You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
--- ---

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Đề tài: “BẠN SẼ MUỐN TRỞ THÀNH MỘT CON NGƯỜI KHÔNG
HẠNH PHÚC, HAY MUỐN LÀM MỘT CON CHÓ NHƯNG ĐƯỢC
SỐNG VUI VẺ? ”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đỗ Kiên Trung


Sinh viên thực hiện: Nhóm Dream Makers

TP HCM THÁNG 1/202


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………...i
PHẦN I. MỞ ĐẦU……………………………………………………...............................................1
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………...………………………………….1
1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………………………..1
1.3. Bố cục đề tài……………………………………………………………………………...1
1.4. Tóm tắt tiểu luận………………………………………………………………………...1
PHẦN II. NỘI DUNG………………………………………...……………………………………..2
2.1. Chương I. Cơ sở lí luận về con người và hạnh phúc……………………………………….2
2.1.1. Khái niệm về con người và bản chất con người ……………………………………......2
2.1.2. Khái niệm về hạnh phúc, các quan điểm cơ bản của triết học Mác về hạnh phúc
…………………………………………………………………………………………………………2
2.1.2.1. Khái niệm về hạnh phúc…………………………………………………………..2
2.1.2.1. Quan điểm duy vật của triết học Mác về hạnh phúc............................................2
2.1.2.1.1 Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ cá nhân – cộng đồng………………….2
2.1.2.1.2. Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ toàn diện và lịch sử cụ thể…………...3
2.1.2.1.3 Hạnh phúc vận động trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập……………..3
2.1.2.1.4. Hạnh phúc là một quá trình…………………………………………………3
2.2. Chương II. Vận dụng quan điểm triết học Mác về hạnh phúc giải quyết tình huống thực
tiễn…………………………………………………………………………………………………….3
PHẦN III. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………7
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………...…7
THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Thị Hoàng Oanh 31201021259
2 Đỗ Hồ Kim Kha 31201021095
3 Đặng Như Quỳnh 31201021300
4 Nguyễn Thị Hải 31201024914
5 Trần Đăng Hồng Ngọc 31201020409

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “Bạn sẽ muốn trở thành một con người không hạnh phúc,
hay muốn làm một con chó nhưng được sống vui vẻ?”, bên cạnh sự nỗ lực của các thành viên trong
nhóm đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tòi, học hỏi những nội dung liên quan đến đề
tài, chúng em luôn nhận được sự hướng dẫn, dạy dỗ tâm huyết từ giảng viên bộ môn triết học Mác-
Lênin - Tiến sĩ Đỗ Kiên Trung. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy vì đã giúp chúng
em tích lũy thêm kiến thức và có được cái nhìn sâu sắc, hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Qua bài tiểu
luận này, nhóm em muốn trình bày quan điểm về hạnh phúc thông qua tư tưởng triết học Mác-
Lênin.
Kiến thức là vô hạn còn sự tiếp nhận của mỗi con người thì luôn tồn tại những hạn chế nhất
định, vậy nên dù cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng
góp nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ
thầy để từ đó có thể rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn trong những lần làm đề tài nghiên cứu tiếp theo,
không chỉ với bộ môn triết học mà còn với những môn học sau trong suốt quá trình học trên giảng
đường. Một lần nữa, chúng em cảm ơn thầy rất nhiều, kính chúng thầy sức khỏe, thành công, và luôn
là người thầy tâm huyết trong sự nghiệp trồng người của mình!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020
Nhóm sinh viên thực hiện: Dream Makers
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Từ bao đời nay, nhân loại vẫn hằng mơ ước xây dựng một xã hội, trong đó tự do, hạnh phúc,
cái thiện, cái đẹp ngự trị tuyệt đối và đã không ngừng đấu tranh để từng bước thực hiện khát vọng
này. “Quyền được mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền được nêu trong “Tuyên ngôn độc
lập” của nước Mỹ năm 1776, trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp
năm 1791và “Tuyên ngôn độc lập” của nước ta năm 1945. Đó không chỉ là khát vọng tự nhiên của
con người mà còn là một trong những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Song, bàn về mưu cầu
hạnh phúc không chỉ là bàn về vấn đề đạo đức và chính trị, nó còn là một vấn đề triết học được tranh
luận trong suốt chiều dài lịch sử.

Nhận thấy tính cần thiết của vấn đề này, nhóm sinh viên chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Bạn sẽ muốn trở thành con người không hạnh phúc, hay làm một con chó nhưng được sống vui
vẻ?”. Đề tài đã đặt ra những trăn trở, suy tư về khát vọng hạnh phúc mà để trả lời ta cần đào sâu vào
nội tâm để hiểu được ý nghĩa đích thực của hạnh phúc. Có thể có nhiều cách tiếp cận ở nhiều góc độ
khác nhau, từ các nhà triết học khác nhau trong lịch sử nhưng ở đây, chúng tôi đã vận dụng quan
điểm triết học Mác – Lênin vì nó dựa trên nền tảng nhân sinh quan duy vật và biện chứng nên quan
điểm tương đối toàn diện và đúng đắn để trả lời cho câu hỏi này.

1.2. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lí luận của đề tài luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của triết học Mác – Lênin.
Về phương pháp, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, logic
và lịch sử, đối chiếu và so sánh, quy nạp và diễn dịch, kết hợp lý luận với thực tiễn.

1.3. Bố cục đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương.

1.4. Tóm tắt tiểu luận


Con người ở bất kì thời đại nào cũng đều theo đuổi cuộc sống hạnh phúc và hạnh phúc luôn
là mục đích tối hậu mà con người kiếm tìm. Thậm chí, có người sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được
nó. Tuy nhiên, nghịch lí là càng mưu cầu ta lại càng khó có được hạnh phúc. Tại sao một con vật dễ
dàng cảm thấy vui vẻ trong khi con người lại luôn thấy mình bất hạnh? Nếu được lựa chọn, người ta
có chấp nhận sự bất hạnh của một con người hay sẵn sàng đánh đổi bản thân để được sống vui vẻ?
Liệu việc đạt được hạnh phúc có phải là mục đích cao cả nhất hay còn nhiều điều đáng giá hơn để ta
đánh đổi? Và làm thế nào để con người có được hạnh phúc viên mãn? Những câu hỏi đó sẽ lần lượt
được giải đáp ngay trong bài tiểu luận này. Chúng tôi sẽ đưa ra lựa chọn mà chúng tôi cho là đúng
đắn và dựa trên cơ sở lí luận của tư tưởng triết học Mác- Lenin về con người và hạnh phúc để luận
giải, chứng minh quan điểm của mình.

1|Page
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận về con người và hạnh phúc
2.1.1. Khái niệm về con người và bản chất con người
 Con người là thực thể sinh học – xã hội

- Con người là một sinh vật có tính xã hội. Về phương diện thực thể sinh học, con
người vẫn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học. Nhờ có lao động sản
xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể có lý tính, có “bản
năng xã hội”. Khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.

 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình

 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại
là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người.

 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

- Các quan hệ xã hội (quá khứ, hiện tại, vật chất, tinh thần…) tổng hòa tạo nên bản chất
của con người.
- Các quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.

2.1.2 Khái niệm về hạnh phúc và các quan điểm cơ bản của triết học Mác về hạnh
phúc
2.1.2.1. Khái niệm về hạnh phúc
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Hạnh phúc là “khái niệm chỉ trạng thái con
người thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa của mình”. Hạnh phúc “là hình thức cảm tính
của lí tưởng, lí tưởng nói lên khát vọng của con người, còn hạnh phúc là sự thỏa mãn khát vọng ấy.”

2.1.2.2 Các quan điểm cơ bản của triết học Mác về hạnh phúc
2.1.2.2.1 Quan điểm duy vật của triết học Mác về hạnh phúc
Triết học Mác “phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính chất ảo tưởng, cực đoan.”
Theo quan điểm của các nhà triết học Mác – Lênin, “nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt
động thực tiễn của con người tạo nên”. Đó chính là hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội,
các hoạt động nghiên cứu khoa học để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của
con người, đồng thời làm biến đổi bộ mặt của thế giới hiện thực.

2.1.2.2.2 Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ cá nhân – cộng đồng
Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc cộng đồng vì theo C.Mác và Ph.Ăngghen
“Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện
những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân.”

2.1.2.2.3 Hạnh phúc nằm trong mối quan hệ toàn diện và lịch sử cụ thể
2|Page
Trong đời sống của con người tựu chung có hai nhu cầu cơ bản, là nhu cầu vật chất và nhu
cầu tinh thần. Vì vậy, khi nghiên cứu phạm trù hạnh phúc, cần phải có cái nhìn toàn diện để có thể
đưa ra kết luận hợp lí. Đồng thời, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, yêu cầu hạnh phúc của con
người cũng khác nhau.

2.1.2.2.4 Hạnh phúc vận động trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập
Theo quan điểm biện chứng của C. Mác và Ph. Ăngghen, các sự vật và hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội đều chứa đựng mâu thuẫn, đều vận động trong các mặt đối lập; mâu thuẫn được
thường xuyên giải quyết và thường xuyên được khôi phục lại. Hạnh phúc cũng vậy, nó luôn gắn liền
với mặt đối lập của nó là “đau khổ”. Muốn hạnh phúc thì trước tiên phải chấp nhận trải qua đau khổ,
bất hạnh.

2.1.2.2.5 Hạnh phúc là một quá trình


Quan điểm duy vật biện chứng mácxít luôn luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình
vận động, phát triển của chúng. Vấn đề hạnh phúc cũng vậy, luôn vận động, phát triển. Hạnh phúc
của cá nhân không chỉ thể hiện ở việc thỏa mãn nhu cầu, đạt được mục đích, mà là một quá trình con
người không ngừng phấn đấu, từ chỗ đặt ra mục đích, tìm kiếm phương tiện, đến việc phấn đấu thực
hiện và đạt được mục đích đó.

2.2. Vận dụng quan điểm triết học Mác về con người và hạnh phúc giải quyết tình
huống thực tiễn
Suy cho cùng, tất cả ý nghĩa, giá trị, niềm vui của cuộc sống mà chúng ta cảm thấy đều
được gói ghém trong khái niệm hạnh phúc. Đó là một khái niệm triết học rộng lớn phản ánh mục tiêu
phát triển của toàn nhân loại. Nhưng trong bước đường tìm kiếm hạnh phúc của đời mình, con người
lại giới hạn khái niệm ấy thành những mục tiêu rất hạn hẹp và cụ thể, ví dụ như quy hạnh phúc thành
khoái lạc, giàu sang, tình yêu hay danh dự… Thậm chí, theo như quan điểm của Mác, cùng một cá
nhân nhưng vào mỗi hoàn cảnh khác nhau lại có quan niệm về hạnh phúc trái ngược: nếu nghèo đói,
hạnh phúc là trở nên giàu sang; nếu đau ốm, hạnh phúc là có một sức khỏe tốt; nếu lạnh lẽo hay cô
đơn, họ sẽ ước mong hơi ấm hay sự gần gũi với người khác làm hạnh phúc… Con người lại hay mắc
phải sai lầm khi cố gắng theo đuổi quá nhiều thứ, tự mắc mình vào quá nhiều sự ràng buộc phức tạp.
Được ăn ngon, mặc đẹp rồi vẫn không đủ, ta lại phải có nhà, có tiền, có xe hơi, có danh vọng… Cả
một đời người là mải miết truy cầu, có thứ này rồi lại muốn có thứ đẹp hơn, tốt hơn, to hơn, giá trị
hơn. Đôi khi ta quên mất rằng, chẳng có hạnh phúc nào tồn tại vĩnh cửu và một khi thứ hạnh phúc
nhất thời biến mất đi, ta hụt hẫng và cảm thấy mình là người bất hạnh.
Cũng bởi vậy, trong khi con người phải vật lộn để có được hạnh phúc thì niềm vui đối với
một con chó nhỏ lại không quá xa xỉ, chỉ đơn giản là được ăn no, ngủ kĩ, đôi khi là được thể hiện tình
cảm và chơi đùa cùng chủ nhân. Nó sẽ không phải bận tâm về cuộc sống bên ngoài, hay phải đấu đá,
tranh giành tiền tài, địa vị… Một chú chó vui vẻ có thể nằm dài thư giãn cả ngày ngoài bãi cỏ để mặt

3|Page
trời sưởi ấm hay hí hửng chỉ với một hành động nhỏ của con người dành cho như xoa đầu, bứt tai
cho đến gãi bụng hay nựng cằm… Niềm vui của nó giản đơn biết bao!
Tuy nhiên, dù cuộc sống của một con vật vui vẻ, dễ dàng là thế, tôi vẫn xin được chọn làm
một con người, dẫu rằng không hạnh phúc.
Trước hết, hãy xem xét lại định nghĩa của hạnh phúc: Hạnh phúc là “khái niệm chỉ trạng thái
con người thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa của mình”. Như vậy, hạnh phúc hay bất
hạnh chẳng qua chỉ là một loại cảm giác, trạng thái của con người tự đặt ra cho mình mà chỉ cần suy
nghĩ khác đi, cảm xúc mà ta cảm nhận trong cùng một thời điểm lại khác nhau. Quả thật, có nhiều
người không hạnh phúc vốn chẳng phải do họ thiếu thốn gì. Dù được hưởng mọi thứ tiện nghi, cuộc
sống thật đầy đủ, thế nhưng họ vẫn không hài lòng với số phận mình, tự làm cho mình phải khổ sở vì
ganh tị hay tưởng tượng ra bất cứ một lý do nào. Là họ tự tạo ra khổ đau cho mình chỉ vì không đủ
sức suy nghĩ một cách lành mạnh. Nếu họ biết thay đổi cách nhìn vào mọi sự vật thì các niềm day
dứt đó cũng sẽ tan biến ngay: mở rộng lòng mình để yêu thương từng cọng cỏ, hạt cát, hay lắng nghe
tiếng nô đùa hồn nhiên của đàn trẻ… cũng đủ giúp mình xóa bỏ những sự lo âu và đau buồn vô cớ
trong nội tâm. Cách nhìn vào một vài nét chi tiết đó của thế giới xung quanh không phải là để đánh
lạc hướng tâm thức mình mà là những sự chú tâm nho nhỏ giúp mình hướng vào hiện thực và sống
với hiện thực qua một khía cạnh tích cực nào đó của nó và của cả chính mình.
Cũng có nhiều người phải khổ sở vì các nguyên nhân chính đáng hơn, chẳng hạn như ốm
đau, lâm vào cảnh cơ hàn, là nạn nhân của thiên tai, hoặc bị ngược đãi hay bị đối xử bất công. Thế
nhưng, thêm một lần nữa, cũng xin nhắc lại là họ cũng có thể biến cải được tình trạng đó của họ. Nếu
các khó khăn thuộc mặt vật chất thì họ phải tự xoay sở, chẳng hạn như tố cáo đích danh những kẻ đối
xử tàn tệ với mình, đưa họ ra tòa để đòi bồi thường, hoặc nếu thiếu ăn thiếu mặc thì phải ra sức làm
vìệc. Trên phương diện tinh thần thì phải tạo ra cho mình một tầm nhìn tích cực hơn… Dù lâm vào
bất cứ một hoàn cảnh nào thì mình cũng vẫn có thể nhận định nó qua một góc nhìn tích cực hơn và
giữ vững các ý nghĩ ấy trong tâm thức. Đó là cách có thể làm vơi bớt đôi chút những sự đớn đau
đang hành hạ mình.
Theo quan điểm biện chứng của C. Mác và Ph. Ăngghen, các sự vật và hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội đều chứa đựng mâu thuẫn, đều vận động trong các mặt đối lập; mâu thuẫn được
thường xuyên giải quyết và thường xuyên được khôi phục lại. Hạnh phúc cũng vậy, nó luôn gắn liền
với mặt đối lập của nó là “đau khổ”. Con người có hưởng thụ thì trước hết phải có lao động, muốn
được sung sướng thì phải chịu cực nhọc. Không có thành công nào mà không trải qua thất bại. Nếu
khuôn mặt của bạn được sưởi ấm bởi ánh mặt trời, hay trái tim của bạn bị ướt vì mưa, hãy nhớ rằng
tất cả những thứ ấy đều là một phần của dòng chảy cuộc sống. Hãy trân quý những khoảnh khắc
hạnh phúc và mạnh mẽ vượt qua những khoảnh khắc đau khổ. Đừng cố gắng tránh né những trải
nghiệm “buồn” hoặc “tiêu cực”, và mù quáng theo đuổi “hạnh phúc”. Có thể trưởng thành và biết
cách sống cùng với những thứ tích cực và tiêu cực – đó mới là ý nghĩa thực sự của “hạnh phúc”.

4|Page
Bất hạnh là điều không ai lựa chọn nhưng cuộc sống đâu chỉ có bất hạnh tiêu cực, có những
nỗi đau vô cùng đáng giá mà người ta cam tâm chấp nhận. Vì lẽ sống, lí tưởng và vì hạnh phúc của
người khác. Nghịch lí chăng? Không! Đó là người mẹ phi thường Nguyễn Thị Liên từ chối điều trị
ung thư giai đoạn cuối để giữ con, hay đó là hàng triệu thương binh, tử sĩ quyết hy sinh xương máu
để bảo vệ tổ quốc, giữ tính mệnh đồng bào mà bao đời lịch sử ghi danh….Cuộc sống xung quanh ta
vẫn ẩn chứa nhiều những sự hy sinh như vậy. Tôi gọi đó là “những bất hạnh xứng đáng” vì những
con người ấy dù chịu muôn ngàn tổn thương, đau khổ vẫn quyết hy sinh, đánh đổi hạnh phúc của
mình vì người khác. Đúng như C. Mác đã cho rằng hạnh phúc của cá nhân không thể tách rời khỏi
cộng đồng. Mỗi cá nhân vừa là người tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, vừa là người làm nên hạnh
phúc cho toàn xã hội, bởi, cá nhân chỉ thật sự có hạnh phúc khi họ được sống trong một cộng đồng
mà mọi người đều có hạnh phúc. Nên nếu phải hy sinh hạnh phúc vì lí tưởng, vì người khác như vậy,
tôi cam tâm đánh đổi, thay vì sống một cuộc đời vị kỉ, chỉ biết vun vén hạnh phúc của riêng bản thân
mình.
Bên cạnh đó, một con người không hạnh phúc có thể thay đổi để trở nên hạnh phúc, nhưng
một con vật, cuộc đời vui vẻ của nó liệu có được công nhận như hạnh phúc chân chính?
Nếu hạnh phúc là một quá trình vận động và phát triển không ngừng để đạt được mục đích thì
vui vẻ chỉ là một trạng thái hưởng thụ niềm vui. Vui vẻ là một trải nghiệm ngắn hạn, thường là bất
ngờ, không chính thức, thư giãn não và nói chung là không có mục đích. Khi bạn xem một bộ phim
hài, bạn thấy một tình tiết hài hước, bạn cười, đó là vui vẻ. Vui vẻ chỉ là một khoảnh khắc, nó quá
hẹp so với phạm trù hạnh phúc. Nếu vui vẻ là một trạng thái cảm xúc chỉ chung cho tất cả sinh vật
sống thì hạnh phúc là trạng thái cảm xúc bậc cao chỉ có ở con người.
Theo quan điểm của Mác, “nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của
con người tạo nên”. Đó chính là hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, các hoạt động nghiên
cứu khoa học để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời
làm biến đổi bộ mặt của thế giới hiện thực. Con vật thì không làm được vậy. Ta biết chó đào bới để
tạo ổ, tìm kiếm mục tiêu hay giấu thứ gì đó và nhất định làm theo cùng cách từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Những gì nó làm xuất phát từ bản năng và chỉ là phương thức buộc nó phải làm để tồn tại
chứ không phải là sản phẩm của lao động, vốn đòi hỏi lý trí. Động vật không nỗ lực để tạo ra hạnh
phúc. Trái lại, để cải tiến đời sống của mình, con người không ngừng tư duy, lao động, sáng chế.
Vậy nên, có thể cho rằng chỉ con người mới sở hữu hạnh phúc đích thực.
Con người khác với con vật vì có nhân cách và trí tuệ. Một con vật có thể vui vẻ đến mức
nào khi nó sống hoàn toàn bằng bản năng và không có chút lí trí nào kiểm soát hành vi?
Bạn hãy quan sát đời sống của một con chó. Nó có thể có đời sống rất nhàn nhã, vô lo vô
nghĩ nhưng điều đáng ngại cũng chính nằm ở đó. Con chó hay các con vật khác lớn lên chỉ với sự
tăng lên về nhu cầu bản năng mà không có nhu cầu hiểu biết vì sao có ngày và đêm, có mùa xuân
xanh tươi hay mùa đông lạnh lẽo. Nó lớn lên mà không cần biết đến nỗi đau của những con chó già
ốm yếu cũng như đám chó con đã được no ăn. Đối với nó những điều đó là không cần thiết và không
5|Page
quan trọng. Đời sống phát triển của một con chó là: thân xác to lên, tham muốn xác thịt vật chất tăng
lên nhưng trí tuệ và đạo đức thì không tăng.
Nhưng đời sống của một con người thì sao? Theo năm tháng trưởng thành, những nhu cầu
của một con người xuất hiện. Ta có một thân xác to lớn hơn, với một tinh thần yêu thương mạnh mẽ
hơn và trí tuệ sáng suốt hơn bước vào cuộc sống học tập và làm chủ đời mình. Ta biết rèn luyện để
có thân hình khoẻ mạnh, hiểu rằng mình có nhu cầu mạnh mẽ những thức ăn cho tâm hồn… là kiến
thức, trải nghiệm của cuộc đời để nuôi sống phát triển trí tụê, biết tại sao có ngày và đêm, có mùa
xuân xanh tươi và mùa đông lạnh lẽo…. Cũng như ta biết quý giá bàn tay lao động cống hiến làm
đẹp cho cuộc đời và coi thường, tránh xa những âm mưu ích kỷ chỉ biết tranh giành chiếm đoạt cho
bản thân. Ta cũng biết tìm kiếm niềm vui chung với mọi người bằng tinh thần yêu thương, đoàn kết,
giúp đỡ nhau, cùng cất lên tiếng hát từ trong trái tim để ca ngợi hoà bình, tình yêu là hạnh phúc.
Không giống như con vật, đời sống phát triển của một con người là: thân thể lớn lên cùng với sự lớn
mạnh của trí tuệ và đạo đức. Chính những điều ấy mới góp phần tạo nên cuộc sống hạnh phúc đích
thực mà không một con vật nào ngoài con người đạt được.
Chính từ những lí do kể trên, nếu được lựa chọn, tôi vẫn muốn trở thành một con người tuy
không hạnh phúc nhưng sẽ nỗ lực để vươn tới hạnh phúc thay vì làm một con chó sống một cuộc đời
vui vẻ nhưng vô nghĩa.
Vậy làm sao để có được hạnh phúc? Jeff Bezos có câu: “Cuối cùng, cuộc đời chính là lựa
chọn của chúng ta”. Đúng thế, việc bạn quyết định sống hạnh phúc hay không đều nằm ở bạn. Để
thực sự hạnh phúc hãy ngừng theo đuổi hạnh phúc vĩnh cửu. Khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để
mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng
với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Khoảng cách giữa hạnh phúc và bất hạnh
thực ra chỉ là một ranh giới rất mỏng manh. Nếu bạn biết quý trọng những gì bạn đang có thì nó sẽ là
hạnh phúc, còn không, sẽ là ngược lại khi bạn thấy cuộc sống thật tăm tối với những bất hạnh luôn
bám chặt lấy bạn. Do vậy, tạo được sự cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đời
sống cá nhân và xã hội, giữa gia đình và sự nghiệp, sống chơn chánh, lấy điều thiện làm gốc, chăm lo
cho đời sống tâm hồn, biết cảm nhận niềm an vui trong hiện tại, chính là căn bản của hạnh phúc và
cũng là sự thành đạt đích thực mà mọi người đang cần. Ngay từ hôm nay, hãy học cách trân trọng
cuộc sống và yêu quý những điều bình dị mà vô giá, hạnh phúc ắt sẽ mỉm cười với ta!

PHẦN III. KẾT LUẬN


6|Page
Tạo hóa ban tặng cho con người những đặc quyền mà không một sinh vật nào trên thế gian này
có được, đó là quyền tự do mưu cầu hạnh phúc. Vậy hà cớ sao ta lại chối bỏ nó? Bài tiểu luận của
chúng tôi đã giải quyết vấn đề đặt ra: lựa chọn hạnh phúc đích thực của con người, đồng thời luận
giải, khẳng định tính đúng đắn của quan điểm đó. Thà rằng chọn làm một con người tuy không hạnh
phúc nhưng sẽ nỗ lực để vươn tới hạnh phúc hơn là làm một chú chó sống cuộc đời vui vẻ nhưng lại
chẳng bao giờ hiểu được khái niệm hạnh phúc địch thực. Quan điểm của triết học Mác-Lênin cho
rằng “ Nguồn gốc hạnh phúc xuất phát từ thực tiễn đời sống” và “hạnh phúc không tồn tại riêng rẽ,
chỉ khi ta đặt nó trong mối liên hệ không ngừng chuyển động thì ta mới thấy sự tồn tại của nó”. Để
có được hạnh phúc viên mãn, con người cần thay đổi quan niệm của bản thân về hạnh phúc, gắn kết
hạnh phúc của mình với hạnh phúc của mọi người xung quanh, học cách hạnh phúc với những gì
mình đang có trong khi đang theo đuổi những gì mình mơ ước. Hãy sống lạc quan, tích cực lên rồi
hạnh phúc sẽ gõ cửa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Kinh tế HCM (2020)
2. “Quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ở
nước ta hiện nay” (2015). https://xemtailieu.com/tai-lieu/quan-diem-cua-triet-hoc-mac-ve-
van-de-hanh-phuc-voi-viec-giao-duc-loi-song-cho-the-he-tre-o-nuoc-ta-hien-nay-
47298.html?fbclid=IwAR3HTihujDGCYuWJPxvK6TngKFujnH3VIGApU1DycAE-
ynIMb1b5jDKTNs. Được đăng tải từ 2/8/2015
3. Bất hạnh – Phật học ứng dụng. https://thuvienhoasen.org/a31001/bat-hanh . Được đăng tải từ
1/1/2019
4. “Giữa con người và con vâ ̣t khác nhau ở điểm nào?” – Chungta.com.
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra
cuu/giua_con_nguoi_va_con_vat_khac_nhau_o_diem_nao-6.html Được đăng tải từ
21/7/2005
5. “Con người và con vật” – vanhoabkc. https://sites.google.com/a/bkc.vn/thanh/02-tong-hop-
bai-bkc/san-pham-cua-hoc-sinh---student-s-product/con-nguoi-va-con-vat Được đăng tải từ
28/6/2018

7|Page
8|Page

You might also like