You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC: 2019 - 2020

TỔ HÓA MÔN: HÓA HỌC 11 - KHÔNG CHUYÊN


Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên học sinh :..........................................................................Lớp : 11…………
(Học sinh không được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
A. PHẦN ĐÁP ÁN: Học sinh điền đáp án đúng vào các ô bên dưới
LQD 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA
LQD 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA
B. PHẦN ĐỀ: (40 câu)
LQD_01: Một hydrocacbon A ở thể khí có thể tích gấp 4 lần thể tích của SO2 có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện. Sản
phẩm cháy của A dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 1g kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 0,8g. Công thức phân tử
của A:
A. CH4. B. C2H2. C. C2H6. D. Kết quả khác.
LQD_02: Khi đốt cháy hòan tòan 0,42 g một Hydrocacbon X thu toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH
dư. Kết quả, bình 1 tăng 0,54 g; bình 2 tăng 1,32 g. Biết rằng khi hóa hơi 0,42 g X chiếm thể tích bằng thể tích của 1,192 g O2 ở
cùng điều kiện. Công thức phân tử của X:
A. C5H10. B. C4H8. C. C3H8. D. C4H10.
LQD_03: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Số các phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 6. D. 1.
LQD_04: Menthol C10H20O và Menthone C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử Menthol không có nối đôi, còn
phân tử Menthone có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Menthol và Menthone đều có cấu tạo vòng. B. Menthol có cấu tạo vòng, Menthone có cấu tạo mạch hở.
C. Menthol và Menthone đều có cấu tạo mạch hở. D. Menthol có cấu tạo mạch hở, Menthone có cấu tạo vòng.
LQD_05: Hình bên dưới thể hiện cấu trúc dạng khung của chất Capsaicin có trong quả ớt. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử hydro hiện
diện xung quanh vị trí nguyên tử carbon được chỉ ra bởi mũi tên trong hình?

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
LQD_06: Tên gọi của hợp chất sau: LQD_07: Tên gọi thông thường của hợp chất sau:
A. 1-ethyl-2-isopropyl-4-methylbenzene. A. Ethyl methyl ether
B. 4-ethyl-3-isopropyl-1-methylbenzene. B. Ethyl ether
C. 2-ethyl-1-isopropyl-5-methylbenzene. C. Methyl ethyl ether
D. A, B, C đều sai D. Ether propane

LQD_08: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm
methylene (-CH2-) được gọi là hiện tượng:
A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
LQD_09: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là :
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N, X về các chất vô cơ để nhận biết.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm C dưới dạng muội đen.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm N qua mùi khét.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm H do hơi nước thoát ra làm xanh CuSO4 khan.
LQD_10: Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC:
A. 1,3,3-trimethylpent-4-ene-1-ol. B. 3,3,5-trimethylpent-1-ene-5-ol.
C. 4,4-dimethylhex-5-ene-2-ol. D. 3,3-dimethylhex-1-ene-5-ol.
LQD_11: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H12O2:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
LQD_12: Trong các hợp chất sau hợp chất nào không phải hợp chất hữu cơ ?
A. (NH4)2CO3. B. CH3COOH. C. CH3Cl. D. C6H5NH2.
LQD_13: Vào năm 1828, nhà hoá học người Đức Friedrich Wöhler đã tiến hành thí nghiệm tổng hợp urea (chất có trong nước
tiểu). Trong thí nghiệm này, ông đã đun nóng ammonium cyanate (NH4OCN) trong bình thủy tinh. Đây là thí nghiệm mang tính
bước ngoặt, mở ra một tư tưởng mới cho hóa học hữu cơ nói riêng và hóa học nói chung, tạo một bước phát triển trong lịch sử hóa
học. Và nhờ có thí nghiệm này, rất nhiều nhà hóa học tiếp bước Wöhler tiến hành tổng hợp các chất hữu cơ, trong số đó có không
ít chất có ích cho con người như màu nhuộm, aspirin,… Công thức phân tử của urea:
A. (NH2)2CO. B. (NH4)2CO3. C. NH4HCO3. D. NH2CHO.
LQD_14: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Tính chất của chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hóa học mà không phụ thuộc vào thành phần phân tử của chất.
(2) Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
(3) Các chất C2H4 và C3H6 là hai chất đồng đẳng với nhau.
(4) C2H5OH và HCOOH có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.
Số phát biểu không chính xác:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
LQD_15: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
LQD_16: Thành phần chính của khí thiên nhiên:
A. CH4. B. CFC. C. C2H2. D. C2H6.
LQD_17: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn.
B. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm, không hoàn toàn và theo chiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm, không hoàn toàn và theo chiều hướng xác định.
D. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn và theo chiều hướng khác nhau.
LQD_18: Vitamin A có công thức phân tử C20H30O, cấu trúc chứa 1 vòng 6 cạnh và không chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong
cấu trúc của vitamin A:
A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.
LQD_19: Licopene, công thức phân tử C40H56 là một sắc tố carotenoid màu đỏ tươi trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên
kết đơn trong phân tử. Hydro hóa hoàn toàn licopene được hydrocarbon C40H82. Vậy licopene có:
A. 4 vòng; 9 nối đôi. B. 1 vòng; 5 nối đôi.
C. 4 vòng; 5 nối đôi. D. mạch hở; 13 nối đôi.
LQD_20: Hợp chất hữu cơ có công thức thực nghiệm là (CH3Cl)n. Công thức phân tử của hợp chất đó:
A. CH3Cl. B. C2H6Cl2. C. C2H5Cl. D. C3H9Cl3.
LQD_21: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: A B(alcohol bậc I) C D(alcohol bậc II) E F(alcohol bậc III)
Biết A có công thức phân tử là C5H11Cl. Số đồng phân cấu tạo của A:
A. 11. B. 8. C. 9. D. 10.
Cho hình vẽ thí nghiệm dùng để phân tích định tính hợp chất hữu cơ:

LQD_22: Hãy cho biết thí nghiệm bên dùng để xác định nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ ?
A. Xác định C và H. B. Xác định H và Cl. C. Xác định C và N. D. Xác định C và S.
LQD_23: Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi màu của nó trong thí nghiệm ?
A. Xác định C và màu từ màu trắng sang màu xanh. B. Xác định H và màu từ màu trắng sang màu xanh.
C. Xác định C và màu từ màu xanh sang màu trắng. D. Xác định H và màu từ màu xanh sang màu trắng.
LQD_24: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2 ?
A. Có kết tủa trắng xuất hiện. B. Có kết tủa đen xuất hiện.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh. D. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
LQD_25: Công thức cấu tạo nào sau đây biểu thị cho một hydrocarbon no ?

(I) (II) (III) (IV)


A. (I). B. (IV). C. (III). D. (II).
LQD_26: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. C3H7OH, C2H5OH. D. C6H10, C6H6.
LQD_27: Một hợp chất hữu cơ X có tỉ khối so với H2 là 29. Số công thức phân tử của hợp chất X có thể có:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
LQD_28: Nhóm nguyên tử gây ra tính chất đặc trưng của một loại hợp chất hữu cơ được gọi là :
A. gốc tự do. B. đồng đẳng. C. nhóm chứC. D. bộ phận cấu trúC.
LQD_29: Ánh sáng mặt trời với năng lượng lớn, bước sóng ngắn được
hc
biểu diễn qua hệ thức Planck – Einstein E = (trong đó: E là năng
λ
lượng của photon ánh sáng; h là hằng số Planck; c là tốc độ ánh sáng và
λ là bước sóng ánh sáng), chiếu xuyên qua tầng khí quyển đến bề mặt
trái đất, mất đi một phần năng lượng. Ánh sáng phản xạ lại có bước sóng
dài hơn, năng lượng cũng giảm đi, vì vậy mà chỉ một phần nhỏ có thể
thoát ra, trong khi đa số bị giữ lại bên trong bầu khí quyển của Trái Đất
dưới dạng nhiệt. Hiện tượng này tương tự như quá trình tích tụ năng
lượng mặt trời và nóng lên trong các nhà kính nuôi trồng thực vật nên
còn gọi là Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect). Các khí có khả năng
lớn trong việc cản trở bức xạ nhiệt thoát ra khỏi bầu khí quyển còn được
gọi là các khí gây ra hiệu ứng nhà kính (gọi tắt là khí nhà kính). Trong
số đó, phổ biến nhất là khí cacbonic (CO2), metan (CH4)… và đặc biệt
là chất A – “siêu khí nhà kính”, được dùng làm chất truyền nhiệt thay
thế cho freon - CFC trong máy lạnh, tủ lạnh. Biết A có thành phần cấu
tạo từ 3 nguyên tố là hydrogen, fluorine và chlorine; A được kí hiệu dựa vào thành phần nguyên tố của nó (tương tự freon). Kí hiệu
của A là:
A. CFC. B. HFC. C. UFO. D. UNO.
LQD_30: Tinh bột và Cellulose là những polycarbohydrate. Carbohydrate là một trong những dạng phổ biến của các nguồn năng
lượng trong thực phẩm, có công thức thực nghiệm giống nhau: Cn(H2O)m. Chúng là đại phân tử chứa nhiều đơn vị monoglucose
liên kết với nhau thông qua liên kết 1,4-glycosid, có khối lượng phân tử lớn. Con người có thể tiêu hoá tinh bột (được nấu chín)
nhưng không thể tiêu hoá cellulose; thay vào đó, một số động vật có enzyme cellulase lại dễ dàng tiêu hoá cellulose. Công thức
phân tử của tinh bột và cellulose:
A. (C6H10O5)n. B. (C5H10O5)n. C. (C6H8O4)n. D. (C5H8O4)n.
LQD_31: Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau:
A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.
LQD_32: Polyvinyl chloride (PVC) là một trong những vật liệu được tổng hợp nhân tạo sớm nhất và có lịch sử dài nhất trong sản
xuất công nghiệp. Năm 1835 lần đầu tiên Henri Regnault đã tổng hợp được vinylchloride (VC), nguyên liệu chính để tạo nên PVC.
Polyvinyl chloride được thấy lần đầu tiên vào năm 1872 bởi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylchloride dưới ánh sáng mặt
trời, sản phẩm tạo ra có dạng bột màu trắng và bản chất hóa học của nó chưa được xác định. Bốn mươi năm sau, năm 1912 là năm
PVC được công nhận là do Iwan Ostromislensky (Nga) tìm ra, thực tế cùng năm đó Fritz Klatte (Đức) đã công bố một quy trình
sản xuất PVC. Tuy nhiên, polymer mới này vẫn không được ứng dụng và không được chú ý quan tâm nhiều, bởi tính kém ổn định,
cứng và rất khó gia công. Năm 1926, khi tiến sĩ Waldo Semon tìm ra phương pháp dẻo hóa PVC, đây mới là một bước đột phá đầu
tiên để khắc phục nhược điểm khi gia công cho PVC. Sau đó lần lượt là các nghiên cứu và sáng chế về chất ổn định cho PVC được
công bố. Đến năm 1933, nhiều dạng PVC đã được tổng hợp ở Mỹ và Đức nhưng phải đến năm 1937, PVC mới được sản xuất trên
quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là ở Mỹ. Công thức cấu tạo của vinylchloride:
A. C2H5Cl. B. C2H3Cl. C. C2H2Cl2. D. CH3Cl.
LQD_33: Theo thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành:
A. hydrocarbon và các chất không phải hidrocarbon. B. hydrocarbon và các hợp chất chứa nhóm chức.
C. hydrocarbon và dẫn xuất của hidrocarbon. D. hydrocarbon và các hợp chất chứa oxi.
LQD_34: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hydrocarbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ
hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912
gam. Công thức phân tử của X:
A. CH4. B. C4H10. C. C2H4. D. C3H4.
LQD_35: Đốt cháy 1 lít hơi hydrocarbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ
có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác
định công thức phân tử của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn
lại là N2.
A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.
LQD_36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau
khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Công thức phân tử của X:
A. C2H7O2N. B. C3H7O2N. C. C3H9O2N. D. C4H9N.
LQD_37: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau và lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol
của Y. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H6O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C3H6O2
LQD_38: Trộn V1 lít CH4 với V2 lít C3H8 thu được hỗn hợp khí X có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của O2 (cùng ở đktc).
Vậy V1 : V2 bằng :
A. 1 : 3 B. 3 : 4 C. 4 : 3 D. 3 : 1
LQD_39: Phân tích 0,31g hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO 2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31g X để toàn
bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi
50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. CTPT của X là:
A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N.
LQD_40: Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng
vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm ctpt của X
A. C3H9N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N.
---Giám thị không giải thích gì thêm---

You might also like