You are on page 1of 11

HỌC VIÊN

̣ CÔNG NGHÊ ̣ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


KHOA: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI TỰ LUẬN

Tên học phần: Cơ sở đo lường điện tử. Mã học phần: ELE 1305.

Ngành đào tạo: Điện tử - Viễn thông, Điện – Điện tử. Trình độ đào tạo: Đại học.

1. Ngân hàng câu hỏi thi


● Câu hỏi loại 1 điểm
Câu hỏi 1.1:
a) Thế nào là phương pháp đo trực tiếp (khái niệm, biểu thức, ví dụ)? (0,5đ)
b) Nêu định nghĩa độ nhạy của phương tiện đo, viết biểu thức tính độ nhạy? (0,5đ)
Câu hỏi 1.2:
a) Thế nào là phương pháp đo gián tiếp (khái niệm, biểu thức, ví dụ)? (0,5đ)
b) Nêu định nghĩa mẫu và chuẩn? Chúng thuộc phương tiện đo đơn giản hay phức tạp?
(0,5đ)
Câu hỏi 1.3:
a) Vẽ sơ đồ khối máy đo thông số và đặc tính của tín hiệu? (0,5đ)
b) Nêu một số ứng dụng của nó? (0,5đ)
Câu hỏi 1.4:
a) Vẽ sơ đồ khối máy đo thông số và đặc tính của mạch điện? (0,5đ)
b) Nêu một số ứng dụng của nó? (0,5đ)
Câu hỏi 1.5:
a) Sai số là gì? Nguyên nhân gây sai số? (0,5đ)
b) Nếu phân loại theo cách biểu diễn sai số thì có những loại sai số nào (kể tên)? (0,5đ)
Câu hỏi 1.6:
a) Nêu khái niệm, biểu thức diễn đạt sai số tuyệt đối? (0,5đ)
b) Nếu phân loại theo qui luật xuất hiện sai số thì có những loại sai số nào (kể tên)?
(0,5đ)
Câu hỏi 1.7:
a) Nêu khái niệm, biểu thức diễn đạt sai số tương đối chân thực? (0,5đ)
b) Nêu khái niệm sai số hệ thống? nêu một số nguyên nhân gây sai số hệ thống?
(0,5đ)
Câu hỏi 1.8:
a) Nêu khái niệm, biểu thức diễn đạt sai số tương đối danh định? (0,5đ)
b) Nêu khái niệm sai số ngẫu nhiên? nêu một số nguyên nhân gây sai số ngẫu nhiên?
(0,5đ)
Câu hỏi 1.9:
a) Nêu khái niệm, biểu thức diễn đạt sai số tương đối qui đổi? (0,5đ)
b) Nêu vắn tắt cách xử lí sai số hệ thống? (0,5đ)
Câu hỏi 1.10:
a) Sơ đồ khối của cơ cấu chỉ thị số? (0,5đ)
b) Nguyên lí hoạt động chung của cơ cấu chỉ thị số? (0,5đ)
Câu hỏi 1.11:
a) Nêu các tính năng cơ bản của ôxilô? (0,5đ)
b) Ở máy hiện sóng 2 kênh dùng ống tia điện tử 1 tia và chuyển mạch điện tử thì khi cần
quan sát tín hiệu cao tần ta nên dùng chuyển mạch điện tử kiểu ngắt quãng hay chuyển
mạch điện tử kiểu luân phiên? (0,5đ)
Câu hỏi 1.12:
a) Độ nhạy (hệ số lái tia theo chiều dọc) của một máy hiện sóng là 50mV/cm cho ta biết
điều gì? (0,5đ)
b) Nhận xét dao động đồ quan sát được trên màn máy hiện sóng nếu Tq  nTth (n nguyên
dương)? (0,5đ)
Câu hỏi 1.13:
a) Trong máy hiện sóng, kênh Z có nhiệm vụ gì? (0,5đ)
b) Nêu các yêu cầu đối với máy hiện sóng để ảnh quan sát có chất lượng cao? (0,5đ)
Câu hỏi 1.14:
a) Trình bày nguyên lí đo di pha bằng phương pháp đo khoảng thời gian? (0,5đ)
b) Khi máy hiện sóng làm việc ở chế độ khuếch đại, bộ tạo quét trong hoạt động ở chế độ
quét liên tục hay quét đợi? (0,5đ)
Câu hỏi 1.15:
a) Khi nào thì quét đợi được sử dụng? Nêu vắn tắt khái niệm quét đợi? (0,5đ)
b) Khi quan sát tín hiệu trên máy hiện sóng đôi khi ảnh bị trôi, nháy là do nguyên nhân
gì? Cách khắc phục? (0,5đ)
Câu hỏi 1.16:
a
a) Có nhận xét gì khi quan sát dao động đồ trên màn MHS nếu có Tq  Tth (a,b nguyên
b
dương)? (0,5đ)
b) Nêu các chế độ đồng bộ ở máy hiện sóng? (0,5đ)
Câu hỏi 1.17:
a) Nêu khái niệm tần số và tần số góc? (0,5đ)
b) Nêu tên các nhóm phương pháp đo tần số? (0,5đ)
Câu hỏi 1.18:
a) Kể tên 2 phương pháp đo tần số bằng phương pháp số? (0,5đ)
b) Nêu một số ứng dụng của phép đo tần số? (0,5đ)
Câu hỏi 1.19:
a) Phương pháp đo tần số xác định nhiều chu kỳ áp dụng để đo tín hiệu có tần số cao hay
thấp? (0,25đ)
b) Sai số của phương pháp đo tần số xác định nhiều chu kỳ được tính toán thế nào?
Muốn giảm nhỏ sai số này thì cần phải làm gì? Đánh giá ảnh hưởng của việc làm đó?
(0,75đ)
Câu hỏi 1.20:
a) Phương pháp đo tần số xác định một chu kỳ áp dụng để đo tín hiệu có tần số cao hay
thấp? (0,25đ)
b) Sai số của phương pháp đo tần số xác định một chu kỳ được tính toán thế nào? Muốn
giảm nhỏ sai số này thì cần phải làm gì? Đánh giá ảnh hưởng của việc làm đó?
(0,75đ)
Câu hỏi 1.21:
c) Dùng Vôn mét để đo điện áp trong mạch thì phải mắc vôn mét như thế nào với mạch
cần đo và nên chọn vôn mét có RV lớn hay nhỏ để phép đo chính xác hơn? (0,5đ)
d) Giá trị hiệu dụng của điện áp được tính theo công thức nào sau đây: (0,5đ)
T T T
1 1 2 1
u  t  dt u  t  dt u  t  dt
T 0 T 0 T 0
a) U  b) U  c) U 

với u(t) là điện áp tức thời tại thời điểm t; T là chu kì của điện áp
Câu hỏi 1.22:
a) Dùng Ampe mét để đo dòng điện trong mạch thì phải mắc ampe mét như thế nào với
mạch cần đo và nên chọn ampe mét có RA lớn hay nhỏ để phép đo chính xác hơn?
(0,5đ)
b) Giá trị trung bình của điện áp được tính theo công thức nào sau đây: (0,5đ)
T T T
1 1 2 1
a) U   u  t  dt b) U   u  t  dt c) U   u  t  dt
T 0 T 0 T 0
với u(t) là điện áp tức thời tại thời điểm t; T là chu kì của điện áp
Câu hỏi 1.23:
a) Kể tên một số phương pháp đo công suất ở tần số cao? (0,5đ)
b) Vẽ sơ đồ khối oát mét đo công suất hấp thụ? (0,5đ)
Câu hỏi 1.24:
Khái niệm LED 7 đoạn sáng Anốt chung? Muốn hiển thị số 3, số 6 thì đấu nối như thế
nào?
Câu hỏi 1.25:
Khái niệm LED 7 đoạn sáng Katốt chung? Muốn hiển thị số 0, số 5 thì phải đấu nối như
thế nào?
Câu hỏi 1.26:
Tại sao thang độ của cơ cấu đo từ điện là tuyến tính, thang độ của cơ cấu đo điện từ là phi
tuyến?
Câu hỏi 1.27:
Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của súng điện tử trong ống tia điện tử?
Câu hỏi 1.28:
Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên kênh Y của máy hiện sóng?
Câu hỏi 1.29:
Vẽ sơ đồ khối kênh Y và trình bày nhiệm vụ kênh Y của máy hiện sóng?
Câu hỏi 1.30:
Nêu cấu tạo và nhiệm vụ của hệ thống lái tia trong ống tia điện tử?
Câu hỏi 1.31:
Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên kênh X của máy hiện sóng?
Câu hỏi 1.32:
Vẽ sơ đồ khối kênh X và trình bày nhiệm vụ kênh X của máy hiện sóng?
Câu hỏi 1.33:
Quét tuyến tính được ứng dụng để đo những dạng tín hiệu nào? Ưu điểm nổi bật của quét
tuyến tính liên tục.
Câu hỏi 1.34:
Vẽ sơ đồ cấu trúc và nêu chức năng chính các khối của máy đo số?
Câu hỏi 1.35:
Sử dụng ô-xi-lô cần chú ý đến những tham số kỹ thuật chính nào? Kể tên một số ứng
dụng tiêu biểu của ô-xi-lô?
Câu hỏi 1.36:
a) Kể tên các phương pháp đo tham số mạch? (0,5)
b) Nêu ưu, nhược điểm của LCD? (0,5)

● Câu hỏi loại 2 điểm


Câu hỏi 2.1: (ok)
Giả sử hình ảnh dao đồng đồ quan sát được trên màn hình Máy hiện sóng của 2 điện áp
U1, U2 như hình vẽ dưới đây. Biết vị trí của chuyển mạch Volt/Div là 0,1mV; của chuyển
mạch Time/Div là 0,5 ms.
a. Hãy xác định biên độ, tần số của U1, U2, và góc lệch pha giữa điện áp.
b. Hãy xác định tần số quét (giả sử điện áp quét tuyến tính, liên tục lý tưởng).

Câu hỏi 2.2: (ok)


a. Xác định tần số cần đo fx nếu hình Lissajous nhận được như hình (a), biết tần số
chuẩn (tần số mẫu) đưa vào kênh X có giá trị fch = 600kHz.
b. Xác định độ lớn góc lệch pha giữa 2 tín hiệu, nếu hình Lissajous nhận được như hình
(b).
(a) (b)

Câu hỏi 2.3: (ok)


Vẽ dao động đồ hiển thị trên màn hình của Máy hiện sóng trong chế độ quét trong tuyến
tính liên tục trong trường hợp sau: tín hiệu vào có dạng hình sin và điện áp quét tuyến tính
4
liên tục lý tưởng Tq  Tth .
3

Câu hỏi 2.4: (ok)


Vẽ dao động đồ hiển thị trên màn hình của Máy hiện sóng trong chế độ quét trong tuyến
tính liên tục trong trường hợp sau: tín hiệu vào có dạng hình sin và điện áp quét tuyến tính
3
liên tục lý tưởng Tq  Tth .
4

Câu hỏi 2.5: (ok)


Vẽ dao động đồ hiển thị trên màn hình của ô-xi-lô trong chế độ quét trong tuyến tính
liên tục trong trường hợp sau: Tín hiệu vào hình sin có tần số fth=400kHz, điện áp quét răng
cưa có fq=200kHz và ng=Tq/8 trong trường hợp ô-xi-lô không có xoá tia quét ngược và có xóa
tia quét ngược.

Câu hỏi 2.6: (ok)


Cho Ô-xi-lô có điện trở đầu vào 1M, điện dung đầu vào 25pF, đầu đo thụ động có suy
giảm 10:1, điên dung tương đương cáp dẫn đồng trục 100pF.
a. Vẽ sơ đồ tương đương của toàn bộ đầu đo đến đầu vào Ô-xi-lô.
b. Tính điện trở và điện dung suy giảm

Câu hỏi 2.7: (x)


Một ôm mét nối tiếp gồm nguồn pin 1,5V, có nội trở nguồn Rn=100, điện trở điều
chỉnh Rđc và cơ cấu đo có điện trở 1k, dòng toàn thang 100A.
a/ Vẽ sơ đồ của ôm mét này?
b/ Xác định khắc độ thang đo điện trở tại ½ thang, ¼ thang và ¾ thang?
c/ Nếu dùng Ôm mét này đo điện trở có giá trị 100K thì kim sẽ chỉ ở vị trí nào.

Câu hỏi 2.8: (ok)


Cho Ampe mét gồm cơ cấu đo từ điện và 3 điện trở sơn được mắc như hình vẽ. Trong
đó R 1 = 0,05; R 2 = 0,45; R 3 = 4,5; R m = 1K, dòng toàn thang của cơ cấu điện I tt =
50A. Tính giá trị của các thang đo.
R

Dien ke
R1 R2 R3 A
B
C

Câu hỏi 2.9: (x)


Một cơ cấu đo từ điện có điện trở Rm= 1K, dòng toàn thang Itt= 100A, thang đo có
200 vạch chia, được sử dụng làm vôn mét AC có thang đo giá trị điện áp hiệu dụng điện áp
hình sin 100V. Mạch chỉnh lưu cầu sử dụng diode Silicon như hình vẽ. Diode có U D(đỉnh) =
0,7V.
a>Tính điện trở nối tiếp RP
b>Tính độ nhạy của Vônmét
c>Tính độ lệch của vôn mét khi đưa điện áp vào Vônmét có giá trị hiệu dụng là 75V và
59V.

D1 R1 D2

R2

U D3 D4
Dien ke

Câu hỏi 2.10: (ok)


Cho Ampemet gồm cơ cấu đo trở điện và 3 điện trở sơn được mắc như hình vẽ. Biết R 1
+ R 2 + R 3 + R 4 = 10M. Vôn mét có điện áp vào lớn nhất U V = 0,2V và điện trở vào của vôn
mét số R V = ∞. Tính các giá trị R 1 , R 2 , R 3 , R 4 .

0,2v
R1

U R2 2v Vôn
x mét số
R3 20v
UV=0,2
R4 200v v

Câu hỏi 2.11: (0k)


Có một vôn mét một chiều thang đo là 15V và số vạch chia trên thang đo là 40 vạch và
độ nhạy 25K/V. Nếu dùng Vôn mét này đo các nguồn điện áp khoảng 30V thì phải mắc
thêm điện trở phụ như thế nào, nếu chỉ có các điện trở phụ có giá trị 10.nK  (n=1,2,3.. .) Sau
khi mở rộng thì thực hiện đo điện áp, xác định điện áp của nguồn tương ứng khi kim chỉ thị ở
các vị trí 20 vạch, 25 vạch, 38 vạch?

Câu hỏi 2.12: (ok)


Cho vôn mét điện tử tương tự AC như hình vẽ. Cơ cấu đo từ điện có điện trở R m= 1K,
dòng toàn thang Itt =50A, thang đo của cơ cấu đo gồm 100 vạch. R2 có thể lựa chọn trong
dãy các điện trở mẫu R2 = 10.n K với n nguyên dương.
a> Chọn R2 để Vôn mét có thể đo trị số hiệu dụng của điện áp hình sin 10V
b> Xác định chỉ số chỉ thị của Vônmét khi UX(RMS) = 8V
V
C
m
R

U V
x E
R1

E
R2

Câu hỏi 2.13: (ok)


Cho ống tia điện tử khống chế bằng điện trường, có các than số như sau: Điện áp gia tốc
UA=2kV, kích thước màn hình có chiều cao 8cm, chiều dài 12cm, khoảng cách các phiến làm
lệch đến màn hình là LY=25cm, LX=18cm, khoảng cách giữa các phiến dX=dY=4cm, chiều
dài giữa các phiến lX=lY=5cm.
a>Xác định độ nhạy của ống tia điện tử.
b>Xác định điện áp cực đạu có thể đặt trên 2 cặp làm lệch để vẫn có thể quan sát được
dao động đồ trên màn hình.

Câu hỏi 2.14: (ok)


Để xác định giá trị của một cuộn cảm người ta tiến hành 5 lần đo và thu được các kết
quả tương ứng với các lần đo lần lượt là: 20,50 mH; 21,35 mH; 21,25 mH; 14,75 mH; 20,75
mH. Xác định kết quả đo với xác suất tin cậy là 0,90.
Bảng ti với xác suất tin cậy PTC=0,90 và tổng số lần đo là:
N 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ti 6,31 2,92 2,35 2,13 2,02 1,943 1,895 1,860 1,833

Câu hỏi 2.15: (ok)


Để xác định giá trị của một điện trở người ta tiến hành 7 lần đo và thu được các kết quả
tương ứng với các lần đo lần lượt là: 220,50 ; 222,40 ; 217,60 ; 221,75 ; 218,25 ;
219,50 ; 135,00 . Xác định kết quả đo với xác suất tin cậy là 0,95.
Bảng ti với xác suất tin cậy PTC=0,95 và tổng số lần đo là:
n 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ti 12,7 4,30 3,18 2,77 2,57 2,45 2,36 2,31 2,26

Câu hỏi 2.16: (ok)


Để xác định giá trị của một tụ điện người ta tiến hành 6 lần đo và thu được các kết quả
tương ứng với các lần đo lần lượt là: 470,00 uF; 472,40 uF; 467,60 uF; 471,75 uF; 468,25 uF;
235,00 uF. Xác định kết quả đo với xác suất tin cậy là 0,98.
Bảng ti với xác suất tin cậy PTC=0,95 và tổng số lần đo là:
n 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ti 31,8 6,96 4,54 3,75 3,36 3,14 3,00 2,90 2,82

● Câu hỏi loại 3 điểm


Câu hỏi 3.1
Cho sơ đồ của vôn mét điện tử có 3 U1 OM

D6

D7
thang đo trị số hiệu dụng của điện áp hình R1
+
sin (Điện áp hiệu dụng lớn nhất đo được U2 +
Rm, Itt
+
của mỗi thang đo là U1, U2, U3) có sử -

D8
D5
uAC R2
dụng cơ cấu đo từ điện có điện trở
U3
Rm=1k, dòng toàn thang Itt= 50µA.
Mạch KĐTT và các Điốt chỉnh lưu lý Rp
R3
tưởng. Cho R1=40M, R2=10M,
R3=0.5M. Rp=50k.
a. Tính thang giá trị của các thang đo
U1, U2, U3. uAC
b. Nếu điện áp đo uAC có dạng như 8V
t
hình vẽ, xác định kết quả đo chỉ thị trên
T/2 T
vôn mét nếu sử dụng thang đo U2. Kết quả -8V
đo có phải là trị số hiệu dụng thực của điện
áp đó không?

Câu hỏi 3.2


Cho sơ đồ của vôn mét điện tử có 3 U1 OM
D6

D7
thang đo trị số hiệu dụng của điện áp hình R1
+
sin là U1=5V, U2=50V, U3=250V (tương U2 +
Rm, Itt
ứng với vị trí chuyển mạch tại U1, U2, U3) -+
D8
D5

có sử dụng cơ cấu đo từ điện có điện trở uAC R2


U3
Rm=1k, dòng toàn thang Itt= 100µA.
Mạch KĐTT và các Điốt chỉnh lưu lý Rp
R3
tưởng. Biết R1+R2+R3=20 M
a. Tính Rp, R1, R2, R3.
b. Nếu điện áp đo uAC có dạng như uAC
hình vẽ, xác định kết quả đo chỉ thị trên 50V
vôn mét nếu sử dụng thang đo U2. Kết quả t
đo có phải là trị số hiệu dụng thực của điện T/2 T
-50V
áp đó không?
Câu hỏi 3.3
Cho sơ đồ của Ôm mét nối tiếp gồm
a
2 thang đo x1 và x1k như hình vẽ sử dụng
cơ cấu đo từ điện có điện trở Rm=990, Rdc
Rn
dòng toàn thang Itt= 100µA, nguồn pin
En=9V, Rn=10, R1+R2=10. (a) và (b)
Rx
là 2 đầu que đo. En Rm, Itt
a. Nêu ý nghĩa của các hệ số x1 và +
x1k? V
R1 R2 x1
b. Xác định khắc độ thang đo điện trở b
tại ½ thang, ¼ thang và ¾ thang đo điện
trở? x1k
c. Tính điện trở R1, R2.

Câu hỏi 3.4


Cho sơ đồ của Ôm mét nối tiếp gồm
a
2 thang đo x1 và x1k như hình vẽ sử dụng
cơ cấu đo từ điện có điện trở Rm=990, Rdc
Rn
dòng toàn thang Itt= 100µA, nguồn pin
En=9V, Rn=10. (a) và (b) là 2 đầu que
Rx
đo. En Rm, Itt
Nếu sử dụng thang x1, khi Rx=900 +
thì kim chỉ thị ở vị trí ½ thang.
V
R1 R2 x1
a. Nêu ý nghĩa của các hệ số x1 và b
x1k?
b. Xác định khắc độ thang đo điện trở x1k
tại ¼ thang và ¾ thang đo điện trở?
c. Tính điện trở R1, R2.

Câu hỏi 3.5


Cho mạch cầu để đo tham số của cuộn cảm như hình
vẽ. Biết R1=1,25k, R3=500, nguồn cung cấp điều hòa
R1 Cuon cam
có tần số 500kHz. Cầu cân bằng khi Cm = 0,1F, Rm=5k.
a. Xác định sơ đồ tương đương và tính các tham số
điện cảm Lx, điện trở tổn hao Rx, hệ số phẩm chất Q của
cuộn cảm.
b. Tính sai số tương đối của phép đo nếu biết tất cả
Rm Cm R3
các điện trở, tụ điện mẫu, nguồn mẫu đều có sai số tương
đối là 3%.

Câu hỏi 3.6


Cho mạch cầu để đo tham số của cuộn cảm như hình vẽ.
Biết R1=150k, R3=200, nguồn cung cấp điều hòa có tần
R1 Cuon cam
số 5kHz. Cầu cân bằng khi Cm = 0,1F, Rm=100.
a. Xác định sơ đồ tương đương và tính các tham số điện
cảm Lx, điện trở tổn hao Rx, hệ số phẩm chất Q của cuộn
cảm. Cm

b. Tính sai số tương đối của phép đo nếu biết tất cả các điện R3
Rm
trở, tụ điện mẫu, nguồn mẫu đều có sai số tương đối là 3%.

Câu hỏi 3.7


Cho mạch cầu để đo tham số của tụ điện tổn hao nhỏ như
hình vẽ. Biết R2=10k, R3=14,7k, nguồn cung cấp điều
Tu Dien R2
hòa có tần số đo 100Hz. Cầu cân bằng khi Cm = 0,1F,
Rm=125.
a. Xác định sơ đồ tương đương của Tụ điện và tính các
Cm
tham số điện dung Cx, điện trở tổn hao Rx, hệ số tổn hao D
R3
của tụ điện. Rm
b. Tính sai số tương đối của phép đo nếu biết tất cả các điện
trở, tụ điện mẫu, nguồn mẫu đều có sai số tương đối là 3%.

Câu hỏi 3.8


Cho mạch cầu để đo tham số của tụ điện tổn hao nhỏ như
hình vẽ. Biết R2=14,7k, R3=10k, nguồn cung cấp điều
Tu Dien R2
hòa có tần số đo 100Hz. Cầu cân bằng khi Cm = 0,1F,
Rm=375.
a. Xác định sơ đồ tương đương của Tụ điện và tính các
tham số điện dung Cx, điện trở tổn hao Rx, hệ số tổn hao D
của tụ điện. Rm Cm R3
b. Tính sai số tương đối của phép đo nếu biết tất cả các điện
trở, tụ điện mẫu, nguồn mẫu đều có sai số tương đối là 3%.

Ghi chú: Ký hiê ̣u (mã) câu hỏi được quy định X.Y
Trong đó : + X tương đương số điểm câu hỏi (X chạy từ 1 đến 5).
+ Y là câu hỏi thứ Y (Y chạy từ 1 trở đi)
2. Đề xuất các phương án tổ hợp câu hỏi thi thành các đề thi (Nếu thấy cần thiết) :.
- Phân loại câu hỏi theo loại điểm, theo mức độ khó dễ và độ dài ngắn trong câu trả lời
chứ không phân theo nội dung các chương trong môn học vì vậy có thể trùng nội dung
chương giữa các câu hỏi phân theo mức điểm.
- Phương án thành lập đề thi:
+ Câu hỏi loại 1 điểm: 3 câu
* Một câu từ 1.1 đến 1.12
* Một câu từ 1.13 đến 1.24
* Một câu từ 1.25 đến 1.36
+ Câu hỏi loại 2 điểm: 2 câu
* Một câu từ 2.1 đến 2.8
* Một câu từ 2.9 đến 2.16
+ Câu hỏi loại 3 điểm: 1 câu
Tổng cộng: 10 điểm. Thời gian làm bài thi: 90 phút.
- Để nội dung đề thi có thể bao trùm nội dung môn học thì cần tham khảo ý kiến giảng
viên khi ra đề, tránh tình trạng gắp thăm câu hỏi ngẫu nhiên.
3. Hướng dẫn cần thiết khác:
Ngân hàng câu hỏi thi này đã được thông qua bộ môn và nhóm cán bộ giảng dạy học phần.

Hà Nội, ngày . . . tháng . . . . năm 2013


Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giảng viên chủ trì biên soạn

TS. Đặng Hoài Bắc TS. Đặng Hoài Bắc Nguyễn Trung Hiếu
Trần Thục Linh

You might also like