You are on page 1of 8

Chi – BTN ASEAN (IV, V)

IV, Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động
chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong AFTA
1, Đối với AFTA nói chung
Thứ nhất, cần đưa ra một số định nghĩa mới trong phần giải thích thuật
ngữ. Điều này khiến cho việc áp dụng quy tắc xuất xứ chính xác hơn, cũng như
tránh được việc lạm dụng các cách hiểu khác nhau để cố tình vi phạm quy định về
quy tắc xuất xứ trong một số trường hợp nhất định có thể xảy ra. Các định nghĩa
mới cần được đưa ra theo đề xuất của nhóm bao gồm định nghĩa về hệ thống mã
hài hoà HS, hàng hoá không có xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế quan, quy tắc cụ thể
cho mặt hàng (PSR), nước thứ ba, quyền khai thác, luật quốc tế, giản đơn, trộn đơn
giản, phản ứng hoá học,…

Thứ hai, về hàng hoá có xuất xứ thuần tuý, kiến nghị cần đưa ra thêm một
số trường hợp có xuất xứ thuần tuý như sản phẩm thu được ngoài không gian vũ
trụ bởi một bên hoặc bởi người của bên đó tham gia Hiệp định. Đây là quy định đã
được phổ biến của một số hiệp định thương mại tự do trên thế giới tuy nhiên nó
còn tương đối mới mẻ đối với các nước ASEAN.

Thứ ba, đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. Trong hiệp định
thương mại hàng hóa của ASEAN thì hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không nhỏ
hơn 40% tính theo trị giá FOB. Còn trong khu vực thương mại tự do ASEAN –
Hàn Quốc là “RVC của khu vực AKFTA không nhỏ hơn 40% tính theo trị giá
FOB hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số (CTH)”. Ta thấy quy định trong
hiệp đinh thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc linh hoạt hơn so với quy định của
hiệp định thương mại hang hóa ASEAN ( ATIGA) bởi lẽ nó cho phép nhà xuất
khẩu nhà sản xuất có điều kiện lựa chọn một trong hai tiêu chí nói trên để xin cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ trong khi đó ở hiệp định thương mại hàng hóa của
ASEAN, người xuất khẩu, người sản xuất chỉ được phép áp dụng quy tắc chung là
RVC 40% và hàng hóa sẽ dễ dàng có điều kiện để đạt được xuất xứ khu vực
AKFTA.

Thứ tư, về các công đoạn gia công, cần đưa ra một danh mục chi tiết về
những hoạt động này. Các công đoạn đó có thể bao gồm: ác hoạt động bảo quản
hàng hóa nhằm đảm bảo duy trì hàng hóa trong điều kiện tốt trong khi vận chuyển
và lưu trữ; thay đổi bao bì; tháo ra hoặc đóng gói hàng; lau rửa đơn giản, tẩy bụi,
tẩy ô xít, dầu mỡ, sơn hoặc các chất phủ khác; sơn đơn giản hoặc đánh bóng, v.v...
Trong quá trình sản xuất hàng hóa, những công đoạn này sẽ không được xét đến
trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả việc những công đoạn này có dẫn tới
việc chuyển đổi mã số HS hay chiếm tới 40% giá trị gia tăng.

Thứ năm, ATIGA cần được cập nhật để duy trì tính phù hợp trong khi hiện
nay có thêm nhiều các hiệp định đa phương mới ra đời và có hiệu lực. Trọng tâm
chính của cải cách là phải giảm chi phí tuân thủ, trong số những thứ khác, bằng
cách sửa đổi các quy tắc xuất xứ hoặc thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Điều
này sẽ đảm bảo rằng ngay cả những tỷ suất lợi nhuận nhỏ do ATIGA cung cấp vẫn
tiếp tục có giá trị đối với các nhà giao dịch. Hơn nữa, những lĩnh vực mà ATIGA
có hiệu quả nhất là những lĩnh vực có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SME). Vì vậy, ATIGA có thể tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy sự
tham gia của DNVVN trong thương mại nội khối ASEAN. Nhưng để đảm bảo
ATIGA thành công trong việc làm như vậy, thông tin cụ thể về các rào cản đối với
việc sử dụng ATIGA của các công ty này cần được thu thập và các vấn đề cơ bản
cần được giải quyết.

2, Đối với Việt Nam nói riêng


Về phía nhà nước, Việt Nam cần đẩy nhanh để đưa vào áp dụng cơ ch ế t ự ch ứng
nhận mở cửa chính thức. Tổ chức các hoạt động đào tạo , tuyên truyền và xác nhận
xuất xứ thường xuyên, tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ
các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của nh ững v ụ ki ện ch ống l ẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo
Việt Nam đạt được cả s ự ch ắc chắn và tin tưởng không chỉ đối với doanh nghiệp
mà còn đối với các thành viên ASEAN khác. Khuôn khổ pháp lý hiện tại cần phải
được sửa đổi khá nhiều, loại bỏ các yêu cầu rắc rối không cần thiết dẫn đến các chế
tài quá khắt khe đối với các vi phạm nhỏ, đẩy mạnh thực thi quy định về quy tắc
xuất xứ để giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi trong Hiệp định . Ngoài ra, cần đẩy
mạnh cải cách, hiện đại hoá quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo hình thức
điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, t ăng c ường công
tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, chủ động
phố hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu nh ằm phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp mượn xuất xứ của Việt Nam để tránh việc giả mạo xuất xứ.
Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
còn hạn chế có thể do quy định điều kiện, tiêu chí cấp còn chặt chẽ hoặc doanh
nghiệp chưa nhận thức được ưu thế, lợi ích của việc cấp phép tự chứng nhận xuất
xứ. Do vậy, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định này cần được đẩy mạnh
thường xuyên, liên tục hơn nữa nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức được các ưu
điểm, lợi thế của việc được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA để triển
khai thực hiện.
Về phía doanh nghiệp, cần chủ động, tích cực nắm bắt áp dụng các quy định
về xuất xứ hàng hoá; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về
xuất xứ hàng hoá; đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu
cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AFTA.
V, Những nội dung kiến thức có liên quan đến đề tài
So sánh cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA với cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ của các FTA thế hệ mới khác (CPTPP, EVFTA)

Hiệp định ATIGA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với doanh
nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nghĩa là chỉ các doanh
nghiệp được cấp phép mới được tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
do chính doanh nghiệp sản xuất ra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự
chứng nhận đó. Danh sách các doanh nghiệp này được các nước ASEAN cập nhật
trên trang điện tử của ASEAN và cơ quan Hải quan sẽ căn cứ thông tin về doanh
nghiệp trên trang web này để kiểm tra, xác định đối tượng được tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa.

Hiệp định CPTPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp xuất
khẩu, có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa trên chứng từ thương mại của mình. Tại Hiệp định quy định cụ thể về các
thông tin tối thiểu cần phải thể hiện trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Cơ quan
Hải quan kiểm tra căn cứ thông tin trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và hồ sơ
hải quan để kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực thực hiện từ 14/1/2019. Khi thực hiện Hiệp định này,
Việt Nam không bắt buộc phải áp dụng ngay cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại thời
điểm Hiệp định có hiệu lực mà theo lộ trình nhất định. Theo đó, Việt Nam được
bảo lưu chưa áp dụng hình thức này trong thời hạn tối đa 12 năm kể từ ngày Hiệp
định có hiệu lực. Do vậy, hiện nay hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước
CPTPP đang được Bộ Công Thương cấp C/O mẫu CPTPP.

Về Hiệp định EVFTA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với doanh nghiệp
xuất khẩuđược cấp mã số REX, có nghĩa là doanh nghiệp có mã số REX sẽ được
tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại. Cơ quan
Hải quan căn cứ mã số REX của doanh nghiệp, kiểm tra trên trang điện tử của EU
và hồ sơ hải quan để xác định xuất xứ hàng hóa.

Đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU áp dụng như sau: Đối với
các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro thì bất
kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Sau đó, thương nhân
có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và chứng từ liên
quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn. Đối với các lô
hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 Euro, nhà xuất khẩu phải có C/O mẫu EUR.1
do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quá trình khai báo và
chứng nhận C/O mẫu EUR.1 được thực hiện tương tự như các mẫu C/O hiện hành.

Hiện tại, đối với hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam mới chỉ áp dụng tự chứng nhận
xuất xứ trong Hiệp định ATIGA. Hai Hiệp định thương mại thế hệ mới là CPTPP
và EVFTA, Việt Nam vẫn áp dụng cơ chế cấp C/O thông thường. Khi thực hiện cơ
chế tự chứng nhận xuất xứ Hiệp định ATIGA, hiện tại chỉ có 4 doanh nghiệp Việt
Nam được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ gồm: Công ty CP sữa Vinamilk, Công
ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Sài Gòn Precision, Công ty TNHH
Procter & Gamble Đông Dương1.

1
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các FTA thế hệ
mới, xem thêm tại https://chongbanphagia.vn/diem-khac-biet-ve-co-che-tu-chung-nhan-xuat-xu-cua-cac-fta-the-
he-moi-n22556.html
Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
còn hạn chế có thể do quy định điều kiện, tiêu chí cấp còn chặt chẽ hoặc doanh
nghiệp chưa nhận thức được ưu thế, lợi ích của việc cấp phép tự chứng nhận xuất
xứ. Do vậy, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định này cần được đẩy mạnh
thường xuyên, liên tục hơn nữa nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức được các ưu
điểm, lợi thế của việc được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA để triển
khai thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU
1, Hiệp định ATIGA
2, Nguyễn Hoàng Tuấn, Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu
đãi của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện tài chính, 2017;
3, Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Báo cáo Tác động của
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) đối với thương mại nội khối
ASEAN, 2021, xem tại
https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2021/RCEP/Impact-of-the-
ATIGA-on-Intra-ASEAN-Trade.pdf;

4, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu MUTRAP, Báo cáo
Hoạt động hỗ trợ Bộ Công thương cải thiện Chứng nhận xuất xứ và khởi động
chương trình tự chứng nhận xuất xứ của ASEAN, xem tại
http://thuvien.hlu.edu.vn/KIPOSDATA0/KIPOSSysWebFiles/files/SanPham/TaiLi
euDuAnMuTrap/BaoCaoNghienCuu/ICB-4%20Ho%20tro%20BCT%20cai
%20thien%20chung%20nhan%20xx%20va%20khoi%20dong%20chuong
%20trinh%20tu%20chung%20nhan%20xx.pdf, 2016;
5, Sở Công thương Hà Nội, Hướng dẫn vận dụng quy tắc xuất xứ trong các hiệp
định thương mại thế hệ mới, Nxb Công thương (2020), xem tại
https://wtocenter.vn/file/18433/sach-vandung-qtac-xx-trong-fta.pdf;
6, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ của các FTA thế hệ mới, 2020, xem tại
https://chongbanphagia.vn/diem-khac-biet-ve-co-che-tu-chung-nhan-xuat-xu-cua-
cac-fta-the-he-moi-n22556.html;
7, Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Trịnh Thị Thu Thảo, Bàn về quy tắc xuất xứ hàng hoá
và một số bài học cho Việt Nam, Tạp chí Công thương điện tử, 2020, xem tại
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-va-mot-so-
bai-hoc-cho-viet-nam-72757.htm.

You might also like