You are on page 1of 4

Tình huống:

1. Công ty A là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo tại Việt
Nam, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, công ty buộc phải thắt chặt
chi tiêu thông qua tinh giảm biên chế. Tổng GĐ công ty quyết định cắt
giảm 2/5 cán bộ sau:

1. Chị Ngọc, 27 tuổi, chuyển về công ty được 3 tháng từ bộ phận sản


xuất. Chị Ngọc làm tại xưởng sản xuất bánh kẹo từ năm 18t, có đam mê
kinh doanh và có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhiều cửa hàng trong
TP. Ngọc có 1 em gái, 22t tốt nghiệp ĐH Ngoại Thươg và đang làm thư
kí TGĐ công ty.

2. Anh Hòa, 25 tuổi, tốt nghiệp QTKD, làm viêch tại công ty 2 năm, nhà
có nghề nấu kẹo truyền thông. Hòa k phải là người nhanh nhẹn, nhưng
cẩn thận, luôn tìm cách vận dụng lý thuyết trong giải quyết công việc dù
là nhỏ nhất

3. Ông Lợi, 56 tuổi, làm việc tại DN 25 năm, là 1 trong những nhân viên
đầu tiên của công ty, tốt nghiệp ĐH Thương nghiệp, được tuyển dụng
vào vị trí cửa hàng trưởng của cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Ông
Lợi không muốn nghỉ hưu sớm do phải chu cấp tiền cho con gái đang
học tại châu âu. Ông là người có mối quan hệ tốt với nhiều đại lý, với
ông Lợi, không có đại lý nào làm việc với ông dưới 10 năm.

4. Cô Loan, 35 tuổi, làm việc tại công ty 1 năm, có kinh nghiệm 10 năm
trong vị trí bán hàng tại 1 hệ thống kinh doanh quốc doanh. Cô Loan tốt
nghiệp trung cấp kế toán, hiện đang học tại chứ QTKD tại ĐH Thương
Mại, bố cô Loan là cán bộ ngành hải quan

5. Ông Lâm, 42 tuổi, làm việc 20 năm với vai trò kế toán viên tại 1 chi
nhanh công ty ở HCM. Ông chuyến công tác ra HN do lý do cá nhân.
Ông là người chu đáo, cẩn thận, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm quản lý
kinh doanh. Ông Lâm là con rể TGĐ công ty

Theo bạn, giám đốc nên cắt giảm ai, tại sao?
2.Một nhà máy bánh kẹo thành lập năm 2020 muốn mở rộng sản xuất
với chi phí đầu tư 20 tỉ USD, đang tìm ứng viên cho vị trí Trưởng phòng
quản lý chất lượng làm việc tại Bình Dương, chịu trách nhiệm quản lý
30 nhân viên có thâm niên đã làm lâu năm tại cty và độ tuổi từ 28 đến
ngoài 30.

Mô tả công việc chính:


- Tuyển chọn và phát triển các công thức sản xuất bánh kẹo và kỹ thuật
chế biến thông qua giám sát huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên
khoảng 30 người.
- Lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ sản xuất cũng như chất lượng đầu ra
sản phẩm
- Đảm bảo tất cả thiết bị và quy trình chế biến vận hành theo đúng tiêu
chuẩn
- Báo cáo cho giám đốc người Bỉ về tình hình sản xuất của nhà máy

 Có 2 ứng viên đang có nhiều tiềm năng được chú ý:


1. Anh A 35 tuổi : có 10 năm kinh nghiệm quản lý chất lượng, 3
năm kinh nghiệm trong nhà máy sx nước đóng chai; 5 năm kinh
nghiệm vị trí trưởng phòng giám sát; mức lương hiện tại là 1200
USD/tháng, A mong muốn mức lương lý tưởng là 1,500 USD;
sống tại HCM có gia đình và 2 con nhỏ
2. Anh B: có 5 năm kinh nghiệm tại nhà máy sx và chế biến thực
phẩm trong nước, vừa lên chức giám sát quản lý chất lượng được 1
năm. Trước đây anh B cũng làm trong lĩnh vực sx hàng tiêu dùng
nhanh, bộ phận quản lý chất lượng; nơi sống HCM, độc thân, mức
lương hiện tại 1,000 USD. Mức lương mong muốn 1300
USD/tháng.
 Hãy đặt mình là trưởng phòng nguồn nhân lực, bạn hãy
1. Xác định tiêu chuẩn chọn ứng viên cho vị trí này
2. Kinh phí lương cho dự án là 1,200 USD. Làm cách nào để
thương lượng và thỏa thuận vs anh A nếu anh A được chọn? Làm
sao để thuyết phục ban giám đốc?
3. Nếu chọn B thì bạn sẽ thương lượng vs anh này như thế nào?
Bạn cần thuyết phục ban giám đốc sao nếu họ chần chừ?

3. Là giám đốc điều hành một doanh nghiệp có qui mô vừa, chị Minh
đang phải đối mặt với những khó khăn trong doanh nghiệp. Thách thức
lớn nhất với chị là luôn thiếu hụt người làm, người thực hiện các kế
hoạch kinh doanh đã đề ra. Thực tế công ty của chị hiện nay có số lượng
nhân viên khá đông, mặc dù vậy, việc bố trí, sắp xếp người để triển khai
các kế hoạch, chương trình kinh doanh luôn gặp trở ngại, trong đó năng
lực cán bộ hạn chế là nguyên nhân chủ yếu. Hàng năm, công ty vẫn tiến
hành tuyển dụng thêm lao động với phương châm nhiều người thì công
việc sẽ được tiến hành tốt hơn. Tuy nhiên, tình hình thực tế công ty lại
không như vậy, mọi thứ có vẻ rối hơn. Chị luôn phải tìm người làm
được cho công việc rồi lại tìm việc cho những người mà theo chị là “ăn
không ngồi rồi” vì không chủ động và “chẳng làm gì cả’’. Trong công ty
có những thành viên được coi là “khai quốc công thần”, song môi trường
trường và các điều kiện hoạt động kinh doanh ngày càng thay đổi, công
việc yêu cầu cần người giỏi hơn, do vậy, những thành viên đó dường
như không đóng góp được gì theo quan điểm của chị và chị cũng chưa
biết nên xử lý thế nào vấn đề này. Khi khối lượng công việc kinh doanh
tăng, chị Minh thường thông báo gấp cho bộ phận nhân sự công ty bố trí
hoặc tuyển thêm người và công việc của bộ phận này thường tập trung
chủ yếu vào việc tuyển lao động hơn là lập kế hoạch nhân lực để hỗ trợ
cho các kế hoạch kinh doanh.
Mặt khác, ngân sách cho nhân sự bắt đầu phát sinh ngoài tầm kiểm soát.
Bản thân giám đốc cũng không nắm được người đi, người ở trong công
ty và chỉ biết được sau khi họ nộp đơn và chắc chắn rằng khi họ nghỉ
trong những thời điểm quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh,
thế nhưng chị chưa bao giờ nghĩ đến những tình huống đó và cũng
không có ai tư vấn, tham mưu cho chị một cách kịp thời. Khi xem xét lại
công việc của các bộ phận trong công ty, chị Minh chợt nhận ra mỗi vị
trí chủ chốt đều chỉ có duy nhất một người làm được việc, nhân lực kế
cận hoàn toàn không có. Chị Minh nhận ra một điều chị thất bại do chưa
thực sự bắt tay vào việc hoạch định nguồn nhân lực cũng như làm thế
nào để giải quyết tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong công ty.

Câu hỏi
1. Trong tình huống trên, chủ doanh nghiệp đã vấp phải khó khăn gì?
2. Để vượt qua và tránh gặp phải tình trạng trên, chị Minh cần phải làm
gì?

You might also like