You are on page 1of 4

Xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng ( NT

10 thông số)
Phân tích nước tiểu với giấy thử: Đại cương.
1.1.1. pH.
Xét nghiệm đo pH nước tiểu dựa trên nguyên tắc chất chỉ thị màu kép đỏ methyl và xanh
bromothymol, kỹ thuật cho những màu sắc phân biệt rõ ràng với sự thay đổi của pH từ
5-9.
Xác định pH nước tiểu có thể giúp theo dõi và điều trị bệnh nhiễm trùng niệu cũng như sỏi
đường tiểu. Nước tiểu mới bài xuất, bình thường có pH hơi toan, vào khoảng 5,8 đến 6,2,
nước tiểu kiềm (pH 9) có thể nghĩ đến một sự nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn phân giải
urê, hầu hết thường gặp là Proteus mirabilis, các dòng khác như Klebsiella,
Pseudomonas… cũng có thể sinh urê và gây nên pH nước tiểu kiềm.
1.1.2. Tỉ trọng.
Tỉ trọng trong nước tiểu tỉ lệ với số lượng, tỉ trọng và trọng lượng của những chất hòa tan
trong nước tiểu. Xét nghiệm tỉ trọng phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu. Đo tỉ trọng của
nước tiểu có thể đánh giá khả năng cô đặc và pha loãng của thận.
Với sự hiện diện của chất chỉ thị màu (xanh bromothymol) nồng độ các chất điện ly tạo ra
các màu từ xanh lục qua xanh lá cây đến vàng nâu. Tỉ trọng nước tiểu bình thường ở khoảng
từ 1,012 đến 1,020, khi nước tiểu có pH = 7 hay lớn hơn thì tỉ trọng đo được cộng thêm
với 0,005. Khi sự hiện diện của protein giữa 100 và 500mg/dl hoặc nhiễm toan chuyển hoá
thì tỉ trọng nước tiểu có khuynh hướng gia tăng. Tỉ trọng nước tiểu có thể gia tăng vượt
quá gam màu (khi nồng độ glucose niệu lớn hơn 1000mg/dl  56mmol/l). Tỉ trọng nước
tiểu giảm dưới 1,005 trong bệnh đái tháo nhạt.
1.1.3. Nitrites.
Nước tiểu bình thường không chứa nitrites, tuy nhiên nhiều loại vi khuẩn gram âm có thể
biến đổi nitrates thành nitrites. Do đó xét nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện
khuẩn niệu.
Xét nghiệm dương tính với lượng nitrites từ 0,06 – 0,1mg/dl.
Có 3 yếu tố chính để xét nghiệm dương tính bao gồm: (1) sự hiện diện đủ số lượng vi khuẩn
khử nitrates, (2) sự hiện diện của nitrites trong nước tiểu và (3) vi khuẩn tiếp xúc với nước
tiểu trong khoảng thời gian thỏa đáng (thường là  4 giờ).
Nguyên nhân gây dương tính giả là dơ bẩn mẫu thử, điều này có thể gặp từ khâu sai sót
mẫu, lọ chứa bẩn, mẫu để quá lâu.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến kết quả âm tính giả bao gồm sự hiện diện của
những loại vi khuẩn không khử nitrates, sự hiện diện của những vi khuẩn khử nitrates thành
amoniac, thời gian lưu giữ nước tiểu ở bàng quang dưới 4 giờ, không dùng mẫu nước tiểu
vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, nước tiểu loãng ( nồng độ vi khuẩn thấp) nước tiểu toan
(pH  6), dùng vitamin C liều cao (lớn hơn 25mg/l), và sự hiện diện của urobilinogen. Xét
nghiệm dương tính rất có ý nghĩa và chứng tỏ nhiễm trùng niệu. Tuy nhiên một kết quả âm
tính không nói lên rằng khuẩn niệu không hiện diện.
1.1.4. Bạch cầu (tiểu mủ).
Xét nghiệm men esterase bạch cầu là một kỹ thuật tương đối mới để phát hiện tiểu mủ.
Men esterase được sản sinh từ bạch cầu có thể xúc tác sự thuỷ phân của ester indoxyl
carbonic acid cho ra indoxyl, indoxyl tạo thành sau đó phản ứng và oxy hoá muối
diazonium tạo ra sản phẩm làm thay đổi màu sắc (cho ra một màu tím).
Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của vi khuẩn, trichomonas hoặc hồng
cầu ( 1000/dl). Tuy nhiên độ nhạy của xét nghiệm giảm theo thời gian sau khi lấy mẫu,
do sự ly giải bạch cầu. Nguyên nhân thường thấy nhất làm cho xét nghiệm men esterase
bạch cầu dương tính giả là nhiễm bẩn mẫu thử, formaldehyde và màu nước tiểu. Kết quả
âm tính giả có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố như tăng trọng, glucose niệu ( 2g/dl), protein
niệu ( 500mg/dl), sự hiện diện của urobilinogen, thuốc (rifampin, nitrofurantoin,
phenazopyridine), vitamin C.
1.1.5. Máu.
Xét nghiệm này đo lượng hồng cầu, hemoglobin tự do từ hồng cầu ly giải và myoglobin.
Xét nghiệm dựa trên nguyên tắc hoạt động của hemoglobin giống như peroxidase. Giấy
thử thường biểu thị dưới 2 dạng những đốm lấm chấm màu và sự thay đổi màu (hồng cầu
tươi biểu thị trên ô thuốc thử bằng sự xuất hiện các đốm lấm chấm tương ứng của sự thay
đổi màu). Một sự hợp nhất các đốm lấm chấm xảy ra khi có trên 250 hồng cầu/ml.
Am tính giả trong xét nghiệm tìm hemoglobin có thể gia tăng nếu formalin hiện diện trong
mẫu thử. Dương tính giả thường gặp nhất là do sự lây nhiễm mẫu thử nước tiểu từ máu
kinh nguyệt của phụ nữ; tỉ trọng nước tiểu cao (do làm thay đổi nồng độ hồng cầu và gia
tăng nồng độ của hemoglobin), tập thể dục nặng mất nước nhiều, vitamin có khả năng tạo
ra những chất oxid hoá với nồng độ cao.
Độ nhạy giấy thử thường trên 90%, xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính khi mẫu thử
có từ 2-3 hồng cầu trong một quang trường. Điều này phản ánh xét nghiệm có kết quả âm
tính giả rất thấp, như vậy tỉ lệ dương tính giả cao. Dùng giấy thử để tầm soát các trường
hợp tiểu máu, bệnh đường tiểu, bệnh ác tính.
1.1.6. Glucose và ketones.

Tầm soát glucose niệu và ketones niệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các bệnh
nhân mắc bệnh tiểu đường.
Bình thường nước tiểu chứa lượng nhỏ đường khử, không phát hiện được bằng thuốc thử
thông thường. Trường hợp xuất hiện nhiều đường ra ngoài nước tiểu có thể nhất thời do ăn
nhiều đường trong cùng 1 lúc, do cảm xúc nhiều, đôi khi còn gặp trong thời kỳ thai nghén.
Trong một số trường hợp bệnh lý, đặc biệt trong đái tháo đường, glucose bài xuất ra ngoài
nước tiểu nhiều.

Ketones niệu thường không xuất hiện, tuy nhiên, kiêng ăn, đói, các trạng thái sau vận động,
phụ nữ mang thai có thể sản sinh ketones niệu, theo dõi ketones niệu liên tục có thể giúp
ích cho việc quản lý bệnh tiểu đường. Phát hiện glucose dựa trên phản ứng oxidase-
peroxidase. Kỹ thuật này đặc hiệu cho glucose, không phản ứng với lactose, galactose,
fructose hay các chất chuyển hoá của thuốc. Xét nghiệm có độ tin cậy giảm khi tỉ trọng và
nhiệt độ của mẫu thử tăng cao.
Vitamin C (50mg/dl) hoặc ketones ( 30mg/dl) trong nước tiểu có thể gây nên âm tính
giả khi glucose niệu khoảng 100mg/dl. Kết quả dương tính giả có thể gặp khi các chất sát
khuẩn có tính oxid hoá mạnh còn sót lại trong đồ hứa mẫu đựng nước tiểu.
1.1.7. Protein.
Thận bình thường bài tiết ra nước tiểu một lượng protein khoảng bằng hoặc dưới 150mg/24
giờ, hơn 95% protein lọc qua cầu thận được tái hấp thu trở lại ở ống thận.
Những thuốc thử trên giấy thử phản ứng nhạy với albumin hơn globulin, hemoglobin,
protein Bence Jones và mucoprotein. Phản ứng có độ nhạy với lượng protein khoảng
10mg/dl. Do đó nước tiểu của một người bình thường sẽ không phản ứng với giấy thử
tìm protein.
Phản ứng dương tính giả có thể xảy ra với mẫu nước tiểu kiềm (pH9), dùng
phenazopyridine (pyridium và azogantrisin), một số chất sát trùng, tỉ trọng nước tiểu quá
cao, mẫu thử sau khi xoa bóp tuyến tiền liệt, máu nhân tạo (truyền polyvinyl pyrrolidone),
penicilline liều cao, tolbutamide, paraaminosalicylic acid.
Phản ứng âm tính giả có thể xảy ra khi protein niệu có bản chất không phải albumin như
protein Bence Jones.
1.1.8. Bilirubin và Urobilinogen.
Các xét nghiệm về bilirubin và urobilinogen cung cấp thông tin liên quan đến sắc tố mật
lưu thông trong tuần hoàn.
Bình thường bilirubin không được tìm thấy trong nước tiểu với xét nghiệm giấy thử. Giấy
thử chỉ đo được khi lượng bilirubin lớn hơn 0,4 mg/dl. Một lượng nhỏ của bilirubin niệu
có thể tìm thấy trong những giai đoạn đầu của bệnh gan. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối của
bệnh gan bilirubin liên hợp tăng cao trong huyết tương, sự bài tiết bilirubin qua thận trở
nên có ý nghĩa hơn.
Urobilinogen bình thường bài tiết ra nước tiểu khoảng từ 1-4 mg/24 giờ. Urobilinogen
được tạo thành do sự thoái hoá của bilirubin liên hợp trong ruột từ các vi khuẩn. Hầu hết
urobilinogen được thải ra ngoài theo đường phân, một phần được tái hấp thu trở lại huyết
tương, về gan để được gan biến đổi thành bilirubin và tạo nên chu trình gan ruột, một lượng
nhỏ thoát ra khỏi sự biến đổi ở gan, lưu thông trong tuần hoàn và được bài tiết ở thận theo
đường tiểu.
Thiếu máu huyết tán và những bệnh tế bào gan là nguyên nhân tăng sắc tố mật trong máu
có thể dẫn đến tăng urobilinogen niệu. Ngược lại tắc mật hoàn toàn, tắc nghẽn tuần hòan
bên trong gan của sắc tố mật (thường là tắc đường mật) hoặc dùng kháng sinh làm thay đổi
ký sinh trong ruột có thể ngưng bài tiết urobilinogen niệu. Giấy thử có độ nhạy với lượng
urobilinogen niệu là 0,2mg/dl.
Đối với xét nghiệm bilirubin niệu, kết quả âm tính giả hoặc thấp giả xảy ra khi dùng một
lượng lớn vitamin C (liều 25mg/dl) hoặc mẫu nước tiểu để trực tiếp ngoài ánh sáng, các
nguyên nhân này thúc đẩy quá trình oxid hoá của bilirubin (cũng như urobilinogen) và như
vậy đưa đến đọc kết quả thấp giả hoặc âm tính giả.
Phenazopyridine có thể đưa đến kết quả dương tính giả vì nó có màu trong nước tiểu và trở
thành màu đỏ trong môi trường acid.
2. THỰC HÀNH
2.1. Nguyên tắc:
Giấy thử nước tiểu dựa trên nguyên tắc hóa học so màu, nó có thể xác định được tỉ trọng,
pH, bạch cầu, nitrite, protein, glucose, ketone, urobilinogen, bilirubin, máu.
Các giấy thử này rất nhạy, cho kết quả ngay tức thời, nhưng không đắt tiền. Tuy nhiên các
xét nghiệm phải được dùng và diễn giải một cách cẩn thận. Một số loại thuốc như xanh
methylene, nitrofurantoin, metronidazol, vitamin B complex có thể gây nên màu sắc nước
tiểu không bình thường bằng cách cản trở sự phát triển màu sắc tương ứng trên ô thuốc
thử.
Khi xét nghiệm, các ô thuốc thử trên giấy thử phải được nhấn chìm trong mẫu nước tiểu
tươi chưa quay ly tâm và sau đó phải được rút ra khỏi nước tiểu ngay để ngăn cản sự khuếch
tán của các thuốc thử vào trong nước tiểu. Khi giấy thử lấy ra khỏi lọ, gạt cạnh giấy thử
trên thành lọ để loại bỏ lượng nước tiểu dư bám trên giấy thử. Giấy thử nên đặt nằm ngang
cho đến thời điểm đọc kết quả. Đọc kết quả có thể bằng máy phân tích nước tiểu hoặc bằng
cách so sánh nó với màu sắc trên gam màu.

2.2. Xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng:


Giấy thử được nhấn chìm trong mẫu nước tiểu tươi chưa quay ly tâm và sau đó phải được
rút ra khỏi nước tiểu ngay để ngăn cản sự khuếch tán của các thuốc thử vào trong nước
tiểu. Khi giấy thử lấy ra khỏi lọ, gạt cạnh giấy thử trên thành lọ để loại bỏ lượng nước tiểu
dư bám trên giấy thử. Giấy thử nên đặt nằm ngang cho đến thời điểm đọc kết quả. Đọc kết
quả có thể bằng máy phân tích nước tiểu hoặc bằng cách so sánh nó với màu sắc trên gam
màu.

You might also like