You are on page 1of 10

Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Hiện tượng nổ
1. Khái niệm
Nổ là hiện tượng chuyển hoá nhanh chóng thế năng thành động năng của
vật chất kèm theo sự toả nhiệt và sinh khí lớn.
Khái niệm nổ ở đây có thể hiểu là một chớp lửa loé sáng, một cột khói bốc
lên, những mảng đất đá, sắt thép bắn tung toé kèm theo một ấm thanh nổ
dữ dội.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 1


Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Hiện tượng nổ

2. Hiện tượng nổ
Hiện tượng nổ vật lí: Những hiện tượng nổ mà trong đó chỉ có sự biến đổi
về phương diện lý tính nhưng không có sự thay đổi về thành phần hoá
học thì được gọi là nổ vật lý, ví dụ hiện tượng nổ xăm xe đạp, nổ nồi hơi,
nổ bóng cao su,…
Thông thường nổ vật lý giải phóng ít năng lượng và không gây tác dụng
phá hoại đáng kể đối với môi trường xung quanh.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 2


Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Hiện tượng nổ hoá học: Hiện tượng nổ hoá học xảy ra khi có sự thay đổi
các hợp chất hoá học.
Ví dụ, quá trình nổ của TNT và hỗn hợp NH4NO3 với TNT, sản phẩm thu
được là các khí CO2, N2, CO, H2O và toả ra một nhiệt lượng khoảng 892
Kcal/kg.
2C6H2(NO2)3CH3 → 5H2O + 7CO + 3N2 +7C
21NH4NO3 + 2C6H2(NO3)3CH3 → 47H2O + 14CO2 + 21N2
Vậy, nổ hoá học là hiện tượng nổ mà trong đó
có sự biến đổi rất nhanh thành phần hoá học
của vật chất tham gia phản ứng, kèm theo sự toả
nhiệt và thoát khí.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 3


Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Chất nổ
Định nghĩa: Một hoá chất hay một hỗn hợp cơ học bất kỳ ở thể lỏng hay khí
mà có khả năng gây ra hiện tượng nổ khi có một tác động bên ngoài tới mức
độ nào đó thì được gọi là chất nổ.
Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy, khái niệm chất nổ không chỉ dùng để
chỉ những chất nổ hóa học mà còn mở rộng ra cho những chất hoá học, hỗn
hợp cơ học hay một hỗn hợp khác có khả năng gây nổ.
Ví dụ:
Chất nổ khí như hỗn hợp không khí với methane, acetylene với oxi.
Hỗn hợp không khí với chất lỏng như xăng.
Hỗn hợp không khí với chất rắn như bụi than.
Hỗn hợp không khí với chất rắn như nitroester hay amonia nitrat.
Hỗn hợp oxi lỏng với chất rắn.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 4


Phương pháp tiếp cận mức độ an toàn về lửa để
chống cháy nổ

 Thứ nhất, đánh giá nguy hiểm của các hoá chất, các khí và chất lỏng dễ
cháy là nguyên nhân gây tai họa cháy nổ.
 Thứ hai, có thể tiến hành đo cường độ áp suất nổ từ đám mây khí hay
nhiệt phát ra từ ngọn lửa. Tiềm năng nguy hiểm phụ thuộc vào những yếu
tố như áp suất nổ, nhiệt ngọn lửa và khả năng lan truyền của ngọn lửa.
 Thứ ba, phân loại cường độ nguy hiểm thành 4 mức:
Mức 1: Cường độ thể hiện việc chết người xảy ra ngay lập tức;
Mức 2: Cường độ thể hiện ở mức ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể
người trong thời gian ngắn;
Mức 3: Cường độ thể hiện ảnh hưởng nhẹ nhàng đến cơ thể người trong
thời gian ngắn;
Mức 4: Cường độ thể hiện ở mức gây sợ hãi và ảnh hưởng tới sự phát triển
ở việc nào đó lâu dài.
UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 5
Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Bình chứa khí


Đặc điểm: Bình chứa khí là thành phần cơ bản
của hệ thống khí, bình chứa có kích cỡ và hình
dạng khác nhau.
- Đối với những bình chứa rộng và thấp dùng
mục đích áp suất vừa phải và thấp
- Những bình cao và hẹp dùng cho mục đích
áp suất cao (> 900 psi). Đáy bình chứa thường
tròn mỏng, đôi khi có vòng xích để đứng chắc
hơn.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 6


Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất
Chế tạo bình chứa
Những bình chứa khí được chế tạo với những đặc tính rất chi tiết. Có rất
nhiều loại, cỡ, với áp suất khác nhau. Những đặc tính chung của bình chứa
như sau:
- Chế tạo bằng rất nhiều loại vật liệu như: thép cacbon, thép không rỉ, niken,
nhôm,...
- Có bình chứa đặc biệt sử dụng cho mục đích chuyên chở bằng đường
hàng không.
- Có rất nhiều dạng được hàn ghép.
- Bình chứa dùng một lần.
- Các bình chứa không có đường nối
(thép liền) được sử dụng trong công
nghiệp khí với áp suất và dung tích cao.
UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 7
Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Bảo quản bình chứa


Các bình chứa khí nên được bảo quản ở nơi mát, khô và được thông gió
tốt. Thời gian bảo quản khí có tính ăn mòn không quá 6 tháng. Một bình
khí phải bảo quản đặc biệt tuỳ chất khí.
Ví dụ, đối với khí ethylene oxide không được quá 60 ngày và nên bảo
quản lạnh để chống các quá trình polime hoá. Bình chứa các sản phẩm
dầu hoá lỏng hoặc khí hidrocacbon phải bảo quản ít nhất cách nhau 6m
giữa chúng với bình chứa khí dễ cháy.

Vận chuyển bình chứa


Vận chuyển bình chứa khí phải cẩn thận, các mũ bảo vệ bình chứa phải
vặn chặt khi vận chuyển. Không được làm rơi và va đập mạnh. Di chuyển
tốt nhất bằng xe đẩy.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 8


Hiện tượng cháy, nổ trong Nhà máy hóa chất

Vận hành bình chứa rỗng


Không được dùng hết hoàn toàn bình. Khi bình chứa khí là rỗng (áp
suất thấp nhưng vẫn dương), vận hành như sau:
 Đóng van, nếu không đóng khi vận chuyển van sẽ ở trạng thái “nở”
do thay đổi nhiệt độ, có thể tạo hỗn hợp gây nổ nếu trước đó chứa khí
dễ cháy hay gây ăn mòn.
 Sau khi đóng van, vặn mũ bình chứa, mũ bảo vệ van thoát,...
 Bảo quản bình chứa rỗng tách xa bình chứa đầy.

UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 9


UOP Field Safety Training UOP/Honeywell Confidential Scaffolds 10

You might also like