You are on page 1of 3

TIẾP CẬN CẤU TRÚC LUẬN

STRUCTURAL APPROACH T3
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng cách tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach) để phác thảo ý
đồ một công trình với cấu trúc không gian tương đối đơn giản - nhưng cho phép sử
dụng đa dạng / đa chức năng (VD: Hội chợ / Triển lãm / Hội hoa xuân, Khu vui
chơi), có khả năng xây dựng / vận hành cơ động, linh hoạt (VD: Kiến trúc động,
Kiến trúc lắp ghép,..).
Tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach): trên cơ sở các phân tích về
cấu trúc (làm rõ các thành phần sơ cấp & thứ cấp, các yếu tố cố định & có thể thay
đổi, phân khu chức năng, phân tuyến giao thông, cấu trúc không gian) -> Xác định
quan hệ / xây dựng liên hệ giữa các thành phần chức năng / các hoạt động khác
nhau về mục đích, tính chất, quy mô, phạm vi, thời điểm (vật chất & tinh thần,
chung & riêng, đóng & mở, sáng & tối, ban ngày & ban đêm,..) -> Khai thác các
phương thức tổ chức sử dụng hỗn hợp (không gian đa năng / nén chức năng / đồng
địa điểm / vận hành song song / cộng tác / cộng sinh,..) và các mức độ biểu hiện
tính động trong kiến trúc (cơ động / biến đổi không gian / biến đổi hình thức / hình
thái động / linh hoạt,..).
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ:
2.1. Đề tài: Không gian phố đi bộ
2.2. Địa điểm xây dựng
Trên các tuyến phố đi bộ trong khu vực Hồ Gươm và / hoặc trong khu vực phố
cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khu vực Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, với giá trị độc đáo về cảnh
quan, với vai trò là trung tâm lịch sử, trung tâm hành chính & văn hóa của đô thị Hà
Nội, là trái tim của Thủ đô với nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội & các sinh hoạt công
cộng của người dân, là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước &
quốc tế. Khu vực này cũng tiếp giáp với Khu phố cổ - là di sản VH đô thị đặc sắc
cấp quốc gia, đồng thời là trung tâm hoạt động dịch vụ, du lịch & thương mại nổi
tiếng từ lâu đời của Hà Nội.
Để phát huy các giá trị & tiềm năng của các khu vực này, từ năm 2005 chính
quyền Tp.Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động đường phố nhìn chung đạt hiệu quả
khá tốt, tăng thêm sức hấp dẫn mới, tạo thêm những không gian VH mới kèm theo
nhiều cơ hội kinh doanh DV và hoạt động thương mại cho khu phố cổ - như: Chợ
đêm cuối tuần (tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân),
Phố ẩm thực (Đinh Liệt - Tạ Hiện), đến năm 2014 có Phố đi bộ buổi tối trong khu
vực bảo tồn cấp I (Hàng Buồm - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Đào
Duy Từ). Từ tháng 9/2016, Tp.Hà Nội đã tổ chức thí điểm việc chuyển các đường
phố xung quanh Hồ Gươm thành tuyến phố đi bộ trong những ngày cuối tuần (từ tối
Thứ sáu đến hết ngày Chủ nhật). Trong quá trình vận hành đã phát sinh nhiều bất
cập và mặc dù đã có một số điều chỉnh nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng -
trong đó những vấn đề nổi bật là: ùn tắc giao thông bên ngoài khu vực (do xe không
được tiếp cận vào sâu), các tuyến giao thông công cộng (xe bus) bị đảo lộn; bất tiện
cho các hoạt động DVCC (không ổn định, khó tiếp tế & phục vụ hậu cần); ảnh
hưởng đến sinh hoạt của người dân đang sống trong khu vực (bị cấm đường); thiếu
các tiện ích / tiện nghi tối thiểu cho du khách (khu WC, chỗ nghỉ chân, lệ thuộc vào
thời tiết,..); kết cấu & vật liệu tạm / không bền vững, hình thức lộn xộn / thiếu nhất
quán; vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo,..
Trên cơ sở phân tích các yếu tố bối cảnh & các hệ thống cấu trúc của địa điểm,
sinh viên đề xuất ý tưởng và giải pháp tổ chức bổ sung một hệ cấu trúc mới phù hợp
để khắc phục những bất cập nói trên cho một trong các tuyến phố đi bộ quanh Hồ
Gươm (và / hoặc trong khu vực phố cổ Hà Nội).

Phố Đinh Tiên Hoàng

Một số hoạt động trên phố

Mặt bằng tổng thể phạm vi nghiên cứu Một số hoạt động trên phố

2.3. Nội dung:


Hệ cấu trúc được nghiên cứu về hình thức & chất liệu để có thể phục vụ được
nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Cụ thể là:
+ Phân tách các luồng / tuyến giao thông (đi bộ / cơ giới, công cộng / phục vụ
/ cá nhân, chỗ đỗ / gửi xe,..) trong ngày thường & ngày cuối tuần.
+ Phân định các khu vực có mức độ tiếp cận / có nội dung sử dụng khác nhau
(khu dân cư / khu hành chính / khu DVCC / khu sử dụng hỗn hợp,..)
+ Cải thiện điều kiện môi trường (che nắng / mưa, bố trí cây xanh / hoa,..)
+ Tạo thành những điểm nhấn thị giác trong không gian
+ Kết hợp để trưng bày / triển lãm ngoài trời, lắp đặt các pano thông tin /
quảng cáo, bố trí đèn chiếu sáng & trang trí,..
+ Định hình các đơn vị không gian tiêu chuẩn có thể sử dụng cho những hoạt
động khác nhau (biểu diễn nhỏ, trò chơi trẻ em, chỗ nghỉ chân, bán sách báo
/ lưu niệm / giải khát & các DVCC khác)
+ Có thể cố định (toàn bộ / một phần), dễ dàng tháo lắp & vận chuyển; có khả
năng tổ hợp đa dạng và linh hoạt
+ Có thể sử dụng trong các dịp lễ hội / sự kiện đại chúng khác (VD: tổ chức
Hội hoa xuân, biểu diễn văn nghệ, diễu hành, thể thao,..)
2.4. Yêu cầu thực hiện:
- Chuẩn bị: khảo sát / nghiên cứu thực địa, thu thập các thông tin, tài liệu & hình
ảnh
- Buổi 1: phân tích thông tin hiện trạng của khu vực & vị trí lựa chọn -> làm rõ các
hệ thống cấu trúc hiện có (về giao thông, cảnh quan, cây xanh, kiến trúc, khí hậu,
chức năng - trong những ngày bình thường & trong các ngày đi bộ cuối tuần);
đánh giá để đưa ra những yêu cầu / thông số đối với hệ cấu trúc mới
- Buổi 2: phác thảo 2-3 phương án cấu trúc cho vị trí đã chọn. So sánh / đánh giá
để chọn giải pháp tối ưu.
- Buổi 3: dán bài lên tường để đánh giá & phân loại chung (A/B/C). Chọn 5-10 bài
tốt để thuyết trình.
3. CÁC ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG
- Chợ đêm / Chợ hoa Tết / Hội hoa xuân / Nhà hát ngoài trời (có thể lắp dựng
nhanh chóng)
- Nhà hát / Rạp chiếu phim / Phòng trưng bày cơ động (có thể xếp gọn lại trên toa
tàu / container để di chuyển)
- Mái che khán đài Sân vận động (bằng kết cấu nhẹ / có thể đóng mở)

You might also like