You are on page 1of 2

TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

MÔN SINH HỌC 9


Năm học 2021 – 2022

I. Phạm vi ôn tập
- Chương 1: ADN và Gen
- Chương 2: Nhiễm sắc thể
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: a. Trình bày cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của
ADN, ARN, Prôtêin.
b. Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN.
Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
c. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như
sau:
-A–G–X–T–A–X–X–G–T–A–
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, hãy xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch
bổ sung với đoạn mạch đơn của phân tử ADN trên.
Câu 2: a. Trình bày đặc trưng của bộ NST, cấu trúc của NST. Phân biệt NST
thường và NST giới tính.
b. Trình bày diễn biến và kết quả quá trình nguyên phân, giảm phân.
c. Có quan điểm cho rằng: việc sinh con gái hay con trai do người mẹ
quyết định. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai?
Giải thích?
d. Em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế hiện tượng mất cân bằng giới tính
ở một số quốc gia có tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới.
Câu 3: Một đoạn gen có 130 chu kì xoắn. Số nuclêôtit loại A chiếm 520.
a. Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen trên.
b. Tính chiều dài của đoạn gen trên.
c. Tính số nuclêôtit từng loại (A, T, G, X) của đoạn gen trên.
d. Tính tổng số nuclêôtit của phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên.
III. Câu hỏi trắc nghiệm minh họa (không có trong đề thi)
Chọn phương án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Đơn phân của ADN là
A. nuclêôtit. B. axit amin. C. glucôzơ. D. axit
béo.
Câu 2: Chức năng của ARN vận chuyển (tARN) là
A. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
B. mang thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
C. thành phần cấu tạo nên màng tế bào.
D. thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 3: Prôtêin không có chức năng nào?
A. Chức năng cấu trúc. B. Xúc tác các quá trình trao đổi
chất.
C. Điều hòa quá trình trao đổi chất. D. Cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 4: Trải qua quá trình nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra
A. 4 tế bào con (n NST). B. 2 tế bào con (2n NST).
C. 2 tế bào con (n NST). D. 4 tế bào con (2n NST).
Câu 5: Trong quá trình giảm phân, tại kì giữa của lần phân bào I, các NST
kép
A. xoắn, co ngắn lại và diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng.
B. tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
C. trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào.
D. nằm gọn trong hai nhân mới.
Câu 6: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2
cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên
phân?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 7: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ
nào?
A. Kỳ trung gian B. Kỳ đầu
C. Kỳ giữa D. Kỳ sau
Câu 8: Trong quá trình nguyên phân, NST đóng xoắn cực đại và tập trung
thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì
cuối.
Câu 9: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng lẻ
B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại
D. Luôn luôn duỗi ra
Câu 10: Trải qua quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra
A. 4 tế bào con (n NST). B. 2 tế bào con (n NST).
C. 2 tế bào con (2n NST). D. 4 tế bào con (2n NST).

..............................................

You might also like