sáng, rơ le nhảy, kiểm tra chân 1 có tiếp mass không?
- Nếu đèn báo sáng, rơ le nhảy thì kiểm tra xem cầu chì FOG có bị đứt không? Role
có bị hỏng không?
- Nếu đèn báo không sáng, ro le không nhảy nghĩa là bị đứt dây ở giữa chân 8 và 7 của
giắc 2R
- Kiểm tra chân 7 của giắc 2R bằng cách đến tìm đến chân 2R của bộ tài liệu
( Đọc trong tài liệu thì giắc 2R là ở trang 29, Instrument Panel Wire and Driver Side
J/B (Instrument Panel Brace RH)

TÌm đến trang 29, ta tìm được giắc 2R như sau


Ta xác định được chân 7 của giắc 2R có điện, tiếp tục xác định chân 7 và chân 23 của
giắc 2S có điện không, nếu không có điện ra chân 7, 23 của giắc 2S thì khối cầu chì đã
bị hỏng, ngược lại, nếu có thì tiến hành bước tiếp theo
- Tương tự như thế, dựa vào sơ đồ để xác định hệ thống điện bị đứt dây hay bị hỏng rờ
le, thiết bị điện nào đấy để sửa hệ thống.

You might also like