You are on page 1of 3

Nguyễn Thị Thanh Tiền-10DHTP7

LỜI MỞ ĐẦU

Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề sức khỏe lớn với tỷ lệ tử vong và tàn phế
cao nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): khoảng 17 triệu
người chết vì bệnh tim mạch hàng năm. Phần lớn các bệnh tim mạch trên thế giới đều do
xơ vữa động mạch, do đó các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được đề cập đến thường
liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa. Theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới, mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là khi đã
ngoài 40 tuổiBệnh tim mạch thường được coi là chỉ gặp ở người cao tuổi. Nhưng trên
thực tế, tần suất mắc bệnh ở lứa tuổi thanh niên và trung niên cao hơn chúng ta tưởng, bất
kỳ ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, độ tuổi khởi phát bệnh ngày càng trẻ hóa.
Nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đã được xác định, nhưng hầu hết chúng đều tập
trung vào chế độ ăn uống và lối sống. Chế độ ăn uống không đúng cách không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn có thể phát triển thành bệnh tim mạch trong tương
lai.

Hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh tim mạch, nhóm 10 sẽ tìm
hiểu về “Vai trò của dinh dưỡng trong việc phòng chống bệnh tim mạch” . Trong dự án
này, người đọc có thể hiểu biết thêm thêm về bệnh tim mạch bao gồm: Nguyên nhân,
tình trạng bệnh, vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống bệnh. Đồng thời, người đọc
có thể tham khảo chế độ ăn khuyến nghị và thực đơn phòng chống bệnh để có một bữa
ăn hợp lý, an toàn cho sức khoẻ tim mạch.

Dự án bao gồm 6 nội dung chính:

Chương I: Giới thiệu về dinh dưỡng và bệnh tim mạch

Chương II. Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh tim mạch

Chương III. Tình trạng bệnh tim mạch

Chương IV. Chế độ ăn khuyến nghị đối với bệnh nhân tim mạch

Chương V. Xây dựng thực đơn phòng chống bệnh tim mạch

Chương VI: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH TIM MẠCH

2.1. Nguyên nhân

Chủ yếu của các vấn đề về tim có thể là những thói quen trong sinh hoạt, sở thích mà
chúng ta không ý thức được như lười vận động, chế độ ăn uống không khoa học, tâm lý
căng thẳng, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu,... Thừa cân, béo phì,
rối loạn mỡ máu, cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

2.2. Các yếu tố gây bệnh tim mạch

2.2.1. Yếu tố nguy cơ không thay đổi được

 Tuổi: Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tuổi là một trong những yếu tố dự
đoán quan trọng nhất của bệnh tật. Hơn một nửa số ca đau tim và khoảng 4/5 số người
chết vì đột quỵ là trên 65 tuổi. Càng lớn tuổi, hiệu quả làm việc của tim càng giảm, thành
tim dày lên, động mạch xơ cứng. Nó cũng khiến cho việc bơm máu trở nên khó khăn, đó
là lý do tại sao số người mắc bệnh tim mạch tăng lên theo tuổi tác.
 Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên,
nữ giới ở thời kỳ mãn kinh và sau tuổi 65 nhiều hơn nam giới, khả năng mắc bệnh tim
mạch ở nam giới và nữ giới là như nhau.
 Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch thì những người cùng
huyết thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người bình thường..

2.2.2. Yếu tố nguy cơ thay đổi được

 Béo phì và thừa cân: Có thể nói béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Béo phì có thể dẫn đến các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, chẳng hạn như cholesterol
cao, tiểu đường, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa. Cholesterol trong máu tăng cao
có thể gây ra bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác.
 Nghiện thuốc lá: Các nghiên cứu thấy rằng hút thuốc lá làm tăng nhịp tim, thắt
chặt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường... khiến tim hoạt động kém hiệu
quả và trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, hút thuốc cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy
cơ đột quỵ ở những người đã có sẵn chứng huyết áp cao. Nicotine và các hóa chất khác
có trong khói thuốc như carbon monoxide cũng gây hại cho tim gây tích tụ mảng bám
trong động mạch, ảnh hưởng đến cholesterol và mức fibrinogen – một yếu tố làm đông
máu, điều này khiến tăng nguy cơ đông máu và có thể dẫn đến đau tim.
 Thiếu vận động thể chất: Người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất
sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc
hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu
đường đồng thời có thể hạ huyết áp..
 Cao huyết áp: Huyết áp cao có thể gây đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả
béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hay đột
quỵ sẽ tăng lên đáng kể.
 Cholesterol trong máu cao: Cholesterol là một chất tương tự chất béo có sẵn trong
máu. Gan sản xuất cholesterol để hình thành màng tế bào và tạo một số hormon nhất
định. Ngoài cholesterol này, cơ thể còn nhận thêm một lượng cholesterol khác từ thực
phẩm, việc gia tăng lượng cholesterol sẽ dẫn đến tạo ra những mảng bám trên thành động
mạch gây xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...
 Tiểu đường: Ước tính có khoảng 65% số người bị bệnh tiểu đường tử vong do các
bệnh tim mạch. Tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
 Có thể thấy phần lớn nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tim mạch thuộc về nhóm yếu tố
nguy cơ có thể thay đổi được. Do đó để duy trì một trái tim mạnh khỏe ngay từ hôm nay
mọi người dân hãy thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để duy trì trái tim
khỏe mạnh.

TLTK

1. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh
tim mạch, tr.6-7
2. http://ytehagiang.org.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-benh-tim-
mach.html
3. https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cac-yeu-
to-nguy-co-dan-den-benh-tim-mach-560

You might also like