You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 11

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)


BÀI 10. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Câu hỏi ngắn
Câu 1. Năm 2020, đánh dấu sự kiện gì ở EU?
Vương quốc Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU).
Câu 2. Thủ đô Brucxen (Bỉ) là nơi đặt trụ sở của tổ chức nào?
EU.
Câu 3. Cơ quan chính trị cao nhất của Liên minh châu Âu là cơ quan nào?
Hội đồng châu Âu.
Câu 4. Bốn mặt tự do lưu thông gồm những mặt nào?
Tự do di chuyển.
Tự do lưu thông dịch vụ.
Tự do lưu thông hàng hóa.
Tự do lưu thông tiền vốn.
Câu 5. Tự do di chuyển trong EU bao gồm tự do nào?
Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc.
Câu 7. Tự do lưu thông dịch vụ bao gồm tự do nào?
Tự do đối với các dịch vụ như: dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán
du lịch,…
Câu 8. Tự do lưu thông hàng hóa được thể hiện như thế nào?
Tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu các sản phẩm sản xuất hợp
pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 9. Tự do lưu thông tiền vốn được thể hiện như thế nào?
Các hạn chế đối với thanh toán, giao dịch được bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn
khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối.
Câu 10. Một người Hà Lan có thể làm việc mọi nơi trên đất nước Pháp như người Pháp.
Đây là biểu hiện của tự do lưu thông nào?
Tự do di chuyển.
Câu 11. Một công ty vận tải ở I-ta-li-a có thể đảm nhận hợp đồng vận tải ở nước Đức mà
không phải xin giấy phép của chính quyền Đức. Đây là biểu hiện của tự do lưu thông
nào?
Tự do lưu thông dịch vụ.
Câu 12. Một ô tô của Đức khi bán sang một quốc gia thành viên EU khác thì không phải
chịu thuế. Đây là biểu hiện của tự do lưu thông nào?
Tự do lưu thông hàng hóa.
Câu 13. Một người Tây Ban Nha có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng ở bất kì quốc
gia thành viên khác trong nội khối. Đây là biểu hiện của tự do lưu thông nào?
Tự do lưu thông tiền vốn
Câu 14. Năm 2022, có bao nhiêu quốc gia thành viên EU sử dụng đồng Ơ-rô?
19 quốc gia.
Tự luận
Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển EU.
Gợi ý trả lời:
- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên ban đầu được thành lập từ sự hợp
nhất của Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng
Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
- Đến nay, EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
Câu 2. Trình bày tóm tắt mục tiêu và thể chế của EU.
Gợi ý trả lời:
* Mục tiêu của EU thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrích năm 1993 và được bổ sung
trong Hiệp ước Li-xbon năm 2009 với một số nội dung:
- Thúc đẩy tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt.
- Duy trì, phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
- Duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
* Thể chế hoạt động gồm: Nghị viện châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Liên minh
châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lí Liên minh
châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do
các cơ quan đầu não của EU quyết định.
BÀI 11. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA
CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây: QUY MÔ VÀ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁ TRỊ SẢN
XUẤT CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2000 – 2021.
Năm 2000 2005 2010 2015 2021
Quy mô (tỉ USD) 539,8 750,2 912,8 910,2 1123,8
Tỉ lệ trong GDP CHLB Đức (%) 27,7 26,3 26,8 27,1 26,6
(Nguồn: WB, 2022)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét quy mô và tỉ lệ đóng góp của giá trị sản xuất
công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức, giai đoạn 2000 – 2021.
Câu 2.
Trích Hình 11. Phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở CHLB
Đức, năm 2021_Trang 51_Sách giáo khoa Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
Dựa vào hình 11, hãy xác định các trung tâm công nghiệp của CHLB Đức và liệt kê các
ngành công nghiệp trong các trung tâm công nghiệp đó.
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
BÀI 12. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á
Câu hỏi ngắn
Câu 1. Kể tên các địa danh du lịch nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á.
Đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), Vịnh Hạ Long (Việt Nam), Bali (In-đô-nê-xi-a), tháp đôi
Petronas (Ma-lay-xi-a), Merlion Park (Xin-ga-po),…
Câu 2. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á ngành nào chiếm tỉ
trọng cao nhất?
Trồng trọt.
Câu 3. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở đâu?
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
Câu 4. Những nước nào có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn?
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a,…
Câu 5. Những quốc gia nào dẫn đầu về sản lượng lúa gạo?
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan,…
Câu 6. Đông Nam Á liền kề vành đai lửa Thái Bình Dương sẽ có khó khăn gì?
Động đất, núi lửa, sóng thần.
Câu 7. Nguyên nhân Đông Nam Á phát triển mạnh thủy điện?
Nhiều sông lớn chảy ở miền núi dốc.
Câu 8. Đông Nam Á có nhiệt lượng dồi dào, độ ẩm lớn sẽ thuận lợi phát triển rừng gì?
Rừng xích đạo.
Tự luận
Câu 1. Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
Gợi ý trả lời:
* Phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: 4,5tr km2
- Nằm ở phía đông nam của châu Á, gồm 11 quốc gia.
- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á
hải đảo. Ngoài ra, còn có một vùng biển rộng lớn.
* Vị trí địa lí
- Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu, nằm trong khu vực khí
hậu gió mùa châu Á.
=> Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu với lục địa
Ô-xtrây-li-a.
- Là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các
nền văn hoá lớn trên thế giới.
Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực Đông Nam Á.
Gợi ý trả lời:
- Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,…;
- Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế
biển.
- Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.
- Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh
Câu 3 So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo
Chủ yếu là đồi núi theo hướng Tây Nhiều đảo, nhiều đồi núi, ít đồng
Bắc – Đông Nam, Bắc - Nam xen kẽ bằng, có nhiều núi lửa (tập trung
Địa hình
các đồng bằng và thung lũng nhiều đảo nhất thế giới, nhiều
núi lửa đang hoạt động)
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt Xích đạo và nhiệt đới gió mùa
Khí hậu đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở ẩm
phần phí bắc Mi-an-ma và Việt Nam
Phong phú: feralit, phù sa Màu mỡ do có nhiều tro bụi núi
Đất đai
lửa
Dày đặc, nhiều sông lớn: sông Hồng, Ít, ngắn và dốc.
Sông ngòi
sông Mê Công,…
Đa dạng, rừng nhiệt đới phát triển Hệ sinh thái rừng xích đạo phát
Sinh vật
mạnh triển mạnh
Khoáng sản Sắt, than, dầu mỏ,… Nhiều than, thiếc, dầu mỏ, đồng.
BÀI 13. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Câu hỏi ngắn
BÀI 13. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Câu hỏi ngắn
Câu 1. ASEAN tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định là cơ sở vững chắc
để……………….
Phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2. Năm 1995 quốc gia nào gia nhập ASEAN?
Việt Nam.
Câu 3. Các quốc gia thành viên ban đầu ASEAN là
In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Câu 4. Mục tiêu của Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là gì?
Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Câu 5. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định và cùng phát triển.
Câu 6. Trình độ phát triển là vấn đề như thế nào đối với các nước ASEAN hiện nay?
Thách thức lớn nhất.
Câu 7. Thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN là gì?
Phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm có uy tín, thương hiệu hoặc trình độ cao ở khu vực;
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ và thể chế chính trị,…
Câu 8. Cơ quan cấp cao ASEAN là ………
Cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.
Tự luận
Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
Gợi ý trả lời:
- Ra đời năm 1967 gồm 5 nước thành viên ban đầu: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-
pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng:
- 1984, Bru-nây.
- 1995, Việt Nam.
- 1997, Lào và Mi-an-ma.
-1999, Cam-pu-chia.
- Đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
- Ngày 22 – 11 - 2015, thành lập Cộng đồng ASEAN.
Câu 2. Trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.
Gợi ý trả lời:
- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và
được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
+ Cấp cao ASEAN.
+ Hội đồng Điều phối ASEAN.
+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN.
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.
Câu 3. Trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
Gợi ý trả lời:
Lĩnh vực Thành tựu Thách thức
Xây dựng ASEAN trở thành khu
Trình độ phát triển kinh tế
Kinh tế vực kinh tế phát triển năng động,
không đều giữa các quốc gia.
thu hút đầu tư.
Văn hóa – xã hội HDI của các nước đều tăng, đời Vẫn còn tình trạng đói
nghèo; vấn đề di cư, sắc tộc,
sống của người dân được cải
tôn giáo, dịch bệnh, môi
thiện.
trường,…
Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về
Các diễn biến phức tạp trên
An ninh – chính trị ứng xử của các bên ở Biển Đông
Biển Đông.
(DOC)
BÀI 14. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐÔNG NAM Á
Câu 1.
- Dựa vào bảng 14, hãy vẽ biểu đồ thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh
thu du lịch khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2005 - 2019.
- Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 14 và thông tin thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền
đạt thông tin về hoạt động du lịch khu vực Đông Nam Á.
BẢNG 14. SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2005-2019
Năm 2005 2010 2015 2019
Số lượt khách (triệu lượt người) 49,3 70,4 104,2 138,5
Doanh thu (tỉ USD) 33,8 68,5 108,5 147,6
(Nguồn: UNWTO, 2007, 2016, 2020)
Biểu đồ học sinh tự vẽ, giáo viên nhận xét.
Câu 2.
- Tính cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 - 2020.
- Nhận xét tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á
giai đoạn 2005 - 2020.

You might also like