You are on page 1of 18

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế
thế giới, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thử thách và những rủi ro không thể
lường trước được. Các doanh nghiệp việt Nam còn quá non trẻ và chưa có những hiểu
biết nhất định về nền thị trường này. Và một vấn đề được đặt ra ở đây là những thiệt
hại do rủi ro văn hóa xá hội, pháp lý gây ra.
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật, nền văn hóa riêng biệt. Nếu một
nhà quản trị kinh doanh quốc tế chỉ thông hiểu pháp luật, văn hóa xã hội nước mình mà
ít am hiểu các nước khác thì dễ gặp rủi ro. Trong trường hợp ngay cả pháp luật nước
mình cũng không nắm vững thì thật vô cùng nguy hiểm. Do vậy cần nghên cứu đẻ nắm
vững pháp luật, văn hóa xã hội nước mình và đối tác.
Thực tế thời gian qua cho thấy, do chưa có sự am hiểu về văn hóa xã hội, pháp
lý nước ngoài và quốc tế, việc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp chưa được thực hiện
tốt nên các doanh nghiệp đã phải đối mặt với các rủi ro và chịu thiệt hại không đáng có
về tài chính cũng như uy tín doanh nghiệp.
Với những lý do trên nhóm chúng tôi nghiêm cứu chủ đề “ nghiên cứu rủi ro
dưới tác động của yếu tố Văn hóa Xã hội Luật pháp. Liên hệ 1 doanh nghiệp”. Trong
quá trình thywcj hiện bài thảo luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm,
mong cô góp ý để bài được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn cô!
I. Cơ sở lý thuyết
1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh.
I.1. Khái luận về rủi ro
I.1.1. Khái niệm về rủi ro.
Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn liền với thực tiễn đời sống con người và ước
vọng của con người.
Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một biến cố không lường trước được đó là
biến cố mà hoàn toàn không chắc chắn.
Từ đó có thể kết luận rằng rủi ro là sự biến động tiền ẩn ở những kết quả, nó luôn
gắn liền với sự bất định đó là sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương
lai của mỗi chủ thể.
I.1.2. Quan điểm hiện đại về rủi ro.
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính
tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có
thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có
thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những
cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Rủi ro là cơ hội, là cơ may và vận may gắn liền với đời sống, gắn liền với ước vọng
của mỗi con người.
Rủi ro và cơ hội, may mắn và không may mắn là hai mặt đối lập nhưng thống nhất
trong một thực thể.
I.1.3. Quan điểm truyền thống về rủi ro.
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm, nó được
xem là điều không lành, điều không tốt bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản
hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài dự kiến xay ra trong quá trình kinh
doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp.
Tóm lại theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan tới nguy hiểm.
I.1.4. Đặc trưng của rủi ro.
Tính đối xứng của rủi ro: Rủi ro có tính đối xứng hoặc không đối xứng, điều này
tùy thuộc vào quan điểm mỗi người với rủi ro và hậu quả của nó.
Đối xứng không phải lúc nào tính bất định cũng đem lại rủi ro.
Không đối xứng: con người có thể nắm được sự bất điịnh biến rủi thành may.
Tần số xuất hiện rủi ro là thông số phản ánh việc rủi ro xảy ra trong một thời gian
nhất định.
Biên độ rủi ro là thông số phản ánh việc thiệt hại mà rủi ro gây ra của mỗi lần xảy
ra rủi ro.
I.2. Rủi ro trong kinh doanh.
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh
doanh gây ra những khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu
và tàn phá các thành quả đang có bắt buộc phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực,
thời gian trong quá trình phát triển của mình.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh.
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
Bất lợi của môi trường kinh tế: lạm phát, suy thoái kinh tế, ... gây tổn thất cho
doanh nghiệp. Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát
triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa
dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công
bằng chỉ nằm trên giấy… Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một
nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. của
công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng
thích ứng với đổi mới.
Sự không ổn định chính trị: thay đổi thể chế, các chính sách, thủ tục rườm ra...Môi
trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp,
người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo
chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công. đình công, thường
xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích
mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng… đều gây nguy cơ rủi ro
cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư hoặc tệ
hại hơn, kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cả
nền kinh tế, xã hội.
Yếu tố về văn hóa, xã hội: ứng xử, thói quen.... môi trường xã hội, từ cấu trúc xã
hội, dân số, dân cư. Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các
thang giá trị trong xã hội, các đặc xã hội… đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt
động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp.
Rủi ro từ môi trường pháp lý: thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn
bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp,
theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một hệ thống
hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụ kinh doanh; một
hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật thực thi hiệu quả
cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môi trường lý tưởng để
khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên: cung cầu, cạnh tranh, ...
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan.
Rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp
đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém
của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ
làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ …
Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sơ xuất, thiếu trách nhiệm, thiếu sức khỏe,
đạo đức phẩm chất, thiếu thông tin hay sai lệch, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền ...
2. Văn hóa xã hội và rủi ro về văn hóa xã hội
2.1 Khái niệm văn hóa xã hội
Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất tinh thền do con
người kiến tạo nên và mang đặc thì riêng của mỗi dân tộc.
Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO thì “ Văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ sản phầm tinh vi hiện đại nhất cho đến
những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lỗi sống và lao động”. Định nghĩa này đã cho
thấy văn hóa là một tổng thể bao gồm tất cả những gì con người kiến tạo nên và cũng
cho thấy rằng, văn hóa chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng
như tinh thần.
2.2 Rủi ro về văn hóa xã hội
Là những rủi ro xảy ra xuất phát từ nền tảng văn hóa của con người, có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự khác nhau về văn hóa làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn công ty
đến việc biến mất thị phần tại thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hóa thường do:
 Không am hiểu về phong tục tập quán địa phương quốc gia
 Không am hiểu về lối sống, cách sống và ngôn ngữ sử dụng có thể gây ra sự
nhầm lẫn đáng tiếc.
 Khai thác hình ảnh quảng cáo để kích thích sự quan tâm người tiêu dùng nhưng
lại thể hiện quá mức gây tác dụng ngược.
3. Luật pháp và rủi ro pháp lý.
3.1 Môi trường pháp lý.
Là một yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động vào quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử chung do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận.
Các nhà quản trị rủi ro càng phải chú trọng nghiên cứu môi trường pháp luật,
bao gồm: quốc gia mình và quốc gia đối tác.
3.2 Rủi ro pháp lý.
3.2.1 Khái niệm rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý là những sự kiện pháp lý không chắc chắn, có thể xảy ra và ảnh
hưởng đến mục tiêu của chủ thể pháp lý. Như vậy, rủi ro pháp lý là một sự kiện có thể
xảy ra hay không xảy ra và khi xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức.
3.2.2 Tính chất của rủi ro pháp lý.
Thứ nhất, rủi ro pháp lý thường có phạm vi rất rộng.
Thứ hai, mức độ thiệt hại do rủi ro pháp lý gây ra khó xác đinh bởi vì khi rủi ro
pháp lý xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu các chế tài pháp lý.
Thứ ba, rủi ro pháp lý có thời gian tồn tại kéo dài vì các quy định pháp luật có
các điều khoản về thơi hiệu, thời hạn để các tổ chức pháp lý có quyền hồi tố các hành
vi pháp lý đã thực hiện trong quá khứ.
4. Quản trị rủi ro về văn hóa xã hội luật pháp.
Quản trị rủi ro đó là sự dự phòng với chi phí thấp, các nguồn lực tài chính, các
nguồn lực tài chính, cần và đủ thoe từng tình hướng cụ thể. Đó chính là kiểm soát và
loại trừ nếu có thể các rủi ro bằng cách giảm thiểu hay chuyển giao chúng, tối ưu hóa
cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro về văn hóa xã hôi luật pháp chính là nghiên cứu về thị trường, nền
văn hóa quốc gia và tạo nên sự chia sẻ văn hóa với nân viên và với cộng đồng địa
phương nơi công ty đầu tư, xâm nhập để hạn chế rủi ro về văn hóa xã hội pháp luật.
II. Tập đoàn Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc.
1. Giới thiệu về Tập ĐoànTrung Nguyên.

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản
xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán
lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng
hàng đầu tại Việt Nam  và đang có mặt tại hơn quốc gia trên thế giới.
o 16/06/1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột
o 20/08/1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP HCM bawngf khẩu hiệu “
mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới “ và con số 100 quán cà phê trung
nguyên
o 2000: Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình Nhượng quyền
o 2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật bản
o 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.
o 23/11/2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời 
o 2008: thành lập văn phòng tại Singapore
o 2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt
Nam yêu nhất 
o 2014: Ra mắt Đại Siêu Thị Cà Phê - càfe.net.vn
Tầm nhìn và sứ mạng
Tầm nhìn : trở thành 1 tạp đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế việt , giữa
vững sự tự chủ về nền kinh tế quốc gia và khơi dậy , chứng minh cho 1một khát vọng
đại việt khám phá và trinh phục
Sứ mạng : Tạo dựng thương hiệu hang đầu qua viêcj mang lại cho người thưởng
thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào phong cách trung nguyên đậm đà
văn hóa việt
Giá trị cốt lõi
 Khơi nguồn sáng tạo
 Phát triển bảo vệ thương hiệu
 Lấy tiêu dung làm tâm
 Gây dựng thành công cùng đối tác
 Phát triển nguồn nhân lực mạnh
 Lấy hiệu quả làm nền tảng

2. Sơ lược về các đặc trưng thị trường Trung Quốc.


II.1. Môi trường kinh tế, quy mô thị trường.
II.1.1. Môi trường kinh tế.
Với dân số lên tới 1,3 tỷ người, Trung Quốc là thị trường mơ ước của nhiều
doanh nghiệp cảu nhiều quốc gia. Năm 2003, Trung Quốc trở thành bạn hàng đứng thứ
3 sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đến hết năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối
tác thương mại số một của Việt Nam, với tổng kim ngạch hai chiều đạt 7,19 tỷ USD
tang 190 lần trong 13 năm. Dự tính năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sẽ
đạt từ 900 – 100 tỷ USD (chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới và đứng thứ
6). Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng gấp đôi các nền kinh tế đang
trỗi dậy khác gồm Ấn Độ, Nga và Braxin gộp lại.
Với nền kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, công ty cà phê Trung
Nguyên đã rất mạnh bạo để tận dụng cơ hội bước vào thị trường này với chi phí đầu
vào: nguồn nhân công dồi dào, rẻ tiền, các chính sách ưu đãi về thuế là mọt trong
những chính sách khích lệ áp dụng cho ngành sản xuất, phát triển dịch vụ tại Trung
Quốc , đơn giản hóa các thủ tục… đồng thời tận dụng được thế kaf nhượng quyền
thươn mại ngày càng trở nên quan trọng và đang rất nóng tại “trung tâm” châu Á.
Trong đó, TRUNG QUỐC là một trong những trung tâm nhượng quyền thương mại sôi
động nhất.
2.1.2 Quy mô thị trường.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc có bước tang trưởng và phát triển nhảy vọt
vượt lên đứng vị trí các nước dẫn đầu thế giới. Với một thị trường rất rộng lớn 1,3 tỷ
dân, diện tích là 9.596.960 k m2 (thứ 4 thế giới), quy mô nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới,
vì vậy mà các nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc bằng mọi phươn
thức. Dẫn đâu là tính cạnh tranh diễn ra trên thị trường Trung Quốc tương đối cao và
phức tạp và Trung Nguyên phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh đã có danh
tiếng từ rất lâu đời trên thế giới.
II.2. Môi trường pháp luật.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể chế luật pháp của Trung Quốc cũng
không ngừng được cải thiện nhằm phù hợp với cuộc sống thiết thực của người dân.
Đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập tổchức thương mại kinh tế thế giới (WTO), quốc
hội Trung Quốc đã ban hành rất nhiều bộ luật mới. Các bộ luật này được đánh giá có
tính pháp lý chặt chẽ, vừa có tính thống nhất. Quy định của các văn bản luật cũng như
các quy định dưới luật rất rõ ràng, ngắn gọn. Rất nhiều các thủ tục hành chính của
Trung Quốc đã được rút ngắn lại nhằm đáp ứng quyền lợi tối đa của nhà đầu tư nước
ngoài và các doanh nghiệp trong nước và các hộ kinh doanh cá thể.
II.3. Môi trường văn hóa xã hội.
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp
nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực
địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm
khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Trung Quốc một trong những đất nước
đông dân nhất thế giới với nguồn lao động rẻ và dồi dào, rất nhiều nhà kinh doanh từ
khắp nơi trên thế giới muốn hợp tác làm ăn với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, dù rằng Việt Nam trở thành nước láng giềng với Trung Quốc đồng thời có
quan hệ lâu năm, nhưng có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán thương
mại với đối tác Trung đều gặp nhiều khó khăn dẫn tới kết quả không mong muốn do
không nắm rõ văn hóa thương lượng của họ. Không chỉ có Việt Nam, ngay cả Mỹ rất
cẩn trọng trong việc làm ăn với đối tác nước ngoài cũng thường xuyên không đạt được
kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cũng là do không hiểu hết các giá trị văn hóa
Trung Hoa.

Khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những
thay đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều
những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những
nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu
đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng
khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa.

II.3.1. Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là chìa khoá trong giao tiếp, hiểu được ngôn ngữ của một quốc gia ta có
thể hiểu được văn hóa, con người, cách sống, thói quen, phong tục tập quán của quốc
gia đó. Đối với Trung Quốc việc hiểu biết về giá trị văn hóa, đạo đức và ngôn ngữ của
người Trung Quốc đặc biệt trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với
các doanh nhân người Hoa.
Tiếng Trung Quốc được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hóa, trên thực tế
mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau thì coi nhiều thứ tiếng. Tuy vaayk, tất cả mọi
người đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất là bạch thoại( Quan Thoại) dùng
gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc. Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử
dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết
Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến, v.v….đây là những phương ngôn ( tiếng địa
phương ).
Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng tiếng Trung Quốc là tiếng mẹ
đẻ, khiến nó dần dần trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới.
Trong quá trình buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc các doanh nghiệp Việt
Nam cũng cần lưu ý luôn luôn giữ nguyên tắc buôn bán theo thông lệ quốc tế. Các hợp
đồng buôn bán cần phải sử dụng tốt hai ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh hoặc
tiếng Trung và tiếng Việt.
II.3.2. Tôn giáo.

Tại Trung Quốc, trên thực tế nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung
Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của
Khổng Giáo, số còn lại theo những tôn giáo chinh sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng
có thể không chính xác như: Lão giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo, tôn
giáo cổ truyền của Trung Quốc.
Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với
những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần
đây nhất thì có khoảng 400 triệu người ( 30% tổng số dân) theo Đạo Giáo.

Phật giáo: khoảng 8%, bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất
Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể.
Ngoài ra, còn có những người theo Phật Giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội
Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu
đến 1 tỷ người ( 50%- 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia
Phật Giáo đông dân nhất.

Cơ đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào
Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người
Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số
lượng tương đối nhỏ.

Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các
triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy
nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.

Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có dân tộc thiểu số theo Hồi
Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271- 1368).

Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc
trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật
giáo và các tín ngưỡng khác.

II.3.3. Giá trị và thái độ.


Giá trị và thái độ được thể hiện rõ nét qua niềm tin của nhân dân Trung Hoa.
Người Trung Quốc kiêng số 4, vì vậy không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan đến con
số này. Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi
tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống,… nhưng đừng bao giờ tặng đồng
hồ, vì theo người Trung Quốc nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang. Bạn cũng không nên
mở món quà trước mặt người tặng.
Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn rất tin tưởng vào một con vật trong truyền
thuyết, đó là rồng. Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần
vật được sùng bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa.
II.3.4. Phong tục tập quán và thói quen ứng xử.
Thế kỷ XXI Trung Quốc không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải
làm lãnh tụ của thế giới. Trung Quốc lãnh đạo thế giới theo lời Khổng Tử: Điều gì
mình không thích thì chớ đem đến cho người khác, kiên trì bình đẳng, công bằng, chân
thành rộng lượng, hòa bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hóa kẻ khác chứ không áp
bức họ, phòng ngự tự vế chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.
Bên cạnh đó, khi nói văn hóa Trung Quốc không thể không nhắc đến phong rục
tập quán. Phong thủy là phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong
kinh doanh. Rất nhiều công ty Trung Quốc ngày nay đã áp dụng thuật phong thủy và
tận hưởng nhiều lợi ích từ đây. Theo thuật phong thủy, hiệu quả công việc và sự giàu
có trong kinh doanh có thể được nâng cao bằng việc sắp xếp lại và thiết lập trật tự trên
bàn làm việc của bạn. Ngoài ra, vị trí bàn làm việc có ảnh hưởng lớn tới thành công và
sự thịnh vượng trong kinh doanh… Nước là biểu tượng mạnh mẽ nhất trong thuật
phong thủy. Thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh.
Do đó nó rất được các doanh nhân yêu thích. Đặt một chiếc thuyền buồm trên bàn làm
việc sao cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng đi vào bên trong văn phòng, công ty.
Không nên đề thuyền buồm hướng ra ngoài cửa, vì thế nó lại mang ý nghĩa chạy mất.
Ngoài ra, văn hóa Trung Quốc có màu sắc “văn hóa gia đình” rất nặng. Đời cha
nhất định phải để dành tiền cho con cho cháu. Điều này khác hẳn với văn hóa phương
Tây. Những kẻ làm cha, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vân muốn để dành
cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành” văn
hóa hối lộ” trong quan trường Trung Quốc. Bằng khả năng thích nghi rất nhanh và
nhạy, người Hoa nhah chóng tìm được cơ hội buôn bán, họ thường đi lên từ những
quán hàng nhỏ, những cửa hàng thủ công mỹ nghệ, các nghề truyền thống của gia đình
rồi dần dần lớn mạnh thành những doanh nghiệp, tập đoàn quốc gia. Mô hình quả lý
của các công ty này tuân thủ chặt chẽ theo những nguyên tắc gia đình trong việc
chuyển giao quyền lãnh đạo, các quyết định quan trọng chỉ được “lưu hành nội bộ”
trong phạm vi gia đình.
Người Trung Quốc thể hiện rõ “cái tôi” cá nhân vì vậy khi chào hỏi nên chào
người có chức quyền cao nhất trước, không dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người mình
muốn giới thiệu. Có thể hỏi về những vấn đề khá riêng tư khi bắt đầu làm quen, và
cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này, nhưng đừng đề cập các vấn đề
chính trị, không nên có những lời phê phán. Sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được
giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hóa kinh
doanh của người Hoa, “giữ thể diện” “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự
tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện
trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước
mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức “đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn
trọng, sự trung thành của cấp dưới.
Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bản phải thực sự tôn trọng
những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ
không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ
ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào
kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người
Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ
chức. Ban đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Quan hệ lâu dàu cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công
việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và
khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khóa thành công.
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu
dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải
thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành
thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở
các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.
Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi
phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số
người dân. Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản
phẩm của bạn.
II.3.5. Văn hóa vật chất.

Cơ sở hạ tầng: Hiện nay các thành phố lớn của Trung Quốc đã mọc lên hàng
ngàn tòa nhà cao tầng hiện đại bậc nhất, phát triển bất động sản nhanh và có lộ trình rõ
ràng là điều các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra Trung Quốc cũng là quốc gia có
phương thức quy hoanh độ thị hiệu quả.
Hệ thống ngân hàng: hiện nay Trung Quốc có bốn đại gia ngân hàng là Ngân
hàng Công Thương, ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Trung Quốc và ngân hàng Nông
nghiệp, bốn cơ sở này nằm trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới.
II.3.6. Yếu tố thẩm mỹ.
Nhắc tới yếu tố thẩm mỹ của Trung Quốc thì phải nói đến giá trị thẩm mỹ của hội
họa Trung Quốc. Hội họa Trung Quốc có một lịch sử truyền thống lâu dài và nuồn gốc
văn hóa thâm sâu. Nhấn mạnh vào ý tưởng nghệ thuật cảnh giới mà sự vật biểu hiện.
Tranh Trung Quốc cho thấy quan niệm triết học và thẩm mỹ truyền thống của người
Trung Hoa.
Trang phục: sườn sám là trang phục truyền thống nổi tiếng của thiếu nữa Trung Quốc.
Nghệ thuật kịch tính: nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện từ rất sớm.
II.3.7. Giáo dục.
Phương chân phát triển giáo dục của Trung Quốc là: giáo dục hướng về hieenh đại,
giáo dục hướng ra tương lai, giáo dục hướng ra thế giới. Đây là tư tưởng xác lập vị trí
chiến lược của giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng
cường hội nhập quốc tế.
3. Kinh doanh của Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc
3.1. Nhượng quyền thương hiệu.
Năm 2006, Công ty cà phê Trung Nguyên vừa chính thức khai trương quán cà phê
nhượng quyền đầu tiên tại Trung Quốc đặt ở thành phố Nam Ninh. Với diện tích gần
300m2, quán Trung Nguyên được xây dựng và trang trí bằng mây, tre, lá; các vật dụng
trang trí thô mộc bằng gốm, sứ và thiết kế các hoa văn thổ cẩm, trống đồng cách điệu,
thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam.
3.2. Sản phẩm cà phê hòa tan G7.
Với dòng sản phẩm G7, Trung Nguyên thâm nhập thị trường Trung Quốc từ
năm 2010. Năm 2012, Trung Nguyên dự kiến thu được 50 triệu USD từ thị trường này,
sau khi đạt được mức tăng trưởng 200% vào năm 2011 và không giấu giếm tham vọng
chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. “Với việc đưa vào hoạt động 2 nhà máy tại Bắc
Giang, chúng tôi đã định hướng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính. Mục tiêu
của chúng tôi đến năm 2014 là lấy của mỗi người Trung Quốc 1 USD mỗi năm”, ông
Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết Trung Nguyên đặt tham vọng kiếm được 1USD/ đầu
người tại quốc gia này.
Ngày 28-3-2012, nhà máy cà phê hòa tan G7 thứ hai chính thức kháng thành tại
Bắc Giang nhằm phục vụ nhanh chóng và kịp thời thị trường Trung Quốc. Đây là nhà
máy thứ 5 nằm trong dự án hệ thống nhà máy hiện đại nhất Châu Á cảu Trung Nguyên
với mức đầu tư 2200 tỷ đồng, và là một phần lộ trình chiến lược phát triển của Trung
Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo điều kiện
cho thương hiệu Việt phát triển mạnh mẽ ra thế giới.
III.Rủi ro từ vấn đề văn hóa xã hội pháp luật Trung Nguyên gặp phải khi xâm nhập
thị trường Trung Quốc.
1. Rủi ro về văn hóa xẫ hội.
1.1. Về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một nhân tố rất quan trọng trong giao tiếp, nếu không hiểu biết về
ngôn ngữ của đối tác sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu giao tiếp, bàn bạc, làm ăn
với các đối tác bên Trung Quốc.
Nhiều thương hiệu của nước ngoài đã không thể vượt qua rào cản về văn hóa ở
Trung Quốc, mà rào cản về ngôn ngữ là trở ngại đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải
vượt qua. Ngôn ngữ nước ngoài thông dụng với hệ thống chữ viết với nhiều ký tự tạo
nên một từ, nhưng với ngôn ngữ Trung Quốc lại mỗi ký tự lại đại diện cho một từ. Vì
thế bất cứ một thương hiệu nào khi vào thị trường Trung Quốc đều phải am hiểu nhất
định về cách phát âm và hình ảnh tượng trưng của ngôn ngữ nước Hoa.
Rủi ro về ngôn ngữ có thể xảy ra cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp
thị quảng cáo sản phẩm, thiết kế bao bì sản phẩm của công ty. Rủi ro sẽ xảy ra nếu
công ty Trung Nguyên không hiểu cặn kẽ, thấu đáo về ngôn ngữ của Trung Quốc nói
chung và ngôn ngữ của từng mảng thị trường địa phương nói riêng thì sẽ gây nên khó
khăn trong việc tiếp cận thị trường và quảng bá thương hiệu, đôi khi sẽ gây ra những sự
phản đối hoặc tẩy chay của người tiêu dùng so sự truyền tải thông tin bị sai lệch.
Trung Quốc là một quốc gia đông dân cư và ngôn ngữ hầu hết là chữ tượng hình
nên khi đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhà sản xuất cần phải thể
hiện được trên bao bì tiếng Hoa, điều này sẽ dẫn đến phát sinh về chi phí khi làm bao
bì nhãn mác cho các sản phẩm của Trung Nguyên.
1.2. Rủi ro từ tôn giáo.
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, lối sống và thói quen của con người.
Các rủi ro mà Trung Nguyên có thể gặp phải ở thị trường Trung Quốc là:
Không hiểu, hiểu sai về những điều đối tác tin tưởng ( về tôn giáo ) dẫn tới các
hành vi sai lầm, gây mất thiện cảm tới đối tác
Khó có thể hiểu được điều đối tác mong muốn, hi vọng ở công ty là gì.
Rủi ro về tôn giáo có thể xảy ra cho việc xây dựng quảng bá hình ảnh sản phẩm,
phải phù hợp với tôn giáo chung và tôn giáo từng vùng nếu không se gặp phải những
điều cấm kị trong các tôn giáo Trung Quốc.
Ví dụ điển hình là khi đến thăm đối tác thì theo đạo Hồi nếu bạn đem theo quà
là rượu hay thịt lợn thì có thể dẫn tới việc hiểu lầm, xung đột và dĩ nhiên là sẽ không
được đối tác hoan nghênh.
1.3. Về phong tục tập quán và các thói quen ứng xử.
Cách ứng xử được coi là bình thường ở một số nước thì có thể không được chấp
nhận. Những thông lệ được chấp nhận ở nước ta đôi khi bị xem là vô đạo đức hoặc có
ý không tốt với nước khác
Người Trung Quốc rất coi trọng việc đúng hẹn. Điều này có thể gây ra rủi ro
trong quan hệ giao tiếp kinh doanh khi người Việt Nam có thói quen đến trễ trong các
buổi hẹn. Nếu không được đáp ứng yếu tố thời gian kịp thời sẽ dẫn đến mất uy tín, mất
khách hàng.
Tư duy kinh doanh của người Trung Quốc là một điều đáng quan tâm, người Trung
Quốc ngoài kiếm tiền còn muốn giành được sự tôn trọng của mọi người xung quanh.
Họ kinh doanh dựa nhiều vào sĩ diện, dù lỗ vẫn làm chứ không chịu mất mặt, không
chịu phá sản hay đóng cửa. Người Trung Quốc thể hiện rõ cái tôi cá nhân, nên nếu
không thể hiện được sự tôn trọng với đối tác và người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không
được đón nhận, thậm chí có thể bị tẩy chay.

Xã hội Trung Quốc là một xã hội chặt chẽ, mọi người thường quay quần xong làng
hay ở một địa điểm tập thể của mình. Vậy nên khi đưa ra một mặt hàng mới thì ngay
sau đó, như một phản ứng dây chuyền, hàng trăm người khác sẽ bắt chước và phá vỡ
sự độc quyền của người đi đầu. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp phải đối đầu
với nạn hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh.

Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị giao dịch, giải quyết công việc nhất
thời. Rủi ro ở đây là có nhiều đối thủ cạnh tranh đã đặt được nền tảng kinh doanh cà
phê đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài tại thị trường Trung Quốc, công ty Trung
Nguyên sẽ gặp sự cố cạnh tranh gay gắt khi muốn tìm mối quan hệ hợp tác tại thị
trường này. Nếu không tạo dựng đủ niềm tin cho phía đối tác dẫn đến sẽ khó hợp tác.
1.4. Rủi ro về vật chất.
Đánh giá sai về cơ sở vật chất dẫn tới mức độ đầu tư không chính xác. Rủi ro
trong việc xây dựng mạng lưới phân phối, phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh
nhượng quyền của doanh nghiệp.
1.5. Rủi ro về thẩm mỹ.
Yếu tố này cũng gây ra rủi ro, ảnh hưởng tới thiết kế bao bì và hình ảnh của
thương hiệu cũng như sản phẩm thâm nhập thị trường. Hình ảnh về doanh nghiệp
doanh nghiệp và sản phẩm đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với truyền thống của
người Trung Quốc, tránh những điều tối kị trong văn hóa thẩm mỹ.
Phong thủy là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh của người dân Trung
Quốc và họ rất xem trọng vấn đề này. Chính vì vậy khi Trung Nguyên thâm nhập vào
thị trường này theo hình thức nhượng quyền thì rất dễ gặp rủi ro trong việc giữ được
những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu Trung Nguyên vì khi doanh nghiệp Trung
Quốc kinh doanh sản phẩm này thì họ sẽ trình bày lại màu sắc hay cách bài trí địa điểm
sao cho phù hợp với phong thủy tại địa điểm kinh doanh, như vậy sẽ làm mất đi nét
độc đáo của quán cà phê Trung Nguyên ở Việt Nam
1.6. Về ẩm thực.
Trung Quốc là một đất nước có nền ẩm thực rất lớn và đòi hỏi khá cao nên sản
phẩm cà phê Trung Nguyên khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc phải chịu rủi ro
rất lớn về chất lượng. Ví dụ sản phẩm “ cà phê G7 “ của Trung Nguyên là sản phẩm cà
phê đen được rất nhiều người dân ở Việt Nam ưa chuộng nhưng đối với người Trung
Quốc thì lại thích ngọt và béo mà sản phẩm này lại có vị đắng của cà phê nguyên chất,
chính vì vậy muốn thâm nhập vào thị trường này Trung Nguyên cần phải xem xét lại
thành phần và các nguyên liệu phụ bổ trợ khác về các sản phẩm của công ty. Đây cũng
chính là một rủi ro nếu công ty không xem xét trước thì sẽ gây nên nhiều tổn thất cho
sản phẩm khi đưa ra thị trường mà không được đón nhận.
Khi sản phẩm cà phê của Trung Nguyên thâm nhập vào thị trường này gặp phải
rủi ro khá cao về sức cạnh tranh với trà Trung Quốc, nhất là người dân nơi đây rất khó
để thay thế trà trong thức ăn hằng ngày bằng cà phê vì vị trà đang được liệt vào một
trong bảy thứ quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Dùng trà để tiếp khách từ lâu
đã trở thành thói quen của người Trung Quốc và nó đã thịnh hành ở nơi đây từ hàng
nghìn năm trước và trở thành một nền văn hóa độc đáo.
2. Rủi ro về pháp luật.
Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền thương hiệu ở Trung Quốc không được chặt
chẽ. Vì vậy mà Trung Nguyên cần tăng cường quảng bá hình ảnh của mình, để không
bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác, không bị vấn đề về hàng giả, hàng kém chất
lượng..
  Trung Quốc quản lý ngoại tệ rất chặt, thanh toán bằng USD hạn chế. Trung
Quốc hầu như chưa thực hiện phổ biến hình thức thanh toán theo thông lệ quốc tế bằng
L/C (Thư tín dụng) nên mức độ an toàn trong thanh toán không cao....
Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp khó khăn do chính sách của Trung Quốc thường
xuyên thay đổi. Họ luôn có hàng rào kỹ thuật để hạn chế xuất khẩu của Việt Nam. 
Tình hình chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc luôn có những bất đồng nên có
thể hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên sẽ có thể gặp sự cố ở những thời điểm
nhất định.
III. Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố văn hóa xã hội pháp lý của Trung
Nguyê tại thị trường Trung Quốc.
1. Giải pháp cho rủi ro về văn hóa trà đạo.

Để thuyết phục đất nước có bề dày văn hóa trà đạo yêu thích môt thứ đồ uống
mới như cafe, việc này đòi hỏi phải xây dựng thương hiệu thật tốt. làm được điều này,
Trung Nguyên phải thực hiện giải pháp sau:
Trung Nguyên sẽ hướng tới những khách hàng Trung Quốc trẻ tuổi ở thành thị, những
cửa hàng đầy đủ tiện nghi và được thiết kế theo phong cách trẻ trung, năng động phù
hợp với giới trẻ.
- Café được xem là thức uống mới sau trà và giới trẻ Trung Quốc họ thích những gì
hiện đại, và họ nghĩ café hiện đại hơn trà vì thế họ sẽ thử nó.
- Họ cho rằng café có mùi vị rất đặc biệt, do đó họ muốn thử.
- Đây là nơi có thể là rất tiện lợi khi bạn có thể vừa thưởng thức một ly café vừa trò
chuyện cùng bạn bè hay làm việc,…
- Họ nghĩ rằng café giúp họ tỉnh táo hơn.
2. Giải pháp rủi ro về ngôn ngữ.

Để tránh rủi ro về ngôn ngữ, bao bì của Trung Nguyên được thiết kế với 2 ngôn
ngữ tiếng Trung và tiếng Anh. Đính kèm sách hướng dẫn chi tiết về cách pha chế café.
3. Giải pháp về thói quen ẩm thực.

Người dân Trung Quốc không thích uống cafe fin vì họ cho rằng quá đắng, họ
thích vị ngọt và béo. Do đó Trung Nguyên sẽ chủ động đưa ra sản phẩm café có vị ngọt
và béo để phù hợp với sở thích của họ. Trung Nguyên cũng chú trọng đến vấn đề này
trong cách pha chế tại các của hàng của mình.
4. Giải pháp về thái độ tiêu dùng.

Người dân Trung Quốc có tính dân tộc cao, họ thích tiêu dùng những sản phẩm
do chính quốc gia mình làm ra. Do đó Trung Nguyên sẽ kết hợp chiến lược trồng và
mua hạt café của nông dân tại Trung Quốc. Sau dùng chính nguyên liệu này để đưa ra
sản phẩm đồ uống café và bán tại Trung Quốc.
Mục đích của giải pháp này nhằm thỏa mãn tính dân tộc của người Trunh Hoa,
cho họ cảm giác dân tộc đồng thời nó cũng giúp cho Trung Nguyên có được hình ảnh
của mình với khách hàng.
5. Giải pháp khác.

Xây dựng mối quan hệ với các cấp chính quyền

Thường xuyên tìm hiểu, đáp ứng kịp thời thay đổi thị hiếu, sở thích khách hàng.

Để thực hiện những giải pháp nà Trung Nguyên nên huấn luyện và đòa tạo đội ngũ
nhân viên am hiểu văn hóa Trung Quốc. Thường có các trương trình đào tạo sau: định
hướng văn hóa, khái quát về môi trường, chương trình hấp thụ văn hóa, huấn luyện
ngôn ngữ, chương trình thực nghiệm....
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh công ty sẽ luôn đối mặt với những biến cố không
chắc chắn sẽ xảy đến trong tương lai, tất cả những nhân tố này có thể gây ra những tổn
thất trong hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là ở các thị trường nước ngoài.
Những yếu tố về văn hóa pháp luật sẽ tác động lớn trong giai đoạn xâm nhập thị trừng
và xây dựng thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau về văn hóa pháp luật sẽ làm
tăng cơ hội hiểu lầm, gây ra xung đột dẫn đến việc doanh nghiệp có thẻ mất thị trường
mục tiêu và khó quay trở lại để kinh doanh, nhất là thị trường có nền văn hóa lau đời,
đa dạng và khó tính như Trung Quôc.
Trung Nguyên đã xây dựng được nền tảng và thương hiệu uy tín trong nước và
ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây chính là nền tảng để công ty thâm nhập vào thị
trường Trung Quốc. Tuy nhiên để có thể chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng nhưng rủi
ro này thì công ty cần có kế hoạch chiến lược rõ ràng để trước hết có thể vượt qua các
rào cản về văn hóa, hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra do sự khác biệt về văn
hóa xã hội pháp luật Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng quản trị rủi ro.
2. Slide bài giảng quản trị rủi ro.
3. Rủi ro trong kinh doanh, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, NXB Thống kê 2001
4. Báo Hải quan số ngày 11/12/2006
5. Thời báo kinh tế Sài Gòn số ngày 14/3/2009
6. www.vnexpress.net
7. http://luanvan.co/luan-van/de-tai-rui-ro-phap-ly-trong-cac-doanh-nghiep-viet-
nam-13892/
8. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-rui-ro-ve-van-hoa-cua-trung-nguyen-o-thi-
truong-trung-quoc-31990/
9. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-mot-so-van-de-ve-van-hoa-khi-
tap-doan-ca-phe-trung-nguyen-tham-nhap-thi-truong-trung-quoc-62227/

You might also like