You are on page 1of 3

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ

1. Khi thêm dư NH3 đậm đặc vào dung dịch Cu(NO3)2 0,1M, sẽ xảy ra hiện tượng:
a) Màu của dung dịch chuyển từ xanh lam thành xanh chàm.
b) Xuất hiện kết tủa màu đỏ đậm.
c) Có bong bóng khí NH3 thoát ra.
d) Xuất hiện một lớp chất lỏng màu xanh lam tách lớp, nổi trên dung dịch.

2. Phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất để tách KNO3 rắn từ dung dịch nước của nó
a) Hạn nhiệt độ của dung dịch bão hòa
b) Điện phân
c) Chuẩn độ
d) Cô cạn dung dịch ở nhiệt độ cao

3. Kim cương rất cứng vì các tinh thể kim cương:


a) Là những đại phân tử mà mỗi nguyên tử liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử bên cạnh
b) Được tạo bới các nguyên tử bản chất rất cứng
c) Được tạo thành trong những điều kiện nhiệt độ vá áp suất rất khốc liệt
d) Chứa những miền năng lượng và những dải electron không định chỗ không thuộc về một nguyên
tử cụ thể nào mà thuộc về cả tinh thể.

4. Dung dịch Na2SO4 0.1M dẫn điện tốt hơn dung dịch NaCl 0,1M. Điều nào giải thích cho việc này?
a) Số lượng mol của các ion trong dung dịch Na2SO4 0.1M nhiều hơn trong dung dịch NaCl.
b) Na2SO4 tan trong nước nhiều hơn NaCl.
c) Na2SO4 có khối lượng mol cao hơn NaCl.
d) Độ điện ly của Na2SO4 trong dung dịch cao hơn của NaCl

5. Muối ăn sẽ tan ít nhất trong dung môi nào?

a) CCl4
b) H2O
c) CH3OH
d) CH3COOH

6. Tất cả các nguyên tố Halogen ở nhiệt độ 25oC và 1atm sẽ là:

a) Phân tử 2 nguyên tử
b) Không mùi
c) Không màu
d) Chất khí

7. Chọn phương án đúng: Khi nước lỏng bay hơi:

a) Liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O bị phá vỡ


b) Liên kết H-O bị phá vỡ và liên kết H-H và O-O được hình thành
c) Liên kết cộng hoá trị giữa các phân tử H2O bị phá vỡ
d) Liên kết ion giữa H+ và OH- bị phá vỡ

8. Chất tinh khiết nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
SiO2
S8
I2
SO2

9. Tinh thể màu trắng tinh khiết được hoà tan vào nước tạo ra dung dịch cơ bản. Khi bổ sung axit dư vào
sẽ giải phóng ra khí. Chất rắn có thể là?

a) K2CO3
b) NH4NO3
c) KOH
d) KHSO4

10. Berily chloride có công thức hợp thức là BeCl2. Ở trạng thái rắn (BeCl2)n có cấu trúc:
a) mạch, gồm các tứ diện BeCl4 dùng chung 2 cạnh.
b) đảo. Trên mỗi nút mạng là các phân tử BeCl2, liên kết giữa các nút mạng là liên kết Van der
Waals
c) lớp, gồm các bát diện dùng chung 3 cạnh.
d) phối trí ion. Trên các nút mạng là các ion Be2+ và các ion Cl– nằm luân phiên nhau.

11. BeCl2 có nhiệt độ nóng chảy ở 415oC, sôi ở 550oC, còn BeF2 thăng hoa ở nhiết độ hơn 800oC. Điều
này có thể được giải thích là do:
a) BeCl2 có cấu trúc mạch gồm các tứ diện BeCl4 dùng chung 2 cạnh, còn BeF2 có cấu trúc mạng
tinh thể ion do các tứ diện BeF4 dùng chung 4 đỉnh.
b) BeCl2 có khối lượng phân tử lớn hơn BeF2.
c) Trong tinh thể BeF2 có liên kết hydro.
d) BeF2 có cấu trúc đảo còn BeCl2 có cấu trúc lớp.

12. Chọn phương án đúng:


Tính acid tăng dần trong dãy:
a) HF < HCl < HBr < HI
b) HClO < HBrO < HIO
c) HClO3 < HBrO3 < HIO3
d) HClO4 < HBrO4 < HIO4

13. Chọn phương án sai:


Tính acid tăng dần trong dãy:
a) HI < HBr < HCl
b) HClO < HClO3 < HClO4
c) HClO3 < HBrO3 < HIO3
d) HClO4 < HBrO4 < HIO4

14. Chọn phương án sai:


Tính acid tăng dần trong dãy HX: HF < HCl < HBr < HI là do:
a) Độ âm điện của X giảm dần.
b) Độ bền liên kết H – X giảm dần.
c) Kích thước của X tăng dần.
d) Mức độ xen phủ của orbital 1s của H với orbital np của X giảm dần.

15. Chọn phương án đúng:


Dự đoán dung dịch của các ion sau là không màu:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1) 26Fe3+ 2) 29Cu2+ 3) 24Cr3+ 4) 25Mn2+ 5) 13Al3+ 6) 29Cu+ 7)
2+ 2+
30Zn 8) 82Pb 9) Ni 10) 57La3+
2+

a) Các dung dịch 5,6,7,8,10 không màu


b) Các dung dịch 1,2,3,4,9 không màu
c) Không có cơ sở để dự đoán
d) Chỉ 5,8 không màu

16. Chọn phương án đúng:


a) Các hợp chất có cấu hình d0 và d10 thường không có màu
b) Các hợp chất của nguyên tố d đều có màu
c) Các hợp chất của nguyên tố p đều không có màu
d) Các hợp chất s thường có màu

17. Chọn phương án đúng:


Phức [NiCl4]2- (1) là thuận từ với 2 electron độc thân, phức [Ni(CN)4]2- (2) là nghịch từ. Theo thuyết liên
kết hóa trị, cấu trúc của 2 phức chất đó là:
a) (1) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3, (2) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2
b) (1) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2, (2) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3
c) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 trong cả 2 phức chất
d) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 trong cả 2 phức chất

18. Chọn phương án đúng:


Phức [Co(NH3)6]3+ là nghịch từ. Theo thuyết liên kết hóa trị, cấu trúc của phức chất đó là:
a) Co3+ ở trạng thái lai hóa d2sp3 tạo phức orbital nội
b) Co3+ ở trạng thái lai hóa sp3d2 tạo phức orbital nội
c) Co3+ ở trạng thái lai hóa d2sp3 tạo phức orbital ngoại
d) Co3+ ở trạng thái lai hóa sp3d2 tạo phức orbital ngoại

19. Chọn phương án đúng:


Phức [NiCl4]2- là thuận từ. Theo thuyết liên kết hóa trị, cấu trúc của phức chất đó là:
a) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 tạo phức tứ diện
b) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 tạo phức vuông phẳng
c) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 tạo phức tứ diện
d) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 tạo phức vuông phẳng

20. Chọn phương án sai về thuyết trường tinh thể:


a) Thuyết trường tinh thể coi chất tạo phức và phối tử là các điện tích điểm cung cấp trường tĩnh
điện
b) Thuyết trường tinh thể coi sự tạo phức là tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và phối tử.
c) Tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và phối tử có thể làn thay đổi cấu trúc electron hóa trị của
chất tao phức
d) Dưới tác dụng của trường tĩnh điện của các phối tử, trạng thái suy biến của chất tạo phức sẽ giảm

21. Chọn phương án đúng:


So sánh tính acid của các cation kim loại bị hydrat hóa
1) Na+.aq > Mg2+.aq 2) Al3+.aq > Mg2+.aq 3) Fe2+.aq > Ca2+.aq 4) Zn2+.aq > Co2+.aq
a) Chỉ 2,3,4 đúng
b) Chỉ 2,3 đúng
c) Tất cả cùng đúng
d) Không đủ cơ sở để so sánh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like