You are on page 1of 6

LUẬT ĐẤT ĐAI

I. MỞ ĐẦU

Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông,
nhưng bình quân đất nông nghiệp trên đầu người lại vào loại thấp nhất thế
giới và có xu hướng giảm dần 1. Thêm vào đó, do sức ép của bùng nổ dân số,
do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các hoạt động sản xuất vật chất,
hoạt động kinh tế khiến chất lượng đất nông nghiệp ngày một suy giảm.
Trong khi đó, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của
ngành sản xuất nông nghiệp, là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân
cư, là nền tảng đảm bảo an ninh lương thực quôc gia. Vì thế, vấn đề bảo vệ
và phát triển quỹ đất nông nghiệp luôn được Nhà nước và người dân quan tâm
đầu tư.
Cùng với quy định tại Điều 18 Hiến pháp 1992, Luật đất đai 2003 đã quy
định nguyên tắc “Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp”. Vậy,
trong thực tiễn nước ta đã có những biện pháp nào để đảm bảo thực hiện tốt
nguyên tắc này? Xuất phát từ thực tế sử dụng đất đai hiện nay, nhóm A1 chọn
đề tài “Theo anh chị, cần phải làm gì để đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ưu
tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp” nhằm nêu lên một số những
biện pháp đã, đang và cần được thực hiện nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất
nông nghiệp ở Việt Nam.

II. NỘI DUNG


1. Khái niệm “đất nông nghiệp” và ý nghĩa của nguyên tắc “Ưu tiên bảo
vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp”

a. Khái niệm “đất nông nghiệp”

1
Theo số liệu năm 2005, Việt Nam có bình quân diện tích đất nông nghiệp trên 1 người là 1000m2 / người,
bằng ¼ tỉ lệ trung bình của thế giới.

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 1


LUẬT ĐẤT ĐAI

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003, nhóm đất nông
nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống
nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp,
lâm nghiệp.

b. Ý nghĩa của nguyên tắc “Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông
nghiệp”
Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự
phát triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Đất nông nghiệp quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đất nông nghiệp
tham gia vào các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thuỷ
sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra còn tham gia vào các ngành thuỷ
lợi, giao thông, ...
Do ảnh hưởng quan trọng của đất nông nghiệp nói riêng và ngành nông
nghiệp nói chung tới toàn bộ nền kinh tế nước ta nên vấn đề bảo vệ sự phát
triển đất nông nghiệp cũng như nghành nông nghiệp luôn cần được chú trọng
trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn. Về mặt pháp luật, nguyên tắc “Ưu
tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệpđất nông nghiệp” chính là điều
kiện cần để cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể hợp pháp tổ chức thực hiện các
biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp. Thêm nữa, đó
cũng là một định hướng quan trọng của nhà nước trong thời kì kinh tế nước ta
đang chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Các quy định pháp luật nhằm thực hiện nguyên tắc “ Ưu tiên phát
triển và bảo vệ quỹ đất đất nông nghiệp:

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 2


LUẬT ĐẤT ĐAI

Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về
nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Pháp luật về đất đai thể hiện nguyên tắc này như sau:
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất2.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động,
vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào các hoạt
động3 như bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; Khai hoang, phục
hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang
hoá vào sử dụng; Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong một số trường hợp
như hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức…
- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang mục đích
khác phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.4
Bên cạnh các quy định chung trong Luật Đất đai 2003, nhiều văn bản dưới
luật quy định cụ thể về hoạt động sử dụng cũng như bảo vệ, phát triển đất đai
đối với từng trường hợp riêng. Ví dụ:
- Nghị quyết số 62/2012/NQ-HĐND về chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ
đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định 13/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2010/QĐ-UBND
Quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.

2
Khoản 3 Điều 10 Luật đất đai 2003; Nghị định 42/2012 NĐ - CP - quy định về quản lý, sử dụng đất trồng
lúa tại các vùng trồng lúa trên cả nước; Quyết định số 304/2005 - QĐ-TTg - Quyết định của Thủ tướng
Chính Phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên…
3
Điều 12 Luật đất đai 2003
4
Điều 36 Luật Đất đai 2003.

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 3


LUẬT ĐẤT ĐAI

3. Thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Các biện pháp được thực hiện theo ba hướng chủ yếu, gồm :

(1) Tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa có khả
năng sử dụng trong nông nghiệp.
(2) Coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên
diện tích hiện có.

(3) Phát triển các kĩ thuật nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị
thoái hóa chất lượng.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng đất như: Xây dựng thành công quy trình ủ phân hữu cơ
vi sinh bã bùn mía, phân hữu cơ vi sinh mụn dừa… có hiệu quả cao về cải
thiện độ phì nhiêu đất; Quản lý dinh dưỡng đất bền vững, cung cấp dinh
dưỡng vô cơ cân đối, cải thiện chất lượng đất tăng cường chất hữu cơ trong
đất; Cải thiện các đặc tính bất lợi trong đất canh tác lúa ba vụ…

Các địa phương miền núi đã và đang thực hiện biện pháp nhằm ngăn
chặn đất bị xói mòn, rửa trôi như: Canh tác theo đường đồng mức, tạo bồn,
phủ đất, xắp xếp cơ cấu cây trồng cũng như thay đổi lịch gieo trồng, thu
hoạch.

Tại các địa phương có diện tích đất bị chua phèn, mặn như Đồng Tháp,
Hậu Giang, Cần Giờ… cũng thường xuyên sử dụng các biện pháp để cải tạo
đất phèn chua, mặn và trồng các loại cây phù hợp, chuyển mục đích sử dụng
đất cho phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng.

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 4


LUẬT ĐẤT ĐAI

Theo Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời
kỳ 2001-2010 của Tổng cục Quản lý đất đai: Năm 2010 đất nông nghiệp của
cả nước có 26.226.000 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 10.126.000
ha, tăng 556.000 ha so với năm 2000. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
không những không giảm mà còn cao hơn chỉ tiêu được giao. Đây là cố gắng
lớn của các địa phương trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển quỹ đất. Công
tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn này
ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất nói chung
và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng hợp lý và có hiệu quả rõ nét.

4. Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất
nông nghiệp” ta có thể triển khai các biện pháp sau:

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật phù hợp, tạo điều kiện cho người
dân thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đầu tư
cho công tác nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới trong cải tạo, bảo vệ đất
nông nghiệp; tăng cường đầu tư trang thiết bị, các máy móc tiên tiến phục
vụ cho nhiệm vụ này.

III. KẾT LUẬN

Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của đất đai đối với đời sống
kinh tế xã hội cũng như thực tế sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập
như hiện nay, yêu cầu bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp luôn là vấn đề
cấp bách. Các biện pháp nhằm thực hiên yêu cầu trên cần được tổ chức thực
hiện một cách quy mô, hiệu quả, có sự phối hợp của nhà nước, các cơ quan

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 5


LUẬT ĐẤT ĐAI

đơn vị có thẩm quyền và người dân. Bảo vệ đất nông nghiệp không chỉ là bảo
vệ vị thế của một ngành kinh tế mà đó còn là sự bảo đảm cho các thế hệ sau.

Bài tập nhóm số 1 – Nhóm 3626A1 6

You might also like