You are on page 1of 2

Chuẩn bị cho bài KT 15’ 1

Câu 1: Công thức phân tử của nitric acid:


A. HNO3. B. HNO2. C. HNO4. D. HNO.
Câu 2: Trong phân tử HNO3 có các loại liên kết là:
A. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion. B. liên kết ion và liên kết phối trí.
C. liên kết phối trí và liên kết cộng hoá trị. D. liên kết cộng hoá trị và liên kết hiđro.
Câu 3: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là
do:
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 4: Các tính chất hoá học của HNO3 là:
A. tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.
B. tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
C. tính oxi hóa mạnh, tính acid mạnh và tính bazơ mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh, tính acid yếu và bị phân huỷ.
Câu 5: Đâu là các sản phẩm khử khi cho acid nitric tác dụng với các chất có tính khử:
A. NH4NO3, N2O, NO, N2O3, NO2. B. NH4NO2, N2O, NO, NO2, N2O4.
C. NH4NO3, N2O, NO, NO2, N2O4. D. NH3, N2O, NO, NO2, N2O4.
Câu 6: Khi cho Cu tác dụng với hỗn hợp dung dịch gồm H2SO4 loãng và NaNO3, NaNO3 đóng vai trò là:
A. Chất xúc tác. B. Chất oxi hoá. C. Môi trường. D. Chất khử.
Câu 7: Kim loại nào không thể tác dụng với HNO3 đặc, nguội:
A. Ag, Cr, Na. B. Fe, Cr, Al. C. Al, Fe, Cu D. Cu, Mg, Na
Câu 8: HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3. D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 9: Hòa tan Fe trong HNO3 đặc, nóng (dư), chất tan trong dung dịch thu được là:
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, HNO3.
Câu 10: Cho bột sắt tác dụng với HNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn một lượng nhỏ Fe không tan.
Dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, HNO3.
Câu 11: Cho HNO3 đặc vào than nung nóng có khí bay ra là:
A. CO2 . B. NO2 . C. hỗn hợp khí CO2, NO2. D. không có khí.
Câu 12: Hỗn hợp dung dịch gồm HNO3 và HCl trộn theo tỉ lệ 1:3 được gọi là:
A. Nước cứng. B. Nước suối. C. Nước lọc. D. Nước cường toan.
Câu 13: Hai kim loại Au và Pt có thể tan trong dung dịch nào sau đây:
A. Dung dịch HCl đặc. B. Dung dịch NaOH đặc. C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Nước cường toan
Câu 14: Cho các chất sau đây: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3, FeCO3,
Fe2(SO4)3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
A. 8 B. 5 C. 7 D. 6
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNO3 từ:
A. NaNO3 và H2SO4 đặc. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NaNO3 và HCl đặc. D. NH3 và O2.
Câu 16: Sấm chớp trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây:
A. CO. B. H2O. C. NO. D. NO2.
Câu 17: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxide kim loại, khí NO2 và khi oxi:
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.
C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3. D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.
Câu 18: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3:
A. HCl . B. HNO3. C. KBr. D. K3PO4.
Chuẩn bị cho bài KT 15’ 2

Câu 19: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra
gây ô nhiễm môi trường người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:
A. Cồn B. Giấm ăn C. Xút D. Muối ăn
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của
X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam.
Câu 21: Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí
NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam.
Giá trị của m là
A. 6,31. B. 5,46. C. 3,76. D. 4,32.
Câu 22: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung
dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,62. B. 2,32. C. 2,22. D. 2,52.
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn 4,7 gam muối nitrat của kim loại M thu được 2 gam chất rắn. Công thức của muối
là:
A. Pb(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 24: Cho 25,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít
khí NO (đktc). Nếu cho 25,9 gam X tác dụng hết với O2 thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 28,3. B. 40,3. C. 29,5. D. 33,1.
*Dùng cho câu 25, 26, 27: Cho a gam hỗn hợp A gồm Mg, Al vào b gam dung dịch HNO3 24% đủ thu được 8,96
lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 (đktc) và dung dịch B. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được
hỗn hợp Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỷ khối hơi so với H2
là 20. Nếu cho dung dịch NH3 dư vào B thì thu được được 62,2 gam kết tủa.
Câu 25: Phần trăm thể tích của NO trong X là:
A. 50%. B. 40%. C. 30%. D. 20%.
Câu 26: Giá trị của a là:
A. 23,1. B. 21,3. C. 32,1. D. 31,2.
Câu 27: Giá trị của b là:
A. 761,25. B. 341,25. C. 525,52. D. 828,82.
Câu 28: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dd HNO3 loãng:
A. không có hiện tượng gì.
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.
C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
D. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
Câu 29: Cho hỗn hợp các chất: Mn(NO3)2, Pb(NO3)2, Hg(NO3)2, Al(NO3)3, Cd(NO3)2. Khi cho dung dịch Na2S
vào thì các két tủa xuất hiện có màu lần lượt là:
A. Đen, vàng, cam, đỏ, lục. B. Hồng, đen, đỏ, trắng, vàng.
C. Lục, lam, đỏ, vàng, đen D. Đen, hồng, trắng, lam, đỏ
Câu 30: Đâu là công thức cấu tạo đúng của HNO3:

A. B. C. D.

-----GOOD LUCK TO YOU-----

You might also like