You are on page 1of 3

TKN

60 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 Kích thích sự nhạy bén và phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên trong việc đề
xuất và phác thảo ý tưởng kiến trúc - thông qua đó cũng rèn luyện kỹ năng biểu
đạt tư duy một cách chính xác và hiệu quả
 Nắm vững nội dung và quy trình thực hiện các cách tiếp cận cơ bản để XD ý
tưởng kiến trúc. Vận dụng các nguyên tắc tư duy sáng tạo vào tổ hợp không
gian kiến trúc đáp ứng những yêu cầu xác định về sử dụng và biểu cảm.
II. PHẠM VI & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của học phần Thiết kế nhanh (TKN) là mối liên hệ giữa
các yếu tố / các khía cạnh / các thành phần nội tại của kiến trúc với nhau cũng như với
môi trường & cảnh quan của địa điểm xây dựng. Những mối liên hệ đó được làm rõ
trong quá trình nghiên cứu phân tích sự tương tác / cách thức ứng xử với những hoàn
cảnh & điều kiện mà kiến trúc được đặt vào - rồi trên cơ sở đó tổng hợp lại thành giải
pháp về hình khối, cấu trúc, lớp vỏ, không gian,.., nhằm bổ khuyết / hỗ trợ cho giải
pháp về chức năng (mà thông thường vẫn được hình thành một cách máy móc & khô
cứng theo nguyên tắc về tính hợp lý / tiện dụng).
Sự liên hệ & ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố & khía cạnh kiến trúc được thấy
rõ nhất trong một số loại công trình mà hình thái cấu trúc có nét đặc trưng biểu đạt
những giá trị tinh thần / gắn liền với những trạng thái cảm xúc nhất định, thể hiện vai
trò định hướng / dẫn dắt và phản ánh dấu ấn rõ nét của ý tưởng kiến trúc độc đáo. Các
công trình như vậy được đặt trong những hoàn cảnh / địa điểm đặc thù - nhằm tạo ra
những tình huống “có vấn đề” để có thể vận dụng được những phương thức tiếp cận
thích hợp, tạo điều kiện cho sự phát hiện / nảy sinh ý tưởng và phát triển tư duy sáng
tạo của SV.
2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Học phần TKN gồm 4 bài phác thảo (T1->T4) với yêu cầu về mức độ tư duy
sáng tạo và tính tổng hợp trong cách tiếp cận được nâng cao dần. SV được giao nhiệm
vụ tìm hiểu và vận dụng những phương thức tiếp cận mới / khác / ngược chiều so với
cách tiếp cận thông thường (thường là đi từ nội dung công năng -> hình thức, từ tổng
thể -> chi tiết). Về bản chất, phương pháp nghiên cứu vẫn bao gồm các bước phân tích
& tổng hợp, nhưng việc thay đổi tình huống & xuất phát điểm sẽ giúp mở rộng tầm
nhìn, đa dạng hóa quan điểm và thúc đẩy tinh thần tư duy sáng tạo của SV.
Nội dung nghiên cứu và yêu cầu về phương thức tiếp cận đối với các bài TKN
(từ T1 đến T4) như sau:
● T1: Sử dụng cách tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach) để phác thảo một
kiến trúc mang tính biểu trưng, có mục đích biểu đạt một nội dung tinh thần
hoặc phản ánh một trạng thái tình cảm nhất định (VD: Bia lưu niệm, Tượng
đài, Đài liệt sĩ / đài Tổ quốc ghi công, Khu tưởng niệm, Nhà nguyện, Cổng đô
thị / Cửa ô,..).
● T2: Sử dụng cách tiếp cận bối cảnh luận (Contextual Approach) để phác
thảo ý đồ kiến trúc một công trình được xây dựng tại những địa điểm có yếu tố
đặc trưng / hoạt động trong những hoàn cảnh có tính đặc thù / phục vụ những
đối tượng có cá tính đặc sắc. Tập trung vào các công trình phục vụ công cộng
có quy mô nhỏ, chức năng đơn giản & điển hình hóa (VD: WC công cộng,..).
● T3: Sử dụng cách tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach) để phác
thảo ý đồ công trình với cấu trúc không gian tương đối đơn giản - nhưng cho
phép sử dụng hỗn hợp / đa chức năng (VD: Hội chợ / Triển lãm / Hội hoa
xuân, Khu vui chơi), có khả năng xây dựng / vận hành cơ động, linh hoạt (VD:
Kiến trúc động, Kiến trúc lắp ghép,..).
● T4: Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp (Integrated Approach) để phác thảo ý
đồ kiến trúc phù hợp với bối cảnh của địa điểm và tinh thần của thời đại (VD:
công trình phỏng sinh học / kiến trúc sinh thái / tiết kiệm năng lượng / kiến
trúc vì cộng đồng,..), hoặc biểu hiện một quan niệm / tư tưởng xác định (VD:
giải tỏa cấu trúc / chuyển hóa luận / cộng sinh,..).
III. Thời gian và phương thức thực hiện.
- Học phần TKN được tiến hành tại xưởng - mỗi bài phác thảo được thực hiện
trong 15 tiết, trong đó:
+ Nghiên cứu phân tích: 05 tiết (= 1 buổi).
+ Tổng hợp & phác thảo ý đồ: 05 tiết (= 1 buổi).
+ Thuyết trình và đánh giá: 05 tiết (= 1 buổi).
- Để thực hiện 1 buổi làm việc tại xưởng (= 5 tiết) có kết quả, SV phải tự học /
tự nghiên cứu & chuẩn bị trước trong thời gian tối thiểu 2 buổi (= 10 tiết).
IV. Yêu cầu về thể hiện:
- Sử dụng chất liệu và kỹ thuật tự chọn (sơ đồ hóa / diagraming, đồ họa, cắt dán
/ collage, chụp ảnh, làm mô hình, chồng lớp / hòa trộn - mapping / overlapping
/ juxtaposition,..) tùy theo năng lực và sở trường của mỗi sinh viên.
- Bài thuyết trình: mỗi bài TKN tập hợp khối lượng trên 2 khổ giấy A1 để
thuyết trình (1 tờ nghiên cứu + 1 tờ phác thảo ý đồ).
- Portfolio: tập hợp các thông tin / hình ảnh, các hình vẽ sơ phác tìm ý / vẽ nháp
trong quá trình nghiên cứu phân tích + 4 bài phác thảo (T1->T4, thu về khổ
A3) + các chỉnh sửa theo nhận xét (nếu có). Đóng quyển khổ A3 để lưu trữ.
V. Phương pháp đánh giá học phần:
- Kết quả học phần TKN được đánh giá trên cơ sở tổng hợp 30% điểm quá trình
và 70% điểm chuyên môn.
- Điều kiện tiên quyết để được đánh giá học phần: sinh viên phải làm việc tại
xưởng trong tối thiểu 80% thời gian (= 50 tiết), hoàn thành đầy đủ các bài
phác thảo và nộp lại Portfolio đúng thời hạn, đúng quy định.
- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học phần:
a. Điểm quá trình: 03/10 (30%)
Đánh giá việc thực hiện đúng quy trình - với các tiêu chí:
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ, có ý thức làm việc nghiêm túc
+ Hoàn thành đủ 4 bài phác thảo đúng thời hạn
+ Thuyết trình & nộp Portfoliotheo yêu cầu
b. Điểm chuyên môn: 07/10 (70%)
Đánh giá tổng hợp chất lượng các bài phác thảo của SV - với các tiêu chí:
+ Có sự phát triển / tiến bộ trong tư duy
+ Ý tưởng sáng tạo đặc sắc / độc đáo / mới mẻ
+ Là kết quả logic theo hướng tiếp cận đã được xác định
+ Thể hiện rõ quá trình nghiên cứu (phân tích & tổng hợp)
+ Chất lượng thuyết trình tốt / trình bày hiệu quả
Ghi chú:
- Sinh viên thiếu 1 trong số 4 bài phác thảo (tương ứng với 25% thời lượng) sẽ
phải nhận điểm F và học lại học phần.
- Những trường hợp nộp bài không đúng quy định / không thuyết trình coi như
không có bài (điểm F).
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bài giảng lý thuyết / chuyên đề về nhiệm vụ nghiên cứu và các chỉ dẫn cơ bản
(do Bộ môn LL&BT / Bộ môn CTCC biên soạn).
- Các tài liệu về tư duy sáng tạo và ý tưởng kiến trúc.
+ Nguyễn Luận (2003). Hình và ý trong sáng tác kiến trúc. Tạp chí Kiến
trúc (No 3-4/2003).
+ Hoàng Văn Trinh (1997). Xây dựng ý tưởng trong sáng tác kiến trúc -
phục vụ đào tạo KTS ở Việt Nam. (Luận án TS).
+ Trần Đức Khuê (2008). Phát triển tư duy sáng tạo kiến trúc ở SV trong
quá trình đào tạo KTS. (Luận án TS).
+ Bộ môn LL&BT (2014). Phương pháp luận thiết kế kiến trúc (Bài giảng)
- Các tài liệu khác theo nội dung và yêu cầu của mỗi đề tài (do các Xưởng cập
nhật & bổ sung trong quá trình thực hiện)
- Một số VD tham khảo / bài mẫu (của các trường nước ngoài / của Chương
trình tiên tiến).

You might also like