You are on page 1of 6

ÔN TẬP TUẦN 34

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:


Bài 1:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm
chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ
huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất
mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển
Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại
dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho
đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt
hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để
ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao,
gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm
ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước
uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh
với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết
quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu
Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền
với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083
ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc
đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái
đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI
Câu 1:Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành
vào ngày tháng năm nào?
A. 20 / 7/1519.
B. 20 / 9/1519.
C. 20 / 8/1519.
Câu 2: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
B. Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.
C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.
Câu 3:Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?
A. Không còn chiếc nào.
B. Còn 1 chiếc.
C. Còn 2 chiếc.
Câu 4:Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở
về?
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 5: Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào:
A. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu
B. Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu
C. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á -
Ấn Độ Dương – Châu Âu
Câu 6: Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 7:Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 8: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?
A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.
B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Câu 9: Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :
Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở
đảo thức ăn, nước uống.
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 10: Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám
hiểm.
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Bài 2:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bâ ̣n rô ̣n nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ câ ̣u con trai bé
bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ mô ̣t mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào
chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
Trông em giúp mẹ: 25 xu
Đổ rác: 1 đô la
Kết quả học tâ ̣p tốt: 5 đô la
Quét dọn sân: 2 đô la
Mẹ nợ con tổng cô ̣ng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn câ ̣u con trai đang đứng chờ với vẻ mă ̣t
đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lâ ̣t mă ̣t sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyê ̣n mỗi khi con ốm đau:
Miễn phí.
- Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn
phí.
- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt
mấy năm qua: Miễn phí.
- Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí
luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, câ ̣u bé vô cùng xúc đô ̣ng, nước mắt
lưng tròng. Câ ̣u nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, câ ̣u
đă ̣t bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thâ ̣t lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN
LẠI TRỌN VẸN. ”
Câu 1: Theo lời câ ̣u bé trong câu chuyên, ̣ mẹ đã nợ câ ̣u tổng cô ̣ng là
bao nhiêu đô la?
A. 14,57 đô la.
B. 14,75 đô la.
C. 41,75 đô la.
D. 41,57 đô la.
Câu 2: Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những viêc̣ tốt câ ̣u bé trong câu
chuyêṇ đã làm được và ghi lại để tính công?
A. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà.
B. Đổ rác, rửa bát, kết quả học tâ ̣p tốt, trồng cây trong vườn.
C. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông
em, đổ rác, kết quả học tâ ̣p tốt, quét dọn sân.
D. Kết quả học tâ ̣p tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, nấu
cơm chiều, cắt cỏ trong vườn.
Câu 3: Em hãy nêu một trong số những việc mà người mẹ đã làm cho
con được kể ra trong bài?
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 4. “Những điều vô giá” có nghĩa là gì?
A. Những điều không có giá trị.
B. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được.
C. Những điều chưa xác định được giá trị.
D. Những điều hết sức đơn giản.
Câu 5: Theo em, câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
Câu 6: Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuô ̣c thám
hiểm:
A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điê ̣n thoại, dụng cụ thể thao.
B. Va li, cần câu, bâ ̣t lửa, vũ khí, đồ ăn.
C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: Tìm chủ ngữ trong câu sau: “Ngày mai, tôi và các đồng chí lại
lên đường hành quân ra Bắc” .
A. Ngày mai.
B. Tôi.
C. Tôi và các đồng chí.
D. Lại lên đường hành quân ra Bắc.
Câu 8: Tìm và gạch chân trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
A. Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn.
B. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền
xanh thành đường viền hồng cánh sen.
C. Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn câ ̣u con trai đang đứng chờ.
D. Ở nhà, em thường giúp mẹ quét nhà.
Câu 9: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
1. Căn nhà trống vắng. a. Câu kể “Ai làm gì?”.
2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. b. Câu kể “Ai thế nào?”.
3. Bạn đừng giấu! c. Câu kể “Ai là gì?”.
4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy. d. Câu cầu khiến.
Câu 10: Đặt câu cảm bày tỏ sự thán phục cho tình huống sau: Cô
giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ bạn Hùng làm được.
___________________________________________________________
___________________________________________________________
___________________________________________________________
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Bài 1: Viết lại các câu thơ cho đúng chính tả sau khi điền vào chỗ
trống:
a) s hoặc x
Ai đem con …….….áo…….…ang…………ông

Để cho con ………..áo………...ổ lồng bay …….…a.

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
b) ong hoặc ông
D………..s…………..bên lở bên bồi
Cánh đ………..vàng…………..niềm vui đôi bờ.

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Bài 2: a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
(hoặc “Nhờ đâu?”) trong các câu sau:
(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo
cho anh em tôi ăn học.

(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng
xanh tốt.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ
đâu?”) cho các vế câu sau:
(1)_________________________________, Tuấn Anh bị cảm nắng.
(2)_________________________________, Lan Anh không trả lời được
câu hỏi của cô giáo
(3)_________________________________, bé Hoa mặc thêm áo len cho
búp bê.
(4)_________________________________, Nguyễn Ngọc Ký đã viết
chữ rất đẹp.

You might also like