You are on page 1of 49

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

1. Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) là một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm
1960 trải qua 60 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn
mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư
được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề
HAIHACO đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất
lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng. Từ một cơ sở thực nghiệm
nhỏ bé ban đầu chỉ vẻn vẹn có 20 người với tên gọi Xí nghiệp Miến Hoàng Mai
đến nay đã phát triển thành Công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà với trên 1.300
CBCNV, quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/năm.

HAIHACO đã được cấp Chứng nhận ISO 22000 - hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm. Điều này thể hiện cam kết của Ban lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an
toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Lịch sử hình thành

25/12/1960

Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Xưởng miến Hoàng Mai

1966 - 1992

Năm 1966, Viện thực nghiệm lấy xưởng miến Hoàng Mai làm cơ sở vừa sản xuất
vừa nghiên cứu thực phẩm. Lúc này, nhà máy đổi tên là Nhà máy thực nghiệm
thực phẩm Hải Hà. Thời gian này, nhà máy tiến hành làm thêm một số mặt hàng
thí nghiệm như: Viên đạm, Chao tương, Nước chấm lên men, Nước chấm hóa giải,
Dầu đậu tương, Bột dinh dưỡng trẻ em, nghiên cứu sản xuất mạch nha. Giữa tháng
6/1970, theo chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm (nay là Bộ Công Thương), nhà
máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao. Nhà máy đổi tên thành Nhà
máy Thực phẩm Hải Hà. Năm 1987, Nhà máy Thực phẩm Hải Hà đổi tên thành
Nhà máy Kẹo xuất khẩu Hải Hà và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
Thực phẩm. Ngày 10/7/1992, Nhà máy Kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành Công
ty Bánh kẹo Hải Hà theo quyết định số 537/CNN-TCCB của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Sự chuyển đổi tên nhà máy đã đánh dấu bước phát triển mới của Hải Hà không chỉ
bó hẹp trong sản xuất mà còn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh phù hợp với nền
kinh tế thị trường.

1993 - 1995

Năm 1993, Công ty liên doanh với hãng Kotobuki của Nhật, chuyên sản xuất bánh
tươi, bánh cookies. Để mở rộng hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, Công ty còn liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc. Năm 1994 – 1995
theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, hai nhà máy là Nhà máy Mỳ chính Việt Trì
và Nhà máy Bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định đã được sáp nhập về Công ty Bánh
kẹo Hải Hà. Đồng thời Công ty đã đầu tư một số dây chuyền sản xuất cho 2 nhà
máy này để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đến nay, là 2 Nhà
máy thành viên của Công ty

2003 – 2004

Năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN
ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp. Theo chủ trương của Bộ Công nghiệp,
Công ty đã tách trả lại Bộ phận quản lý liên doanh HaiHa - Kotobuki và Liên
doanh Miwon Việt Nam, và bàn giao quản lý phần vốn về cho Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam. Ngày 20/01/2004, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công
ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101444379 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2004.

2018

Ngày 20/01/2018, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà khánh thành Nhà máy bánh
kẹo Hải Hà tại Khu công nghiệp VSIP - Xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc
Ninh. Năm 2018, Công ty chạm mốc doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, đánh dấu bước
đột phá mới và tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận, sản
lượng, doanh số xuất khẩu và thu nhập bình quân của người lao động

3. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101444379 do Sở Kế hoạch và


Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 7
ngày 09/05/2018, các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.

- Kinh doanh các ngành nghề khác đã công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ Công ty.

Trải qua 60 năm phấn đấu và trưởng thành, HAIHACO đã không ngừng lớn mạnh,
quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/năm. HAIHACO được đánh giá là một trong
những thương hiệu bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam và tự hào được người tiêu dùng
Việt Nam tin tưởng, bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục nhiều
năm liền. Hiện nay, HAIHACO phát triển rất đa dạng các dòng sản phẩm như:
Bánh Cookies và Cracker; Bánh trung thu; các loại kẹo cứng, kẹo mềm; Bánh tươi
và mứt tết,… Các sản phẩm chủ lực của HAIHACO như kẹo Chew, kẹo Jelly,
bánh Cookies trứng sữa Sozoll, bánh mềm Long Pie, bánh trứng Mercury, bánh
xốp ống Miniwaf, bánh Trung thu… Dây chuyền sản xuất của công ty áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 22000 nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

- Kẹo chew: Dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu là nhóm sản phẩm kẹo chew Hải Hà
với sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.287 tấn, doanh thu
tăng từ 27,7% năm 2004 lên 32% năm 2006. Xét về dòng kẹo chew, HAIHACO
giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong tương lai
gần sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle sẽ chưa
phải là thách thức lớn nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có
mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam….với công
suất 20 tấn/ngày.

- Kẹo mềm: Trong cơ cấu doanh thu 2006 sản phẩm kẹo mềm chiếm 24,7%.
HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện
đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh
phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo
mềm trong nước.

- Bánh kem xốp: Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản xuất trên 2
dây chuyền của Malaysia công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày. Sản phẩm của
HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm
cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu,
Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Doanh thu từ bánh kem xốp đạt 36,1 tỷ đồng
trong năm 2006 tăng 5,2 tỷ đồng. Về tỷ trọng, dòng sản phẩm này chiếm 10,9%,
tăng từ 9% năm 2005. Sản lượng tiêu thụ đạt mục tiêu chất lượng đề ra.

- Kẹo Jelly: Là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ 6,0% năm
2004 đến 8,6% năm 2006, kẹo jelly đem lại cho HAIHACO 28,6 tỷ đồng doanh
thu (tăng 22,8% so với năm 2005) và 1,3 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 8% so với năm
2005). Trong năm 2006, kẹo Jelly Chip Hải Hà đã được tiêu thụ với khối lượng
786,8 tấn.

- Bánh Trung thu: HAIHACO luôn bám sát được thị hiếu của người tiêu dùng. Sản
phẩm của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
đặc biệt có hương vị thơm ngon. Bánh Trung thu của HAIHACO gần đây được đổi
mới về mẫu mã sản phẩm đẹp, sang trọng không thua kém các doanh nghiệp sản
xuất bánh Trung thu khác. Hiện nay, bánh Trung thu Hải Hà cạnh tranh rất mạnh
với bánh trung thu của Hữu Nghị và Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc.
Tuy nhiên tỷ trọng của bánh Trung thu trên tổng doanh thu chưa cao do tính chất
mùa vụ của sản phẩm.

- Bánh qui & cracker: chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài. Các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về công nghệ bên cạnh đó hàng
ngoại nhập ngày càng xuất hiện nhiều ở những siêu thị lớn, chủng loại khá phong
phú, phù hợp nhiều loại đối tượng người tiêu dùng.

4. Tầm nhìn

Đưa sản phẩm bánh kẹo Hải Hà đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới

5. Giá trị cốt lõi

Luôn đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo, hiệu quả để thực hiện mục tiêu
“Vượt mọi gian khó, vững vàng tiến bước, nâng tầm vị thế thương hiệu Hải Hà”.

Bánh kẹo Hải Hà cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho đối tác và bạn hàng bằng sản
phẩm chất lượng, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, cho cổ đông và cho toàn
xã hội.
6. Sản phẩm chính của công ty

6.1. Sản phẩm bánh trung thu

Mùa bánh Trung thu 2020, Hải Hà cho ra mắt bộ sưu tập bánh trung thu Hải Hà
thông thường và dòng cao cấp đặc biệt bao gồm các loại hộp:

- Hộp An Khang

- Hộp Đoàn Viên

- Hộp Phú Quý

- Hộp Hạnh Phúc

- Hộp Tài Lộc

- Hộp Như Ý

- Hộp Hoàng Kim

Với hai loại bánh nướng và bánh dẻo đặc trưng. Cùng với thông điệp “Vui trọn
vẹn, Ấm trung thu”, mỗi hộp bánh trung thu Hải Hà đều ẩn chứa những lời chúc,
những lời nguyện cầu một niềm vui, niềm hạnh phúc, tài lộc viên mãn trọn vẹn sẽ
đến với mỗi người nói chung và với khách hàng của Hải Hà nói riêng.

6.2. Bánh tươi

Sản phẩm của hệ thống của hàng Hải Hà Bakery:

- Bánh sinh nhật

- Bánh hình trái tim

- Bánh cắt nhỏ


- Cookies

- Bánh Noel

- Ice cream

7. Các yếu tố sản xuất

7.1. Nguyên vật liệu

Phần lớn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty được cung cấp
bởi các doanh nghiệp lâu năm, có uy tín.

Các nguyên liệu chính được sử dụng như: bột mì, đường, trứng, sữa, dầu, bơ,
shortening, hương liệu khác. Tất cả các nguyên liệu được sử dụng phải đáp ứng
chặt chẽ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế và quy trình kiểm
định riêng của công ty ban hành.

- Các nguyên liệu chính: đường kính, đường gluco, bột mì, chất béo…được mua từ
các nhà cung cấp có uy tín trong nước.

- Một số loại nguyên liệu như sữa bột, hương liệu, sôcôla…trong nước chưa sản
xuất được được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp, Úc,
và một số nước Đông Nam Á.

- Bao bì được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn và có uy tín tại Việt Nam.

- Các nguyên liệu và phụ gia thực phẩm khác được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu,
Singapore….

Hiện nay, HAIHACO là một trong 5 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn
nhất cả nước với sản lượng năm 2020 là trên 30.000 tấn. Mỗi năm, Công ty tiêu
thụ hàng nghìn tấn nguyên liệu đặc biệt là đường kính và đường gluco. Nguồn
nguyên liệu này không tập trung vào một hay hai nhà cung cấp mà được cung cấp
bởi một số nhà sản xuất có uy tín trong ngành. Điều này vừa tạo nên một sự cạnh
tranh về giá, vừa giảm sự phụ thuộc vào mỗi nhà cung cấp.

Mặc dù vậy, các đối tác cung cấp nguyên liệu cho HAIHACO luôn được lựa chọn
rất kỹ càng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn nhà cung
cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu
vào. Tiêu chuẩn thứ hai, những doanh nghiệp này cần có một quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với các bạn hàng.
Tiêu chuẩn thứ ba, đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng nguyên liệu như
đã cam kết. Tuân thủ theo những quy định chặt chẽ này, những năm qua và đặc
biệt là sau khi Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ
phần (năm 2004), HAIHACO luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, phấn đấu đạt doanh
số bán cao, đồng thời giảm chi phí giá vốn hàng bán qua các năm.

Hàng năm Công ty thường ký hợp đồng nguyên tắc với các Nhà cung cấp lớn đã
được phê duyệt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

STT Tên hàng Nhà cung cấp

- Công ty CP bao bì nhựa Tân Tiến,


- Công ty liên doanh sản xuất bao bì Tongyuan,
1 Bao bì nhựa
- Công ty bao bì Liksin,
- Công ty bao bì Tân Hiệp Lợi.
Dầu cọ,
2
shortening Công ty liên doanh dầu thực vật Cái Lân Neptune

3 Bột mỳ Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vimaflour

4 Sữa đặc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk


5 Gluco Công ty CP thực phẩm Minh Dương

6 Đường kính Công ty LD Mía đường Nghệ An Tate and Lyle


Các nguyên liệu phụ khác đang được cung cấp từ các nhà cung cấp trong nước, nhà
sản xuất hoặc các nhà nhập khẩu. Số lượng các công ty sản xuất và thương mại
cung cấp các nguyên liệu như bột mỳ, bao bì, hương liệu khác…ở Việt Nam là khá
đa dạng với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có hạn chế nào về lượng đối với
nguồn nguyên liệu này.

7.2. Chi phí sản xuất

HAIHACO là một doanh nghiệp sản xuất nên việc kiểm soát chi phí sản xuất là
một nhiệm vụ rất quan trọng của công ty.

Quản lý chi phí sản xuất ngay từ khâu thu mua nguyên liệu vật liệu, tránh thời gian
tồn kho của nguyên vật liệu cũng như sản phẩm, ngăn ngừa nguyên vật liệu kém
chất lượng, sai quy cách mẫu mã ngay từ đầu. Công ty liên tục nghiên cứu và cải
tiến quy trình sản xuất theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, cắt giảm
những công đoạn thừa, gia tăng năng suất máy móc. Hàng tháng, bộ phận kế toán
quản trị theo dõi được chi phí sản xuất thông qua các báo cáo định kỳ về chi phí
sản xuất của từng đơn vị, báo cáo phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu…
Dựa trên các báo cáo này, giúp Công ty kiểm soát chi phí tốt hơn trong các tháng
sản xuất tiếp theo. Các báo cáo đều được các cấp quản lý của Công ty xem xét
thường xuyên.

Mặt khác do dây chuyền sản xuất của Công ty được nhập khẩu đồng bộ và hiện
đại, được kiểm tra, bảo dưỡng đều đặn nên mức tiêu hao nguyên vật liệu trên mỗi
tấn sản phẩm của Công ty được duy trì ở mức thấp. Hơn thế nữa, Công ty là một
doanh nghiệp đi đầu về sản lượng bánh kẹo trong cả nước, dây chuyền sản xuất
luôn phải hoạt động ba ca để đáp ứng nhu cầu thị trường do đó chi phí trung bình
trên đầu tấn sản phẩm luôn ở mức thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành.

Quản lý chi phí tốt, dây chuyền sản xuất luôn được nâng cấp bảo dưỡng, vì vậy chi
phí sản xuất của Công ty có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp bánh kẹo
khác.

7.3.Trình độ công nghệ

Hiện nay Công ty đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương đối hiện
đại tại Việt Nam, trong đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực
châu Á – Thái Bình Dương.

Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền
sản xuất từng dòng sản phẩm có sự phối hợp tối ưu các loại máy móc hiện đại có
xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.

Các dây chuyền sản xuất chính gồm:

- Hai dây chuyền đồng bộ sản xuất Kẹo chew của Cộng hòa Liên bang Đức trị giá
trên 2 triệu Euro, công suất 20 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 2002 và 2004;

- Dây chuyền sản xuất Kẹo mềm nguyên giá 1 triệu USD của CHLB Đức, công
suất 10 tấn/ngày, đưa vào sản xuất từ năm 1996;

- Một dây chuyền sản xuất Bánh quy, cookie của Đan Mạch nguyên giá 1 triệu
USD, công suất 6 tấn/ngày đưa vào sản xuất năm 1992;

- Một dây chuyền sản xuất Bánh cracker của Italia nguyên giá 1 triệu USD, công
suất 7 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1996;
- Một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly của Australia, nguyên giá 0,6 triệu USD, công
suất 4 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1997;

- Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly cốc của Malaysia, nguyên giá 100.000 USD công
suất 2 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1997;

- Dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của Malaysia công suất 6 tấn/ngày trị giá
500.000 USD đưa vào sản xuất năm 2000 và nâng công suất năm 2006;

Sơ đồ quy trình sản xuất kẹo Chew tại HAIHACO

Công ty hiện đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hệ
thống HACCP theo tiêu chuẩn TCVN 5603: 1998 và HACCP CODE: 2003 do
Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert cấp dấu chứng nhận tháng
10/2005. Công ty tuân thủ nghiêm ngặt theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000. Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã được Quacert tiến hành tái đánh giá
hệ thống 2 lần với kết quả tốt. Chính sách chất lượng của Công ty là: “Chúng tôi
cam kết không ngừng đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc
cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách
Đường, Gluco, Chất béo …
hàng với dịch vụ tốt nhất và giá cả phù hợp”.

Hoà tan

Nấu

Phối trộn Hương liệu...

Làm lạnh

Tạo xốp

Tạo hình

Bao gói
Đóng thành phẩm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY


CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1. Tổng quan thị trường ngành giai đoạn hiện nay

Tình hình kinh tế – xã hội năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến
khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế –
xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy
thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Bên cạnh những thuận lợi từ kết quả
tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng
trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện
đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe người
dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn
đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm
2020.

Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội quý IV và cả năm 2020 có nhiều chuyển biến
tích cực. GDP năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng
thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội
thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc
nhóm cao nhất thế giới. Nhận định năm 2020 là năm có nhiều khó khăn thách thức
đối với Công ty. Đặc biệt dịch bệnh Covid-19, thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở
miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản
phẩm. Việc các nước đóng cửa để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid ảnh hưởng
lớn tới việc xuất khẩu của Công ty và làm giá cả vật tư có sự biến động mạnh, đặc
biệt giá đường, sữa, dầu ăn, gelatine, bao bì tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngành bánh kẹo có tính chất mùa vụ
nên rất khó tuyển dụng lao động.

2.2. Thị phần và thị trường của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Với những khó khăn, và thách thức đó Công ty đã tận dụng tốt các lợi thế:

- Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm
cao cấp, an toàn vệ sinh thực phẩm chính vì vậy tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh bánh kẹo là rất lớn đặc biệt là các công ty có uy tín thương hiệu như
HAIHACO.

- Về thương hiệu, Hải Hà là một trong các Công ty dẫn đầu của ngành bánh kẹo
trong nước, với truyền thống 60 năm hình thành và phát triển, sản phẩm của Công
ty đã được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm.
- Công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đầu tư đổi mới công nghệ
trên cơ sở tận dụng các dây chuyền sẵn có để tạo ra các dòng sản phẩm mới có chất
lượng mang lại hiệu quả kinh tế.

- Công ty có đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ cao, sở hữu nhiều bí
quyết công nghệ nhiều nhãn hiệu được bảo hộ cùng với tình hình tài chính lành
mạnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại: Với hệ thống máy móc
và dây chuyền sản xuất hiện đại, được trang bị đồng bộ các sản phẩm sản xuất ra
của HAIHACO luôn đạt chất lượng cao, giá thành cạnh tranh với các sản phẩm
hiện có trên thị trường. Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra với doanh thu
tăng trưởng kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay HAIHACO đã thiết lập được kênh phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành
trong cả nước với 115 nhà phân phối độc quyền và hệ thống HẢI HÀ BAKERY
phục vụ khoảng 50.000 cửa hàng bán lẻ. Các nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ
được nhân viên thị trường của công ty chăm sóc chu đáo, nhiệt tình đảm bảo sản
phẩm của công ty được đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận
tiện nhất. Công ty cũng là nhà cung cấp lớn cho các hệ thống siêu thị lớn như:
Vinmart, BigC, MMMarket, Coop mart, Lanchi, … với hàng trăm siêu thị lớn và
hàng nghìn cửa hàng tiện ích, nhà sách. Ngoài ra công ty cũng đẩy mạnh bán hàng
trực tiếp vào các cơ quan và các tổ chức vào các dịp lễ tết và Trung thu nhằm khai
thác các đơn hàng lớn và tăng cường quảng bá sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó,
các sản phẩm của Công ty được xuất khẩu tới 15 quốc gia trên thế giới như Nga,
Mỹ, nhật Bản, Hàn Quốc, Myanma, Mông Cổ, Trung Quốc.

2.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Về cơ cấu sản phẩm, Hải Hà vẫn tiếp tục phát triển đa dạng cả hai mảng bánh và
kẹo trên cơ sở tận dụng tối đa thế mạnh đã làm lên tên tuổi công ty và tiếp thu các
xu hướng công nghệ mới để làm tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo, phát triển
mạnh được cả bánh và kẹo là sự khác biệt và thế mạnh của Hải Hà so với các đối
thủ khác Nghiên cứu và kết hợp với các đối tác để sản xuất và tiêu thụ các loại
bánh kẹo bổ sung dinh dưỡng hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên nhằm
nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng. Đối với các dòng sản phẩm mới như
Sofee, Kami, Daka đã có đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của công ty
trong năm 2020, đây là kết quả của chiến lược phát triển dòng sản phẩm cao cấp
với chất lượng cao và mẫu mã đẹp được thị trường chấp nhận. Các sản phẩm chủ
lực như Jelly, kẹo chew, kẹo cứng nhân, bánh Long pie, bánh Miniwaf …được giữ
vững sản lượng và vấn đóng góp quan trọng kết quả kinh doanh của công ty.

Hải Hà tiếp tục giảm dần và sẽ dừng sản xuất đối với một số sản phẩm không còn
sự quan tâm của người tiêu dùng hoặc có lợi nhuận bình quân thấp hoặc các sản
phẩm có năng suất lao động thấp tốn nhiều nhân công. Đầu tư thiết bị sản xuất các
sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường. Tiếp tục nghiên cứu
đổi mới về mẫu mã, nâng cao chất lượng của các sản phẩm bánh mềm nhân trứng
Mercury, bánh nhân mứt Daka, kẹo Sokiss,… góp phần tăng doanh thu của công ty
trong năm 2020. Cải tiến trong sản xuất Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng
công nghệ mới tự động hóa để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm. Nghiên cứu sử dụng các vật liệu cao cấp để làm bao bì sản phẩm như: Màng
metalize, hộp giấy trang kim in sần, dập nổi các họa tiết để tạo các sản phẩm cao
cấp cạnh tranh với hàng ngoại và các đối thủ khác trong nước. Tiếp tục nghiên cứu
để bố trí lao động hợp lý nhằm tiết kiệm lao động tại các nhà máy.

2.4. Phân tích Swot của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Điểm mạnh:

- Thương hiệu Hải Hà luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danhhiệu
hàng Việt Nam chất lượng cao. Thương hiệu Hải Hà đượcchọn là thương hiệu
mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam. - Sản phẩm của Công ty được
tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước. Doanhthu tiêu thụ trong nước chiếm
96% - 97% tổng doanh thu của Công ty, doanh thu tại khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu
vực miền Trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay, sản từ xuất
khẩu chỉ chiếm khoảng 3% - 4% tổng doanh thuvới sản phẩm xuất khẩu phần lớn
là các sản phẩm nha.

- Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối phẩm của Công ty
đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước.

Điểm yếu:

Bánh kẹo không phải là nhu yếu phẩm, không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu
củacon người, và cũng có rất nhiều những sản phẩm khác để sử dụng thay thế, do
đósức mua của người dân giảm sẽ tác động làm sụt giảm doanh thu của Công ty.-
Hàng năm Công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuấtnhư bột mì, hương liệu, bột sữa... Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi
phíđầu vào thay đổi, tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty

Cơ hội

Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng 7-8%/năm, điều này sẽkích
thích nhu cầu người dân cho tiêu dùng, đó sẽ là cơ hội cho Hải Hà tăng trưởng kinh
doanh.
Thách thức

- Khi Việt Nam gia nhập AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm bánh
kẹosẽ giảm xuống. Giá bán các sản phẩm này do đó có thể cạnh tranh hơn, vì vậy
cóthể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Nguyên vật liệu nhập khẩu và đường nguyên liệu chiếm khoảng 20% giá
thànhcác sản phẩm của Công ty. Do vậy, những thay đổi trong các thông tư, nghị
địnhliên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào.

- Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần (bao gồm chính thức và phi chínhthức),
chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc…Một số
sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưasản xuất
được

-Thị trường trong nước, Hải Hà phải cạnh tranh với công ty Kinh Đô, công ty bánh
kẹo Bibica, công ty bánh kẹo Hải Châu
CHƯƠNG 3: TIẾP THỊ VÀ QUẢNG CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ

Để bảo đảm sự phát triển bền vững, Công ty phải không ngừng mở rộng và phát
triển, phù hợp với sự phát triển của cơ chế thị trường theo định hướng của Nhà
nước, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và nhà
đầu tư. Hài Hà luôn củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng nhằm từng bước
chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả của bộ phận bán hàng, xây dựng và phát
triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty trên thị trường. Có chính sách bán hàng phù hợp, chương trình bán hàng
giới thiệu các nhãn hàng mới. Đầu tư cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm nâng
cao thương hiệu HAIHACO trên thị trường.

3.1. Thị trường và sản phẩm của công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách marketing đối với chiến lược phát
triển chung của Công ty, HAIHACO luôn chú trọng áp dụng các biện pháp
marketing phù hợp với điều kiện của Công ty và tình hình thị trường, luôn coi công
tác marketing như là chiến lược quan trọng để phát triển Công ty. Trong năm 2020,
để quảng bá các sản phẩm mới trên thị trường, tăng mức độ nhận biết, tạo ấn tượng
cho khách hàng về các nhãn hàng mới của HAIHACO, Công ty đã có hàng loạt các
hoạt động cụ thể nhằm quảng bá thương hiệu và định vị thương hiệu HAIHACO
trên thị trường bánh kẹo như: Nghiên cứu thay đổi mẫu mã bao bì cao cấp và bổ
sung qui cách đóng gói của các sản phẩm hiện có để đa dạng hóa sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị trường.

Công ty thực hiện nhiều các chính sách, chương trình bán hàng giới thiệu các nhãn
hàng mới như: bánh tảo biển Kami, bánh quy sữa Buran, bánh nhân mứt Daka,
bánh mềm nhân trứng Mercury, bánh kem xốp phô mai ELIZA, kẹo SOKISS sữa
chua giúp cho các sản phẩm mới thâm nhập nhanh chóng vào thị trường mang lại
doanh số ổn định và có xu hướng tăng trưởng, từng bước thay thế các sản phẩm cũ.
Đầu tư vào các dòng sản phẩm mang tính thời vụ nhưng có hiệu quả cao trong các
dịp lễ tết như trung thu, Tết Nguyên Đán. Tiếp tục hỗ trợ mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm tại những khu vực thị trường mà sản phẩm của công ty tiêu thụ còn yếu
và đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh bán hàng vào các cơ quan, tổ chức và các doanh
nghiệp Nghiên cứu nhu cầu thị trường để cân đối sản xuất, tồn kho hợp lý đảm bảo
đủ hàng cung cấp cho thị trường đặc biệt trong các dịp lễ tết, hạn chế chi phí lưu
kho. Đầu tư cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm nâng cao thương hiệu
HAIHACO trên thị trường. Năm 2020 công ty tiếp tục thực hiện các chương trình
tiếp thị đồng loạt trên toàn quốc như chương trình Roadshow, Digital Marketing,
mua hàng được tặng thẻ cào trúng thưởng để hỗ trợ nhận diện, tạo ấn tượng cho
khách hàng đối với các sản phẩm mới ra thị trường, tăng cường các biện pháp
marketing hướng vào người tiêu dùng. Củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng
nhằm từng bước chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả của bộ phận bán hàng.
Mở rộng và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường.

3.2. Lợi thế cạnh tranh nổi bật của Công ty

11.4 Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của HAIHACO:

- HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm
Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được
bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam.
- Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt
Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga,
Singapore…..

- Nhiều sản phẩm của HAIHACO chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có
hương vị thơm ngon đặc trưng như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo jelly. Công ty đặc biệt
chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như
ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, ChipHaiha, Snack -Mimi và dòng sản phẩm mới
sắp tung ra thị trường như Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie...khiến lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo của HAIHACO có ưu thế vượt trội.

- Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa
quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh..., có những sản phẩm mang hương
vị sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla....lại có những sản phẩm
mang hương vị đồng quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm...Mặt khác các sản
phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người
tiêu dùng đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng. Thị phần của HAIHACO ở thị
trường này rất lớn.

- Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm bảo
để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu.

3.3 Hoạt động Marketing của công ty

Những năm trước đây với thương hiệu Bánh kẹo Hải Hà, Công ty chỉ tập trung sản
xuất và phân phối chưa quan tâm đến các hoạt động marketing chuyên nghiệp. Sau
khi chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần và trước sự thay đổi về
nhu cầu thị trường, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã thực sự nhận thức
được tầm quan trọng của hoạt động Marketing.
Các hoạt động marketing chính của Công ty được triển khai dưới nhiều hình thức:

3.3.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường

- Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội
ngũ nhân viên tiếp thị, đại lý bán hàng của Công ty và các Chi nhánh tại miền
Trung, miền Nam, từ đó Công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi để
không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm và sản xuất ra các sản
phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

- Thống kê số liệu từng loại sản phẩm làm cơ sở đánh giá khả năng tiêu thụ để có
các biện pháp giải quyết kịp thời.

3.3.2. Hệ thống phân phối, bán hàng

Mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống đại
lý, hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng HAIHACO.

- Công ty duy trì một trụ sở tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng. Đây là những đầu mối phân phối sản phẩm tới các đại lý cấp I của
mỗi khu vực;

- Hệ thống đại lý: Công ty hiện duy trì một hệ thống hơn 100 đại lý và nhà phân
phối từ đó chuyển xuống các cửa hàng bán lẻ. Mức tiêu thụ của các đại lý này khá
đồng đều, chiếm trên 90% tổng số lượng sản phẩm được phân phối trên thị trường;

- Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt là thị
trường các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty, và tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Hệ thống bán lẻ: Công ty hiện có dự án phát triển hệ thống bán lẻ, đầu tư đội ngũ
nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng nhằm tới gần hơn và bảo đảm quyền lợi của
người tiêu dùng.

3.3.3. Hoạt động quảng cáo và tiếp thị

Công tác quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng được công ty tiếp tục đẩy
mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị của Công ty được duy trì nhất quán với
mục tiêu vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa giữ được hình ảnh Công ty.

Hàng năm, Công ty áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi trong các kỳ hội chợ
và các dịp lễ, Tết như Trung Thu, Quốc tế Thiếu nhi....

3.3.4. Chính sách giá

Công ty duy trì hệ thống đại lý cấp I với một mức chiết khấu cạnh tranh. Mức chiết
khấu này được thay đổi tuỳ theo năng lực bán hàng của từng đại lý. Với các chính
sách như vậy, Công ty rất dễ dàng mở rộng hệ thống đại lý và phân phối của mình.

3.3.5. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

Nhãn hiệu hàng hóa mà Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đang sử dụng:

Nhãn hiệu hàng hóa mà Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đang sử dụng cho tất cả
các sản phẩm là nhãn hiệu có logo Hải Hà. Nhãn hiệu hàng hóa này được công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Hà đăng ký và bảo hộ tại Việt Nam theo giấy chứng nhận
Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa số 5864 Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 21/09/1992.
Nhãn hiệu này cũng được bảo hộ độc quyền tại một số nước Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Malaysia, Nga, Singapore....

Công ty cũng đã đăng ký bảo hộ độc quyền một số nhãn hàng như ChewHaiha,
Miniwaf, Haihapop, ChipHaiha, Aero, Snack-Mimi, Long-pie, Long-cake, Hi-pie,
Lolie .... Hầu hết các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng đều được Công ty
đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp như bao gói kẹo “Chew Taro”,
“Chew Đậu đỏ”, “Chew Nho đen”, “Chew nhân mứt trái cây”, “Chew Cà phê”, “
Chew Caramen”, “Chew Me cay”, “Chew bắp”, “Kẹo Xốp dâu”, “Kẹo xốp cam”,
“Kẹo Xốp chuối”, Bánh kem xốp,... và đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp giấy
chứng nhận

Nhãn hiệu “Chew Hải Hà” được người tiêu dùng ưa thích
CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
TÀI CHÍNH

4.1. Bộ phận bán hàng

4.1.1 Dự toán doanh thu bán hàng

Bảng 4.1 Ngân sách bán hàng

NGÂN SÁCH BÁN HÀNG 2022


ĐVT: Triệu đồng
  Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 CẢ NĂM
BÁNH COOKIES (100GR)
1,500,00 1,575,00 1,653,75 1,736,43
Sản lượng bán (sp) 6,465,188
0 0 0 8
Giá bán (trđ) 0.025 0.025 0.025 0.025 0.025
Doanh thu (trđ) 37,500 39,375 41,344 43,411 161,630
BÁNH HÌNH TRÁI TIM
Sản lượng bán (sp) 700,000 721,000 742,630 764,909 2,928,539
Giá bán (đ) 0.220 0.220 0.220 0.220 0.220
Doanh thu (đ) 154,000 158,620 163,379 168,280 644,279
KEM
1,000,00
Sản lượng bán (sp) 980,000 960,400 941,192 3,881,592
0
Giá bán (đ) 0.020 0.020 0.020 0.020 0.020
Doanh thu (đ) 20,000 19,600 19,208 18,824 77,632
TỔNG DOANH
211,500 217,595 223,930 230,515 883,540
THU
Dự báo tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và
diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Dự báo năm 2022 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với Công ty. Đặc
biệt dịch bệnh Covid-19, thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Việc các nước
đóng cửa để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu
của Công ty và làm giá cả vật tư có sự biến động mạnh, đặc biệt giá đường, sữa,
dầu ăn, gelatine, bao bì tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên giá bán của các sản phẩm vẫn không đổi với
một số sản phẩm nổi trội của Hải Hà như bánh cookies 100gram có giá 25.000
đồng, bánh hình trái tim size 18cm có giá 220.000 đồng và kem có giá 20.000
đồng, nhằm kích thích sự mua của người tiêu dùng và cạnh tranh với các hãng sữa
khác trên thị trường như Bánh kẹo Hải Châu, Bánh kẹo Kinh đô, Bánh kẹo Phạm
Nguyên… có giá thành cao hơn

- Bánh cookies vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất của công ty vì thế
công ty chú trọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh Covid, cùng
với giá cả chi phí đầu vào tăng, chi phí xuất khẩu, chi phí vận tải, chi phí cho hoạt
động marketing, giới thiệu sản phẩm cũng tăng. Trong tương lai, công ty đạt mục
tiêu bán hàng trên các trang web điện tử của công ty và các sàn thương mại điện tử
để thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

- Đứng thứ 2 trong sản lượng bán là kem Hải Hà. Kem Hải Hà bao gồm các
loại kem sô cô la, dừa, dâu, xoài, sầu riêng, chanh leo, vanila. Sản phầm kem của
Hải Hà vẫn chưa có nhiều loại được giới trẻ ưa chuộng nên công ty cần đa dạng
hóa các vị kem để nâng cao sản lượng tiêu thụ.

- Xếp cuối cùng là bánh hình trái tim với dự báo giảm mạnh trong năm
2022 bởi hiện nay có những sản phẩm được giới trẻ ưa chuộng như bánh bông lan
trứng muối, bánh xu kem,…

4.1.2 Dự toán chi phí bán hàng


CHI PHÍ BÁN HÀNG 2022

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Năm
Chi phí nhân viên 2,429.79 2,429.79
bán hàng 2,429.796 2,429.796 6 6 9,719.184
1,983.51 1,983.51
Tiền lương phải trả 1,983.510 1,983.510 0 0 7,934.040
Khoản trích theo
lương 446.286 446.286 446.286 446.286 1,785.144
BHXH 347.115 347.115 347.115 347.115 1,388.460
BHYT 59.505 59.505 59.505 59.505 238.020
BHTN 19.833 19.833 19.833 19.833 79.332
KPCĐ 19.833 19.833 19.833 19.833 79.332
Chi phí vật liệu bao 4,478.60 4,610.29
bì đóng gói 4,230.000 4,351.900 7 5 17,670.802
Chi phí Logistic 200.000 200.000 200.000 200.000 800.000
Chi phí dịch vụ 6,907.91 7,105.44
mua ngoài 6,535.000 6,717.850 1 2 27,266.203
Nước 45.000 45.000 45.000 45.000 180.000
Điện 45.000 45.000 45.000 45.000 180.000
Internet 50.000 50.000 50.000 50.000 200.000
Điện thoại 50.000 50.000 50.000 50.000 200.000
6,345.00 6,527.85 6,717.91 6,915.44
Hoa hồng đại lý 0 0 1 2 26,506.203
Chi phí quảng cáo
(ấn phẩm, hội chợ, 6,717.91 6,915.44
… 6,345.000 6,527.850 1 2 26,506.203
Chi phí khác 210.000 210.000 210.000 210.000 840.000
Chi phí bảo dưỡng
thiết bị 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
Khấu hao TSCĐ 150.000 150.000 150.000 150.000 600.000
19,949.79 20,437.39 20,944.2 21,470.9
Tổng chi phí 6 6 24 75 82,802.391
Công tác lập dự' toán chi phí bán hàng dự toán cho năm 2022 được giao cho
bộ phận kế toán của công ty lập dựa trên chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhân
viên bán hàng, chi phí vận chuyển hàng cuối năm 2021 để tiến hành lập dự toán chi
phí sản xuất cho năm 2022. Trong đó, những số liệu các quý trước, các chi phí như
nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển… không đổi so với quý trước. Tuy nhiên,
theo kế hoạch kinh doanh của công ty nên sản lượng tiêu thụ dự toán tăng từ đó dự
toán các chi phí vật liệu bao bì, chi phí hoa hồng bán hàng, quảng cáo cũng tăng
nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong thị trường.

Tổng chi phí bán hàng quý 1/2021 là 14,030,483 triệu đồng. Tổng chi phí
bán hàng dự toán cho năm 2022 là 82,802.391 triệu đồng, xấp xỉ so với năm 2020,
điều này được lí giải bởi sản lượng năm 2022 tăng nhẹ so với 2021, đồng thời
Công ty thực hiện nhiều các chính sách, chương trình bán hàng giới thiệu các nhãn
hàng mới như: bánh tảo biển Kami, bánh quy sữa Buran, bánh nhân mứt Daka,
bánh mềm nhân trứng Mercury, bánh kem xốp phô mai ELIZA, kẹo SOKISS sữa
chua giúp cho các sản phẩm mới thâm nhập nhanh chóng vào thị trường mang lại
doanh số ổn định và có xu hướng tăng trưởng, từng bước thay thế các sản phẩm cũ.
đòi hỏi các chi phí liên quan trong bộ phận bán hàng cũng tăng theo tỉ lệ doanh thu.
Không chỉ các chi phí vật liệu bao bì, quảng cáo, hoa hồng bán hàng tăng mà các
chi phí khác như điện, nước năm 2022 cũng tăng so với 2021.

4.1.3. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

CHI PHÍ QUẢN LÝ DN 2022

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 CẢ NĂM
Chi phí nhân viên 1,251.23 1,251.23 1,251.23
quản lý 1,251.237 7 7 7 5,004.948
Tiền lương phải 1,021.41 1,021.41 1,021.41
trả 1,021.419 9 9 9 4,085.676
Khoản trích theo
lương 229.818 229.818 229.818 229.818 919.272
BHXH 178.746 178.746 178.746 178.746 714.984
BHYT 30.642 30.642 30.642 30.642 122.568
BHTN 10.215 10.215 10.215 10.215 40.860
KPCĐ 10.215 10.215 10.215 10.215 40.860
Chi phí dịch vụ mua
ngoài 240.000 240.000 240.000 240.000 960.000
Nước 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
Điện 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
Internet 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
Điện thoại 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
6,785.35 6,975.41 7,172.94
Chi phí khác 6,602.500 0 1 2 27,536.203
Chi phí bảo dưỡng
thiết bị 60.000 60.000 60.000 60.000 240.000
6,527.85 6,717.91 6,915.44
Chi phí tiếp khách 6,345.000 0 1 2 26,506.203
Khấu hao TSCĐ 197.500 197.500 197.500 197.500 790.000
8,276.58 8,466.64 8,664.17
Tổng chi phí 8,093.737 7 8 9 33,501.151
Tổng thực chi
CPQL ghi nhận vào
dòng tiền 7,896 8,079 8,269 8,467 32,711
Tương tự như Dự toán bán hàng, việc lập Dự toán biến phí quản lý doanh
nghiệp thường dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thụ dự
kiến.
Dự toán chi phí quản lý cho năm 2022 không thay đổi nhiều so với các năm
trước, tổng chi phí quản lý dự toán năm 2022 là 133,501,151 triệu đồng. Số liệu từ
dự toán chi phí quản lý còn là cơ sở để lập Dự toán bằng tiền và Báo cáo kết quả
kinh doanh dự toán của doanh nghiệp.

4.2. Bộ phận sản xuất


4.2.1. Dự toán sản xuất

NGÂN SÁCH SẢN XUẤT 2022


ĐVT: Sản phẩm
CHỈ TIÊU Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 CẢ NĂM
BÁNH COOKIES (100GR)
Tồn cuối kỳ 236,250 248,063 260,466 270,000 270,000
Kế hoạch bán 1,575,00 1,653,75 1,736,43
1,500,000 6,465,188
hàng 0 0 8
Tồn đầu kỳ 225,000 236,250 248,063 260,466 270,000
1,586,81 1,666,15 1,745,97
Yêu cầu sản xuất 1,511,250 6,510,188
3 3 2
BÁNH HÌNH TRÁI TIM
Tồn cuối kỳ 108,150 111,395 114,736 195,000 195,000
Kế hoạch bán
700,000 721,000 742,630 764,909 2,928,539
hàng
Tồn đầu kỳ 105,000 108,150 111,395 114,736 105,000
Yêu cầu sản xuất 703,150 724,245 745,972 845,173 3,018,539
KEM (100GR)
Tồn cuối kỳ 147,000 144,060 141,179 90,000 90,000
Kế hoạch bán
1,000,000 980,000 960,400 941,192 3,881,592
hàng
Tồn đầu kỳ 150,000 147,000 144,060 141,179 150,000
Yêu cầu sản xuất 997,000 977,060 957,519 890,013 3,821,592
Sau khi xác định khối lượng tiêu thụ ở dự toán tiêu thụ, các yêu cầu sản xuất
cho kỳ kế hoạch tới có thể được quyết định và tập hợp thành Dự toán sản xuất.
Việc xây dựng Dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loạỉ sản phẩm sản
xuất trong kỳ đến. Khối lượng sản phẩm sản xuất không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu
thụ mà còn phải đáp ứng nhu cầu tồn kho cuối kỳ. Như vậy, số lượng sản phẩm sản
xuất yêu cầu trong kỳ là

Số lượng SP cần sản xuất trong kỳ = Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ + số sản
phẩm tiêu thụ trong kỳ - số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán

Dựa vào nhu cầu sản xuất của từng loại nguyên liệu từ ngân sách sử dụng nguyên
vật liệu năm 2022 ta tính được nhu cầu mua nguyên vật liệu trong từng quý và cả
năm 2022

Bảng 4.5. Dự toán chi phí mua nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu Giá 01kg sản phẩm Tổng nguyên vật liệu sử dụng
+ Bột mỳ 20,000 2,420,696
+ Đường 40,000 1,556,580
+ Whipping cream  140,000 1,360,279
+ Sữa đặc 55,000 114,648
+ Trứng gà 50,000 905,562
Bảng 4.6 Tổng chi phí mua nguyên vật liệu

  Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm


Bột mỳ 11,305.25 11,729.46 12,246.50 13,132.70 48,413.91
Đường 17,712.01 18,364.87 19,168.76 20,601.01 75,846.64
Whipping
cream 45,066.56 46,139.96 47,654.25 51,578.32 190,439.09
Trứng gà 10,578.89 10,896.26 11,338.38 12,464.55 45,278.08
Sữa đặc 1,641.76 1,608.92 1,568.77 1,486.17 6,305.63
Tổng chi
phí mua
86,304.47 88,739.47 91,976.65 99,262.76 366,283.36
nguyên vật
liệu
- Dựa theo bảng 4.6 Tổng chi phí mua nguyên vật liệu dự toán thì ta thấy được
tổng chi phí nguyên vật liệu qua 4 quý năm 2022 có sự tăng qua các quý, chúng ta
có thể giải thích được việc tăng mạnh tổng chi phí mua nguyên vật liệu dự toán
năm 2022 vào quý 3 và quý 4, đây là hai quý có biến động mạnh nhất trong năm
của đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.

- Đầu tiên vào quý 1 thì tổng chi phí nguyên vật liệu là thấp so với 3 quý còn lại
trong năm, ngoài nguyên nhân là do vào quý 1 ảnh hưởng bởi dịch Covid trong
năm 2021 để lại và một phần lý do là quý 04/2021, người tiêu dùng đã mua nhiều
bánh kẹo, nhu cầu tăng do dịp Tết nguyên đán năm 2021 nên vào quý 1/2022 nhu
cầu ít hơn so với các quý. Do đó, người tiêu dùng không tiện đi lại cũng như là
mua sắm nhiều thêm vào đó kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch, họ sẽ có xu hướng giảm
bớt đi các chi tiêu hằng ngày. Vì người tiêu dùng gia giảm chi phí tiêu dùng xuống
nên nguồn cầu thị trường sẽ bị giảm xuống. Chính vì vậy nên công ty đã quyết
định giảm bớt sản xuất sản phẩm trong quý 1 để tránh trường hợp nguồn cung
nhiều mà nguồn cầu ít dẫn đến sự tồn đọng lại sản phẩm.

- Tiếp theo đó là vào Quý 2, Quý 3 và Quý 4 thì công ty quyết định tăng mạnh nhu
cầu nguyên vật liệu lên dùng để tăng sản xuất ra sản phẩm nhằm cung cấp cho
khách hàng. Do vào thời điểm Quý 4 thì nhu cầu tăng do dịp Tết nguyên đán năm
2022 sẽ khiến cho khách hàng có nhiều nhu cầu mua bánh kẹo hơn nên đã gia tăng
sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tránh tình trạng thiếu hụt
nguồn cung ứng.

4.2.2. Dự toán chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất

Dựa vào các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn về định mức nguyên vật liệu để tạo nên
sản phẩm, công ty đã dự tính được tổng số nguyên vật liệu hao phí cho việc sản
xuất sản phẩm cho từng quý và cho cả năm.
3. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính cho Bánh Cookies 100 gram Số lượng Đvt
+ Bột mỳ 0.14 kg
+ Đường 0.1 kg
Nguyên liệu chính cho Bánh hình trái tim
+ Bột mỳ 0.5 kg
+ Whipping cream  0.4 kg
+ Trứng gà 0.3 kg
+ Đường 0.3 kg
Nguyên vật liệu chính cho Kem 100 gram
+ Whipping cream  0.04 kg
+ Sữa đặc 0.03 kg
Gía 01kg sản phẩm
+ Bột mỳ 20,000 đ
+ Đường 40,000 đ
+ Whipping cream  140,000 đ
+ Sữa đặc 55,000 đ
+ Trứng gà 50,000 đ
- Trước hết, Với định mức cần thiết của nguyên vật liệu Bột mỳ là 0.14kg
bột mỳ thì sẽ cho ra 100gr bánh cookies và bánh hình trái tim với size 18cm cùng
với yêu cầu sản xuất cho từng loại sản phẩm trên thì Công ty bánh kẹo Hải Hà đã
dự tính được tổng số lượng bột mỳ sử dụng cho cả năm là 2,420,695.7 kg

- Tiếp theo đó là định mức cần thiết của nguyên vật liêu đường cho từng loại
sản phẩm lần lượt là 0.1 kg đường sẽ cho ra 100gr bánh cookies, 0.3 kg đường sẽ
cho ra bánh hình trái tim với size 18cm . Theo những định lượng trên thì Công ty
bánh kẹo Hải Hà đã dự toán được lượng đường sử dụng sản xuất sản phẩm cho cả
năm là 1,379,029.852 kg đường.

- Thứ ba là định lượng nguyên vật liệu Whipping cream cho hai loại sản
phẩm lần lượt là 0.4 kg Whipping cream sẽ cho ra bánh hình trái tim với size
18cm, 0.04 kg Whipping cream sẽ cho ra kem 100gr, theo đó thì công ty đã dự tính
lượng sữa tươi sử dụng cả năm là 1,360,279.24 kg.
- Thứ tư là định lượng nguyên vật liệu Sữa đặc cho loại sản phẩm Kem là
0.03 kg Sữa đặc sẽ cho ra kem 100gr, theo đó thì công ty đã dự tính lượng sữa tươi
sử dụng cả năm là 114,647.76 kg.

- Và cuối cùng là định lượng nguyên vật liệu trứng gà cũng chỉ cho một loại
sản phẩm là 0,3kg trứng gà sẽ cho ra bánh hình trái tim với size 18cm.Công ty Hải
Hà đã dự tính được lượng sữa bột cho cả năm là 905,561.67 kg trứng gà.

Nhìn chung, ngân sách NVL cần sử dụng trong năm như sau:

- Nhu cầu NVL quý sau thì cao hơn quý trước hơn so với Quý 1, cụ thể như
sau: bột mỳ ở quý 2 tăng 21,210.5 kg so với quý 1; đường tăng 11,870.27 kg;
Whipping cream tăng 7,667.1 kg so với quý 1; Nguyên nhân là do nhu cầu của
khách hàng tăng sau khi thời gian kinh tế bị khủng hoảng. Nhu cầu tiêu dùng của
người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp, an toàn vệ sinh
thực phẩm chính vì vậy tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo
là rất lớn đặc biệt là các công ty có uy tín thương hiệu như Hải Hà

- Quý 4, nhu cầu NVL lớn nhất so với các quý, Nhu cầu NVL trong Quý 4 là
cao nhất trong năm nguyên nhân là do doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm
nhằm tăng lượng hàng sẵn sàng bán ra trong 3 tháng cuối năm để có thể đáp ứng
nhu cầu mua sản phẩm để tiêu thụ trong dịp tết.

4.2.3. Dự toán chi phí sản xuất chung

DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 2022


Chỉ tiêu Q1 Q2 Q3 Q4 Năm
Chi phí bao bì (triệu đồng) 200.000 206.000 212.180 218.545 836.725
NVL gián tiếp (triệu đồng) 200.000 210.000 220.500 231.525 862.025
Bảo dưỡng thiết bị (triệu
210.000 214.200 218.484 222.854
đồng) 865.538
Nước (triệu đồng) 210.000 218.400 227.136 236.221 891.757
Điện (triệu đồng) 210.000 220.500 231.525 243.101 905.126
Các khoản trích theo lương 1,533.80 1,533.80 1,533.80
1,533.804
(triệu đồng) 4 4 4 6,135.216
Tiền lương quản công (triệu
336.900 336.900 336.900 336.900
đồng) 1,347.600
Khấu hao máy móc (triệu
đồng) 229.875 229.875 229.875 229.875 919.500
Bộ phận máy (triệu đồng) 79.875 79.875 79.875 79.875 319.500
Nhà xưởng (triệu đồng) 150.000 150.000 150.000 150.000 600.000
Tổng chi phí sản xuất 3,130.57 3,210.40 3,252.82 12,763.48
chung (triệu đồng) 9 3,169.679 4 6 8
Tổng số giờ máy ước tính 477,250. 492,362.5 508,229. 539,939. 2,017,782.
sử dụng 000 00 838 913 250
Đơn giá phân bổ chi phí sản
xuất chung (triệu đồng/giờ) 0.0066 0.0064 0.0063 0.0060 0.0063
Ngoài việc lập dự toán ngân sách cho 3 nguyên vật liệu chính, công ty lập kế hoạch
ngân sách cho chi phí sản xuất chung.

- Chi phí bao bì, chi phí nguyên liệu gián tiếp ở quý sau cao hơn quý trước do giá
tiêu dùng tăng, nên nhà cung cấp tăng giá bán.

- Các khoản trích theo lương không thay đổi nên khoản chi phí mỗi quý bằng nhau.

- Chi phí khấu hao được lấy từ bảng Khấu hao và TSCĐ.

4.2.3. Dự toán nhân công trực tiếp

NGÂN SÁCH NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 2022


ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Qúy 1 Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4 Cả năm
BÁNH COOKIES
Số lượng sản phẩm sản 1,666,15 1,745,97
1,511,250 1,586,813 6,510,188
xuất 3 2
Định mức thời gian 1 0.30 0.30 0.30 0.30 0.30
sản phẩm (h)
Tổng số giờ cần sử
453,375 476,044 499,846 523,792 1,953,056
dụng
Tổng số giờ nhân công
226,688 238,022 249,923 261,896 976,528
cần sử dụng(h)
Đơn giá 1h làm việc 0.061 0.061 0.061 0.061 0.061
Tổng chi phí lao động
13,910 14,606 15,336 16,071 59,923
trực tiếp
BÁNH HÌNH TRÁI TIM
Số lượng sản phẩm sản
703,150 724,245 745,972 845,173 3,018,539
xuất
Định mức thời gian 1
0.50 0.50 0.50 0.50 0.50
sản phẩm
Tổng số giờ cần sử
351,575 362,122 372,986 422,586 1,509,269
dụng
Tổng số giờ nhân công
175,788 181,061 186,493 211,293 754,635
cần sử dụng
Đơn giá 1h làm việc 0.061 0.061 0.061 0.061 0.061
Tổng chi phí lao động
10,787 11,111 11,444 12,966 46,307
trực tiếp
KEM
Số lượng sản phẩm sản
997,000 977,060 957,519 890,013 3,821,592
xuất
Định mức thời gian 1
0.15 0.15 0.15 0.15 0.15
sản phẩm
Tổng số giờ cần sử
149,550 146,559 143,628 133,502 573,239
dụng
Tổng số giờ nhân công
74,775 73,280 71,814 66,751 286,619
cần sử dụng
Đơn giá 1h làm việc 0.061 0.061 0.061 0.061 0.061
Tổng chi phí lao động
4,588 4,497 4,407 4,096 17,588
trực tiếp
TỔNG CỘNG 29,286 30,213 31,187 33,133 123,818
Để đảm bảo mức sản lượng sản phẩm sản xuất hàng quý, đáp ứng nhu cầu bán
hàng, công ty xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với lượng nhân công trực tiếp
và kế hoạch chi phí nhân công trong kỳ.
- Dự kiến đơn giá 1 giờ làm việc của công nhân không đổi là 61.364 đồng.

- Tổng chi phí lao động trực tiếp

= Tổng số giờ nhân công cần sử dụng * đơn giá 1h làm việc

4.2.5. Dự toán tiền lương

ngườ
Số lượng người trong Ban quản lí trong đó: 10 i
ngườ
+ Tổng Giám Đốc 1 i
ngườ
+ Phó Tổng Giám Đốc 2 i
ngườ
+ Giám Đốc 6 i
ngườ
+ Kế Toán Trưởng 1 i
Số lượng người trong Bộ phận bán hàng trong ngườ
đó: 35 i
ngườ
+ Trưởng phòng 5 i
ngườ
+ Nhân viên 30 i
Số lượng người trong Bộ phận sản xuất trong ngườ
đó: 208 i
ngườ
+ Công nhân trực tiếp 200 i
ngườ
+ Quản đốc 8 i
Hệ số lương Ban quản lí
phụ 3.
+ Tổng Giám Đốc 6.85 cấp 0 trđ
phụ 3.
+ Phó Tổng Giám Đốc 6.25 cấp 0 trđ
phụ 2.
+ Giám Đốc 5.85 cấp 5 trđ
phụ 2.
+ Kế Toán Trưởng 4.33 cấp 0 trđ
Hệ số lương Bộ phận Bán hàng
phụ 2.
+ Trưởng phòng 5.56 cấp 0 trđ
phụ 1.
+ Nhân viên 2.85 cấp 5 trđ
Hệ số lương Bộ phận sản xuất
phụ 1.
+ Công nhân trực tiếp 1.86 cấp 5 trđ
phụ 2.
+ Quản đốc 2.25 cấp 0 trđ
- Lương tối thiểu người lao động tại vùng I từ ngày 01/01/2021 là 4.420trđ

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90, mức lương tối thiểu đối với
NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối
thiểu vùng.

- Lương cơ bản đối với lao động đã đào tạo và chưa qua đào tạo là khác nhau. Đối
với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng,
Nhân viên và Quản đốc được áp dụng mức lương cơ bản đã qua đào tạo:
5.350.000đồng; riêng công nhân trực tiếp được áp dụng mức lương cơ bản chưa
qua đào tạo: 5.000.000 đồng.

- Tiền phụ cấp do ban lãnh đạo công ty cùng phòng kế toán xem xét, ra quyết định
dựa trên tình hình tài chính của công ty, tiền phụ cấp có thể thay đổi tùy theo năm.
- Các khoản trích theo lương công ty chịu được tính 22.5% trên tổng quỹ lương của
toàn thể nhân viên, trong đó: BHXH 17.5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 1%.

Tỷ lệ trích theo lương DN chịu NLĐ chịu


BHXH 17.5% 8%
BHYT 3% 1.5%
BHTN 1% 1%
KPCĐ 1% 1%
TỔNG 22.5% 11.5%
4.2.6. Dự toán vật liệu phụ
VẬT LIỆU PHỤ 2022
        ĐVT: SP
CHỈ TIÊU QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 CẢ NĂM
BÁNH COOKIES
Sản lượng 1,511,250 1,586,813 1,666,153 1,745,972 6,510,188
Hộp giấy 1,511,250 1,586,813 1,666,153 1,745,972 6,510,188
Bao bì 1,511,250 1,586,813 1,666,153 1,745,972 6,510,188
Khay đựng bánh 1,511,250 1,586,813 1,666,153 1,745,972 6,510,188
BÁNH HÌNH TRÁI TIM
Sản lượng 1,004,500 1,034,635 1,065,674 1,123,818 4,228,627
Đế giấy 1,004,500 1,034,635 1,065,674 1,123,818 4,228,627
Hộp giấy tròn 1,004,500 1,034,635 1,065,674 1,123,818 4,228,627
KEM
Sản lượng 697,900 683,942 670,263 650,009 2,702,114
Hộp nhựa đựng kem 697,900 683,942 670,263 650,009 2,702,114

 ĐVT: trđ
Số ĐƠN CẢ
CHỈ TIÊU QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4
lượng GIÁ NĂM
BÁNH COOKIES
Hộp giấy 1 0.0004 604.500 634.725 666.461 698.389 2604.075
Bao bì 1 0.0002 302.250 317.363 333.231 349.194 1302.038
Khay đựng bánh 1 0.00007 105.788 111.077 116.631 122.218 455.713
1,012.53 1,063.16 1,116.32 1,169.80
Tổng cộng 8 4 3 1 4,361.826
BÁNH HÌNH TRÁI TIM
Đế giấy 1 0.0002 200.900 206.927 213.135 224.764 845.725
Hộp giấy tròn 1 0.00005 50.225 51.732 53.284 56.191 211.431
Tổng cộng 251.125 258.659 266.419 280.954 1,057.157
KEM
Hộp nhựa đựng
kem 1 0.0002 139.580 136.788 134.053 130.002 540.423
Tổng cộng 139.580 136.788 134.053 130.002 540.423
4.2.7. Dự toán giá thành sản phẩm

BÁNH COOKIES BÁNH HÌNH TRÁI TIM KEM


QU KHOẢN
Ý MỤC LƯỢN LƯỢN
LƯỢNG GIÁ TỔNG G GIÁ TỔNG G GIÁ TỔNG
1.NGUYÊN
VẬT LIỆU
TRỰC
TIẾP(kg)
0.020
+ Bột mỳ 0.1400 0.0200 0.0028 0.5000 0.0200 0.0100 - 0 -
0.040
+ Đường 0.1000 0.0400 0.0040 0.3000 0.0400 0.0120 - 0 -
+ Whipping 0.140
cream  - 0.1400 - 0.4000 0.1400 0.0560 0.0400 0 0.0056
0.055
1 + Sữa đặc - 0.0550 - 0.0550 - 0.0300 0 0.0017
0.050
+ Trứng gà - 0.0500 - 0.3000 0.0500 0.0150 - 0 -
2. VẬT LIỆU
PHỤ
+ Hộp giấy 1 0.0004 0.0004 - - - - - -
+ Bao bì 1 0.0002 0.0002 - - - - - -
+ Khay đựng 0.0000 0.0000
bánh 1 7 7 - - - - - -
+ Đề giấy - - - 1 0.0002 0.0002 - - -
+ Hộp giấy - - - 1 0.0000 0.0000 - - -
tròn 5 5
+Hộp nhựa 0.000
đựng kem - - - - - - 1 2 0.0002
3.NHÂN
CÔNG TRỰC 0.061
TIẾP(giờ) 0.1500 0.0614 0.0092 0.2500 0.0614 0.0153 0.0750 4 0.0046
4. GIỜ 0.005
MÁY(giờ) 0.1500 0.0059 0.0009 0.2500 0.0059 0.0015 0.0750 9 0.0004
GIÁ THÀNH 0.0175 0.0125
SẢN PHẨM 6 0.1101 0
1.NGUYÊN
VẬT LIỆU
TRỰC
TIẾP(kg)
0.020
+ Bột mỳ 0.1400 0.0200 0.0028 0.5000 0.0200 0.0100 - 0 -
0.040
+ Đường 0.1000 0.0400 0.0040 0.3000 0.0400 0.0120 - 0 -
+ Whipping 0.140
2 cream  0.1400 - 0.4000 0.1400 0.0560 0.0400 0 0.0056
0.055
+ Sữa đặc 0.0550 - 0.0550 - 0.0300 0 0.0017
0.050
+ Trứng gà 0.0500 0.3000 0.0500 0.0150 - 0
2. VẬT LIỆU
PHỤ
+ Hộp giấy 1 0.0004 0.0004 - - - - - -
+ Bao bì 1 0.0002 0.0002 - - - - - -
+ Khay đựng 0.0000 0.0000
bánh 1 7 7 - - - - - -
+ Đề giấy - - - 1 0.0002 0.0002 - - -
+ Hộp giấy 0.0000
tròn - - - 1 5 0.0001 - - -
+Hộp nhựa 0.000
đựng kem - - - - - - 1 2 0.0002
3.NHÂN
CÔNG TRỰC 0.061
TIẾP(giờ) 0.1500 0.0614 0.0092 0.2500 0.0614 0.0153 0.0750 4 0.0046
4. GIỜ 0.005
MÁY(giờ) 0.1500 0.0058 0.0009 0.2500 0.0058 0.0014 0.0750 8 0.0004
GIÁ THÀNH 0.0175 0.0124
SẢN PHẨM 4 0.1100 9
3 1.NGUYÊN
VẬT LIỆU
TRỰC
TIẾP(kg)
0.020
+ Bột mỳ 0.1400 0.0200 0.0028 0.5000 0.0200 0.0100 - 0 -
0.040
+ Đường 0.1000 0.0400 0.0040 0.3000 0.0400 0.0120 - 0 -
+ Whipping 0.140
cream  - 0.1400 - 0.4000 0.1400 0.0560 0.0400 0 0.0056
0.055
+ Sữa đặc - 0.0550 - 0.0550 - 0.0300 0 0.0017
+ Trứng gà - 0.0500 - 0.3000 0.0500 0.0150 - 0.050
0
2. VẬT LIỆU
PHỤ
+ Hộp giấy 1 0.0004 0.0004 - - - - - -
+ Bao bì 1 0.0002 0.0002 - - - - - -
+ Khay đựng 0.0000
bánh 1 7 0.0001 - - - - - -
+ Đề giấy - - - 1 0.0002 0.0002 - - -
+ Hộp giấy 0.0000
tròn - - - 1 5 0.0001 - - -
+Hộp nhựa 0.000
đựng kem - - - - - - 1 2 0.0002
3.NHÂN
CÔNG TRỰC 0.061
TIẾP(giờ) 0.1500 0.0614 0.0092 0.2500 0.0614 0.0153 0.0750 4 0.0046
4. GIỜ 0.005
MÁY(giờ) 0.1500 0.0057 0.0008 0.2500 0.0057 0.0014 0.0750 7 0.0004
GIÁ THÀNH 0.0175 0.0124
SẢN PHẨM 2 0.1100 8
1.NGUYÊN
VẬT LIỆU
TRỰC
TIẾP(kg)
0.020
4
+ Bột mỳ 0.1400 0.0200 0.0028 0.5000 0.0200 0.0100 - 0 -
0.040
+ Đường 0.1000 0.0400 0.0040 0.3000 0.0400 0.0120 - 0 -
+ Whipping 0.140
cream  - 0.1400 - 0.4000 0.1400 0.0560 0.0400 0 0.0056
0.055
+ Sữa đặc - 0.0550 - 0.0550 - 0.0300 0 0.0017
0.050
+ Trứng gà - 0.0500 - 0.3000 0.0500 0.0150 - 0
2. VẬT LIỆU
PHỤ
+ Hộp giấy 1 0.0004 0.0004 - - - - - -
+ Bao bì 1 0.0002 0.0002 - - - - - -
+ Khay đựng 0.0000
bánh 1 7 0.0001 - - - - - -
+ Đề giấy - - - 1 0.0002 0.0002 - - -
+ Hộp giấy 0.0000
tròn - - - 1 5 0.0001 - - -
+Hộp nhựa 0.000
đựng kem - - - - - - 1 2 0.0002
3.NHÂN
CÔNG TRỰC 0.061
TIẾP(giờ) 0.1500 0.0614 0.0092 0.2500 0.0614 0.0153 0.0750 4 0.0046
4. GIỜ 0.005
MÁY(giờ) 0.1500 0.0055 0.0008 0.2500 0.0055 0.0014 0.0750 5 0.0004
0.0175 0.0124
GIÁ THÀNH 0 0.1100 6
4.3. Báo cáo dòng tiền và bảng cân đối kế toán

4.3.1 Dự báo dòng tiền

QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 CẢ NĂM

Tiền đầu kỳ 15,000 55,568 102,233 149,964 15,000


DÒNG THU
Bán hàng thu ngay 148,050 152,317 156,751 161,360 618,478
Bán hàng thu bán chịu 61,825 63,450 65,279 67,179 69,154
Tổng dòng thu 209,875 215,767 222,030 228,539 687,632
DÒNG CHI
Trả ngay tiền người 60,413 62,118 64,384 69,484 256,398
bán NVL
Trả tiền mua chịu 29,109 25,891 26,622 27,593 29,779
người bán NVL
Vật liệu phụ 1,388 1,440 1,494 1,559 5,881
Tiền lương lao động 29,286 30,213 31,187 33,133 123,818
Chi phí sản xuất chung 2,901 2,940 2,981 3,023 11,844
(trừ khấu hao)
Chi phí bán hàng 19,800 20,287 20,794 21,321 82,202
Chi phí quản lý doanh 7,896 8,079 8,269 8,467 32,711
nghiệp
Thuế TNDN & TNCN 17,714 18,134 18,568 19,036 73,453
phải nộp
Mua mới thiết bị 800 800
Chia cổ tức 58,564 58,564
Tổng dòng chi 169,307 169,102 174,299 242,180 389,274
Tổng tiền hiện có 55,568 102,233 149,964 136,323 313,359
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn dương qua các quý.
Điều này phần nào thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chính của công
ty. Tổng dòng thu tăng đều qua các quý và đặt tăng trưởng cao nhất vào quý 2 là
211,077 triệu đồng. Về tổng dòng chi đã có biến động lớn khi tăng mạnh vào quý
4. Nguyên nhân chính là do sự tăng nhanh của chi phí mua NVL, tiền mua NVL.
Điều này là dấu hiệu tốt khi cho thấy công ty đã có những hoạt động thúc đẩy bán
hàng, dẫn đến việc tăng mạnh doanh thu đồng thời dòng tiền thu về tăng tương
ứng. Sự tăng trưởng tổng tiền hiện có của công ty chứng tỏ rằng công ty đang có
kế hoach kinh doanh tốt và có xu hướng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh
hơn nữa trong các quý tới.

4.3.2 Bảng cân đối kế toán

DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - GIẢ ĐỊNH 2022


ĐẦU KỲ 01.01.2022 CUỐI KỲ 31/12/2022
CÁC CHỈ TIÊU
CUỐI KỲ 31.12.2021 CUỐI QUÝ 4.2022

TÀI SẢN    
Tiền 15,000 136,323
Phải thu khách hàng 61,825 69,154
Hàng tồn kho 525,000 866,993
Tài sản ngắn hạn khác 2,700 2,700
Phải thu dài hạn khác 2,600 2,650
Tài sản cố định 20,639 21,026
+ Nguyên giá 24,503 24,903
+ Giá trị hao mòn lũy kế (3,864) (3,877)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 627,764 1,098,847
NGUỒN VỐN
Phải trả người bán 29,109 29,779
Phải trả người lao động 5,500 377
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 2,500 3,800
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 503,534 508,266
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 87,121 278,313
+ Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm
trước 43,065 44,056
+ Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm nay 44,056 234,257
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 627,764 1,098,847
4.4 Phân tích các tỷ số tài chính
4.4.1 Phân tích tỷ số thanh toán
Bảng 4.15. Phân tích nhóm tỷ số thanh toán
CHỈ TIÊU 2022
1.Hàng tồn kho (triệu đồng) 866,993
2.Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 30,155
3.Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 1,075,171
Tỷ số thanh toán hiện hành (lần) 35.65
Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 6.90
Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng đảm bảo chi trả cho các khoản nợ
ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty. Trong khoản thời gian phân tích là năm
2022 , hệ số thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của công đạt 35.65 lần. Hệ số
thanh toán hiện hành của công ty ở mức cao và thể hiện một khả năng ấn tượng
trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Khi so sánh với các
công ty đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam Hải Hà cũng thể hiện sự
vượt trội của mình trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Với số liệu
này, ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện cho công ty vay các khoản
ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của công ty.

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty từ
các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh. Hệ số thanh toán
nhanh của công ty Hài Hà tại cuối năm 2012 là 6.9 lần, cho nên nếu loại bỏ hàng
tồn kho, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Hải Hà vẫn rất tốt. Hệ số
này của công ty đều lớn hơn 1 và có sự giảm đi rõ rệt so với hệ số thanh toán hiện
hành, cho thấy hàng tồn kho đóng góp tỷ lệ không nhỏ trong tài sản ngắn hạn của
công ty. Dù vậy, các tài sản có tính thanh khoản khác vẫn đủ đảm bảo cho các
nghĩa vụ nợ của Hải Hà. Nếu so sánh với chỉ số trung bình ngành, khả năng thanh
toán nhanh của Hải Hà cũng nằm trong nhóm đầu và có xu hướng ổn định lâu dài.

4.4.2 Phân tích tỷ số tài chính

CHỈ TIÊU 2022


1.Lãi vay (triệu đồng) -
2.Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 366,026
3.Tổng nợ (triệu đồng) 30,155
4.Vốn chủ sở hữu 786,579
5.Tổng tài sản (triệu đồng) 1,098,847
EBIT (triệu đồng) 366,026.30
Tỷ số nợ / vốn chủ sở hữu 0.04
Tỷ số nợ / tổng tài sản(%) 2.74%
Hệ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty Hải Hà đạt mức 2.74%.. Điều này thể
hiện công ty có chủ trương sử dụng nợ ở mức hợp lý và ổn định. Mức sử dụng nợ
của Hải Hà so với các công ty khác cùng ngành như Bibica là hơi thấp hơn mức
trung bình ngành. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty là rất
tốt khi có nguồn vốn tự có đảm bảo hơn 70% giá trị tổng tài sản và ít bị ảnh hưởng
khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty ở mức rất thấp, chỉ 4% vốn chủ sở
hữu tại thời điểm cuối năm 2022. Điều này cho thấy công ty có xu hướng sử dụng
vốn tự có để thực hiện các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất và nợ của công ty
chủ yếu là nợ trong ngắn hạn. Nợ vay ngắn hạn của công ty ở mức thấp hơn so với
nợ người cung cấp. Điều này thể hiện khả năng tài chính tốt của công ty.

4.4.3. Phân tích tỷ số hoạt động

CHỈ TIÊU 2022


1.Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh (triệu đồng) 883,540
2.Doanh thu thuần (triệu đồng) 883,540
3.Hàng tồn kho trung bình (triệu đồng) 695,996
4.Số ngày trong năm (ngày) 360
5.Tổng tài sản cố định thuần (triệu đồng) 21,026
6.Tổng tài sản (triệu đồng) 1,098,847
7.Khoản phải thu bình quân (triệu đồng) 65,490
Vòng quay tồn kho (lần) 1.27
Vòng quay khoản phải thu (lần) 13.49
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 42.02
Vòng quay tổng tài sản (lần) 0.80
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 26.68
Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản xác định số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản của Hải Hà đạt 0.8. Điều này là do tài sản
ngắn hạn của công ty tăng lớn trong năm 2022 (tăng 60% so với năm 2021) dẫn
đến vòng quay vốn không tăng trưởng tiếp.

Vòng quay hàng tồn kho

Tương tự như đối với vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho của Hải
Hả đạt 1.27 lần. Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa của công ty đang có
dấu hiệu chững lại so với tốc độ sản xuất của công ty. Nhưng điều này không ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động của công ty, và chủ yếu gây ra do sự tăng mạnh của
hàng tồn kho cuối kỳ, vì công ty dự trữ hàng để đáp ứng nhu cầu sản suất.

Vòng quay các khoản phải thu


Công nợ trung bình không quá 30 ngày, vòng quay các khoản phải thu đạt 13.49 do
trong năm công ty đẩy mạnh bán hàng để đạt mục tiêu doanh thu kế hoạch. Có thể
thấy điều đó qua tốc độ tăng trưởng doanh thu rất tốt qua 4 quý của Hải Hà trong
khi có sự cạnh tranh mạnh từ các hãng bánh kẹo trong và ngoài nước. Công tác
quản trị các khoản phải thu của Hải Hà trong điều kiện so sánh với các công ty
khác trong ngành và các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam được đánh giá ở
mức tốt.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định dựa trên doanh thu

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trên doanh thu hay vòng quay tài sản của công ty
vẫn giữ ổn định ở mức 42.02 lần. Điều này cho thấy Hải Hà quản lý và đầu tư tài
sản cố định của mình rất chặt chẽ có phương án rõ ràng, tính toán được lợi ích
mang lại cho công ty khi thực hiện đầu tư. So sánh với hiệu suất sử dụng tài sản cố
định của một công ty sữa khác tại Việt Nam là Hải Hà, Vinamilk thể hiện hiệu quả
đầu tư rất tốt so với các công ty khác trong ngành.

4.4.4. Phân tích khả năng sinh lời

CHỈ TIÊU 2022


1.Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 292,821
2.Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 786,579
3.Tổng tài sản trung bình (triệu đồng) 863,305
4.Doanh thu thuần (triệu đồng) 883,540
ROE 37.23%
ROA 33.92%
ROS 33.14%

You might also like