You are on page 1of 52

Thông tin di động

Chương 4: Mạng di động GSM


• GSM (Global System for Mobile Communication) hệ thống
thông tin di động toàn cầu
• Băng tần 900MHz; 1800MHz; 1900MHz
• GSM là một tổ hợp các giải pháp bao gồm: Hệ thống chuyển
mạch kênh, hệ thống chuyển mạch gói, nút điều khiển vô
tuyến,trạm gốc và cơ sở dữ liệu mạng
• GSM cung cấp dịch vụ thoại, thư thoại, tin nhắn sms, fax,
thông tin số liệu tốc độ cao
• Cho phép thuê bao di chuyển tốc độ cao, chuyển vùng quốc
tế, di chuyển ở toàn bộ vùng phủ sóng
• Hệ thống sẽ tự động cập nhật vị trí thuê bao
• Các dịch vụ: Thoại, tin nhắn SMS, Fax, số liệu
Thông tin di động
Mạng GSM
• Cấu trúc tổng thể
- NSS (Network Switching Subsystem) phân hệ chuyển
mạch mạng
- BSS (Base Station Subsystem) phân hệ trạm gốc
- OSS(Operation Subsystem) phân hệ khai thác và bảo
dưỡng)
- MS( Mobile station) trạm gốc
Thông tin di động
Mạng GSM
• Các thành phần của mạng
- Trung tâm nhận thực – AuC
- Trung tâm khai thác và bảo dưỡng – OMC(OSS)
- Bộ đăng ký vị trí tạm trú – VLR
- Mạng chuyển mạch gói, công cộng- PSPDN
- Trạm thu phát gốc – BTS
- Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng – PSTN
- Phân hệ chuyển mạch – NSS
Thông tin di động
Mạng GSM
•Các thành phần của mạng
-Mạng chuyển mạch kênh số liệu – CSPDN
-Mạng số đa dịch vụ - ISDN
-Mạng di động công cộng mặt đất - PLMN
-Bộ đăng ký vị trí thường trú - HLR
-Tổng đài chuyển mạch di động – MSC
-MSC cổng – GMSC
-Bộ ghi nhận thực thiết bị - EIR
- Trạm di động – MS
-Bộ điều khiển trạm gốc – BSC
-Phân hệ trạm gốc - BSS
Thông tin di động
Mạng GSM

Phân hệ chuyển mạch NSS


-Phân hệ chuyển mạch bao gồm các chức năng
chuyển mạch chính của GSM cũng như các cơ sở dữ
liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý sự di
động của thuê bao.
-Chức năng chính của NSS là quản lý thông tin giữa
những người sử dụng mạng GSM với nhau và với
mạng khác.
-Phân hệ NSS bao gồm các thiết bị:
MSC,VLR,HLR,EIR,AuC
Thông tin di động

Phân hệ chuyển mạch NSS


Tổng đài MSC – Mobile Switching Center
- Giao diện giữa GSM và PSTN
- Kết nối và giám sát cuộc gọi đến MS và từ MS đi
Bộ đăng ký vị trí thường trú HLR
- Lưu giữ tất cả thông tin về thue bao
- Những dữ liệu này có thể lưu giữ ở 1 hoặc nhiều HLR, có thể coi đây là
thông tin chỉ định của thuê bao và phục vụ yêu cầu
- Bất kể MS ở đâu, HLR đều lưu giữ mọi thông tin liên quan đến việc cung
cấp, sử dụng các dịch vụ viễn thông, vị trí hiện tại của MS
- HLR có thể quản lý hàng trăm ngàn thuê bao nhưng không có khả năng
chuyển mạch
- HLR còn có chức năng nhận dạng thông tin về tính hợp pháp của thuê bao
do AuC cung cấp
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS
Bộ đăng ký vị trí tạm trú – VLR
- VLR được thực hiện trong cùng 1 hệ chuyển mạch MSC
- VLR chứa thông tin tạm thời về thuê bao di động có mặt trong
vùng phục vụ của MSC
- VLR là một cơ sở dữ liệu được kết nối với 1 hay nhiều MSC
- Các số liệu định vị thuê bao MS lưu giữ trong VLR chính xác
hơn số liệu tương ứng trong HLR
- Phối hợp với MSC thực hiện chuyển mạch, cập nhật vị trí, thiết
lập cuộc gọi, nhận thực, điều khiển, tính cước
- Khi hoạt động liên mạng thông tin hỏi, đáp về vị trí(nhà mạng)
của VLR với MSC,PLMN,GMSC,HLR có chức năng định tuyến
lại cuộc gọi đến trạm di động theo thông tin hỏi và đã cập nhật
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS
Tổng đài GMSC
- Thực chất là một MSC cổng
- Khi xuất hiện yêu cầu cuộc gọi từ thuê bao cố định
PSTN tới 1 thuê bao GSM thì tổng đài ở PSTN sẽ kết
nối với GMSC
- GMSC sẽ tìm ra vị trí MS bị gọi bằng cách hỏi HLR mà
MS đã đăng ký, khi HLR trả lời MSC sẽ định tuyến lại
cuộc gọi đến MSC cần thiết sau đó VLR sẽ chỉ ra vị trí
cụ thể của MS bị gọi
- Ở GSM mọi cuộc gọi di động đều được định tuyến
đến GMSC
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS
Trung tâm nhận thực AuC
- Lưu trữ bảo mật, mã hóa ngôn ngữ,dữ liệu, báo hiệu dưới
dạng các ký hiệu
- Các thông tin giải mã (key) được lưu giữ trong AuC và được
sử dụng trong MS
- AuC cung cấp cho HLR các thông số nhận thực và khóa mật
mã để sử dụng cho bảo mật, cũng có thể coi AuC như một
thiết bị vào ra (I/O)
Độ ghi nhận thực thiết bị EIR
- Để ngăn chặn sự đánh cắp thông tin và những dạng không
được phê chuẩn mà MS sẽ dùng, EIR được nối với MSC qua một
đường báo hiệu, nó cho phép MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết
bị. Khi đó có thể cấm các MS có dạng không được phê chuẩn
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS
Bộ ghi nhận thực thiết bị EIR
- EIR có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của ME thông qua
số liệu nhận dạng di động quốc tế (IMEI – International
Mobile Identity) bao gồm cả số liệu phần cứng của thiết
bị. Khi đó sẽ có các trường hợp sau:
- ME thuộc danh sách trắng (white list), được quyền truy
nhập hệ thống và sử dụng các dịch vụ đã đăng ký
- ME thuộc danh sách xám (Ray list), có nghi vấn cần kiểm
tra hoặc xác minh lại
- Me thuộc danh sách đen( Black list), bị cấm không được
truy cập vào mạng chủ
Chú ý: Việc nhận thực đăng ký thuê bao bằng các thông số
từ AuC
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS( tiếp)
Các nội dung đã học về phân hệ chuyển mạch - NSS:
Phân hệ NSS bao gồm các thiết bị:
-MSC - Trung tâm chuyển mạch
- VLR - Bộ đăng ký vị trí tạm trú
-HLR - Bộ đăng ký vị trí thường trú
-EIR - Bộ ghi nhận thực thiết bị
-AuC - Trung tâm nhận thực
Câu hỏi cần lưu ý:
1/ Các chức năng chính của MSC?
2/ Vai trò của bộ ghi nhận thực thiết bị EIR?
Thông tin di động
Phân hệ chuyển mạch NSS

Mạng báo hiệu kênh chung số 7(CCS7)


- Nhà mạng có thể sử dụng báo hiệu kênh riêng hoặc kênh
chung tùy theo quy định của mỗi nước.
- Nếu báo hiệu kênh riêng thì điểm chuyển báo hiệu SPT
(Signalling Tranfer Point) có thể là 1 bộ phận của NSS,
đôi khi kết hợp cùng MSC do lý do kinh tế
- Nhà mạng có thể dùng mạng riêng để định tuyến các cuộc
gọi ra đến điểm gần nhất trước khi sử dụng mạng cố định
khi đó có thể kết hợp với tổng đài trung gian như một nút
hoặc kết hợp với MSC
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS

- BSS giao diện trực tiếp với MS thông qua giao diện vô
tuyến vì vậy nó bao gồm thiết bị thu, phát và quản lý các
chức năng
- BSS thực hiện giao diện với các tổng đài NSS
- BSS kết nối các MS với những người sử dụng viễn thông
khác
- BSC là khối trung gian giữa BSS và NSS
- Việc điều khiển BSS được thực hiện bời OSS
- BSS bao gồm 2 thiết bị là BTS giao tiếp với MS và BSC
giao tiếp với MSC
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS - Trạm thu phát gốc BTS

Trạm thu phát gốc BTS


- Gồm tất cả các thiết bị giao tiếp truyền dẫn và vô tuyến
cần thiết ở trạm vô tuyến
- Có nhiệm vụ chủ yếu là truyền dẫn vô tuyến
- Được coi như một modem vô tuyến
- Thực hiện chuyển đổi mã, tốc độ, mã hóa hoặc giải mã
thoại đặc thù cho thông tin di động số tổ ong bao gồm cả
truyền số liệu. Hoạt động nhờ TRAU
- TRAU có thể đặt xa BTS ví dụ giữa BSC và MSC
- Mỗi BTS làm việc ở tập hợp các kênh vô tuyến ở ô lân
cận nhằm chống nhiễu giao thoa đồng kênh
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS - Trạm thu phát gốc BTS (tiếp)

Các chức năng chung của BTS


- Quảng bá thông tin hệ thống
- Tìm gọi ( thông tin tìm gọi được xác định từ BSC)
- Yêu cầu kênh từ MS
Các chức năng riêng của BTS
- Đưa kênh vào hoạt động
- Hủy hoạt động kênh
- Khởi đầu mật mã
- Phát hiện chuyển giao
Các chức năng kênh mặt đất
- Chuyển đổi mã tiếng
- Điều khiển trong băng của TRAU ở xa
CS 515
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS - Trạm thu phát gốc BTS (tiếp)
Mã hóa và ghép kênh
- Ghép kênh ở đường vô tuyến: Các kênh logic được ghép chung ở kênh vật lý
- Mã hóa và ghép xen kênh: Luồng bit được lập khuôn dạng cho tùng khe thời
gian ở kênh vật lý
- Mật mã/ giải mật mã: Tiếng nói được mật mã, giải mật mã bằng khóa mật

- Mật mã/giải mật mã được thực hiện ở các bit mang thông tin quan trọng.
Khóa mã(key) được tạo ở AuC và nạp vào TRS. Số ngẫu nhiên được gửi đến
MS
Điều khiển hệ thống con vô tuyến
- Đo chất lượng: Thực hiện các phép đo chất lượng và cường độ tín hiệu ở tất
cả các kênh riêng hoạt động trên đường lên (MS đến BTS), cường độ và mức
tín hiệu của các BTS xung quanh được gửi đi và xử lý ở BTS
- Đồng bộ thời gian
- Điều khiển công suất của TRX và MS( thực hiện từ BSC để thay đổi công
suất phát giảm nhiễu đồng kênh)
- Phát t/h vô tuyến bao gồm nhảy tần( thực hiện bằng chuyển mạch băng cơ sở.
- Thu t/h vô tuyến bao gồm cả cân bằng và phân tập
- Phát hiện và báo cáo sự cố cho BSC
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS - Trạm thu phát gốc BTS (tiếp)

Điều khiển TRX


- LAPD: Kết nối đường báo hiệu giữa BSC và TRX
- Báo cáo lỗi : Phát hiện và báo cáo lỗi ở thông báo từ BSC
- Sự cố nối thông: TRX phát hiện đường nối thông nào bị gián đoạn ở đường vô tuyến
hay không
Đồng bộ ở TRX
- Thông tin đồng bộ được lấy từ các đường PCM từ BSC ( Trích thành phần xung nhịp
clock từ các bộ điều chế xung mã)
- Đồng bộ thời gian
- Thực hiện đọc và đếm số khung từ bộ đếm số khung để thực hiện đồng bộ
Khởi động và nạp phần mềm
- Khởi động hệ thống (Start)
- Tái khởi động hệ thống hoặc một phần hệ thống( Restart)
Thiết lập cấu hình hệ thống
-
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS - Trạm thu phát gốc BTS (tiếp)
Thiết lập cấu hình hệ thống
- Lập các thông số khác nhau và tổng hợp các kênh khác nhau ở
TRX cho lưu lượng hoặc khai thác
- Thiết lập tần số và công suất cho máy phát
- Thiết lập tần số cho các máy thu kể cả máy thu nhảy tần và không
nhảy tần
- Điều khiển vô tuyến: Định nghĩa việc sắp xếp thông tin hệ thống ở
các khe thời gian
- Kết hợp kênh logic: Sắp xếp các kênh logic ở các kênh vật lý.
Điều khiển bảo dưỡng tại chỗ, quản lý đường báo hiệu, Giám sát và
kiểm tra
- Bảo dưỡng tại chỗ không cần nối với BSC
- TRX quản lý đường báo hiệu giữa BSC và MS
- Các kiểm tra được thực hiện ở các lệnh đặc biệt hay các điều khiển
đặc biệt
-
Thông tin di động
Phân hệ trạm gốc BSS – Bộ điều khiển trạm gốc BSC
- BSC là khối chức năng điều khiển, giám sát các BTS và các liên lạc vô
tuyến trong hệ thống.
- BSC quản lý giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển BTS và
MS. Đó là các lệnh ấn định,giải phóng kênh vô tuyến và quản lý
chuyển giao.
- BSC được nối với BTS ở một phía và MSC ở phía SS. Có thể coi BSC
như 1 tổng đài nhỏ có khả năng tính toán nhất định.
- Một BSC có thể quản lý hàng chục BTS tạo thành 1 trạm gốc. Tập
hợp trạm gốc được gọi là phân hệ trạm gốc
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của BSC là đảm bảo khả năng sử dụng
tiềm năng vô tuyến cao nhất. Điều này được thực hiện khi BSC điều
khiển một phần chính của mạng vô tuyến. Chỉ có thể san bằng được
sự mất cân đối của tải lượng khi số thuê bao lớn
- Việc tính toán vị trí của BSC cần dựa trên mật độ thuê bao và tính
kinh tế
- Ngoài các chức năng như điều khiển kết nối của trạm di động, quản
lý mạng vô tuyến,quản lý trạm gốc, chuyển đổi mã và thích ứng tốc
độ, tập trung lưu lượng thì BSC còn quản lý truyền dẫn tới BTS
19
Thông tin di động
Trạm di động MS- Các kiểu trạm di động và công suất trạm di động
MS lắp trên ô tô
- Thường lắp trên xe và kết nối với antena ở vỏ xe
MS xách tay
- Có thể xách tay và không bao gồm antena, nó có thể thực
hiện các mức công suất khác nhau
MS cầm tay
- Kết cấu nhỏ gọn và bao gồm cả antena, có tính di động cao
Các loại MS khác nhau sẽ có công suất khác nhau: Car
mobile công suất tới 20w; Loại xách tay công suất tới 8w;
loại cầm tay công suất từ 0.8 đến 5w

20
Thông tin di động
Trạm di động MS- SIM( Subscriber Identity Module)

- Sim được coi như 1 CPU thu nhỏ


- Lưu trữ thông tin thuê bao, nhận thực, khóa mã,
khai thác dịch vụ
- Có bộ nhớ trong dung lượng lên tới 64Kb lưu trữ
các thông tin như: Seri, trạng thái, mã khóa, danh
bạ cá nhân( tối đa 750 contacts), nội dung tin nhắn
SMS( tối đa 30 SMS, mỗi SMS tối đa 160 ký tự)
- Nhà mạng( đơn vị cung cấp dịch vụ) quản lý SIM
bằng seri (16 chữ số in ở mặt sau SIM)
- Mã PUK- Pesonal Unblocking: Là một mã nhận
dạng cá nhân mà mỗi thuê bao di động được cấp, mã
này thường do nhà mạng quản lý. Nếu người sử
dụng nhập mã này sai quá 10 lần thì SIM sẽ bị hủy
một cách tự động
21
Thông tin di động
Trạm di động MS- Hoạt động của MS

- Hoạt động như một máy thu, phát vô tuyến với băng tần
900Mhz, 1800Mhz hoặc 1900Mhz
- Tích hợp các bộ giải mã, mã hóa thoại, fax, số liệu theo
tiêu chuẩn phù hợp GSM( Chuẩn này được quy định
thống nhất toàn cầu)
- Trường hợp sử dụng như thiết bị đầu cuối viễn thông thì
phải đảm bảo hoạt động tốt các ứng dụng và dịch vụ được
cung cấp
- Có thể sử dụng thay thế 1 modem trong việc truyền dữ
liệu theo tiêu chuẩn của mạng số đa dịch vụ
- Tùy theo cấu hình, giá thành mà các tính năng được trang
bị hoặc phát triển phù hợp( Tính năng cơ bản buộc phải
có, tính năng nâng cao do nhà sản xuất quyết định)

22
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM

- Băng tần hoạt động 900 và 1800MHz.

- Sử dụng hai băng thông 25MHz cho kênh đường lên và kênh
đường xuống.

- Kênh đường lên dùng dải tần số 890 - 915 MHz để gửi thông tin
từ máy di động MS tới BTS.

- Kênh đường xuống dùng dải tần số 935 - 960 MHz để truyền
thông tin từ BTS tới máy di động MS.
-
- Kênh đường lên và kênh đường xuống có độ rộng băng thông là
200kHz được gọi là ARFCN (Absolute Radio Frequency Channel
Numbers).

- ARFCN quy định khoảng cách giữa kênh lên và kênh


xuống(song công) có khoảng cách là 45MHz.

23
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM

- Một kênh được chia làm 8 khe thời gian TDMA ứng với 8 thuê
bao.

- Thứ tự khe thời gian TS trên kênh ARFCN cho biết đó là kênh
vật lý cho cả kênh lên và kênh xuống.

- Kênh vật lý có thể được ánh xạ là các kênh logic tại các thời
điểm khác nhau.
- Mỗi một khe thời gian hay khung cụ thể được điều khiển dành
riêng kênh lưu lượng (thoại hoặc dữ liệu),báo hiệu hoặc kênh
điều khiển (từ MSC, BST hoặc từ thuê bao).

- Kênh logic đảm bảo việc truyền dữ liệu đồng thời cùng với
các tín hiệu điều khiển khác trên mỗi một kênh ARFCN.

24
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM

- Mỗi thuê bao trong tám thuê bao này sử dụng cùng một ARFCN và
chiếm riêng một khe thời gian TS trong một khung.

- Tốc độ truyền trên kênh vô tuyến cho cả kênh đường lên và đường
xuống là 270.833 kp/s sử dụng điều chế 0.3 GMSK.

- Độ rộng của bit tín hiệu là 3.692μs và tốc độ hiệu dụng của một thuê
bao là 33.854 kb/s (270.833 kbps/8 thuê bao).

- Do có thêm các bit mào đầu cho đồng bộ, địa chỉ mà tốc độ truyền
thực tế của một thuê bao là 24.7kb/s.

- Môi khe thời gian TS gồm 156.25 bit trong đó có 8.25 bit dùng cho
khoảng bảo vệ và sáu bit đầu và đuôi được sử dụng phân chia giữa
các khe thời gian.

25
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM

- Mỗi khe thời gian có độ rộng 576.92μs,một khung TDMA của GSM
gồm tám khe thời gian có độ rộng là 4.615ms.

- Ghép vào các đa khung cho việc truyền dẫn.

- Tổng số kênh trong một băng thông 25MHz là 124 kênh (gồm
100KHz cho dải tần bảo vệ)

- Với GSM băng tần 1800MHz:

- Dải tần1710 - 1785 MHz cho kênh lên

- Dải tần 1805 - 1880 MHz cho kênh xuống

- Tổng số 374 kênh (từ 512 tới 885).

- Kênh song công có khoảng cách dải tần là 95 MHz.

26
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM- Cấu trúc kênh thoại,đa kenh

27
Thông tin di động
Các loại kênh trong GSM

- Kênh lưu lượng (TCH – Traffic channel)


- Kênh điều khiển (CCH – Control channel)
+/ Kênh lưu lượng mang tín hiệu thoại hoặc dữ liệu đã được
điều chế số và có các chức năng và định dạng riêng cho cả kênh đường
lên và kênh đường xuống.
+/ Kênh điều khiển mang thông tin báo hiệu và đồng bộ giữa
BTS và máy di động. Các kênh của hệ thống GSM được truyền trên các
khung, đa khung, siêu khung và đại siêu khung

28
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh lưu lượng TCH

- Kênh TCH gồm 2 loại:

- Toàn tốc (full-rate)

- Bán tốc (half-rate) mang theo tín hiệu thoại đã được điều chế
hoặc dữ liệu.

- Khi truyền toàn tốc thì dữ liệu được chứa trong một khe thời gian TS của
một khung.

- Khi truyền bán tốc thì dữ liệu của hai thuê bao sẽ chia sẻ cùng một khe
thời gian nhưng được truyền xen kẽ nhau trên các khung khác nhau.

- Dữ liệu TCH có thể không được truyền trong khe thời gian TS0 của một
khung TDMA trên một ARFCN cụ thể vì khe thời gian đó đã được dành
cho thông tin điều khiển (ví dụ như thông tin quảng bá từ BTS trên mỗi ô
phủ sóng).

29
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh lưu lượng TCH

- Các khung dành cho TCH được truyền liên tiếp tới khung
13 thì chèn thêm kênh điều khiển liên kết chậm (SACCH –
Slow Associated Control Channel) hoặc khung trống.

- Kênh TCH được truyền trong các khung liên tiếp nhau (đa
khung).
-
- 1 nhóm 26 khung TDMA liên tiếp gọi là một đa khung lưu
lượng.

- Trong đa khung, khung 13 và khung 26 là dữ liệu kênh


SACCH hoặc khung trống
- Khung 26 chứa các bit trống khi sử dụng kênh toàn tốc và
chứa SACCH khi sử dụng kênh bán tốc.

30
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

- Hệ thống GSM, gồm 3 kênh điều khiển chính

+/Kênh quảng bá BCH (Broadcast channel)

+/Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel)

+/Kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicated Control Channel)

- Mỗi kênh điều khiển gồm một vài kênh logic được sắp xếp xuất hiện
đúng thời điểm để cung cấp các chức năng điều khiển cần thiết.

- Kênh điều khiển đường xuống BCH và CCCH trong GSM được triển
khai chỉ trên kênh ARFCN nhất định và được ấn định vào các khe
thời gian cụ thể.

- Kênh BCH và CCCH được ấn định chỉ ở khe thời gian TS0 và lặp lại
sau 51 khung (được gọi là đa khung kênh điều khiển) trên kênh
ARFCN quảng bá.
31
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

- Kênh quảng bá BCH hoạt động tại một tần số ARFCN cụ thể
trong mỗi một ô phủ sóng và chỉ truyền trên khe thời gian
TS0 của khung cụ thể.

- BCH phát quảng bá thông tin của ô phủ sóng cho các máy di
động trong ô phủ sóng để đồng bộ và đồng thời cho các máy
di động ở các ô phủ sóng xung quanh biết được các thông tin
về tần số cũng như cường độ tín hiệu thu được để chuẩn bị
cho chuyển giao vào ô phủ sóng này

- BCH được chia làm ba loại kênh được ấn định vào khe thời
gian TS0 của các khung khác nhau của đa khung gồm 51
khung.

- BCH được sắp xếp trong các khung.


- Kênh BCH gồm 3 loại

32
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

3 loại kênh BCCH

- Kênh điều khiển quảng bá BCCH (Broadcast Control


Channel)

- BCCH là kênh điều khiển đường xuống

- Dùng để quảng bá thông tin như

+/Số nhận dạng ô phủ sóng (Cell ID)


+/Các thông tin hoạt động của ô phủ sóng như cấu trúc
kênh điều khiển hiện tại
+/Các kênh còn trống cũng như bị nghẽn.

- BCCH cũng quảng bá một danh sách các kênh đang được
sử dụng trong ô phủ sóng.

- BCCH nằm trong TS0 của khung thứ hai đến khung thứ 5.
33
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

3 loại kênh BCCH

- Kênh cân chỉnh tần số FCCH (Frequency Correction


Channel):

- FCCH chiếm giữ khe thời gian TS0 của khung đầu
tiên (khung 0)

- Lặp lại sau mười khung trong một đa khung kênh


điều khiển (51 khung).

- FCCH cho phép mỗi thuê bao đồng độ tần số chuẩn


của nó chính xác với tần số của BTS.

34
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

3 loại kênh BCCH


- Kênh đồng bộ SCH (Synchronization Channel)

- SCH được truyền quảng bá trên khe thời gian TS0 của khung
ngay sau khung FCCH dùng để các máy di động đồng bộ khung
truyền với BTS
- Số khung FN (Frame number) từ 0 đến 2,715,647 được gửi cùng
với mã nhận dạng trạm gốc BSIC (base station indentity code)
trong SCH.
- BSIC cho mỗi BTS là duy nhất vì máy di động có thể cách BTS
đang phục vụ tối đa 30km nên cần thiết phải định thời cho máy di
động đó để đảm bảo tín hiệu thu được tại BTS được đồng bộ với
đồng hồ của BTS
- BTS sẽ gửi yêu cầu định thời sớm tới máy di động qua kênh SCH
- SCH được truyền sau mỗi 10 khung trong đa khung kênh điều
khiển

35
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

- Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel)

- Trên kênh đường xuống BCH

- Kênh điểu khiển chung được đặt tại khe thời gian TS0 của mọi
khung ngoại trừ các khung của BCH và khung rỗng

- CCCH gồm ba loại kênh khác nhau:


-Kênh nhắn gọi PCH (Paging channel) của đường xuống
-Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH (Random access channel)
của kênh đường lên
-Kênh cho phép truy cập AGCH (Access grant channel) của
kênh đường xuống
- Ba kênh này được mô tả như sau:

36
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

Kênh nhắn gọi PCH

- Đưa tín hiệu mời gọi từ BTS tới máy di động để nhắc
nhở máy di động cụ thể có cuộc gọi đến từ mạng PSTN
hoặc mạng di động khác.

- PCH truyền IMEI của máy di động được gọi cùng với
yêu cầu xác nhận số này từ máy di động được gửi lại
trên kênh RACH.

- PCH có thể cung cấp cell broadcast dạng bản tin ASCII
tới tất cả các máy di động như là một phần của SMS
trong GSM.

37
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH


- Là kênh đường lên được máy di động( MS) dùng để xác
nhận tín hiệu mời gọi PCH
- Được máy di động (MS) sử dụng để khởi tạo cuộc gọi
trên khe thời gian TS0.
- Để thiết lập cuộc gọi, BTS phải hồi đáp yêu cầu khởi tạo
từ kênh RACH bằng cách ấn định một kênh điều khiển
dành riêng đứng một mình SDCCH (Stand-alone dedicated
control channel) cho báo hiệu trong thời gian diễn ra cuộc
gọi.
- Kết nối này được xác nhận bởi BTS trên kênh AGCH.
Kênh cho phép truy cập AGCH
- Là kênh đường xuống mang thông tin hướng dẫn máy di
động sẽ hoạt động trên kênh vật lý cụ thể nào (khe thời
gian và ARFCN) với một kênh điều khiển dành riêng cụ thể.

38
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

Kênh điều khiển dành riêng DCCH


- Là kênh dùng cho cả đường lên và đường xuống. Có ba loại
kênh điều khiển dành riêng là kênh điều khiển dành riêng
đứng một mình SDCCH
- Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH (Slow-associated
Control channel)
- Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH (Fast-associated
control channel).
Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH
- Mang thông tin báo hiệu được yêu cầu bởi thuê bao và được
thiết lập ngay trước việc gán kênh lưu lượng từ BTS
- SDCCH đảm bảo rằng máy di động và BTS vẫn được kết nối
trong khi BTS và MSC đang xác nhận thuê bao và ấn định kênh
truyền cho máy di động
- SDCCH được dùng để gửi thông tin nhận thực khi máy di
động đang đồng bộ với khung truyền và đợi kênh lưu lượng
TCH

39
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH:


- Luôn được liên kết với một kênh lưu lượng hoặc một
kênh SDCCH trên cùng một kênh vật lý

- Ở kênh đường xuống, SACCH được dùng để gửi các


thông tin điều khiển thay đổi chậm nhưng thường xuyên
như đề nghị mức công suất phát và hướng dẫn định thời
sớm cho mỗi thuê bao trên kênh ARFCN

- Kênh SACCH đường lên mang thông tin về cường độ tín


hiệu thu và chất lượng kênh TCH cũng như kết quả đo
kênh BCH của các ô lân cận

- SACCH được truyền trong khung thứ 13 (khung 26 khi sử


dụng kênh bán tốc) của đa khung điều khiển dành riêng.
- Trong khung này cả 8 khe thời gian được dành riêng để
cung cấp SACCH tới 8 thuê bao toàn tốc (hay 16 thuê báo
bán tốc) trên kênh ARFCN.
40
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH

- Mang bản tin khẩn cấp và chứa các thông tin tương tự như
của SDCCH

- Kênh FACCH được chỉ định bất cứ khi nào

- Kênh SDCCH không được dành riêng cho một thuê bao cụ
thể và có một bản tin khẩn cấp (như một yêu cầu về chuyển
giao)

- FACCH dành quyền truy cập vào một khe thời gian bằng cách
“lấy cắp” khung từ kênh lưu lượng mà nó được chỉ định
- Thực hiện bằng cách thiết lập hai bit đặc biệt gọi là bít lấy
cắp (stealing bit) trong kênh TCH đường xuống.
- Nếu bit lấy trộm được thiết lập thì khe thời gian đó sẽ là
FACCH chứ không phải là TCH trong khung đó.

41
Thông tin di động
Phân hệ vô tuyến trong GSM – Kênh điều khiển CCH

(a) Đa khung kênh điều khiển (TS0 của kênh đường xuống)
(b) Đa khung kênh điều khiển (TS0 của kênh đường lên)

42
Thông tin di động
Thủ tục thực hiện cuộc gọi trong GSM

Trường hợp MS khởi tạo cuộc gọi (thiết lập gọi từ phía MS)
- Đầu tiên, MS phải được đồng bộ với một trạm BTS gần nhất qua
kênh BCH mà nó thu nhận được.
- Khi nhận các bản tin FCCH, SCH và BCCH, MS được kết nối vào
hệ thống để có thể bắt đầu khởi tạo hay nhận cuộc gọi
- Để khởi tạo cuộc gọi, tại MS ấn số cần gọi và nút gọi
- Khi ấn nút gọi và số cần gọi, MS gửi đi một cụm dữ liệu trên
kênh RACH dung chung ARFCN với trạm BTS mà nó kết nối để
đưa ra yêu cầu cấp kênh.
- BTS trả lời yêu cầu này với một bản tin AGCH trên kênh CCCH
để thông báo cho MS một kênh mới trên SDCCH
- Máy di động đang bám theo TS0 của BCH sẽ nhận được thông
tin từ AGCH về khe thời gian TS trên ARFCN cụ thể để nó sử
dụng
-Tần số mới ARFCN cùng với khe thời gian TS mới này chính là
kênh SDCCH (chưa phải là kênh lưu lượng TCH).

43
Thông tin di động
Thủ tục thực hiện cuộc gọi trong GSM
Khi sử dụng kênh SDCCH, MS sẽ đợi khung SACCH được truyền tới
nhằm thông báo cho MS về yêu cầu công suất truyền cũng như định
thời sớm nếu có.
BTS cũng có thể quyết định việc định thời sớm một cách chính xác và
mức tín hiệu cần có từ MS ngay từ lúc nhận được RACH của MS và
gửi các giá trị yêu cầu chính xác tới MS qua kênh SACCH để MS biết
và xử lý.
Trên kênh SDCCH, BTS gửi tới MS lần lượt các yêu cầu về nhận thực
và mã hóa, MS trả lời lần lượt hai yêu cầu này trên kênh SDCCH.
Khi đã được xác thực, MS gửi cụm bản tin để yêu cầu thiết lập cuộc gọi
trên kênh SDCCH đồng thời mạng PSTN bên ngoài sẽ kết nối số bị
gọi tới MSC
MSC chuyển mạch kết nối thoại này tới BTS phục vụ bằng việc xác
định được vị trí hiện tại của MS
Sau một vài giây, MS nhận được yêu cầu từ BTS trên kênh SDCCH
chuyển sang một ARFCN và một khe thời gian TS mới cho kênh lưu
lượng TCH.
Kết nối thoại sẽ được thực hiện trên kênh lưu lượng TCH của cả
đường lên và đường xuống và kênh SDCCH được giải phóng.
44
Thông tin di động
Thủ tục thực hiện cuộc gọi trong GSM

Khi cuộc gọi được khởi tạo từ mạng PSTN tới MS

- Thủ tục thiết lập cuộc gọi cũng tương tự khi MS yêu cầu thiết lập cuộc
gọi.

- BTS phục vụ sẽ quảng bá bản tin PCH trên khe thời gian TS0 trong một
khung BCH tương ứng.

- Máy di động đang bám vào cùng ARFCN phát hiện được tin mời có cuộc
gọi tới sẽ trả lời BTS phục vụ trên kênh RACH để xác nhận

- BTS sẽ dùng AGCH trên CCCH để chỉ định cho máy di động một kênh
vật lý mới cho kết nối SDCCH và SACCH trong khi PSTN, MSC và BTS
phục vụ đã được kết nối

- Ngay khi máy di động thiết lập định thời sớm và xác thực trên kênh
SDCCH, BTS yêu cầu một kênh TCH mới cho máy di động qua kênh
SDCCH.
45
Thông tin di động
Mạng IS - 95
- Ra đời năm 1991 dựa trên cơ sở CDMA
- Trở nên phổ biến với tên gọi CDMAone
- Chính thức thống nhất và quy chuẩn bởi ITU năm 1995 ( IS-95)
- Hoạt động song song 2 chế độ trên cùng băng tần ( số hoặc tương tự)
- Chuẩn IS- 41 trước khi thống nhất
- Băng tần 869-894Mhz ( Từ BTS đến MS)
- Băng tần 824-849Mhz (Từ MS đến BTS)
- 1930Mhz cho đường lên và 1980Mhz cho đường xuống
- Băng thông 1.23Mhz tương ứng với 41 kênh, độ rộng kênh 30Khz
- Dung lượng kênh tăng gấp 10 lần so với AMPS và 3 lần so với
TDMA
- Chuẩn IS – 95
- Mỗi BTS có quyền truy cập tới 64 kênh CDMA, mỗi kênh được lấy
từ hàng của 1 ma trận 64x64. Kênh 32 hoạt động như kênh đồng
bộ(sync), các BTS được đồng bộ nhờ việc sử dụng hệ thống định vị
toàn cầu GPS. Kênh sync luôn truyền với tốc độ 1200Kbit/s
- Kỹ thuật điều chế QPSK

46
Thông tin di động
Mạng IS - 95
- Ra đời năm 1991 dựa trên cơ sở CDMA
- Trở nên phổ biến với tên gọi CDMAone
- Chính thức thống nhất và quy chuẩn bởi ITU năm 1995 ( IS-95)
- Hoạt động song song 2 chế độ trên cùng băng tần ( số hoặc tương tự)
- Chuẩn IS- 41 trước khi thống nhất
- Băng tần 869-894Mhz ( Từ BTS đến MS)
- Băng tần 824-849Mhz (Từ MS đến BTS)
- 1930Mhz cho đường lên và 1980Mhz cho đường xuống
- Băng thông 1.23Mhz tương ứng với 41 kênh, độ rộng kênh 30Khz
- Dung lượng kênh tăng gấp 10 lần so với AMPS và 3 lần so với
TDMA
- Chuẩn IS – 95
- Mỗi BTS có quyền truy cập tới 64 kênh CDMA, mỗi kênh được lấy
từ hàng của 1 ma trận 64x64. Kênh 32 hoạt động như kênh đồng
bộ(sync), các BTS được đồng bộ nhờ việc sử dụng hệ thống định vị
toàn cầu GPS. Kênh sync luôn truyền với tốc độ 1200Kbit/s
- Kỹ thuật điều chế QPSK

47
Thông tin di động
Mạng DECT - Digital Enhanced Cordless Telecommunications
-DECT viết tắt của Digital Enhanced Cordless Telecommunications(công nghệ
truyền thông không dây số), còn được biết đến với tên gọi điện thoại không dây
số của Châu Âu (Digital European cordless telephone), do Viện Tiêu chuẩn viễn
thông Châu Âu (ETSI) nghiên cứu, đề xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên
lạc không dây cự ly ngắn cho cả thoại và dữ liệu trên cơ sở khai thác sử dụng
các dải tần số vô tuyến điện không cần cấp phép.
- Điện thoại không dây kéo dài DECT,là một trong những ứng dụng của chuẩn
DECT, truy nhập vào mạng điện thoại công cộng PSTN thông qua môi trường vô
tuyến. Các thiết bị di động cầm tay (máy con) kết nối đến mạng cố định thông
qua máy mẹ (base station), là một máy điện thoại cố định kết nối cuộc gọi đến
mạng cố định.
- DECT đã phát triển, được chấp nhận và đưa vào ứng dụng ở hơn 110 nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam.Trên cơ sở DECT nguyên bản Châu Âu, ở các nước
trong khu vực khác trên thế giới đã có sự điều chỉnh về băng tần sử dụng, tùy
chọn và tùy thuộc vào quy hoạch tần số của mỗi quốc gia. Ví dụ:
o 1880 – 1900 MHz ở Châu Âu,
o 1900 – 1920 MHz ở Trung Quốc,
o 1893 – 1906 MHz ở Nhật,
o 1910 – 1930 MHz ở Mỹ La - Tinh,
o 1910 – 1920 MHz ở Brazil
o 1920 – 1930 MHz ở US và Canada (Phiên bản DECT 6.0)

48
Thông tin di động
Mạng DECT
Ở Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Quyết định số
25/2008/QĐ-BTTTT, ngày 16/4/2008, về việc phê duyệt Quy hoạch băng
tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các
dải tần 821 ÷ 960 MHz và 1710 ÷ 2200 MHz; đã quy hoạch cho DECT
được khai thác trên đoạn băng tần 1895÷1900 MHz. Các đoạn băng tần
1900 ÷ 1980 MHz, 2010 ÷ 2025 MHz và 2110 ÷ 2170 MHz được dành cho
hệ thống IMT–2000.
Việc quy định về băng tần hoạt động cho DECT khác nhau ở mỗi nước
dẫn đến việc các điện thoại không dây kéo dài hoạt động được ở nước
này, song lại bị cấm hoạt động ở nước khác do không đúng dải tần quy
hoạch gây can nhiễu cho các mạng khác.Tại Việt Nam việc sử dụng các
điện thoại kéo dài DECT dải 1900-1930 MHz của Trung Quốc, Nhật, Mỹ
La- Tinh, Mỹ, Canada,… là không đúng quy chuẩn,gây can nhiễu đến các
mạng thông tin di động 3G đã được cấp phép, đều bị coi là hành vi gây
can nhiễu cho mạng thông tin di động và bị xử lý vi phạm hành chính.
Trên trang Web của Cục Tần số vô tuyến điện: http://www.cuctanso.vn
cập nhật thường xuyên các chủng loại điện thoại kéo dài DECT được sử
dụng và không được sử dụng ở Việt Nam.
Thông tin di động
Mạng DECT
Từ năm 2010 đến nay can nhiễu do điện thoại không dây chuẩn DECT
6.0 gây ra cho mạng thông tin di động 3G, làm rớt và gây gián đoạn
cuộc gọi,đã bùng phát trên diện rộng tại 22 tỉnh miền trung Tây nguyên
và Nam bộ.Thời gian qua, các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực
thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, đã phát hiện và xử lý hơn 2000 nguồn
gây nhiễu là thiết bị điện thoại kéo dài DECT 6.0. Các vụ nhiễu này đã
gây ảnh hưởng đến an toàn thông tin của mạng thông tin di động 3G,
gây thiệt hại cho nhà khai thác và ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân sử dụng dịch vụ di động 3G.
Các loại điện thoại không dây chuẩn DECT6.0 gây nhiễu đều có nguồn
gốc là hàng xách tay mua từ nước ngoài hoặc do thân nhân từ Mỹ,
Canada mang về Việt Nam theo dạng quà tặng. Chính điều này gây khó
khăn cho lực lượng Hải Quan, Quản lý thị trường khi không thể ngăn
chặn được từ khâu nhập khẩu. Ở Mỹ và Canada, phiên bản DECT 6.0
được sử dụng rộng rãi, song không thể sử dụng ở Việt Nam do không
đúng quy hoạch phổ tần. Người dân sử dụng thiết bị này mà không
lường hết được hậu quả gây ra.
Thông tin di động
Mạng DECT
Thông tin di động
Câu hỏi ôn tập chương 3 +4

Câu 1: Lịch sử của mạng IS-95 và tiêu chuânr của mạng IS-95
Câu 2: Vai trò và cấu trúc của SIM ở mạng GSM
Câu 3: Vai trò và ý nghĩa của số IMEI trên điện thoại di động
Câu 4: Trình bày về trạm di động (MS) và hoạt động của trạm di
động MS
Câu 5: Mạng DECT là gì? Sự phát triển của mạng này trên thế
giới và Việt Nam
Câu 6: Các lý do khiến mạng DECT gây ảnh hưởng tới mạng
GSM?
Câu 7: Trình bày về BSS và hoạt động của BSS
Câu 8: Trình bày về BTS và hoạt động của BTS

You might also like