You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KỲ I MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021- 2022

Câu 1.  Cuối thế kỉ XVIII, hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân để
chống lại giai cấp tư sản là gì?
A. Mít tinh, biểu tình.
B. Bãi công.
C. Khởi nghĩa.
D. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

Câu 2.  Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ
XVIII- đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Đòi quyền lợi kinh tế trước mắt.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi làm 10 giờ/ ngày.
D. Đòi quyền bầu cử.

Câu 3. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã chỉ ra rằng: sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân là:
A. tạo nên cách mạng công nghiệp.
B. giúp tư sản tạo nên nền công nghiệp hiện đại.
C. lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. cùng với giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 4. Lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” được thể hiện trong tác
phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (8-1789).
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (2-1848)
C. Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (7-1776)
D. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (2-9-1945)

Câu 5.  Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của
việc đoàn kết công nhân trên toàn thế giới?
A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ
nghĩa Mác.
C. Cùng chung một mục đích là chống lại sự áp bức của CNTB.
D. Cuộc đấu tranh đã biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế
giới.
Câu 6.  Từ khi nào, ngày 1/5 hàng năm trở thành ngày Quốc tế lao động?
A. Từ năm 1914
B. Từ năm 1895
C. Từ năm 1890
D. Từ năm 1889

Câu 7.  Quốc tế cộng sản thành lập ngày 02-3-1919 tại:


A. Luân Đôn.
B. Pa-ri.
C. Mát-xcơ-va.
D. Béc-lin.

Câu 8.  Thuyết vạn vật hấp dẫn là phát minh lớn của nhà bác học nào?
A. Niu-tơn (Anh).
B. Lô-mô-nô-xốp (Nga).
C. Puốc-kin-giơ (Séc).
D. Đác-uyn (Anh).

Câu 9.  Nhà bác học nào đã nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm
về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và tính bất biến của các loài?
A. Niu-tơn (Anh).
B. Lô-mô-nô-xốp (Nga).
C. Puốc-kin-giơ (Séc).
D. Đác-uyn (Anh).

Câu 10.  Nhà bác học nào đã tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?

A. Niu-tơn (Anh).
B. Lô-mô-nô-xốp (Nga).
C. Puốc-kin-giơ (Séc).
D. Đác-uyn (Anh).

Câu 11.  Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ
XIX là gì? 
A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, ngư lôi, khí cầu…
B. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.
C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.
Câu 12.  Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII - đầu thế
kỉ XIX là gì?
 
A. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Phát triển nghề khai thác mở.
D. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Câu 13.  Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Rut-xô.

Câu 14.  Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ
XVIII - XIX là gì?
A. Giúp con người hiểu thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật
phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.

Câu 15.  Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
B. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, làm tăng hiệu quả làm đất và năng
suất cây trồng.
C. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
D. Áp dụng phương pháp canh tác mới.

Câu 16.  Thế kỉ XIX được mệnh danh là thế kỉ của:


A. máy móc và khoa học- kĩ thuật.
B. sắt, máy móc và động cơ hơi nước.
C. cơ khí tự động hóa.
D. máy hơi nước.

Câu 17.  Ở thế kỉ XIX, nguồn nhiên liệu mới được sử dụng chủ yếu trong công
nghiệp là:
A. than, củi.
B. năng lượng điện.
C. năng lượng mặt trời.
D. than đá, dầu mỏ.

Câu 18.  Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919, còn được gọi là:
A. Quốc tế thứ nhất.
B. Quốc tế thứ hai.
C. Quốc tế thứ ba.
D. Quốc tế thứ tư.

Câu 19.  Trong các phát minh về khoa học xã hội, phát minh nào đã cung cấp một
vũ khí lí luận sắc bén cho giai cấp công nhân?
A. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
C. chính trị kinh tế học tư sản.
D. chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 20. Ai là “Linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?


A. Các Mác
B. Ăng-ghen.
C. Lê-nin.
D. Rô-be-spie.

Câu 21.  Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực
dân”?
A. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
B. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
C. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
D. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

Câu 22. Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
A. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
B. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
C. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 23.  Từ sau 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước
A. Anh, Đức Nga.
B. Đức, Mỹ, Nga.
C. Mỹ, Đức, Anh.
D. Mỹ, Đức, Hà Lan.
Câu 24.  Nguyên nhân để kinh tế Đức phát triển nhanh sau năm 1871 là do?
A. Thu nhiều lợi từ chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
B. Tinh thần lao động sáng tạo của người dân.
C. Giai cấp tư sản nhanh nhậy đổi mới.
D. Bóc lột các thuộc địa.

Câu 25. Chủ nghĩa đế quốc Đức được mệnh danh là


A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Câu 26.  Trong 4 nước đế quốc điển hình cuối thế kỷ XIX- đầu XX, đế quốc nào có
nhiều thuộc địa nhất?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Mỹ.
D. Anh.

Câu 27.  Đế quốc được ví như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền
hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên
thế giới đó là đế quốc
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.

Câu 28.  Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX được mệnh danh là
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Câu 29.  Nước Mỹ có hai đảng thay nhau nắm quyền là


A. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
B. Đảng Dân chủ và đảng Cộng sản.
C. Đảng Cộng hòa và đảng Bảo thủ.
D. Đảng Dân chủ và đảng Tự do.

Câu 30.   Danh hiệu “vua ô tô”, “vua dầu mỏ”, “vua thép” là để chỉ các công ty độc
quyền khổng lồ ở đâu?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Đức.
D. Mỹ.

Câu 31.  Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia là thuộc địa của đế quốc
nào?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Đức.
D. Mỹ.

Câu 32.  Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga thất bại vì sao?


A. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.
B. Sai lầm về đường lối đấu tranh.
C. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.
D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.

Câu 33.  Quốc tế thứ hai (1889- 1914) thành lập tại


A. Luân Đôn.
B. Pa-ri.
C. Mát-xcơ-va.
D. Béc-lin.

Câu 34. “Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?


A. Các Mác
B. Ăng-ghen
C. Lê-nin
D. Xanh Xi-mông

Câu 34.  Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ
trước mắt của Đảng là gì?
A. Tiến hành cách mạng XHCN.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
C. Thành lập nhà nước vô sản.
D. Cải cách dân chủ.

Câu 35.  Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? 
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, binh lính,
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 36.  Giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) tồn
tại nhiều mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn nào sau đây là sâu sắc nhất?
A. Hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.
B. Sự phát triển kinh tế không đều nhau.
C. Sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”.
D. Sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”.

Câu 37. Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc?


A. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không có chiến tranh . (1)
B. Thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu. (2)
C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật. (3)
D. Các ý 1, 2 và 3

Câu 38. Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho
vay lãi”?
A. Pháp -chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi.
B. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài.
C. Ngoài việc bóc lột hệ thống thuộc địa Pháp còn thu được lợi nhuận từ chính sách
đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi nặng.
D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay.

Câu 39. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

Câu 40. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành
chính sách thâm độc nào?
A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ
B. Áp dụng chính sách "chia để trị",
C. Thi hành chính sách “ngu dân”.
D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.

Câu 41. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng
nề gì về mặt xã hội?
A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Câu 42. Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương
pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp bạo lực.
B. Dùng phương pháp thương lượng,
C. Dùng phương pháp ôn hòa.
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

You might also like