You are on page 1of 3

TIẾP CẬN TỔNG HỢP

INTERGRATED APPROACH T4
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp (Integrated Approach) để phác thảo ý đồ
kiến trúc phù hợp với bối cảnh của địa điểm và tinh thần của thời đại (VD: công
trình phỏng sinh học / kiến trúc sinh thái / tiết kiệm năng lượng/ kiến trúc vì cộng
đồng,..), hoặc biểu hiện một quan niệm / tư tưởng xác định (VD: giải tỏa cấu trúc /
chuyển hóa luận / cộng sinh,..).
- Tiếp cận tổng hợp & đa chiều (Integrated Approach): vận dụng kết hợp
những yếu tố của các hướng tiếp cận khác nhau (về kỹ thuật & công nghệ, văn
hóa & lịch sử) để đa dạng hóa nguồn thông tin từ những xuất phát điểm nghiên cứu
khác nhau - từ cả cái chi tiết / cụ thể & cái khái quát /toàn thể; từ cả nội dung bên
trong (nội hàm) & hình thức bên ngoài (ngoại diện); kể cả những tiếp cận ngược
chiều - từ sự cảm nhận (cái vô hình) -> biểu hiện cảm xúc (bằng cái hữu hình); từ
một vài thời điểm / hiện tượng -> tái hiện cả quá trình;..
Mục đích của tiếp cận tổng hợp & đa chiều nhằm chuyển hóa tư duy sáng tạo,
từ trực quan sinh động (quan sát sự vật / hiện tượng cụ thể trong thực tiễn) đến tư
duy trừu tượng (qua cách thức mà sự vật hiện / tượng được phản ánh thông qua cảm
nhận của người nghệ sĩ - trong các tác phẩm nghệ thuật khác như âm nhạc, thơ văn,
hội họa,..) để XD thành ý tưởng kiến trúc.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ:
2.1. Đề tài:
Tổ chức không gian sử dụng hỗn hợp cho các hoạt động công cộng tại một địa
điểm có ý nghĩa về văn hóa & lịch sử.
2.2. Địa điểm xây dựng
Vườn hoa Vạn Xuân (phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội).
Vườn hoa này thường gọi là vườn hoa Hàng Đậu (do vị trí ở đầu đường Hàng
Đậu dẫn ra cửa ô Phúc Lâm thời xưa), hiện nay nằm kẹp giữa phố Quán Thánh và
đường Phan Đình Phùng (theo chiều dài), với các phố nhỏ nối vào (theo chiều
ngang) là Hòe Nhai, Hàng Than, Đồng Xuân, Hàng Lược, Phùng Hưng, Lý Nam
Đế,.. Đây là một địa điểm tích hợp nhiều ý nghĩa về văn hóa - lịch sử và đan xen
nhiều hoạt động rất đa dạng.
Trong lịch sử, nơi đây vốn là dải đất hoang xen lẫn ao hồ, nằm bên ngoài góc
Đông - Bắc của kinh thành Thăng Long (thời Lý - Trần - Lê) rồi tỉnh thành Hà Nội
(thời Nguyễn), giáp với bờ sông Tô Lịch (và liên quan với các địa danh cổ Hòe
Nhai, Hàng Đậu, Hàng Than,.. ở bên kia sông). Đến thời Pháp thuộc (cuối tk.XIX),
sông Tô Lịch bị lấp tạo thành tuyến phố Quán Thánh - Hàng Lược - Hàng Cá - Ngõ
Gạch - Nguyễn Siêu - Chợ Gạo, các hồ ao / hào nước hộ thành cũng bị lấp đi để xây
nhà cửa, tường thành bị phá để mở đường Phan Đình Phùng và làm đường dẫn cho
tàu hỏa lên cầu Long Biên (dọc phố Phùng Hưng). Chỗ góc nhọn của tường thành
Hà Nội thời Nguyễn (làm theo kiểu Vauban) nhô ra gần sát bờ sông không thích
hợp để xây dựng thì trở thành vườn cây (gọi là vườn Carnot). Cũng tại khu vực này
người Pháp đã bố trí một trong những công trình kỹ thuật đô thị đầu tiên của Hà Nội
là tháp nước Hàng Đậu.
Ngày nay, vườn hoa Vạn Xuân là một không gian cây xanh lâu năm hiếm hoi
xen giữa các khu vực dân cư đông đúc và lân cận với khu phố cổ - nên hàng ngày từ
sáng sớm cho đến đêm khuya luôn có nhiều người dân thuộc mọi lứa tuổi đến đây
để tập thể dục, ngắm cảnh, dạo mát, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,...
Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(1944-2004) và chuẩn bị cho đại lễ “1000 năm Thăng Long - Hà Nội” (1010-
2010), tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” được chuyển từ Hồ Gươm về
đặt tại đây, hình thành một chuỗi không gian tưởng niệm liên quan đến giai đoạn
lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến tại Hà Nội (12/1946 - 02/1947).

Mặt bằng tổng thể phạm vi nghiên cứu Mặt bằng khu đất

Góc nhìn 1 Góc nhìn 2

Một số hoạt động trong vườn hoa Góc nhìn 3


Ở vị trí tiếp nối với vườn hoa, tháp nước Hàng Đậu tuy đã không còn hoạt
động nhưng vẫn được giữ lại như là chứng tích của một giai đoạn phát triển trong
lịch sử đô thị Hà Nội cận đại. Tuy nhiên, công trình này đang bị tách biệt khỏi các
không gian công cộng xung quanh (do cách tổ chức giao thông) - cho nên cũng cần
được nghiên cứu khai thác với một chức năng sử dụng mới để tham gia vào đời
sống đương đại.

2.3. Nội dung


Sinh viên nghiên cứu và đề xuất ý đồ tổ chức không gian kiến trúc - cảnh
quan để liên kết các khu vực hoạt động khác nhau về tính chất (động & tĩnh, riêng
tư & công cộng, dịch vụ & phụ trợ,..) trong một tổng thể hợp lý và đáp ứng những
nhu cầu sử dụng đa dạng tại vườn hoa Vạn Xuân. Việc liên kết được thực hiện bằng
các hệ thống cấu trúc trên bề mặt (sân, lối đi, bậc cấp, cây xanh, mặt nước,..) và
trong không gian (tường / vách, kết cấu thoáng / mái nhẹ, kiến trúc nhỏ,..).
2.4. Yêu cầu thực hiện:
- Chuẩn bị: khảo sát địa điểm thực tế, thu thập các thông tin & tài liệu liên quan
- Buổi 1: phân tích địa điểm (tại xưởng) -> các số liệu, kích thước, hình ảnh,.. ->
lựa chọn vị trí
- Buổi 2: đề xuất ý đồ kiến trúc tại vị trí đã chọn
- Buổi 3: Dán bài lên tường để đánh giá & phân loại (A/B/C). Thuyết trình 5-10
bài tốt.
3. CÁC ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG
- Không gian hồi tưởng / thiền định trên đảo ở hồ Thiền Quang / hồ Bảy Mẫu
(trong công viên Thống Nhất) / hồ sen bán đảo Quảng An (Hồ Tây).
- Cấu trúc không gian mang tính biểu tượng (để nhận diện một địa điểm quan
trọng, có vai trò là trung tâm đô thị / cửa ngõ đô thị)
- Tái phát triển đô thị khu vực đầu cầu Long Biên (chợ Long Biên, ga Long Biên,
bến xe Long Biên, sân TDTT Long Biên,..).
- Khu tưởng niệm Hoàng Sa / Trường Sa (trên đảo Lý Sơn).

You might also like