You are on page 1of 3

Câu 1:

a) Phân tích tác động của sự thay đổi trong nhu cầu đầu tư đến
cán cân thương mại của Việt Nam
Đầu tư và ảnh hưởng của đầu tư đến cán cân thương mại.
Tiếp cận chi tiêu thì tổng GDP bao gồm 4 yếu tố cấu thành đó là tiêu
dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP có thể viết dưới
dạng phương trình sau: GDP = C + I + G + NX (với C là tiêu dùng; I là đầu
tư; G là chi tiêu Chính phủ còn NX là xuất khẩu ròng
Để nhìn rõ hơn sự liên quan giữa 3 yếu tố tiết kiệm, đầu tư và cán cân
thương mại, biểu thức có thể được trình bày dưới dạng sau: NX = (GDP – C
– G) – I (1). Trong đó phần biểu thức (GDP – C – G) là tổng thu nhập sau
khi trừ đi phần tiêu dùng của người dân và chi tiêu Chính phủ và nó mang
tên là tiết kiệm quốc dân (Sn). Từ (1) ta biến đổi thành: NX = Sn – I (2).
Biểu thức trình bày mối liên hệ giữa các yếu tố tiết kiệm, đầu tư với
cán cân thương mại hoặc giữa luồng vốn quốc tế được dùng với mục đích
tích lũy vốn (Sn – I) và hàng hóa, dịch vụ quốc tế (NX). Nếu tiết kiệm không
đủ cho đầu tư thì sẽ bị thâm hụt và sẽ trở nên phụ thuộc vào vốn đầu tư từ
nước ngoài cho nhu cầu phát triển kinh tế. Cờn nếu tiết kiệm nhỏ hơn đầu từ
thì sẽ chuyển sang thặng dư.
Cán cân thương mại còn chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Trên thị
trưởng ngoại hối, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó
có chính sách tiền tệ, tài chính và đầu tư…Chẳng hạn, khi chính phủ tăng chi
tiêu công và giảm thuế để kích cầu dẫn tới bội chi ngân sách và tiêu dùng
giảm làm tiết kiệm quốc dân giảm. Cung vốn tài trợ cho các dự án trong
nước thiếu, phải vay vốn từ nước ngoài khiến cung ngoại tệ tăng kéo theo
sự lên giá của đồng nội tệ do vậy mà xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực. Như
vậy, những thay đổi từ tiết kiệm và đầu tư sẽ ảnh hưởng tới sự dịch chuyển
của dòng vốn theo nhiều cách khác nhau sẽ tác động tới trạng thái của cán
cân thương mại.
Như vậy dựa vào phương trình (*) sẽ giúp chúng ta phân tích ảnh
hưởng từ những thay đổi kinh tế tới cán cân thương mại, cụ thể ở đây là sự
thay đổi từ chính sách của Việt Nam như chính sách tài chính, đầu tư và
thương mại, v,v ….
b) Phân tích ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đến đầu tư của các
doanh nghiệp
Giữa khá nhiều thông tin kém tích cực về kinh tế, do tác động của
Covid-19, thì việc các doanh nghiệp Việt vẫn đẩy mạnh đầu tư ra nước
ngoài có thể coi là điểm sáng của nền kinh tế.
Bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp Việt vẫn dốc vốn
đầu tư ra nước ngoài. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sức bền bỉ, cũng
như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt trong việc mở rộng thị trường ra nước
ngoài. Tuy nhiên vẫn có một thực tế phải thừa nhận, sự tăng tốc này là so
với năm 2020, khi tình hình đầu tư ra nước ngoài đã tăng chậm lại đáng kể.
Xét về con số tuyệt đối, 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ đạt
570 triệu USD, không phải quá lớn. Thêm vào đó, thực tế là vốn đầu tư mới
chỉ đạt 145,3 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ. Rõ ràng, Covid-19
cũng đang tạo thách thức doanh nghiệp Việt trong thực hiện chiến lược mở
rộng đầu tư ra nước ngoài.
c) Hàm ý chính sách cho Việt Nam để cải thiện cán cân thương mại
(1) Có thể hạn chế và giảm nhập siêu bằng cách căn bản nhất là điều
chính mô hình mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa vào vốn đầu tư, khai thác
tài nguyên và chưa tận dụng nguồn lao động mới chỉ sử dụng lao động giá
rẻ sang tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tận dụng nguồn lực
lao động và nâng dần năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ chủ yếu
là công nghiệp gia công, lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế
tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ, từ chủ yếu xuất khẩu tài nguyên khoáng
sản, nguyên liệu, sản phẩm thô sang tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế
tạo chế biến.
(2) Điều chỉnh chiến lược ngoại thương theo hướng tập trung các
nguồn lực sẵn có của quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp đáp ứng
được yêu cầu sản phẩm xuất khẩu. Điều này cho phép khai thác hiệu quả tài
nguyên, lao động, giảm nhập siêu tăng thu ngoại tệ, phát triển sản xuất trong
nước. Tuy nhiên, phải duy trì chính sách tỷ giá phù hợp, duy trì giá tương
đối của các nhân tố sản xuất và trợ giúp của chính phủ với các doanh nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu.
(3) Nâng cao hiệu quả đầu tư, đâu tư công chỉ nên tập trung cho các
công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn với nền kinh tế, cơ sở hạ tầng vùng khó
khăn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; Chú ý trình độ
công nghệ các dự án và hạn chế các dự án công nghệ lạc hậu ô nhiễm môi
trường.
(4) Huy động các nguồn tiết kiệm trong nước theo hai hướng (1) Tiết
kiệm chi tiêu thường xuyên của chính phủ và quản lý nợ công đảm bảo an
toàn và hiệu quả, (2). Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các khoản tiết
kiệm vào đầu tư sản xuất đồng thời với mở rộng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
Việt Nam.
(5) Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam một cách sâu rộng và phải bắt đầu từ các cơ quan của chính
phủ rồi đến người dân.

You might also like