You are on page 1of 17

Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 29/08/2021


Chủ đề hoạt động tháng 9:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI & ĐỊA CHẤT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và
nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất.
- Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.
- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc 2 ngành Giao
thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGV và các lĩnh vực có liên quan về Giao thông vận tải (GTVT) và Địa
chất.
- Chuẩn bị một số bài hát về GTVT và Địa chất (Bài ca xây dựng, Bài ca về người thanh niên xứ
mỏ).
- Dặn dò trước cho HS tìm hiểu về đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực GTVT & Địa
chất.
- Tìm hiểu về một số trường đào tạo (nếu có) trong phạm vi địa phương.
2. Về học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về bảng “Cấu trúc nghề” do GV đưa cho.
- Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan.
- Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo ở địa phương (nếu có) và có sự phân công của
GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu chủ đề 1: Tìm hiểu một số ngành về GTVT& Địa chất
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm (4 nhóm)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Văn nghệ: hát bài “Bài ca xây dựng”. - Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên & tên tổ.
Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ. - Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi.
Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận (Mỗi
tổ 2 câu thuộc 2 lĩnh vực GTVT& Địa
chất).
1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành *Câu 1: Từ lâu đường thuỷ phát triển. Ngày nay đường
GTVT ? thủy phát triển tuyệt đối, có các phương tiện thiết bị hiện
đại, phù hợp từng địa hình, có những con tàu hàng chục
tấn phục vụ cho xuất khẩu.
- Đường bộ phát triển nối liền các tỉnh, liền huyện, xã,
các con đường cũ đã được nâng cấp, phù hợp phát triển
kinh tế.
- Đường sắt: 1880 Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường
sắt đầu tiên từ Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày nay các tuyến
đường sắt nối liền các vùng miền Tổ quốc, thời gian chạy
rút ngắn, nhà ga nâng cấp hiện đại.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

-Hàng không: 1956 cục hàng không chính thức thành lập,
đổi mới phương tiện vận tải, nối liền vùng miền trong
nước và trên thế giới.
2. Em có ý kiến gì về điều kiện tự nhiên *Câu 2: Do vị trí địa lý nước ta có nhiều đồi núi và tiếp
của nước ta ảnh hưởng đến ngành giáp với biển, sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường
GTVT ? thuỷ phát triển. Đường bộ, sắt, hàng không cũng phát
triển đáp ứng sự phát triển của đất nước.
*Câu 3: Thực hiện việc đi lại, vận chuyển hàng hoá phát
3. Em hãy cho biết vai trò, vị trí của các triển kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các vùng miền,giữa
nghề thuộc ngành GTVT trong xã hội ? các quốc gia. Vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển
kinh tế. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà Đảng và
Chính phủ đã coi trọng và đầu tư rất lớn vào lĩnh vực
giao thông vận tải.
4. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ *Câu 4: Các ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
bản của ngành GTVT ? gồm: xây dựng cầu đường, xây dựng những công trình
cảng, xây dựng những công trình ngầm, cơ khí ô tô, quản
trị doanh nghiệp giao thông vận tải.
5. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát triển *Câu 5: Từ lâu ông cha ta đã biết khai thác sử dụng các
của ngành Địa chất Việt Nam ? tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta được biết qua các di
chỉ khảo cổ học như trống đồng, … Đến cuối thế kỉ 19
Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản và đến giữa
những năm 50 của thế kỉ 20 ngành địa chất VN mới bắt
đầu phát triển. Đến nay đã hoạt động trên khắp chiều dài
đất nước và đã trở thành thành viên của Hiệp hội địa chất
Đông Nam Á.
6. Hãy nêu vai trò của ngành địa chất *Câu 6: Thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên
trong xã hội ? của đất nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
phát triển đất nước.
7. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ *Câu 7:
bản của ngành địa chất ? + Dầu khí: khoan, khai thác dầu khí
+ Địa chất: công nghệ môi trường, địa chất thủy.
+ Trắc địa: bản đồ, địa chính, …
+ Mỏ: khai thác mỏ, …
+ Công nghệ thông tin: tin học địa chất, tin học mỏ
+ Cơ khí: điện khí hoá xí nghiệp, …
8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào *Câu 8:
các ngành địa chất ? a. Các cơ sở đào tạo:
+ Hệ đại học: Trường đại học Mỏ Địa chất
+ Hệ cao đẳng: Cao đẳng kĩ thuật mỏ
+ Hệ trung cấp: Trung cấp đào tạo mỏ địa chất
Văn nghệ kết thúc b. Điều kiện tuyển sinh: tuỳ từng trường, từng ngành.
IV. Tổng kết, đánh giá:
- Nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 30/9/2021


Chủ đề hoạt động tháng 10:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC
KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch
vụ.
- Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh,
dịch vụ.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGV về các lĩnh vực có liên quan về các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh,
dịch vụ.
- Tranh ảnh, tư liệu thông tin các doanh nhân thành đạt trong các nghề kinh doanh, dịch vụ.
- Câu hỏi, đáp án, trò chơi văn nghệ.
2. Về học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan.
- Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo các nghề kinh doanh, dịch vụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Giới thiệu chủ đề 10: tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
3. Hình thức hoạt động: thảo luận nhóm (4 nhóm)
4. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cử MC: Giới thiệu mục tiêu, chủ đề, dẫn
chương trình.
- MC: khởi động: hát tập thể, mời các nhóm giới
thiệu thành phần nhóm, tên nhóm. Thành phần
ban giám khảo, đại biểu.
- MC: Giới thiệu hoạt động 1. Thảo luận 10 phút *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh
2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm). Câu doanh, dịch vụ. (Thảo luận nhóm, các nhóm
hỏi thảo luận: trả lời).
1. Bạn hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì? - Là đầu tư nguồn lực cá nhân, tổ chức, tiền vốn,
tài sản, bí quyết, kinh nghiệm, nghề nghiệp, phát
minh,… nhằm trao đổi, gia công sản xuất đáp
ứng nhu cầu của thị trường để thu lợi nhuận.
2. Bạn cho một số ví dụ về lọai hình kinh doanh, - Nghề kinh doanh khách sạn, du lịch thành phố
dịch vụ ở địa phương? Đà Nẵng, …
- MC: mời đại diện các nhóm trình bày, ưu tiên
cho đội phát cờ dành quyền trả lời trước.
- Giám khảo cho nhận xét, điểm.

- MC: Giới thiệu hoạt động 2. Thảo luận 10 phút *Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò các nghề thuộc
2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm). Câu lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
hỏi thảo luận:

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

1. Hãy cho biết vai trò vị trí các nghề thuộc


ngành kinh doanh, dịch vụ? - Do nhu cầu sống và phát triển của xã hội cần
tạo ra và trao đổi sản phẩm thông qua việc mua
bán tức là thông qua hoạt động kinh doanh, dịch
vụ. Kinh doanh dịch vụ mang lại lợi nhuận, góp
phần làm cho nền kinh tế phát triển về mọi mặt
2. Bạn hãy kể những doanh nhân thành đạt ở xã hội.
Đà Nẵng nhờ loại hình kinh doanh này? - Mời đại diện các nhóm kể tên các doanh nhân
Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 2. thành đạt.
- MC: tổ chức chơi trò chơi.

- MC giới thiệu hoạt động 3. Thảo luận 10 phút.


* Hoạt động 3: Tìm hiểu những đặc điểm và
những chống chỉ định y học của các nghề
*Câu hỏi: Những chống chỉ định của các nghề trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà em biết ? - Du lịch: ngoại hình, trình độ ngoại ngữ, giọng
- Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 3. nói, …

- MC giới thiệu hoạt động 4. Nêu các cơ sở đào


tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch * Hoạt động 4: Các cơ sở đào tạo.
vụ ở Đà Nẵng.
- Giám khảo cho điểm hoạt động 4.
- Văn nghệ chờ tổng kết 4 hoạt động.
IV.Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 30/10/2021


Chủ đề hoạt động tháng 11:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH
NĂNG LƯỢNG, BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. Mục tiêu:
- Biết được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển,
nhu câu lao động của một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông
tin.
- Tìm hiểu được thông tin một số nhóm nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực này.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề.
II. Chuẩn bị:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, sách GV và các lĩnh vực liên quan các ngành.
- Chuẩn bị một số bài hát.
- Dặn dò trước cho HS tìm hiểu đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực này.
2. Về học sinh:
- Tìm hiểu một số bài hát, bài thơ có liên quan.
- Chuẩn bị một số thông tin về nhóm nghề thuộc lĩnh vực này.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu chủ đề 3
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Văn nghệ: “Bài ca người thợ lò''.
- Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ. - Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên và tên tổ.
- Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận (mỗi tổ 2 - Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi.
câu).
1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành năng lượng? *Câu 1: Một số nghề của ngành năng lượng:
khai thác mỏ, vận hành máy ủi, hoá dầu, hàn
điện, thợ lặn, …
2. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành bưu chính -viễn *Câu 2: Một số nghề của ngành bưu chính -
thông ? viễn thông: bưu tá, công nhân khai thác tem
bưu chính, sửa chữa tổng đài, bảo dưỡng sửa
chữa thuê bao, ...
3. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành công nghệ thông *Câu 3: Một số nghề của ngành Công nghệ
tin ? thông tin: lắp ráp máy tính điện tử, thiết kế,
đánh giá chất lượng phần mềm, nối mạng
thông tin điện tử, …
4. Em hãy kể tên những công cụ lao động của các *Câu 4: Ngành năng lượng: cuốc, xẻng, búa,
nhóm nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính máy đào, máy ủi, tàu hoả chuyên dụng, các
viễn thông, công nghệ thông tin ? phương tiện an toàn lao động, các phương tiện
phòng chống cháy nổ, …
- Ngành bưu chính viễn thông: máy phát thanh,
ti vi, thông tin vệ tinh, ...
- Ngành công nghệ thông tin: các thiết bị phần

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

cứng và phần mềm.


5. Hãy cho biêt vai trò, vị trí các nhóm nghề thuộc *Câu 5: Năng lượng phục vụ đắc lực cho công
lĩnh vực này ? cuộc xây dựng đất nước. Bưu chính viễn thông
đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá nền kinh tế,
đánh dấu bước chuyển từ nền kinh tế công
nghiệp lên nền kinh tế tri thức. Mạng lưới công
nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong
các ngành kinh tế quốc dân và toàn XH.
*Câu 6:
6. Hãy cho biêt yêu cầu của các nhóm nghề thuộc - Ngành năng lượng: có thể lực tốt, tác phong
các lĩnh vực này đối với người lao động? nhanh nhẹn, ngăn nắp, phối hợp động tác tay
chân thuần thục, …
- Ngành bưu chính viễn thông: có năng lực
thuyết phục khách hàng, luôn niềm nở,lịch sự ,

- Ngành công nghệ thông tin: tư duy kĩ thuật
phát triển, có năng lực quan sát, có bàn tay
khéo léo, …
*Câu 7: Ngành năng lượng: người nhỏ bé, sức
7. Những chống chỉ định y học của các nhóm nghề yếu hay chóng mặt, dị ứng xăng dầu, bị cận thị,
thuộc lĩnh vực này mà em biết ? viễn thị, …
- Ngành bưu chính viễn thông, Công nghệ
thông tin: trí nhớ tư duy kém, hành động suy
nghĩ chậm chạp, không tìm tòi sáng tạo, …
*Câu 8:
- Ngành năng lượng: Trường ĐH Mỏ - Địa chất
8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào các ngành kể Hà Nội; Trường ĐH Bách Khoa TPHCM, …
trên ? - Ngành bưu chính - viễn thông: Học Viện
Công Nghệ Bưu Chính - Viễn Thông TPHCM,
Văn nghệ kết thúc …
- Ngành công nghệ thông tin: Trường ĐH Bách
Khoa và ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, …
IV. Tổng kết tình hình:
- Nhận xét,đánh giá tình hình học tập của HS.
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 30/11/2021


Chủ đề hoạt động tháng 12:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC
AN NINH QUỐC PHÒNG
I. Mục tiêu bài học:
Qua chủ đề này hoc sinh phải:
- Hiểu được vị trí XH, tầm quan trọng, vai trò, đặc điểm, yêu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của một số
nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- Tìm hiểu được thông tin một nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực ANQP.
- Nhận thức rõ tính chất lao động đặc biệt của nghề thuộc lĩnh vực ANQP. Có ý thức trách nhiệm
làm nghĩa vụ công dân đối với hai lĩnh vực này.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Có thể làm quen trước với một đơn vị bộ đội đóng ở địa phương hoặc một đồn Công an, một
trường đào tạo Cảnh sát, ...để có thêm thông tin về lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- Đọc trước một số báo như: quân đội nhân dân, an ninh thế giới, …để tìm thêm tư liệu minh hoạ
cho bài giảng.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước một số bài hát, bài thơ hoặc một vài câu chuyện viết về bộ đội công
an hoặc về các hoạt động của một số nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề:
- Chia nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm
- Cử một HS dẫn chương trình.
3. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Giới thiệu vài nét về sự phát triển các nghề thuộc * Hoạt động1: Tạo không khí thoải mái tự
lĩnh vực an ninh quốc phòng. nhiên trước khi vào chủ đề mới:
- Giới thiệu cho HS biết bài hát ''Vì nhân dân quên - HS đại diện của các nhóm hát các bài hát về
mình'' và yêu cầu HS hát. quân đội hoặc công an.
1. Rất nhiều người vào bộ đội, tham gia công an
hoặc làm nhiều việc khác trong lĩnh vực quân sự
và an ninh. Theo các em, những việc nào được - HS cử đại diện lên trình bày.
coi là nghề của họ? Còn những việc nào không - Các HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến.
được coi là nghề của họ? Đặt ra câu hỏi, yêu cầu giải thích rõ khái niệm.
*Gợi ý:
+ Những người tham gia lực lượng vũ trang theo
nghĩa vụ công dân do pháp luật quy định.
+ Những người tham gia lực lượng vũ trang, làm
nhiệm vụ chiến đấu và gắn liền cuộc đời mình với
nhiệm vụ này: các sĩ quan, cán bộ chỉ huy các đơn
vị chiến đấu, hạ sĩ quan, …
2. Phân tích rõ những người trong các lực lượng * Hoạt động 2: Giới thiệu nghề trong các
vũ trang lấy nhiệm vụ thường trực chiến đấu lĩnh vực an ninh quốc phòng.
làm nghề của mình, khác với những người vào
bộ đội nghĩa vụ.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

- Người làm nghĩa vụ công dân sau khi hoàn thành - HS nêu ý kiến để phân biệt.
nghĩa vụ họ được giải ngũ trở về địa phương tham
gia lao động sản xuất.
- Người được đào tạo thành các cán bộ quân đội,
cán bộ an ninh chuyên nghiệp.
* Giới thiệu hệ thống nghề trong lĩnh vực an ninh
quốc phòng: Các cơ quan phụ trách công tác giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế và bảo - Các nhóm thảo luận về đặc điểm của các
vệ sức khoẻ, thể dục thể thao, văn hoá và nghệ nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.
thuật, … nhưng phải tuân thủ theo những yêu cầu * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm lao động
riêng của quân đội.*Gợi ý cho HS trả lời trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- Tội phạm,kẻ xâm phạm lãnh thổ, an ninh của đất 1. Đối với những người coi công việc thường
nước.- Trong quan hệ phải thể hiện tinh thần nhân trực trong lực lượng vũ trang là nghề nghiệp
văn nhân đạo được quy định trong các văn bản của mình:
pháp quy.- Giữ vững an ninh trật tự XH. a. Đối tượng lao động: HS liệt kê các đối
- Đề phòng các thế lực thù địch tấn công, chiến đấu tượng của lĩnh vực an ninh quốc phòng.
và tiêu diệt chúng. b. Nội dung lao động: các nhóm lên trình bày
- Phải nâng cao đạo đức Cách mạng. nội dung lao động thuộc lĩnh vực an ninh quốc
- Vũ khí, thiết bị máy móc, xe tăng, thiết giáp, tàu phòng.
chiến, máy bay chiến đấu, các phương tiện thông c. Công cụ lao động: HS liệt kê các công cụ
tin liên lạc,…- Có sức khoẻ tốt,dũng cảm táo bạo, phục vụ an ninh quốc phòng.
có nhiều sáng kiến. d. Những yêu cầu nghề đối với người lao
- Không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần cảnh giác động: HS suy nghĩ trình bày.
cách mạng.- Trung thành tuyệt đối với cách mạng. e. Điều kiện lao động.
- Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỉ f. Những chống chỉ định y học.
luật quân sự.- Gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh quên 2. Đối với những người làm công việc sản xuất
mình.- Mắc bệnh lao phổi, suy thận đau cột sống, kinh doanh, dich vụ trong lĩnh vực an ninh
viêm gan mãn tính, rối loạn tiền đình, … quốc phòng.
- May quần áo trong các xưởng may quân đội, chữa a. Đối tượng lao động: HS liệt kê các đối
bệnh trong các quân y viện, … tượng của lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- Cũng như mọi nghề trong XH song toàn bộ việc b. Nội dung lao động: các nhóm lên trình bày
SX, dịch vụ kinh doanh đều hướng vào việc xây nội dung lao động thuộc lĩnh vực an ninh quốc
dựng các lực lượng vũ trang, hiện đại hoá quân đội phòng.
và công an để đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước. c. Công cụ lao động: HS liệt kê các công cụ
- Cũng như các công cụ sản xuất khác nhưng có lao động phục vụ an ninh quôc phòng.
tính chất chuyên dụng so với dân dụng. d. Những yêu cầu nghề đối với người lao
- Có sức khoẻ tốt, dũng cảm, có nhiều sáng kiến, động: HS suy nghĩ trình bày.
không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần cảnh giác e. Điều kiện lao động.
cách mạng, trung thành tuyệt đối với cách mạng, f. Những chống chỉ định y học.
chấp hành nghiêm túc kỉ luật quân sự, có tinh thần
trách nhiệm trong công viêc. * Hoạt động 4: Thi hát ngâm thơ hay kể
- Đòi hỏi tính kỉ luật, ý thức cách mạng, kiên trì, chuyện về các chiến sĩ công an và quân đội.
dũng cảm. * Hoạt động 5: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh
- Mắc bệnh lao phổi, suy thận, đau cột sống, viêm vào nghề.
gan mãn tính, rối loạn tiền đình, …
IV. Nhận xét đánh giá:
- HS tự nhận xét đánh giá. - GV đánh giá nhận xét chung,rút kinh nghiệm.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

V. Rút kinh nghiệm:

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 25/12/2021


Chủ đề hoạt động tháng 1:
GIAO LƯU VỚI NHỮNG ĐIỂN HÌNH
VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI, NHỮNG GƯƠNG VƯỢT KHÓ
( Chủ đề : Làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông )
1) Mục tiêu bài học :
Qua buổi giao lưu học sinh phải :
a) Về kiến thức :
- Biết được các con đường, các hình thức tự học tập sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để
đạt được ước mơ của mình.
- Hiểu được bất cứ nghề nào cũng là vinh quang và cũng được tôn trọng, nhất là những người có
tay nghề cao, có nhiều thành tích trong công tác.
b) Kỹ năng :
Biết cách đặt các câu hỏi với các vấn đề mình quan tâm đối với người giao lưu.
c) Thái độ :
Có nhận thức học hỏi ở những gương thành đạt, gương vượt khó để phấn đấu trong nghề nghiệp
tương lai của mình.
2) Chuẩn bị :
a) Nghiên cứu kĩ chủ đề 5 (SGV) và tìm hiểu một số nhân vật điển hình đến giao lưu với học sinh
thông qua sự giới thiệu của cơ quan, đoàn thể. Về đối tượng mời giao lưu nên chọn những đối
tượng sau :
- Là những người thành đạt trong nghề, có nhiều thành tích trong công tác, có nhiều kinh nghiệm
trong nghề nghiệp, đặc biệt là những người đạt các danh hiệu thi đua các ngành.
- Đối tượng giao lưu của học sinh cũng có thể là đại diện cho một đơn vị sản xuất kinh doanh
giỏi.
- Trong những người được chọn cũng nên có những người đã vượt qua nhiều khó khăn bằng
những nổ lực bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình.
- Tốt nhất chọn những người của chính địa phương nơi trường đóng, có thể là những học sinh cũ
của trường.
Trong buổi giao lưu nên có học sinh nam và nữ, cả già lẫn trẻ đại diện cho các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Cũng nên lưu ý mời những người đang làm những nghề thuộc lĩnh vực nông –
lâm nghiệp, lĩnh vực mà ít học sinh lựa chọn. Cần lưu ý về ngày giờ địa điểm giao lưu, ....
Giáo viên gặp gỡ trước các vị khách, thông báo những yêu cầu cần đặt ra trong buổi giao lưu,
giới thiệu cho họ về tình hình, đặc điểm của học sinh trong lớp hoặc khối lớp để khách có sự chuẩn
bị cho buổi tiếp xúc với học sinh.
Đồng thời giáo viên cũng nên giới thiệu trước cho các em học sinh về thành phần khách mời, gợi
ý cho các em chuẩn bị các câu hỏi về những gì mình quan tâm muốn khai thác trong buổi giao lưu.
b) Cơ sở vật chất :
Giáo viên nhắc các em học sinh trang trí khung cảnh cho buổi giao lưu, chuẩn bị một số tiết mục
văn nghệ, một số câu hỏi theo mẫu (mẫu này do giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh).
c) Hình thức buổi giao lưu :
- Các vị khách tham gia giao lưu ngồi ở phía trên (có thể là sân khấu của hội trường lớn) đối diện
với học sinh, số lượng khách mời khoảng 3 đến 5 người.
- Chọn 2 học sinh (một nam, một nữ) lên dẫn chương trình, nếu các em không đảm đương được
thì thầy cô là người dẫn chương trình .
- Khách đến dự buổi giao lưu nên mời đại diện Ban giám hiệu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thầy
cô chủ nghiệm lớp, các giáo viên phụ trách hướng nghiệp.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

3) Tổ chức giao lưu:


a) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
b) Tiến hành :
- Văn nghệ: Chọn bài hát tập thể “Nối vòng tay lớn”
- Người dẫn chương trình lên làm công tác tổ chức: giới thiệu chủ đề buổi giao lưu, giới thiệu
khách mời giao lưu, giới thiệu khách dự .
- Mời các vị khách mời giao lưu lên ngồi vị trí giao lưu trên sân khấu, người dẫn chương trình sẽ
giới thiệu chi tiết từng khách mời như tên tuổi, nơi công tác thành tích đạt được hoặc tinh thần vượt
khó như thế nào, cũng có thể gợi ý để khách mời tự giới thiệu những thành tích của họ.
- Giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ chào mừng các đại biểu đã đến giao lưu (Chú ý lựa chọn
tiết mục nhạc phù hợp) .
- Người dẫn chương trình nêu một số câu hỏi của học sinh gửi cho các vị khách mời.
 Gợi ý câu hỏi :
1) Lý do vì sao bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại chọn nghề đó .
2) Những yêu cầu cơ bản mà nghề của bác (cô, chú, anh, chị, ....) đòi hỏi là gì ?
3) Những thuận lợi khó khăn trong công việc của bác (cô, chú, anh, chị, ....)
4) Động cơ gì mà bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại đạt được những thành tích cao trong nghề nghiệp
như vậy ?
5) Trong gia đình bác (cô, chú, anh, chị, ....) có ai làm nghề đó hay không ? Trong tương lai bác
(cô, chú, anh, chị, ....) có động viên con cháu tiếp tục theo nghề đó hay không, vì sao ?
6) Triển vọng nghề nghiệp của bác (cô, chú, anh, chị, ....) trong tương lai như thế nào ?
7) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có nhận xét gì về thế hệ trẻ hôm nay ?
8) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có lời khuyên gì đối với học sinh ngồi ở đây .
(các em học sinh có thể nêu một vài câu hỏi trực tiếp).
 Các vị khách mời trả lời các câu hỏi của học sinh và phát biểu những kinh nghiệm, tâm tư của
mình đối với học sinh về nghề nghiệp, về những thành tích đạt được .
 Xen kẽ buổi giao lưu với học sinh nên có tiết mục văn nghệ ngâm thơ, hoặc kể chuyện buổi
giao lưu thêm phần sinh động, vui vẻ, thân mật, tạo được không khí thoải mái tự nhiên ngắn bó giữa
người giao lưu với học sinh.
Cuối buổi giao lưu đại diện học sinh lên phát biểu cảm ơn và tặng quà cho khách mời
Đại diện nhà trường lên phát biểu và cám ơn các vị khách đã đến giao lưu với học sinh của
trường.
Cả lớp hát một bài chia tay với khách.
4) Tổng kết :
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và rút kinh nghiệm
- Chuẩn bị cho hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tháng 02.
5) Rút kinh nghiệm:

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 02/02/2022 Chủ đề hoạt động tháng 2:


NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

I. Mục đích:
Qua chủ đề này giúp học sinh:
- Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm.
- Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp
- Ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao đối với đào tạo nghề và đối với người lao động.
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 SGV,các tài liệu liên quan, …
2) Học sinh:
Tìm ảnh biển quảng cáo, tờ rơi về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước, những
tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành kinh tế khác nhau, …
III. Tiến trình lên lớp:
1) Nhận lớp, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2) Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của chủ đề.
3) Tiến trình lên lớp
Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy
 Khởi động:
Bốn học sinh đóng vai về vấn đề xin việc làm  Giới thiệu mục tiêu và nội dung của chủ
(một em sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học khi đề,động viên học sinh tự tin trình bày ước mơ
thấy tin đăng tuyển mộ người làm của 3 công ty nghề nghiệp của mình.
nhưng sau khi nộp hồ sơ đều bị từ chối).
 Hoạt động 1: Trình bày những mơ ước của
mình
Từng em lên trình bày ước mơ của mình và trả  Gọi từng học sinh lên trình bày ,sau đó thầy
lời các câu hỏi của thầy (cô) hoặc các bạn trong (cô) đặt thêm câu hỏi:
lớp. 1) Vì đâu các em có ước mơ như vậy?
2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
thực hiện ước mơ của mình ?
3) Khi đưa ra những ước mơ của mình em có
tính đến những yếu tố tác động tới việc quyết
định nghề nghiệp của mình không ?
Câu hỏi:
 Hoạt động 2: Em hãy cho biết mối quan hệ khăng khít giữa
Cả lớp tiến hành một trò chơi thư giãn. quyết định nghề nghiệp với thị trường lao
 Hoạt động 3: động ?
Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn Gợi ý:
nghề của học sinh (thảo luận nhóm trong vòng 5 Thực chất tất cả chúng ta ngồi đây phấn đấu
phút sau đó mỗi tổ cử 1 em trình bày). học tập cũng chính là để có một nghề để làm và
nuôi bản thân. Nhưng tại sao hiện nay có nhiều
sinh viên sau khi ra trường lại bị thất nghiệp?

Điều đó chứng tỏ có mối quan hệ khăng khít


giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu thị

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

trường lao động. Có nghĩa là khi đào tạo một


nghề nào đó vượt quá nhu cầu của xã hội (cung
nhiều hơn cầu) thì khả năng kiếm được việc là
rất ít (và ngược lại). Hiện nay đất nước ta đang
trong thời kì hội nhập (thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hoá_ hiện đại hoá đất nước) thì nghề
nghiệp sẽ trở nên phong phú hơn. Nhưng bên
cạnh đó nó cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử
thách. Do đó đòi hỏi các em phải xác định cho
đúng khi quyết định lựa chọn cho mình một
nghề phù hợp với khả năng của mình và phải
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
thì mới không bị thất nghiệp sau khi ra trường,
Hoạt động 4: …
Học sinh trả lời một số câu hỏi sau: Câu hỏi:
1) Em hãy cho biết ý kiến của mình về thị
trường lao động của nước ta hiện nay ?
2) Các em tìm kiếm thông tin nghề nghiệp và
thị trường lao động như thế nào ?
3) Hãy cho biết quan điểm của bố mẹ các em về
việc định hướng nghề nghiệp cho các em như
thế nào ?
IV. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của học sinh, nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.
- Động viên các em hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp của mình từ bây giờ trên cơ sở nắm bắt
được đầy đủ thông tin về thị trường lao động của địa phương và đất nước. Để biết cụ thể các em có
thể liên hệ với Trung Tâm Thông Tin Tư Vấn Lao Động Hướng Nghiệp hoặc Các Trung Tâm Giới
Thiệu Việc Làm
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung tiếp theo với chủ đề ”Tôi Muốn Đạt Được Ước Mơ” !
V. Rút kinh nghiệm:

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 02/03/2022


Chủ đề hoạt động tháng 3:
TÔI MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Nhận thức được sự cần thiết nỗ lực phấn đấu rèn luyện để đạt được ước mơ.
2. Về kĩ năng:
Nêu được những ước muốn,những trăn trở của bản thân trong việc chọn nghề tương lai.
3. Về thái độ:
Có thái độ tin tưởng,rèn luyện bản thân khi thực hiện ước mơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
Nghiên cứu kĩ chủ đề và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng:
Tranh ảnh liên quan tới các nghề thuộc lĩnh vực.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Giới thiệu chủ đề: Tôi muốn đạt được ước mơ
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm (4 nhóm).
4. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Nêu khái quát về chủ đề hoạc bắt đầu bằng * Hoạt động 1: HS kể những câu chuyện liên
một câu chuyện về ước mơ nghề nghiệp của quan đến những ước mơ, hoài bão của những
một doanh nhân người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ,
1. Em hãy kể về những ước mơ của những người còn là HS, SV.
thành đạt trong nghề mà em biết ? HS lần lượt phát biểu mơ ước nghề nghiệp của
2. Em hãy cho cả lớp biết ước mơ nghề nghiệp mình.
của mình ? HS trả lời những câu hỏi của giáo viên.
3. Vì sao em lại có ước mơ đó? Em đã hình dung
được những thuân lợi, khó khăn khi theo nghề
nghiệp đó không ?
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào HS lắng nghe ý kiến của giáo viên.
cũng có những dự định nghề nghiệp cho bản
thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ
hoài bão về sự thành đạt nghề nghiệp trong
tương lai.
Sau khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều hướng * Hoạt động 2: Tìm hiểu các hướng đi sau khi
đi nhưng nói chung các em có những lựa chọn tốt nghiệp của HS
nào?
+ Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học. HS thảo luận và đưa ra ý kiến về vấn đề này.
- Những trường hợp nào thì nên tiếp tục đi học ?
- Liệu có phải chỉ tiếp tục học tiếp mới là con
đường duy nhất để vào đời hay không ?
+ Hướng thứ 2: Trực tiếp tham gia vào lao
động sản xuất. HS thảo luận và đưa ra ý kiến về vấn đề này.
1. Những trường hợp nào thì các em nên đi theo
hướng này ?

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

2. Các hình thức lao động là gì ?


3. Mặt tích cực của hướng đi này là gì ?
* Dù tham gia lao động sản xuất hay tiếp tục
đi học, HS cần chú ý tới những yếu tố nào ? *Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi khó
* Các khó khăn mà HS phải đối mặt: khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.
- Khó khăn từ năng lực bản thân. HS phát biểu về những khó khăn chung khi chọn
- Khó khăn từ phía gia đình nghề.
- Khó khăn từ phía xã hội
* Vậy cần khắc phục các khó khăn trên như
thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp ? * Hoạt động 4: Tìm hiểu những biện pháp cần
- Thứ nhất: Phải biết những thuận lợi khi thực thực hiện khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp
hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy những của mình.
thuận lợi đó. HS lần lượt nêu những biện pháp khăc phục khó
- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn theo giả định.
khăn như đã phân tích ở trên.
- Thứ ba: Khi giải quyết những khó khăn có thể
tham khảo ý kiến của người lớn. Những lời
khuyên, những ý kiến của họ sẽ giúp bản thân có HS lắng nghe ý kiến các bạn trong lớp.
định hướng tốt hơn.
-Thứ tư: Luôn cố gắng, có ý chí vượt lên thì dù
khó khăn mấy cũng cố vượt qua để thực hiện
ước mơ.
IV. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS.
- Động viên các em hãy nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau.
V. Rút kinh nghiệm:

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

Ngày soạn: 02/04/2022


Chủ đề hoạt động tháng 4:
TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC (HOẶC CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP, DẠY NGHỀ) TẠI ĐẠI PHƯƠNG
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết được các yêu cầu tuyển sinh, điều kiện học tập của sinh viên trong một trường đại học
(hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương
- Viết được bản thu hoạch về trường
- Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường học sau khi tốt nghiệp trung học phổ
thông
II. Phương pháp dạy học.
-Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Xin phép ban lãnh đạo trường
- Liên hệ với lãnh đạo cơ sở đến tham quan để họ chủ động chuẩn bị kế hoạch đón học sinh
- Làm những thủ tục cần thiết
 Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại
 Có thoả thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường
 Làm thủ tục bảo hiểm cho học sinh
 Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho chuyến đi, kế hoạch làm việc, các dụng cụ và
một số loại thuốc khi cần cấp cứu,…
 Mẫu phiếu bản thu hoạch cho học sinh
 Giáo viên cung cấp trước cho học sinh một số câu hỏi để các em có thể trả lời được
qua việc điều tra nghiên cứu trong chuyến tham quan
 Nếu có điều kiện, giáo viên có thể đem theo máy ảnh để chop làm tư liệu và kỷ niêm
chuyến tham quan
2. Học sinh:
- Tìm hiểu mục đích tham quan
- Xin phép cha mẹ
- Biết thời gian, địa điểm và một số thông tin khác của buổi tham quan
- Nắm nội quy của buổi tham quan
- Biết cách tìm hiểu và ghi chép thông tin của buổi tham quan
- Chuẩn bị mẫu phiếu bản thu hoặch dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Cùng giáo viên chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan đạt kết quả tốt
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Nội dung Hoạt động của Thầy và Trũ
1. Sự cần thiết của việc tổ chức tham quan trong Tiến trình tổ chức tham quan
hoạt động giáo dục hướng nghiệp Hoạt động 1: Tổ chức đi tham quan
tham quan là một trong những hoạt động giảng dạy - Giáo viên tập hợp lớp
sinh động. Quan tham quan, học sinh học tập được - Chia lớp ra thành nhóm
nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia, thông qua trao - Giao nhiệm vụ cho nhóm và phân
đổi, tranh luận, phát biể được những vấn đề thực tế công nhóm trưởng

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin


Giáo án Hướng nghiệp 11

cần thiết và bổ ích - Tổ chức đi đến cơ sở tham quan


qua tham quan một trường đại học (hoặc cao đẳng, Hoạt động 2: Tìm hiểu những thông tin
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương, chung về trường
các em có cách nhìn nhận thực tế hơn trong việc chọn - Cán bộ trường giới thiệu một số nét
trường, tự định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp cho chung, khái quát về truyền thống,
mình sau khi tốt nghiệp thpt quy mô đào tạo
2. Lựa chọn địa điểm tham quan: dựa trên những - Trả lời một số thắc mắc của học
cơ sở sau sinh
- Mục đích của buổi tham quan - Phổ biến nội quy tham quan cho
- Lựa chọn trường tham quan: học sinh
+ Trường đại học cao đẳng Hoạt động 3: tham quan trường
+ Trường trung cấp chuyên nghiệp - Cán bộ nhà trường hướng dẫn học
+ Trường dạy nghề sinh tham quan
ở địa bàn huyện Thanh Ba, có thể lựa chọn thăm các - Trong quá trình tham quan, học
trường Đại học Hùng Vương, Cao đẳng y, Cao đẳng sinh ghi chép
kỹ thuật, trung cấp quốc phòng - chụp ảnh một số cảnh học tập lao
Việc lựa chọn truờng tham quan cần chú ý xem xét động của sinh viên
đến các hình thức đào tạo Hoạt động 4: giao lưu trao đổi với một số
+ đào tạo tập trung cán bộ sinh viên trong trường
+ đào tạo tại chức - tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến
+ đào tạo liên thông với một số cán bộ sinh viên trong
+ đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn trường
3. Nội dung tham quan - nội dung giao lưu được thiết kế
- tham quan toàn bộ khung cảnh của trường học trước
- tham quan phòng học, phòng thực hành - hình thức giao lưu nên phong phú:
- tham quan ký túc xá sinh viên cán bộ trường nói chuyện, giao lưu
- giao lưu, nghe báo cáo, trao đổi với một số cán bộ, với sinh viên, kết hợp trò chơi, biểu
sinh viên của trường diễn văn nghệ
Sauk hi tham quan, mỗi học sinh phải làm một bản Hoạt động 5: Tổng kết buổi tham quan
thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên - giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh
giá
- giáo viên và đại diện học sinh cảm
ơn nhà trường
4. Củng cố
- Giáo viên đánh giá kết quả đạt được
5. Bài tập về nhà.
- Học sinh viết thu hoạch sau tham quan và nộp cho giáo viên.

Nguyễn Thị Sâm Tổ Toán -Tin

You might also like