You are on page 1of 108

TTQT/73/PKHCN/04 Lần soát xét :01

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Giáo trình

THÔNG TIN DI ĐỘNG

Ngành : Truyền thông và mạng máy tính


Trình độ đào tạo: Đại học
Người biên soạn: Phan Thanh Hòa – Chủ biên
Lê Việt Tiến
Bùi Như Phong

Hà Nội - 2019
Lời nói đầu

Theo thống kê của tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU, đến cuối năm 2017, tổng
số thuê bao điện thoại di động trên toàn cầu vào khoảng 7,7 tỷ thuê bao, trong đó số
lượng thuê bao có sử dụng dịch vụ dữ liệu di động băng rộng tốc độ cao là khoảng 5 tỷ
thuê bao. Việt nam với dân số khoảng 90 triệu người nhưng đã có khoảng 130 triệu thuê
bao di động và thuê bao băng rộng di động 3G và 4G là khoảng 50 triệu thuê bao (Bộ
Thông tin và Truyền thông). Với những con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng, thông
tin di động là một trong những lĩnh vực có sự phát triển nhanh nhất về mặt công nghệ
trong lĩnh vực ICT.

Mạng di động băng rộng 3G và 4G ngày này với tốc độ kết nối không dây lên tới hơn
100Mbps có thể đảm bảo cung cấp được những dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình
tương tác, video độ phân giải cao theo yêu cầu… với chất lượng tốt tới các thiết bị di
động. Kỹ thuật và công nghệ nào đã và đang được sử dụng để có thể làm cho các mạng
thông tin di động cung cấp cho người sử dụng một nền tảng kết nối không dây phát triển
như ngày hôm nay sẽ luôn là những vấn đề rất cần được quan tâm đối với sinh viên
ngành Điện tử Truyền thông.

Với mục tiêu đưa ra những kiến thức về kỹ thuật quan trọng liên quan tới thiết kế mạng
di động tế bào, cấu trúc hoạt động của hệ thống truyền thông không dây để sinh viên có
được cái nhìn tổng quan cũng như cụ thể tới các hệ thống mạng di động hiện tại đang
và sẽ được sử dụng như GSM, 3G và 4G, nhóm tác giả biên soạn giáo trình “Thông tin
di động” dành cho sinh viên ngành Truyền thông và mạng máy tính của trường đại học
công nghiệp Hà nội.

Giáo trình gồm năm chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về các thế hệ mạng thông
tin di động đã và đang được sử dụng ngày nay. Chương 2 cung cấp khái niệm cơ bản về
mạng di động tế bào như tái sử dụng tần số và chuyển giao là những kỹ thuật quan trọng
nhất để có thể cung cấp các dịch vụ di động liên tục không bị ngắt quãng tới các thuê
bao di chuyển qua các ô phủ sóng khác nhau trong một phổ tần số vô tuyến giới hạn.
Chương 3 trình bày về các yếu tố ảnh hưởng tới đường truyền vô tuyến di động như tổn
hao đường truyền để có thể mô hình hóa các hiệu ứng của truyền sóng trong không gian
rộng và đề cập tới các hiệu ứng truyền sóng đa đường như fading, trải trễ, hiệu ứng
Doppler. Chương 4 trình bày về mạng di động tổ ong GSM và CDMA đã được sử dụng
trong mạng di động thế hệ 2-2G. Chương 5 trình bày cụ thể về cấu trúc cũng như hoạt
động của mạng di động băng rộng 3G và 4G là những mạng di động chủ yếu đang được
sử dụng hiện nay trong việc cung cấp đường truyền di động tốc độ cao.

Để hoàn thành giáo trình này, nhóm tác giả đã có những đóng góp cho giáo trình như
sau: Chương 1 - tác giả Bùi Như Phong viết, Chương 2- tác giả Phan Thanh Hòa,
Chương 3 – tác giả Lê Việt Tiến, Bùi Như Phong, Chương 4 – tác giả Phan Thanh Hòa,
Lê Việt Tiến, Chương 5 – tác giả Phan Thanh Hòa.
2
Đây là tài liệu được biên soạn để cung cấp cho sinh viên ngành Truyền thông và mạng
máy tính của trường Đại học Công nghiệp Hà nội, giúp sinh viên nắm bắt những kiến
thức cơ bản nhất về môn học.

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu về mặt học thuật cho cuốn
giáo trình này từ các thầy cô giáo trong Bộ môn Điện tử Viễn thông cũng như các thầy
cô giáo trong Khoa Điện tử Truyền thông của trường Đại học Công nghiệp Hà nội.

Mặc dù rất cố gắng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, nhóm tác giả rất
mong nhận được ý kiến phản hồi.

Nhóm tác giả

3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3GPP Third Generation Partnership Project


AMPS Advanced Mobile Phone System
ARFCN Absolute Radio Frequency Channel Numbers
ARQ Automatic Repeat-reQuest
ATM Asynchronous Transmission Mode
AUC Authentication Center
BCCH Broadcast Control Channel
BCH Broadcast Channel
BPSK Binary Phase-Shift Keying
BS Base Station
BSC Base Station Controller
BSS Base Station Subsystem
BTS Base Transceiver Station
BMC Broadcast/Multicast Control
CCCH Common Control Channel
CDMA Code Division Multiple Access
CN Core Network
CPICH Common Pilot Channel
CS Circuit Switched
DCCH Dedicated Control Channel
DCH Dedicated Channel
DFT Discrete Fourier Transform
DFTS-OFDM DFT-spread OFDM
DL Downlink
DPCCH Dedicated Physical Control Channel
DPCH Dedicated Physical Channel
DPDCH Dedicated Physical Data Channel
EDGE Enhanced Data rate for GSM Evolution
eNodeB E-UTRAN NodeB
EPC Evolved Packet Core
ETSI European Telecommunications Standards Institute
E-UTRAN Evolved UTRAN
FACH Forward Access Channel
FDD Frequency Division Duplex
FDM Frequency Division Multiplex
FDMA Frequency Division Multiple Access
FFT Fast Fourier Transform
GGSN Gateway GPRS Support Node
GPRS General Packet Radio Service
GSM Global System for Mobile communication
HLR Home Location Register
HSDPA High-Speed Downlink Packet Access
HSPA High-Speed Packet Access
4
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
IMS IP Multimedia Subsystem
IMT-2000 International Mobile Telecommunications 2000
IP Internet Protocol
ITU International Telecommunication Union
LTE Long Term Evolution
MAC Medium Access Control
MBMS Multimedia Broadcast/Multicast Service
MBSFN Multicast Broadcast Single Frequency Network
MIMO Multiple-Input Multipe-Output
MSC Mobile Switching Center
OFDM Orthogonal Frequency –Division Multiplexing
OFDMA Orthogonal Frequency –Division Multiple Access
OVSF Orthogonal Variable Spreading Factor
PCCH Paging Control Channel
PCH Paging Channel
PDCCH Physical Downlink Control Channel
PDSCH Physical Downlink Shared Channel
PDU Protocol Data Unit
PS Packet Switched
PSTN Public Switched Telephone Network
QAM Quadrature Amplitude Modulation
QoS Quality of Service
QPSK Quadrature Phase-Shift Keying
RAN Radio Access Network
RLC Radio Link Protocol
RNC Radio Network Controller
SC-FDMA Singe-Carrier FDMA
SDU Service Data Unit
SF Spreading Factor
SINR Signla-to-Interference-and-Noise Ratio
SIR Signal-to-Interference Ratio
SNR Signal-to-Noise Ratio
TDD Time Division Duplex
TDM Time Division Multiplexing
TDMA Time Division Multiple Access
TD-SCDMA Time Division-Synchronous CDMA
TTI Transmission Time Interval
UE User Equipment, 3GPP name for the mobile terminal
UL Uplink
UMTS Universal Mobile Telecommunications System
UTRAN Universal Terrestrial Radio Access Network
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access

5
MỤC LỤC
Trang

Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ............................9


Chương 2. MẠNG DI ĐỘNG TẾ BÀO .....................................................................16
2.1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................16
2.2. TÁI SỬ DỤNG TẦN SỐ ...................................................................................17
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ẤN ĐỊNH KÊNH VÔ TUYẾN ..................................20
2.4. CHUYỂN GIAO GIỮA CÁC KÊNH VÔ TUYẾN ........................................21
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯU TIÊN CHUYỂN GIAO......................................23
2.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHUYỂN GIAO TRONG THỰC TẾ ..................24
2.7. NHIỄU VÀ DUNG LƯỢNG HỆ THỐNG......................................................25
2.7.1. Nhiễu từ kênh cùng tần số và dung lượng hệ thống .......................................25
2.7.2. Nhiễu kênh liền kề .............................................................................................28
2.8. TRUNG KẾ VÀ CẤP ĐỘ DỊCH VỤ ..............................................................29
2.9. CẢI THIỆN VUNG PHỦ SONG VA DUNG LƯỢNG CỦA MẠNG DI
ĐỘNG TẾ BAO… ...... ………………………………………………………………33
2.9.1. Chia nhỏ ô phủ sóng: .........................................................................................33
2.9.2. Chia hướng một ô phủ sóng (Sectoring) ..........................................................34
2.9.3. Dùng bộ lặp repeater .........................................................................................34
2.10. KẾT LUẬN CHƯƠNG .................................................................................35
2.11. BÀI TẬP..........................................................................................................35
CHƯƠNG 3. ĐƯỜNG TRUYỀN VÔ TUYẾN DI ĐỘNG: TỔN HAO VÀ
FADING ĐA ĐƯỜNG ................................................................................................38
3.1. TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN PHẠM VI RỘNG ..........................................38
3.1.1. Mô hình truyền sóng trong không gian tự do .................................................38
3.1.2. Ba cơ chế truyền sóng cơ bản ...........................................................................39
3.1.3. Mô hình Okumura .............................................................................................40
3.1.4. Mô hình Hata .....................................................................................................40
3.1.5. Mô hình Hata mở rộng COST-231 ..................................................................41

6
3.1.6. Các mô hình truyền sóng trong nhà (Indoor) .................................................42
3.2. TRUYỀN SÓNG ĐA ĐƯỜNG TRONG PHẠM VI HẸP - FADING ..........43
3.2.1. Dịch tần số Doppler ...........................................................................................44
3.2.2. Mô hình đáp ứng xung của kênh đa đường ....................................................45
3.3. CÁC THAM SỐ CỦA KÊNH ĐA ĐƯỜNG ...................................................47
3.3.1. Tham số phân tán thời gian ..............................................................................47
3.3.2. Băng thông nhất quán .......................................................................................49
3.3.3. Trải tần số Doppler và thời gian nhất quán ....................................................50
3.4. MỘT SỐ LOẠI FADING .................................................................................51
3.4.1. Fading do trải trễ đa đường .............................................................................51
3.4.1.1. Fading phẳng ..................................................................................................51
3.4.1.2. Fading chọn lọc tần số ....................................................................................52
3.4.2. Fading do trải tần số Doppler...........................................................................52
3.4.2.1. Fading nhanh ..................................................................................................52
3.4.2.2. Fading chậm ....................................................................................................53
3.5. PHÂN BỐ RAYLEIGH VÀ PHÂN BỐ RICEAN .........................................53
3.5.1. Phân bố fading Rayleigh ...................................................................................53
3.5.2. Phân bố fading Ricean ......................................................................................54
CHƯƠNG 4. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ......................................55
4.1. MẠNG GSM ......................................................................................................55
4.1.1. Kiến trúc hệ thống mạng GSM ........................................................................55
4.1.2. Phân hệ vô tuyến GSM......................................................................................57
4.1.3. Các loại kênh của hệ thống GSM .....................................................................59
4.1.3.1. Kênh lưu lượng TCH .....................................................................................59
4.1.3.2. Kênh điều khiển CCH ....................................................................................60
4.1.4. Ví dụ thủ tục thực hiện cuộc gọi trong mạng GSM .......................................63
4.2. MẠNG CDMA ...................................................................................................64
4.2.1. Kỹ thuật trải phổ ...............................................................................................64
4.2.1.1. Nguyên lý trải phổ ..........................................................................................64
4.2.1.2. Trải phổ chuỗi trực tiếp .................................................................................65
4.2.2. Tần số và kênh trong IS-95 ...............................................................................67
4.2.2.1. Kênh CDMA đường xuống (Forward channel)...........................................68
7
4.2.2.2. Kênh con điều khiển công suất .....................................................................70
4.2.3. Kênh CDMA đường lên ....................................................................................71
4.3. DUNG LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG MẠNG DI ĐỘNG.................................72
4.3.1. Dung lượng hệ thống GSM ...............................................................................72
4.3.2. Dung lượng hệ thống CDMA............................................................................74
4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG .....................................................................................77
CHƯƠNG 5. MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TỐC ĐỘ CAO 3G, 4G .................78
5.1. MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 3- 3G UMTS.............................................78
5.1.1. Tổng quan về mạng 3G .....................................................................................78
5.1.2. Kiến trúc mạng 3G UMTS................................................................................80
5.1.2.1. Tổng quan về mạng WCDMA UMTS .........................................................81
5.1.2.2. Cấu trúc của giao thức WCDMA..................................................................84
5.1.2.3. Hoạt động của lớp vật lý ................................................................................88
5.1.2.4. Phân bố tài nguyên và phiên dữ liệu gói.......................................................93
HSDPA – Truy cập gói đường xuống tốc độ cao 3.5G .............................................94
5.2. MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE ..............................................95
5.2.1. Tổng quan về mạng 4G .....................................................................................95
5.2.2. Cấu trúc mạng LTE ..........................................................................................97
5.2.3. Truy cập vô tuyến LTE ...................................................................................100
5.2.4. Kiến trúc giao diện vô tuyến LTE ..................................................................102

8
Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Thông tin di động trở thành nghành phát triển nhanh nhất trong công nghiệp viễn thông.
Hệ thống di động tế bào có bước phát triển vượt bậc trong một thập kỷ qua và hiện nay
có khoảng bốn tỷ thuê bao di động trên toàn thế giới. Ngày nay, điện thoại di động đã
trở nên phổ biến và trở thành một thiết bị không thể thiếu được của mỗi người trong
cuộc sống hôm nay. Với một máy di động trong tay, mỗi người có thể kiểm tra email,
xem tin tức, dùng mạng xã hội, xem video trực tuyến, thanh toán online… Chúng đáp
ứng hầu như tất cả các nhu cầu của con người từ làm việc đến giải trí. Chương này sẽ
giới thiệu ngắn gọn về một số mạng di động đã và hiện có.
1.1 . MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1G

Là mạng thông tin di động không dây cơ bản đầu tiên trên thế giới. Nó là hệ thống
giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu tiên vào
những năm đầu thập niên 80s. Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn ngoài,
kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại
thông qua các module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ máy di
động đầu tiên trên thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp cùng lúc
2 module thu tín hiện và phát tín hiệu như trên.
Mặc dù là thế hệ mạng di động đầu tiên với tần số chỉ từ 150MHz nhưng mạng 1G
cũng phân ra khá nhiều chuẩn kết nối theo từng phân vùng riêng trên thế giới:
NMT (Nordic Mobile Telephone) là chuẩn dành cho các nước Bắc Âu và Nga;
AMPS (Advanced Mobile Phone System) tại Hoa Kỳ; TACS (Total Access
Communications System) tại Anh; JTAGS tại Nhật; C-Netz tại Tây Đức;
Radiocom 2000 tại Pháp; RTMI tại Ý.
1.2 . MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 2 - 2G

Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn toàn so
với thế hệ đầu tiên. Nó sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog
của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan bởi Radiolinja (hiện là
nhà cung cấp mạng con của tập đoàn Elisa Oyj) trong năm 1991.
Mạng di động thế hệ 2 này còn được gọi là mạng di động tế bào là một mạng vô
tuyến bao gồm một số lượng các tế bào vô tuyến (radio cell), gọi tắt là tế bào, được
phục vụ bởi một máy phát (transmitter) cố định, được gọi là các trạm gốc BS (cell
site hoặc base station). Các tế bào này được dùng để phủ các vùng khác nhau với
mục đích cung cấp vùng phủ sóng trên một diện rộng hơn gấp rất nhiều lần so với
một tế bào. Mạng các tế bào vốn dĩ không đối xứng với một tập hợp các trạm thu
phát vô tuyến chính cố định, mỗi trạm phục vụ một tế bào và một tập các trạm thu
9
phát phân tán (thường là di động nhưng không phải lúc nào cũng như vậy) cung
cấp dịch vụ cho người sử dụng. So với các giải pháp khác, mạng di động tế bào
đem lại một loạt các lợi điểm:
 Dung lượng tăng
 Năng lượng tiêu dùng giảm
 Bao phủ tốt hơn
Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động ba lợi ích tiến bộ trong suốt một
thời gian dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G
và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản – SMS. Theo đó,
các tin hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu kỹ thuật số dưới
nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được lưu chuyển trên
cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí. Song song đó, tín hiệu kỹ thuật
số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng
các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn…
Mạng 2G chia làm hai loại công nghệ: TDMA (Time Division Multiple Access)
và CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị cũng
như hạ tầng từng phân vùng quốc gia:
 GSM (TDMA-based), khơi nguồn áp dụng tại Phần Lan và sau đó trở thành
chuẩn phổ biến trên toàn bộ sáu châu lục. Và hiện nay vẫn đang được sử
dụng bởi hơn 80% nhà cung cấp mạng di động toàn cầu.
 CDMA2000 – tần số 450 MHZ cũng là nền tảng di động tương tự GSM nói
trên nhưng nó lại dựa trên nền CDMA và hiện cũng đang được cung cấp bởi
60 nhà mạng GSM trên toàn thế giới.
 IS-95 hay còn gọi là cdmaOne, (nền tảng CDMA) được sử dụng rộng rãi tại
Hoa Kỳ và một số nước Châu Á và chiếm gần 17% các mạng toàn cầu. Tuy
nhiên, tính đến thời điểm này thì có khoảng 12 nhà mạng đang chuyển dịch
dần từ chuẩn mạng này sang GSM (tương tự như HT Mobile tại Việt Nam
vừa qua) tại: Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc.
 PDC (nền tảng TDMA) tại Japan
1.3 . MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 2.5G

Là thế hệ kết nối thông tin di động bản lề giữa 2G và 3G. Chữ số 2.5G chính là
biểu tượng cho việc mạng 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh
hệ thống chuyển mạch theo kênh truyền thống. Nó không được định nghĩa chính
thức bởi bất kỳ nhà mạng hay tổ chức nào và chỉ mang mục đích duy nhất là tiếp
thị công nghệ mới theo mạng 2G. Mạng 2.5G cung cấp một số lợi ích tương tự
10
mạng 3G và có thể dùng cơ sở hạ tầng có sẵn của các nhà mạng 2G trong các mạng
GSM và CDMA. Và tiến bộ duy nhất chính là GPRS - công nghệ kết nối trực tuyến,
lưu chuyển dữ liệu được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM. Bên
cạnh đó, một vài giao thức, chẳng hạn như EDGE cho GSM và CDMA2000 1x-
RTT cho CDMA, có thể đạt được chất lượng gần như các dịch vụ cơ bản 3G (bởi
vì chúng dùng một tốc độ truyền dữ liệu chung là 144 kbit/s), nhưng vẫn được xem
như là dịch vụ 2.5G (hoặc là nghe có vẻ phức tạp hơn là 2.75G) bởi vì nó chậm
hơn vài lần so với dịch vụ 3G thực sự.
1.4 . MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G

Là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hẳn các thế hệ trước đó. Nó
cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải
dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clips...
Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá
tần số mang lại hàng tỷ Euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về
các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem
lại, nên một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G.
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều
này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản
và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng
cơ sở IT quốc gia được đặt lên làm vấn đề ưu tiên nhất. Và cũng chính Nhật Bản
là nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi, tiên phong
bởi nhà mạng NTT DoCoMo. Tính đến năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại
Nhật Bản là thuê bao 3G, và mạng 2G đang dần dần đi vào lãng quên trong tiềm
thức công nghệ tại Nhật Bản.
Công nghệ 3G cũng được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn
thông Thế giới (ITU). Ban đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế
giới, nhưng trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành ba phần riêng biệt:
UMTS (WCDMA)

 UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên công nghệ


truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai
thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dung GSM, tập trung chủ
yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu
chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa
chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.

11
 FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001,
được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy là dựa trên công
nghệ W-CDMA, nhưng công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc
dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).
CDMA 2000

 Là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của
CDMA2000 được đưa ra bàn thảo và áp dụng bên ngoài khuôn khổ GSM tại
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2 – một tổ
chức độc lập với 3GPP. Và đã có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau
được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và
1xEV-DV.
 CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn
này đã được chấp nhận bởi ITU.
 Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại
KDDI của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể
từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng
CDMA2000-1xEV-DO với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU nâng
cấp mạng lên tốc độ 3.6 Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ
CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2
năm 2002.
TD-SCDMA
Chuẩn được ít được biết đến hơn là TD-SCDMA, được phát triển riêng tại Trung
Quốc bởi công ty Datang và Siemens.
3.5G: là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed
Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được 166 nhà mạng tại
75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng. Nó đuợc kết hợp từ 2 công nghệ kết
nối không dây hiện đại HSPA và HSUPA, cho phép tốc độ truyền dẫn lên đến
7.2Mbp/s.
1.5 . MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G

LTE là thế hệ thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS thế hệ thứ ba
dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính cạnh
tranh cho hệ thống này trong tương lai, tháng 11/2004 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm
xác định bước phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long
Term Evolution (LTE). 3GPP đặt ra yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí

12
cho mỗi bit thông tin, cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần
hiện có và băng tần mới, đơn giản hóa kiến trúc mạng với các giao tiếp mở và giảm
đáng kể năng lượng tiêu thụ ở thiết bị đầu cuối.
Mục tiêu của LTE là cung cấp 1 dịch vụ dữ liệu tốc độ cao , độ trễ thấp , các gói
dữ liệu được tối ưu , công nghệ vô tuyến hỗ trợ băng thông một cách linh hoạt khi
triển khai. Đồng thời kiến trúc mạng mới được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lưu
lượng chuyển mạch gói cùng với tính di động linh hoạt , chất lượng của dịch vụ ,
thời gian trễ tối thiểu.
Tăng tốc độ truyền dữ liệu : Trong điều kiện lý tưởng hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ
liệu đường xuống đỉnh lên tới 326Mb/s với cấu hình 4*4 MIMO ( multiple input
multiple output ) trong vòng 20MHZ băng thông. MIMO cho đường lên là không
được sử dụng trong phiên bản đầu tiên của chuẩn LTE. Tốc độ dữ liệu đỉnh đường
lên tới 86Mb/s trong 20MHZ băng thông. Ngoài viêc cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh
hệ thống LTE còn cung cấp hiệu suất phổ cao hơn từ 2 đến 4 lần của hệ thống
HSPA phiên bản 6.
Băng thông linh hoạt : Dải tần vô tuyến của hệ thống LTE có khả năng mở rộng
từ 1.4 MHz, 3MHz, 5 MHz, 10 MHz, 15 MHz và 20 MHz cả chiều lên và xuống.
Điều này dẫn đến sự linh hoạt trong việc sử dụng băng thông hiệu quả.
Đảm bảo hiệu suất khi di chuyển : LTE tối ưu hóa hiệu suất cho thiết bị đầu cuối
di chuyển từ 0 đến 15km/h, vẫn hỗ trợ với hiệu suất cao (chỉ giảm đi một ít) khi di
chuyển từ 15 đến 120km/h, đối với vận tốc trên 120 km/h thì hệ thống vẫn duy trì
được kết nối trên toàn mạng tế bào ,chức năng hỗ trợ từ 120 đến 350km/h hoặc
thậm chí là 500km/h tùy thuộc vào băng tần.
Giảm độ trễ trên mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển :

 Giảm thời gian chuyển đổi trạng thái trên mặt phẳng điều khiển : Giảm thời
gian để một thiết bị đầu cuối ( UE - User Equipment) chuyển từ trạng thái
nghỉ sang nối kết với mạng, và bắt đầu truyền thông tin trên một kênh
truyền.Thời gian này phải nhỏ hơn 100ms.
 Giảm độ trễ ở mặt phẳng người dùng: Nhược điểm của các mạng tế bào (ô)
hiện nay là độ trễ truyền cao hơn nhiều so với các mạng đường dây cố định.
Điều này ảnh hưởng lớn đến các ứng dụng như thoại và chơi game …,vì
cần thời gian thực. Giao diện vô tuyến của LTE và mạng lưới cung cấp khả
năng độ trễ dưới 10ms cho việc vận chuyển 1 gói tin từ mạng tới UE.

13
Toàn IP : Tất cả sẽ dựa trên IP. Một trong những tính năng đáng kể nhất của LTE
là sự chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với giao diện mở và kiến
trúc đơn giản hóa. Sâu xa hơn, phần lớn công việc chuẩn hóa của 3GPP nhắm đến
sự chuyển đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP. Trong 3GPP.
Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh hoạt hơn và sự liên hoạt động đơn giản
với các mạng di động phi 3GPP và các mạng cố định. EPC dựa trên các giao thức
TCP/IP – giống như phần lớn các mạng số liệu cố định ngày nay- vì vậy cung cấp
các dịch vụ giống PC như thoại, video, tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự
chuyển dịch lên kiến trúc toàn gói cũng cho phép cải thiện sự phối hợp với các
mạng truyền thông không dây và cố định khác.VoIP sẽ dùng cho dịch vụ thoại.
Độ phủ sóng từ 5-100km : Trong vòng bán kính 5km LTE cung cấp tối ưu về lưu
lượng người dùng, hiệu suất phổ và độ di động. Phạm vi lên đến 30km thì có một
sự giảm nhẹ cho phép về lưu lượng người dùng còn hiệu suất phổ thì lại giảm một
cách đáng kể hơn nhưng vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên yêu cầu về độ di
động vẫn được đáp ứng dung lượng hơn 200 người/ô (băng thông 5MHz).
Kiến trúc mạng đơn giản hơn so với mạng 3G hiện thời: Tuy nhiên mạng LTE vẫn
có thể tích hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và 2G hiện tại. Điều này hết sức
quan trọng cho nhà cung cấp mạng triển khai LTE vì không cần thay đổi toàn bộ
cơ sở hạ tầng mạng đã có.
OFDM ,SC-FDMA và MIMO được sử dụng trong LTE :Hệ thống này hỗ trợ băng
thông linh hoạt nhờ các sơ đồ truy nhập OFDMA & SC-FDMA. Ngoài ra còn có
song công phân chia tần số FDD và song công phân chia thời gian TDD. Bán song
công FDD được cho phép để hỗ trợ cho các người sử dụng với chi phí thấp .không
giống như FDD, trong hoạt động bán song công FDD thì một UE không cần thiết
truyền & nhận đồng thời. Điều này tránh việc phải đầu tư một bộ song công đắt
tiền trong UE. Truy nhập đường lên về cơ bản dựa trên đa truy nhập phân chia tần
số đơn sóng mang SC-FDMA hứa hẹn sẽ gia tăng vùng phủ sóng đường lên do tỉ
số công suất đỉnh-trung bình thấp ( PARR) liên quan tới OFDMA.
1.6 . HỆ THỐNG MẠNG DI ĐỘNG BĂNG RỘNG THẾ HỆ 5 - 5G

Thế hệ mạng di động băng rộng thế hệ thứ 5 – 5G là thế hệ tiếp theo của công nghệ
truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz.
Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với
mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Lúc đó, xe tự lái
có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Tính
năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho chúng ta cảm
14
thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức năng trong thành
phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu
tại các bãi đậu xe, do đó có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông
minh của mọi người dân theo thời gian thực.
Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới mạng lưới vạn vật kết
nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích
xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích
hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa
cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng sẽ cần phải
tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ có thể bắt đầu bằng cách
khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng
cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện
nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn. Mạng
5G được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng

15
Chương 2. MẠNG DI ĐỘNG TẾ BÀO
Các hệ thống mạng vô tuyến di động thế hệ đầu thường được thiết kế để có được
một vùng phủ sóng rộng lớn sử dụng bộ phát sóng công suất cao với vị trí ăng ten
đặt trên cao. Với thiết kế này, các máy di động luôn được đảm bảo hoạt động trong
một vùng phủ sóng lớn ổn định tuy nhiên hệ thống không thể cung cấp được số
lượng lớn kênh truyền vô tuyến do số lượng tần số vô tuyến có giới hạn nhưng
không thể tái sử dụng trên toàn hệ thống vì gây ra nhiễu. Khi số lượng thuê bao
cũng như các dịch vụ di động tăng lên làm tăng số kênh vô tuyến nhưng số lượng
tần số vô tuyến là giới hạn thì việc sử dụng lại tần vô tuyến mà không gây ra nhiễu
trên chính tần số đó là một giải pháp thích hợp làm tăng dung lượng của mạng di
động nhưng vẫn đảm bảo vùng phủ sóng rộng lớn và liên tục.

2.1. GIỚI THIỆU


Ô phủ sóng cấu trúc tế bào là giải pháp đột phá lớn trong việc giải quyết vấn đề về
thiếu hụt phổ tần số và tăng dung lượng thuê bao di động [1]. Giải pháp này nhằm
cung cấp dung lượng hệ thống lớn trong một dải tần số được ấn định giới hạn mà
không làm thay đổi bất kỳ công nghệ nào của hệ thống. Khái niệm ô phủ sóng cấu
trúc tế bào là một ý tưởng dựa vào việc thay thế vùng phủ sóng lớn với chỉ một
trạm thu phát sóng công suất lớn bằng nhiều trạm thu phát sóng công suất nhỏ tạo
thành ô phủ sóng nhỏ tương ứng (tế bào) bao phủ một phần vùng phục vụ nhưng
không làm thay đổi phạm vi phủ sóng. Mỗi trạm thu phát sóng cơ sở (BS – Base
Station) được ấn định một phần trong tổng số kênh vô tuyến khả dụng của toàn bộ
hệ thống và các trạm thu phát cạnh nó được phân bố một nhóm kênh khác. Các
trạm lân cận được ấn định một nhóm kênh khác sao cho nhiễu kênh vô tuyến giữa
các trạm thu phát (và các máy di động được điều khiển bởi các trạm này) là nhỏ
nhất. Bằng cách đặt các trạm thu phát sóng cách nhau một khoảng cách nhất định
và ấn định các nhóm kênh khác nhau cho các trạm này, các kênh khả dụng được
phân bố trên toàn vùng địa lý nhất định với việc tái sử dụng tần số nhiều nhất có
thể miễn là nhiễu kênh vô tuyến của các trạm thu phát sử dụng chung tần số vô
tuyến dưới một mức cho phép.
Khi nhu cầu về dịch vụ di động tăng lên thì số lượng các trạm thu phát cơ sở cũng
phải tăng theo (tương ứng với nó là giảm công suất phát để tránh tạo thêm nhiễu),
do đó có thể cung cấp thêm dung lượng vô tuyến mà không cần tăng thêm phổ tần
số mới. Nguyên lý cơ bản này được áp dụng cho hầu hết các hệ thống thông tin di
động ngày nay vì nó cho phép một số lượng kênh vô tuyến giới hạn có khả năng

16
phục vụ một số lượng lớn thuê bao tùy ý bằng cách sử dụng lại các kênh vô tuyến
trên toàn vùng phủ sóng.

2.2. TÁI SỬ DỤNG TẦN SỐ


Hệ thống vô tuyến cấu trúc vùng phủ sóng dạng tế bào dựa trên sự phân bố thông
minh và tái sử dụng tần số vô tuyến trên toàn bộ vùng phủ sóng [1]. Mỗi trạm thu
phát cơ sở (tạo ra một ô phủ sóng) được ấn định một nhóm kênh vô tuyến được sử
dụng trong một vùng địa lý nhỏ được gọi là cell. Trong khi đó, các trạm thu phát
gốc của các ô phủ sóng bên cạnh được cấp phát một nhóm kênh hoàn toàn khác.
Các ăng ten của trạm thu phát gốc được thiết kế để tạo ra được một vùng phủ sóng
mong muốn của một ô phủ sóng. Bằng cách giới hạn vùng phủ sóng trong một
ranh giới của ô phủ sóng, nhóm các kênh giống nhau có thể được sử dụng ở các ô
phủ sóng khác mà khoảng cách giữa chúng với ô phủ sóng cùng nhóm kênh kia
cách nhau một khoảng cách đủ lớn để cho mức nhiễu nằm trong giới hạn cho phép.
Việc lựa chọn cũng như ấn định các nhóm kênh vô tuyến cho tất cả các trạm thu
phát gốc trong mạng di động được gọi là hoạch định tần số (frequency planning).
Hình 2.1 minh họa khái niệm tái sử dụng tần số trong đó các ô phủ sóng được đánh
cùng một chữ sử dụng nhóm kênh giống nhau. Mẫu tái sử dụng tần số được thể
hiện trên hình cho thấy các kênh tần số khác nhau được sử dụng như thế nào. Hình
2.1 là khái niệm đầu tiên và mẫu tối giản của vùng phủ sóng vô tuyến của mỗi một
trạm thu phát cơ sở và được sử dụng một cách phổ biến vì hình lục giác cho phép
phân tích hệ thống mạng di động cấu trúc tế bào dễ dàng và thuận tiện. Vùng phủ

Hình 2.1 – Khái niệm các ô phủ sóng sử dụng tái sử dụng tần số. Các ô có chung
một chữ cái là các ô sử dụng cùng một tần số.
17
sóng vô tuyến thực tế của một ô tế bào được gọi là bản đồ phủ sóng và được xác
định bằng phương pháp đo cường độ sóng thực địa hoặc các mô hình dự đoán
đường truyền. Mặc dù vùng phủ sóng thực có hình không xác định nhưng hình
dạng ô tế bào thường được sử dụng cho phương pháp thiết kế hệ thống và thích
ứng cho sự phát triển trong tương lai. Trong khi, thông thường thì hình tròn sẽ
được chọn làm vùng phủ sóng cho một trạm thu phát gốc nhưng khi các hình tròn
đặt cạnh nhau mà không chồng lên nhau thì sẽ để lại khoảng trống ở giữa hoặc nó
phải tạo ra các vùng chồng lấn. Vì vậy, khi quan tâm tới các dạng hình học có thể
dùng để bao phủ toàn bộ một khu vực mà không tạo sự chồng lấn và có diện tích
bằng nhau, có thể có ba lựa chon – hình vuông, hình tam giác đều và hình lục giác.
Một ô phủ sóng phải được thiết kế sao cho có thể phục vụ được máy di động có vị
trí thu sóng yếu nhất – thường nằm tại rìa của ô phủ sóng. Với một khoảng cách
cho trước từ tâm của hình đa giác tới các điểm xa nhất tại chu vi thì hình lục giác
có diện tích lớn nhất trong ba hình trên. Vì vậy, bằng cách sử dụng hình lục giác
thì với cùng một vùng địa lý, số lượng ô phủ sóng là ít nhất và hình lục giác là gần
giống các mẫu bức xạ vòng tròn của các ăng ten đa hướng và truyền sóng trong
không gian tự do.
Khi sử dụng hình lục giác làm mẫu vùng phủ sóng thì trạm thu phát gốc hoặc được
đặt ở tâm của ô hoặc rìa giao nhau của ba ô phủ sóng. Thông thường, ăng ten đa
hướng (omni) được sử dụng đặt tại tâm của ô phủ sóng, còn ăng ten đơn hướng
(sector) thường được đặt tại góc của ô phủ sóng.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm tái sử dụng tần số, ta xét một hệ thống di động cấu
trúc phủ sóng dạng tế bào có tổng số S kênh song công khả dụng. Giả sử mỗi một
ô phủ sóng được ấn định một nhóm gồm k kênh (k < S) và tổng S kênh được phân
bố đều cho N ô phủ sóng thành các nhóm kênh duy nhất và không liên quan tới
nhau sao cho số lượng kênh trong mỗi nhóm bằng nhau. Như vậy, tổng số kênh vô
tuyến khả dụng của hệ thống được viết như sau:
𝑆 = 𝑘𝑁 (2.1)

N ô phủ sóng sử dụng toàn bộ tổ hợp các tần số khả dụng được gọi là một cụm
(cluster). Nếu một cụm được lặp lại M lần trong toàn bộ vùng phủ sóng thì tổng số
kênh song công C có thể được dùng như là phép đo về dung lượng của hệ thống
và có công thức sau:
𝐶 = 𝑀𝑘𝑁 = 𝑀𝑆 (2.2)

18
Theo công thức (2.2), dung lượng của một hệ thống thông tin di động tế bào tỷ lệ
thuận với số lần lặp lại của một cụm trong một vùng dịch vụ xác định. Hệ số N
được gọi là kích thước của cụm và thường có các giá trị điển hình 4,7 hoặc 12.
Nếu kích thước N của một cụm giảm đi trong khi kích thước của một ô phủ sóng
không thay đổi thì để bao phủ một khu vực cố định cho trước cần nhiều cụm hơn,
do đó dung lượng hệ thống sẽ tăng lên (do giá trị của C tăng). Kích thước cụm lớn
cho biết tỷ số giữa bán kính ô phủ sóng và khoảng cách giữa các ô đồng kênh nhỏ.
Ngược lại, kích thước của cụm nhỏ chỉ ra rằng các ô đồng kênh là gần nhau hơn.
Giá trị N cho biết thiết bị di động hoặc trạm thu phát BS có khả năng chịu được
mức nhiễu bao nhiêu mà vẫn đảm bảo được chất lượng kết nối. Từ quan điểm thiết
kế hệ thống, giá trị N nhỏ nhất có thể là mong muốn sao cho đạt được cực đại dung
lượng trên một vùng phủ sóng cho trước (nghĩa là cực đại giá trị C trong công thức
(2.2)). Hệ số tái sử dụng tần số của một hệ thống di động phủ sóng tế bào được
cho bởi 1/N vì mỗi một ô phủ sóng trong một cụm chỉ được ấn định 1/N của toàn
bộ kênh khả dụng của hệ thống.
Vì trong thực tế, hình lục giác như hình 2.1 có chính xác sáu ô bên cạnh với khoảng
cách bằng nhau và các đường kết nối tâm của bất cứ ô nào tới tâm của mỗi ô bên
cạnh đều tạo thành các góc 60 độ, do đó chỉ có một số kích thước cụm nhất định
và cấu hình sắp xếp ô là được chấp nhận. Để sắp xếp các ô phủ sóng hình lục giác

Hình 2.2 – Phương pháp xác định ô phủ sóng đồng kênh trong mạng di động tế bào
19
sát nhau không có khoảng trống thì số ô N trong một cụm chỉ có thể có giá trị thỏa
mãn không thức sau:
𝑁 = 𝑖 2 + 𝑖𝑗 + 𝑗 2 (2.3)

Trong đó, i và j là số nguyên không âm. Để tìm ô phủ sóng lân cận đồng kênh gần
nhất của một ô nhất định,: (1) di chuyển i ô dọc theo bất kỳ chuỗi ô nào và (2) quay
ngược chiều kim đồng hồ một góc 60 độ và di chuyển j ô. Điều này được thể hiện
trong hình 2.2 cho trường hợp i=3 và j=2 (ví dụ cho trường hợp N=19).

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ẤN ĐỊNH KÊNH VÔ TUYẾN


Để đảm bảo sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến, phương pháp tái sử dụng tần số
với mục tiêu chính là tăng dung lượng và giảm nhiễu là cần thiết. Rất nhiều phương
pháp ấn định kênh vô tuyến đã và đang được phát triển để đạt được những mục
tiêu này. Các phương pháp ấn định kênh vô tuyến được phân loại hoặc cố định
hoặc động. Việc lựa chọn cách thức ấn định kênh vô tuyến sẽ tác động tới hiệu quả
của hệ thống đặc biệt trong trường hợp đảm bảo được kết nối thoại hay di động
được liên tục khi thuê bao di động di chuyển từ ô phủ sóng này sang ô phủ sóng
khác (chuyển giao)
Trong phương pháp ấn định cố định kênh vô tuyến, mỗi một ô phủ sóng được phân
bố trước một tổ hợp kênh thoại. Bất cứ một cuộc gọi nào phát sinh trong một ô sẽ
được sử dụng các kênh còn trống trong ô đó. Nếu tất cả các kênh trong ô đều đang
được sử dụng, cuộc gọi mới phát sinh sẽ bị chặn và cuộc gọi không thể thực hiện
được. Một vài phương pháp ấn định cố định kênh vô tuyến khác nhau được đề cập.
Một phương pháp có tên phương pháp vay mượn – tức là một ô phủ sóng được
phép mượn một số kênh vô tuyến từ một ô láng giềng nếu tất cả các kênh của ô đó
đã bị chiếm dụng hết. Trung tâm chuyển mạch di động (MSC) giám sát các thủ tục
mượn kênh này và đảm bảo rằng việc mượn kênh không làm ngắt quãng hoặc gây
nhiễu tới bất kỳ cuộc gọi đang thực hiện tại ô cho mượn.
Trong phương pháp ấn định động kênh vô tuyến, các kênh thoại không được ấn
định tới các ô phủ sóng một cách cố định. Ngược lại, mỗi khi có một cuộc gọi được
khoải tạo, trạm thu phát gốc sẽ yêu cầu kênh từ MSC. Chuyển mạch MSC sẽ ấn
định một kênh cho ô đã yêu cầu trước đó thông qua thuật toán liên quan tới các
tham số như khả năng sẽ xảy ra nghẽn tại ô đó, tần số sử dụng của kênh sẽ được
phân bố, khoảng cách tái sử dụng của kênh, và một số hàm giá khác.
Theo đó, MSC chỉ ấn định một tần số cho trước nếu tần số đó hiện tại chưa được
sử dụng trong ô đó hoặc bất cứ ô nào khác nằm trong phạm vi khoảng cách tái sử
20
dụng tần số nhỏ nhất được phép để tránh gây nhiễu đồng kênh. Phương pháp ấn
định động kênh vô tuyến làm giảm khả năng nghẽn nên sẽ tăng dung lượng trung
kế của hệ thống do tất cả các kênh khả dụng của hệ thống đều có thể được sử dụng
bởi tất cả các ô. Các phương pháp phân bố động kênh vô tuyến yêu cầu MSC phải
biết được dữ liệu thời gian thực về các kênh đang bị chiếm, phân bố lưu lượng và
mức cường độ tín hiệu vô tuyến RSSI của tất cả các kênh một cách liên tục. Điều
này sẽ làm tăng dữ liệu lưu trữ và tải tính toán của hệ thống nhưng lại làm cho hệ
thống có được ưu điểm trong việc tăng khả năng sử dụng kênh đồng thời giảm xác
suất cuộc gọi bị chặn.

2.4. CHUYỂN GIAO GIỮA CÁC KÊNH VÔ TUYẾN


Khi một máy di động di chuyển vào một ô phủ sóng mới trong khi cuộc gọi đang
diễn ra, MSC tự động chuyển cuộc gọi tới một kênh vô tuyến mới thuộc trạm BS
mới này. Hoạt động chuyển giao này không chỉ liên quan tới việc xác định một
trạm thu phát mới mà còn yêu cầu ấn định các kênh của trạm mới này cho cuộc
gọi và các tín hiệu điều khiển.
Xử lý chuyển giao là một công việc rất quan trọng của bất cứ hệ thống di động ô
phủ sóng tế bào nào. Nhiều phương pháp chuyển giao ưu tiên yêu cầu chuyển giao
hơn các yêu cầu khởi tạo cuộc gọi mới khi quan tâm tới việc ấn định các kênh chưa
sử dụng trong một ô phủ sóng. Chuyển giao phải được thực hiện thành công và
càng ít xảy ra càng tốt, đặc biệt là không tác động tới phía máy di động. Để đáp
ứng được những yêu cầu này, chuyên gia thiết kế hệ thống phải đưa ra được mức
tín hiệu tối ưu để khởi tạo cho chuyển giao. Đầu tiên, cần thiết lập một mức tín
hiệu cụ thể là mức tín hiệu nhỏ nhất mà tại đó vẫn đảm bảo chất lượng cuộc gọi ở
mức chấp nhận được tại BS thu (thường có giá trị giữa -90dBm và -100dBm), sau
đó một mức tín hiệu lớn hơn giá trị này một chút được sử dụng làm mức ngưỡng
cho khởi tạo chuyển giao. Mức chênh lệch này được tính bởi ∆= 𝑃𝑟 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 −
𝑃𝑟 𝑛ℎỏ 𝑛ℎấ𝑡 đượ𝑐 𝑐ℎấ𝑝 𝑛ℎậ𝑛 không thể quá lớn hoặc quá bé. Nếu Δ quá lớn, các chuyển
giao không cần thiết gây quá tải cho MSC có thể xảy ra, còn nếu Δ quá nhỏ thì
không đủ thời gian để hoàn thành chuyển giao trước khi một cuộc gọi bị rớt do tín
hiệu thu được quá yếu. Vì vậy, Δ được chọn cẩn thận để đáp ứng những yêu cầu
xung đột như trên. Hình 2.3 mô tả một trường hợp chuyển giao. Hình 2.3 (a) mô
tả một trường hợp trong đó chuyển giao không thực hiện được và tín hiệu giảm
xuống dưới mức nhỏ nhất có thể chấp nhận được để đảm bảo kênh vô tuyến vẫn
hoạt động. Các cuộc gọi bị rớt trong trường hợp này có thể xảy ra khi có độ trễ lớn
do MSC ấn định kênh cho chuyển giao hoặc khi mức ngưỡng Δ được thiết lập quá
21
nhỏ không đảm bảo thời gian chuyển giao. Trễ lớn có thể xảy ra do trên thực tế
không còn một kênh trống nào tại tất cả các ô xung quanh (do đó bắt buộc MSC
phải chờ cho tới khi có một kênh ở các ô bên cạnh trở nên rỗi).

Hình 2.3 – Thủ tục chuyển giao giữa hai ô phủ sóng

Để quyết định khi nào chuyển giao, cần phải đảm bảo rằng tín hiệu yếu đi không
phải do fading nhất thời gây ra và thuê bao phải thực sự đang di chuyển ra xa ô
phục vụ để tới một ô phủ sóng mới. Để đảm bảo được điều này, trạm thu phát gốc
phải đo đạc mức tín hiệu trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chuyển
giao được bắt đầu. Việc đo đạc cường độ tín hiệu liên tục này có thể được tối ưu
để tránh xảy ra các chuyển giao không cần thiết trong khi phải đảm bảo rằng
chuyển giao thực sự phải được kết thúc trước khi cuộc gọi bị ngắt do mức tín hiệu
thu quá yếu. Khoảng thời gian cần thiết để quyết định có chuyển giao hay không
phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của thuê bao. Nếu mức cường độ tín hiệu thu trong
một khoảng thời gian giảm nhanh, chuyển giao cần phải thực hiện ngay. Thông tin
về tốc độ của di chuyển của thuê bao có thể quan trọng đối với các quyết định
chuyển giao, có thể được tính toán từ thống kê của tín hiệu fading nhận được trong
khoảng thời gian ngắn tại trạm thu phát gốc.
Trong các hệ thống mạng di động thế hệ 2,3 và 4, quyết định chuyển giao được trợ
giúp bởi máy di động (MAHO). Trong phương pháp chuyển giao hỗ trợ bởi máy
22
di động, mỗi máy di động đo cường độ tín hiệu thu được từ các trạm thu phát xung
quanh và liên tục thông báo kết quả đo này cho trạm BTS đang phục vụ. Chuyển
giao được khởi tạo khi công suất thu từ BTS của một ô bên cạnh lớn hơn công suất
thu từ trạm BTS phục vụ hiện tại một mức xác định nào đó hoặc nó xảy ra trong
một khoảng thời gian xác định. Phương pháp MAHO thực hiện chuyển giao cuộc
gọi giữa các trạm thu phát nhanh hơn nhiều do việc đo đạc chuyển giao được thực
hiện bởi mỗi máy di động mà không phải MSC. MAHO đặc biệt thích hợp cho
môi trường ô phủ sóng nhỏ vì chuyển giao trong môi trường này xảy ra liên tục.
Nếu trong thời gian cuộc gọi đang diễn ra, máy di động di chuyển từ một ô phủ
sóng này sang ô phủ sóng khác nhưng thuộc hai BSC (phân hệ điều khiển trạm
gốc) khác nhau thì chuyển giao này gọi là chuyển giao giữa các BSC (inter-BSC
handoff). Khi máy di động đang thực hiện cuộc gọi di chuyển giữa hai ô phủ sóng
liền nhau nhưng lại thuộc hai MSC khác nhau thì chuyển giao đó được gọi là
chuyển giao liên MSC (inter-MSC handoff).
Các hệ thống khác nhau có các chính sách và phương pháp quản lý yêu cầu chuyển
giao khác nhau. Một vài hệ thống điều khiển chuyển giao giống như khi điều khiển
các cuộc gọi mới phát sinh. Trong các hệ thống này, xác suất của một yêu cầu
chuyển giao không được đáp ứng tại trạm thu phát mới bằng với xác xuất nghẽn
của các cuộc gọi tới. Tuy nhiên, nếu là thuê bao thì việc các cuộc gọi bị rớt thình
lình khi đang thực hiện cuộc gọi lại thực sự là vấn đề lớn so với việc các cuộc gọi
mới không thể kết nối. Để cải thiện chất lượng dịch vụ như yêu cầu của thuê bao,
có rất nhiều phương pháp được tiến hành nhằm ưu tiên các yêu cầu chuyển giao
so với các cuộc gọi mới bắt đầu khi ấn định các kênh thoại.

2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯU TIÊN CHUYỂN GIAO


Một phương pháp giành ưu tiên cho các cuộc gọi chuyển giao được gọi là khái
niệm kênh bảo vệ (guard channel concept) trong đó một phần kênh trong tổng số
các kênh khả dụng trong một ô được dành riêng cho các yêu cầu chuyền giao của
các cuộc gọi có khả năng đang chuyển tới ô đó. Nhược điểm của phương pháp này
làm giảm đi số lượng kênh lưu lượng được ấn định cho các cuộc gọi mới do đã
dành một phần kênh cố định cho các cuộc gọi chuyển giao. Tuy nhiên, các kênh
bảo vệ sẽ cho hiệu quả về mặt sử dụng phổ tần số khi mà các phương pháp ấn định
kênh động được sử dụng bởi vì chúng sẽ giảm đi số lượng kênh bảo vệ được yêu
cầu dành riêng cho các cuộc gọi chuyển giao dựa vì việc ấn định kênh bảo vệ phải
dựa vào yêu cầu cụ thể.

23
Xếp hàng các yêu cầu chuyển giao là một phương pháp khác để giảm xác suất buộc
dừng cuộc gọi do thiếu kênh rỗi. Trong phương pháp này, cần có sự thỏa thuận
giữa việc giảm xác suất của việc buộc dừng cuộc gọi và tổng số kênh lưu lượng.
Xếp hàng các yêu cầu chuyển giao có thể thực hiện được vì thực tế tồn tại một
khoảng thời gian mà lúc mức tín hiệu nhận được giảm xuống dưới ngưỡng chuyển
giao và lúc cuộc gọi bị ngắt do mức tín hiệu không đảm bảo. Thời gian đợi và kích
cỡ hàng đợi được quyết định bởi đặc tính lưu lượng của mỗi vùng dịch vụ cụ thể.
Lưu ý rằng việc xếp hàng của cuộc gọi chuyển giao không làm cho xác suất buộc
dừng cuộc gọi trở về 0 vì trễ lớn có thể làm cho mức tín hiệu thu được giảm xuống
dưới mức yêu cầu nhỏ nhất để duy trì kết nối,vì thế có thể buộc phải dừng cuộc
gọi.

2.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHUYỂN GIAO TRONG THỰC TẾ


Trong các hệ thống di động ô tế bào thực tế, một vài vấn đề phát sinh khi thiết kế
một hệ thống để có thể đáp ứng với các vận tốc di chuyển khác nhau của thuê bao.
Các thuê bao di chuyển với tốc độ cao đi qua một ô phủ sóng trong thời gian
khoảng vài giây trong khi thuê bao là người đi bộ có thể không bao giờ cần phải
chuyển giao khi đang thực hiện cuộc gọi. Đặc biệt khi thêm vào hệ thống một lớp
các ô phủ sóng nhỏ cỡ pico để tăng dung lượng kênh, MSC có thể đột ngột tăng
tải xử lý khi các thuê bao tốc độ cao di chuyển giữa các ô rất nhỏ này. Một vài
phương pháp được đưa ra để quản lý đồng thời lưu lượng của thuê bao di chuyển
nhanh và thuê bao di chuyển chậm trong khi làm giảm sự can thiệp tới chuyển giao
từ MSC. Bằng cách sử dụng các antenna có chiều cao khác nhau và các các mức
công suất khác nhau, các ô phủ sóng “lớn” và “nhỏ” được thiết lập thành các lớp
phủ sóng khác nhau tại cùng một vị trí. Kỹ thuật này được gọi là phương pháp ô

Hình 2.4 – Các ô phủ sóng dạng lớp phục vu cho các thuê bao di chuyển nhanh (ô
phủ sóng to) và cho các thuê bao di chuyển chậm (ô phủ sóng nhỏ microcell)
24
phủ sóng bao trùm (umbrella cell) trong đó các thuê bao di chuyển nhanh được kết
nối tới các kênh vô tuyến của ô lớn trong khi các ô phủ sóng nhỏ được dùng cho
các thuê bao di chuyển ở tốc độ chậm và người đi bộ (Hình 2.4). Sử dụng ô phủ
sóng bao trùm đảm bảo rằng số lượng chuyển giao được giảm đi tối thiểu cho các
thuê bao di chuyển nhanh và số lượng kênh thêm từ các ô phủ sóng nhỏ được dùng
cho các thuê bao di chuyển chậm như đi bộ. Tốc độ di chuyển của các máy di động
có thể được tính toán bởi các MSC bằng cách xác định cường độ tín hiệu thu thay
đổi nhanh ra sao trên máy di động. Nếu máy di động đang được phục vụ bởi ô phủ
sóng bao trùm có tốc độ giảm xuống, nó có thể được chuyển giao sang vùng phục
vụ của các ô phủ sóng bé.

2.7. NHIỄU VÀ DUNG LƯỢNG HỆ THỐNG


Nhiễu là tác nhân chính hạn chế hoạt động của một mạng thông tin di động phủ
sóng tế bào. Các nguồn gây ra nhiễu có thể từ các máy di động đang hoạt động ở
cùng cell, một cuộc gọi đang diễn ra ở ô lân cận, các trạm thu phát BTS làm việc
ở cùng tần số, hay mạng vô tuyến khác tác động lên dải tần số của mạng di động
tế bào. Nhiễu trên kênh thoại gây nên xuyên âm tức là thuê bao nghe thấy nhiễu
hay một cuộc gọi khác trong cuộc gọi đang thực hiện. Nhiễu trên kênh điều khiển
sẽ khiến cho cuộc gọi bị ngắt hoặc bị khóa tức thì do lỗi trong tín hiệu số. Nhiễu
đặc biệt nghiêm trọng trong vùng đô thị do nền nhiễu RF lớn hơn nhiều và tập
trung số lượng lớn các trạm thu phát cũng như máy di động. Nhiễu được nhận thấy
như là nút cổ chai chính ngăn cản việc tăng dung lượng hệ thống và gây ra rớt cuộc
gọi. Có hai loại nhiễu chính gây ra trong hệ thống di động tế bào là nhiễu đồng
kênh và nhiễu kênh lân cận [1].
2.7.1. Nhiễu từ kênh cùng tần số và dung lượng hệ thống
Trong một vùng phủ sóng cụ thể có sử dụng tái sử dụng tần số thì sẽ có một vài ô
phủ sóng sử dụng cùng một nhóm tần số. Các ô phủ sóng này được gọi là các ô
đồng kênh và nhiều từ các ô này lên nhau được gọi là nhiễu đồng kênh. Không
giống như tạp âm nhiệt có thể được cải thiện bằng cách tăng tỷ số tín hiệu trên tạp
âm (SNR), nhiễu đồng kênh không thể giảm đơn giản bằng cách tăng công suất
phát sóng mang. Đó là vì nếu tăng công suất phát của sóng mang sẽ làm tăng luôn
nhiễu tới các ô đồng kênh gần đó. Do đó, để giảm nhiễu đồng kênh, các ô đồng
kênh phải được sắp xếp về mặt vật lý cách nhau một khoảng cách tối thiểu đảm
bảo đủ xa về mặt truyền sóng.
Khi kích thước của mỗi ô phủ sóng gần bằng nhau và các trạm phát sóng của nó
phát một công suất như nhau, tỷ lệ nhiễu đồng kênh không phụ thuộc vào công
25
suất phát mà là hàm của bán kính ô phủ sóng ( R ) và khoảng cách giữa tâm của
hai ô phủ sóng đồng kênh gần nhau nhất ( D). Bằng cách tăng tỷ số D/R, khoảng
cách giữa các ô phủ sóng đồng kênh với khoảng cách phủ sóng của một ô sẽ tăng
lên. Vì vậy, nhiễu sẽ được giảm do việc phân cách năng lượng RF của các ô đồng
kênh. Tham số Q- được gọi là tỷ số tái sử dụng đồng kênh, liên quan tới kích thước
của một cụm (cluster) (xem Bảng 2.1 và Công thức (2.3)). Đối với ô phủ sóng hình
lục giác, ta có:
𝐷
𝑄= = √3𝑁 (2.4)
𝑅

Với giá trị Q nhỏ sẽ cho ta một dung lượng lớn hơn do kích thước cụm N là nhỏ,
ngược lại nếu giá trị của Q lớn sẽ cải thiện chất lượng truyền dẫn do nhiễu đồng
kênh sẽ nhỏ đi. Vì vậy, trong thực tế thiết kế hệ thống mạng di động tế bào, hai
mục tiêu này phải được lựa chọn hợp lý.
Bảng 2.1 – Tỷ số tái sử dụng đồng kênh với một số giá trị N khác nhau

Kích thước cụm (N) Tỷ số tái sử dụng đồng kênh (Q)


i =1, j = 1 3 3
I = 1, j = 2 7 4.58
I = 2, j=2 12 6
I = 1, j = 3 13 6.24

Nếu ta gọi i0 là số ô gây nhiễu đồng kênh thì tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/I hay
SIR) đối với máy di động thu khi đang có kết nối với kênh đường xuống sẽ có
dạng:
𝑆 𝑆
= 𝑖0 (2.5)
𝐼 ∑𝑖=1 𝐼𝑖

Trong đó: S là cường độ tín hiệu mong muốn từ trạm BS mong muốn và Ii là cường
độ tín hiệu nhiễu gây ra bởi các trạm BS đồng kênh thứ I gây nhiễu. Nếu mức tín
hiệu của các ô đồng kênh là biết trước thì tỷ số S/I của tín hiệu đường xuống có
thể tính được dựa vào công thức (2.5)
Trong đo lường truyền sóng của các kênh di động, cường độ tín hiệu thu trung bình
tại bất cứ điểm nào sẽ suy giảm theo hàm số mũ của khoảng cách giữa thiết bị phát
và thiết bị thu. Công suất thu trung bình Pr tại khoảng cách d từ anten thiết bị phát
được cho bởi:
𝑃𝑟 = 𝑃0 (𝑑 ⁄𝑑0 )−𝑛 (2.6)

hoặc 𝑃𝑟 (𝑑𝐵𝑚) = 𝑃0 (𝑑𝐵𝑚) − 10𝑛𝑙𝑜𝑔(𝑑 ⁄𝑑0 ) (2.7)


26
trong đó P0 là công suất thu được tại điểm làm chuẩn trong trường xa của anten tại
khoảng cách nhỏ d0 từ anten phát và n là hệ số mũ suy hao. Nếu ta xét tín hiệu
đường xuống mong muốn là tín hiệu từ BS đang phục vụ và tín hiệu nhiễu do các
BS đồng kênh. Nếu Di là khoảng cách của tín hiệu nhiễu thứ i từ máy di động,
công suất tín hiệu thu được tại máy di động do ô gây nhiễu thứ i sẽ tỷ lệ thuận với
(Di)-n.
Khi công suất phát của các BS bằng nhau và hệ số suy hao là giống nhau trên toàn
bộ vùng phủ sóng thì S/I đối với máy di động được tính xấp xỉ:
𝑆 𝑅 −𝑛
= 𝑖0 (2.8)
𝐼 ∑𝑖=1(𝐷𝑖 )−𝑛

Nếu ta xét đến các ô gây nhiễu trên cùng một lớp đầu tiên, với khoảng cách từ các
BS gây nhiễu đồng kênh tới BS đang xét là bằng nhau và nếu khoảng cách này là
D giữa các trung tâm của ô, thì công thức (2.8) được viết thành:
𝑛
𝑆 (𝐷 ⁄𝑅)𝑛 (√3𝑁)
= = (2.9)
𝐼 𝑖0 𝑖0

Công thức (2.9) cho thấy mối liên quan giữa tỷ số (S/I) với kích thước một cụm N,
để xác định dung lượng tổng của hệ thống từ công thức (2.2). Ví dụ, giả sử có sáu
ô gần nhất đủ gần để gây ra nhiễu và chúng có khoảng cách tới BS đang xét là
tương đương nhau. …..
Nếu coi một ô phủ sóng có dạng là hình lục giác, đối với một cụm gồm bảy ô phủ
sóng và máy di động ở tại vị trí rìa của ô, thì khoảng cách từ máy di động tới hai ô
gây nhiễu đồng kênh gần nhất là D-R, và lần lượt các khoảng cách chính xác
D+R/2, D, D-R/2 và D+R tới các ô gây nhiễu đồng kênh khác như hình 2.5 [1]. Sử
dụng công thức (2.8) và giả sử n=4, tỷ số tín hiệu trên nhiễu đối với trường hợp tồi
nhất có thể được tính xấp xỉ:
𝑆 𝑅 −4
= (2.10)
𝐼 2(𝐷−𝑅)−4 +2(𝐷+𝑅)−4 +2𝐷 −4

Công thức (2.10) có thể viết lại theo tỷ số tái sử dụng đồng kênh như sau:
𝑆 1
= (2.11)
𝐼 2(𝑄−1)−4 +2(𝑄+1)−4 +2𝑄−4

Với N = 7, tỷ số tái sử dụng đồng kênh Q =4.6 và trường hợp xấu nhất S/I xấp xỉ
49.56 (17dB) theo công thức (2.11), trong khi nếu sử dụng công thức (2.8) cho kết
quả 17.8 dB. Vì vậy, đối với cụm có bảy ô, tỷ số S/I gần bằng 18 dB cho trường
hợp xấu nhất. Do đó, để thiết kế hệ thống di động ô phủ sóng tế bào đảm bảo làm

27
Hình 2.5 – Mô hình các ô đồng kênh với kích thước cụm N = 7

việc trong điều kiện tồi nhất, thì điều cần thiết là phải tăng N lên mức kích thước
lớn nhất tiếp theo, dựa vào công thức (2.3) thì N là 12 (tương ứng với i = j = 2).
Rõ ràng điều này lại làm giảm dung lượng hệ thống bởi vì mẫu tái sử dụng tần số
12 ô cho ta việc sử dụng phổ tần số chỉ còn 1/12 trong mỗi ô trong khi mẫu tái sử
dụng tần số 7 ô cho việc sử dụng phổ tần chỉ là 1/7. Trong thực tế, dung lượng
giảm đi 7/12 sẽ không thể đáp ứng trong trường hợp tồi nhất mà hiếm khi xảy ra.
Từ thảo luận trên, rõ ràng là nhiễu đồng kênh ảnh hưởng tới chất lượng truyền dẫn
và quyết định tới việc tái sử dụng tần số và dung lượng tổng của hệ thống di động
tế bào.
2.7.2. Nhiễu kênh liền kề
Nhiễu gây ra từ các tín hiệu có tần số liền kề với tần số của kênh mong muốn được
gọi là nhiễu kênh liền kề. Nhiều này xảy ra do bộ lọc không tốt của máy thu làm
cho các tần số liền kề lọt vào bộ lọc thông dải. Vấn đề này sẽ là nghiêm trọng nếu
như một thuê bao phát sử dụng kênh liền kề lại ở gần phạm vi của thuê bao thu
đang kết nối với trạm BS ở tần số mong muốn. Điều này còn được gọi là hiệu ứng
gần-xa tức là khi máy di động ở gần một trạm BS đang phát trên tần số gần với tần
số của kênh đang được dùng bởi máy di động. Trạm BS này có thể không phân
biệt được máy di động mong muốn do nó thu được cả tín hiệu của máy di động
dùng tần số liền kề đó.
Nhiễu kênh liền kề có thề được giảm thiểu bằng các bộ lọc tốt và việc phân bố
kênh vô tuyến hợp lý. Vì mỗi một ô phủ sóng được ấn định một nhóm tần số trong

28
toàn bộ số kênh được cấp phát nên nhóm tần số này không nên được ấn định bằng
các kênh có tần số liền kề nhau trong cùng một ô phủ sóng và tần số của các kênh
này nên được càng xa nhau càng tốt. Bằng cách phân bố các kênh có tần số liên
tiếp nhau vào các ô phủ sóng khác nhau, rất nhiều phương pháp phân bố tần số có
thể thực hiện việc chia tách các kênh liền kề trong một ô phủ sóng với càng nhiều
N băng thông của kênh với N là kích thước một cụm ô phủ sóng. Nếu hệ số tái sử
dụng tần số lớn (tức là N nhỏ), việc phân cách các kênh liền kề tại một BS có thể
không còn hiệu quả để giữ cho mức nhiễu kênh liền kề trong một giới hạn đảm
bảo.

2.8. TRUNG KẾ VÀ CẤP ĐỘ DỊCH VỤ


Hệ thống di động tế bào dựa vào trung kế để đáp ứng số lượng lớn thuê bao trong
một phổ tần số giới hạn. Khái niệm trung kế cho phép một số lượng lớn thuê bao
chia sẻ một số lượng kênh tương đối nhỏ trong một ô phủ sóng bằng cách cung cấp
truy cập cho mỗi thuê bao theo nhu cầu từ các kênh khả dụng. Trong một hệ thống
vô tuyến trung kế, mỗi thuê bao được ấn định một kênh truyền cho mỗi cuộc gọi
và khi cuộc gọi kết thúc, kênh đó ngay lập tức được giải phóng và trở về trạng thái
rỗi trong tập hợp các kênh khả dụng. Khi một thuê bao cụ thể yêu cầu dịch vụ và
tất cả các kênh vô tuyền đều đang được sử dụng, thuê bao sẽ bị từ chối truy cập hệ
thống (bị chặn).
Lý thuyết về trung kế được phát triển bởi nhà toán học Hà Lan tên Erlang. Một
Erlang đại diện cho số lượng mật độ lưu lượng của một kênh bị chiếm giữ hoàn
toàn (nghĩa là một giờ cuộc gọi trên giờ hay một phút cuộc gọi trên phút). Ví dụ,
một kênh vô tuyến bị chiếm giữ trong ba mươi phút trong một giờ có lưu lượng là
0.5 Erlang.
Cấp độ dịch vụ (GOS) là phép đo khả năng của một thuê bao truy cập hệ thống
trung kế trong giờ bận nhất. Giờ bận của hệ thống di động tế bào thường xảy ra
vào giờ làm việc, giờ phát sinh nhiều cuộc gọi và kết nối dữ liệu nhất (ví dụ từ 8-
10 giờ sáng các ngày trong tuần, hoặc 4-7 giờ chiều thứ 6). Cấp độ dịch vụ là khả
năng một cuộc gọi bị chặn hay khả năng một cuộc gọi bị trễ hơn thời gian trong
hàng đợi xác định
Mật độ lưu lượng Au (Erlang) sinh ra bởi mỗi thuê bao bằng tỷ lệ yêu cầu cuộc gọi
nhân với thời gian của một cuộc gọi và được tính như sau:
𝐴𝑢 = 𝜆𝐻 (2.13)

29
Hình 2.6 – Đồ thị Erlang B cho biết mối quan hệ giữa xác suất cuộc gọi bị chặn
với số lượng kênh và mật độ lưu lượng Erlang

Trong đó H là thời gian trung bình của một cuộc gọi và λ là tỷ lệ yêu cầu cuộc gọi
trung bình trong một đơn vị thời gian của mỗi thuê bao. Nếu một hệ thống có U
thuê bao và một số lượng kênh không xác định, tổng mật độ lưu lượng A sinh ra
là:
𝐴 = 𝑈𝐴𝑢 (2.14)

Với một hệ thống trung kế có C kênh, và giả sử lưu lượng được phân bố đều giữa
các kênh thì mật độ lưu lượng trên một kênh Ac được cho bởi:
𝐴𝑐 = 𝑈𝐴𝑢 /𝐶 (2.15)

Có hai loại hệ thống trung kế thường được sử dụng. Loại thứ nhất không có hàng
đợi cho các yêu cầu của cuộc gọi. Tức là, đối với mọi thuê bao yêu cầu dịch vụ,
thuê bao sẽ được truy cập kênh ngay lập tức nếu còn kênh rỗi. Nếu không có kênh
nào rỗi, thuê sẽ bị chặn không được truy cập và được thoải mái truy cập lại lần sau.
Loại trung kế này được gọi là Cuộc gọi bị chặn được giải phóng và giả sử các cuộc
gọi đến tuân theo phân bố Poisson và sử dụng công thức Erlang B. Công thức
Erlang B xác định xác suất một cuộc gọi bị chặn và đo GOS của một hệ thống
trung kế không có hàng đợi cho các cuộc gọi bị chặn. Công thức Erlang B được
cho bởi
𝐴𝐶
𝐶!
Pr[𝑏𝑙𝑜𝑐𝑘𝑖𝑛𝑔] = 𝐴𝑘
= 𝐺𝑂𝑆 (2.16)
∑𝐶
𝑘=0 𝑘!

30
Trong đó, C là số lượng kênh trung kế của hệ thống trung kế và A là tổng lưu lượng
đáp ứng. Thông thường, dung lượng của hệ thống trung kế vô tuyến trong đó tỷ lệ
rớt cuộc gọi do bị chặn vì thiếu kênh thường được cho trong bảng Erlang B với
các giá trị GOS khác nhau với số lượng kênh nhất định như trong Hình 2.6
Bảng 2.2 – Dung lượng của hệ thống Erlang B

Ví dụ 2.1:
Trong một hệ thống di động không lưu trữ cuộc gọi bị chặn, bao nhiêu thuê bao có
thể được đáp ứng nếu xác suất nghẽn là 0.5% khi số kênh trung kế lần lượt là a) 1,
b) 5, c)20, d)100. Giả sử mỗi thuê bao tạo ra lưu lượng 0.1 Erlang.
Giải pháp:
Từ bảng 2.2, ta tìm được tổng lưu lượng (Erlang) ứng với 0.5% GOS với các số
lượng kênh khác nhau. Dùng công thức A=U.Au, ta tìm được tổng số thuê bao mà
hệ thống có thể đáp ứng
a) Với C=1, Au = 0.1, GOS = 0.005. Từ bảng 2.2, ta được A = 0.005. Do đó tổng
số thuê bao U = A/Au = 0.005/0.1 = 0.05 thuê bao. Nhưng thực tế, một thuê
bao có thể được đáp ứng bởi 1 kênh, do đó U =1.
b) Với C = 5, Au = 0.1, GOS = 0.005. Từ bảng 2.2, ta được A = 1.13. Do đó, tổng
số thuê báo U = A/Au = 1.13/0.1 = 11 thuê bao.
c) Vói C = 20, Au=0.1, GOS = 0.005. Từ bảng 2.2, ta được A = 11.10. Vì vậy,
tổng số thuê bao U = A/Au=11.1/0.1 = 110 thuê bao
d) Với C = 100, Au = 0.1. GOS = 0.005. Từ bảng 2.2, ta được A = 80.9. Vì vậy,
tống số thuê bao được đáp ứng U = A/Au = 80.9/0.1 = 809 thuê bao

31
Ví dụ 2.2:
Một thành phố có hai triệu dân. Hai nhà mạng di động cạnh tranh nhau là MOA và
MOB cùng cung cấp dịch vụ di động. Nhà mạng MOA có 394 ô phủ sóng với 19
kênh cho mỗi ô phủ sóng trong khi nhà mạng B có 49 ô phủ sóng với 100 kênh
trong mỗi ô phủ sóng. Xác định số lượng thuê bao mà mỗi nhà mạng có thể đáp
ứng với tỷ lệ cuộc gọi bị chặn là 2% biết rằng mỗi thuê bao có trung bình hai cuộc
gọi trong một giờ và thời gian trung bình của một cuộc gọi là ba phút. Giả sử tất
cả hai nhà mạng hoạt động với dung lượng tối đa, tính tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường
của mỗi nhà mạng.
Giải pháp:
Nhà mạng MOA:
Xác xuất cuộc gọi bị chặn là 2% =0.02
Số lượng kênh trong một ô phủ sóng là C=19. Do đó, mật độ lưu lượng trên mỗi
thuê bao là Au = λH = 2 x (3/60) = 0.1 Erlang.
Với GOS = 0.02 và C =19, từ bảng 2.2, ta có tổng số kênh lưu lượng A là 12
Erlang. Vì vậy, số lượng thuê bao mà nhà mạng có thể đáp ứng trong một ô phủ
sóng là U=A/Au = 12/0.1 = 120.
Vì nhà mạng có 394 ô phủ sóng, nên tổng số thuê bao nhà mạng MOA có thể đáp
ứng bằng 120 x 394 = 47.280
Nhà mạng MOB:
Xác xuất cuộc gọi bị chặn là 2% =0.02
Số lượng kênh trong một ô phủ sóng là C=100. Do đó, mật độ lưu lượng trên mỗi
thuê bao là Au = λH = 2 x (3/60) = 0.1 Erlang.
Với GOS = 0.02 và C =100, từ bảng 2.2, ta có tổng số kênh lưu lượng A là 88
Erlang. Vì vậy, số lượng thuê bao mà nhà mạng có thể đáp ứng trong một ô phủ
sóng là U=A/Au = 88/0.1 = 880.
Vì nhà mạng có 49 ô phủ sóng, nên tổng số thuê bao nhà mạng MOA có thể đáp
ứng bằng 880 x 49 = 43.120
Vì vậy, tổng số thuê bao mà hai nhà mạng MOA và MOB có thể đáp ứng là 47.280
+ 43.120 = 90.400 thuê bao.
Do có hai triệu dân trong thành phố và tổng số thuê bao bao nhà mạng MOA có
thể đáp ứng là 47.280, tỷ lệ phần trăm nhà mạng MOA chiếm thị trường là
32
47.280/2.000.000 = 2.36%
Tương tự, tỷ lệ chiếm giữ thị trường của nhà mạng MOB là:
43.120/2.000.000=2.156%

2.9. CẢI THIỆN VUNG PHỦ SONG VA DUNG LƯỢNG CỦA MẠNG DI
ĐỘNG TẾ BAO
Khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ di động ngày càng tăng, đặc biệt là các dịch vụ
dữ liệu đa phương tiện như video, ứng dụng OTP, P2P… thì số lượng kênh được
ấn định cho mỗi ô sẽ không đủ đáp ứng so với yêu cầu từ thuê bao. Từ vấn đề này,
cần thiết phải ứng dụng các kỹ thuật thiết kế quy hoạch mạng tế bào để có thể tăng
số lượng kênh vô tuyến cho từng vùng phủ sóng trong điều kiện số kênh vô tuyến
là có giới hạn. Một số kỹ thuật thường được sử dụng là chia nhỏ ô phủ sóng (cell
splitting), chia hướng một ô phủ sóng (sectoring), sử dụng các phân lớp với các
kích thước ô phủ sóng khác nhau (macro cell, microcell, picocell).
2.9.1. Chia nhỏ ô phủ sóng:
Chia nhỏ ô phủ sóng là phương pháp phân chia ô phủ sóng bị nghẽn thành các ô
phủ sóng nhỏ hơn mà mỗi ô là một BS độc lập có chiều cao anten thấp và công
suất phát nhỏ. Bằng cách tạo một ô mới với bán kính nhỏ hơn (gọi là microcell) và
bằng 1/2 ô gốc và đặt giữa các ô hiện tại, dung lượng hệ thống tăng lên do số kênh
trên một đơn vị diện tích được thêm vào và tăng số lần kênh được tái sử dụng.
Hình 2.7 mô tả ví dụ về chia nhỏ ô phủ sóng khi BS A giả sử bị nghẽn do số lượng
thuê bao tăng. Micro cell G sẽ được thêm vào ở giữa hai ô kích thước lớn hơn đang
sử dụng cùng tổ hợp kênh G để đảm bảo việc tái sử dụng tần số của hệ thống.
Công suất phát của microcell mới với bán kính bằng một nửa của ô gốc có thể
được điều chỉnh bằng kiểm tra công suất thu Pr tại các rìa của ô mới và ô cũ và đặt
cho chúng bằng nhau. Điều này là cần thiết để đảm bảo tần số được tái sử dụng
cho ô phủ sóng mới (microcell) cùng với các ô gốc là như nhau. Ta có:
Pr [tại rìa ô gốc] ~ Pt1R-n (2.20)
và Pr [tại rìa ô mới] ~ Pt2(R/2)-n (2.21)
trong đó Pt1 và Pt2 lần lượt là công suất phát của ô lớn và ô nhỏ (microcell), và n
là hệ số tổn hao đường truyền. Giả sử n = 4 và đặt các công suất thu bằng nhau, ta
được:
𝑃𝑡1
𝑃𝑡2 = (2.22)
16

33
Hình 2.7 – Chia nhỏ ô phủ sóng

Công thức (2.22) cho thấy rằng công suất phát của microcell giảm đi 12dB để đảm
tỷ lệ S/I theo yêu cầu.
2.9.2. Chia hướng một ô phủ sóng (Sectoring)
Nhiễu đồng kênh có thể được giảm nhằm tăng dung lượng hệ thống bằng cách thay
anten vô hướng của BS bằng một số anten có hướng phát xạ trong từng sector cụ
thể được gọi là chia hướng một ô phủ sóng (sectoring). Bằng cách dùng anten có
hướng, một ô cho trước sẽ bị nhiễu và phát chỉ với một phần của toàn bộ các ô
đồng kênh. Nhân tố tác động tới việc giảm nhiễu đồng kênh phụ thuộc vào số
lượng sector được sử dụng. Thông thường, một ô được phân chia thành 3 sector
120o hoặc 6 sector 60o như Hình 2.8 (a) và (b). Các kênh vô tuyến đươc sử dụng
trong mỗi sector là khác nhau và chỉ được sử dụng trong một sector xác định như
chỉ ra trong hình 2.8. Giả sử ta có mô hình tái sử dụng tần số cụm bảy ô, mỗi ô
gồm ba sector 120o thì số lượng nhiễu giảm từ sáu xuống hai. Bởi vì chỉ hai trong
sáu ô đồng kênh bị nhiễu từ một nhóm kênh của một sector cụ thể.
2.9.3. Dùng bộ lặp repeater
Bộ thu phát lặp repeater thường được sử dụng để mở rộng vùng phủ sóng tới các
khu vực khó tiếp cận như trong các tòa nhà, thung lũng hay đường hầm. Nó là bộ
thu phát tín hiệu vô tuyến song song chuyển tiếp từ các trạm BS phục vụ tới máy

34
Hình 2.8– Phân hướng một ô phủ sóng để tăng S/I đồng kênh

di động và ngược lại, kết nối tới BS phục vụ bằng tín hiệu vô tuyến. Khi nó nhận
tí n hiệu từ đường xuống của BS, bộ lặp sẽ khuếch đại và phát đi tín hiệu nhận từ
BS này tới một khu vực phủ sóng đã được xác định trước. Tuy nhiên, nhược điểm
của bộ lặp là nó phát lại cả nhiễu và tạp âm trên cả đường lên và đường xuống, do
đó, vị trí đặt bộ lặp phải được lựa chọn cẩn thận cũng như điều chỉnh các mức
khuếch đại phù hợp, và hướng anten. Bộ lặp không phải là thiết bị bổ sung dung
lượng củ a hệ thống, nó đơn giản chỉ là phát lại tín hiệu của BS vào một khu vực
nhất định.

2.10. KẾT LUẬN CHƯƠNG


Trong chương này, các khái niệm cơ bản như tái sử dụng tần số, quy hoạch tần số,
kênh trung kế và chuyển giao đã được giới thiệu. Tỷ số S/I của kênh vô tuyến di
động giới hạn hệ số tái sử dụng tần số của hệ thống nên dẫn tới làm giảm số lượng
kênh trong một vùng phủ sóng. Để tăng được S/I, một số kỹ thuật được sử dụng
như chia nhỏ ô phủ sóng, phân hướng một ô phủ sóng, dùng ô phủ sóng vi tế bào.
Chuyển giao là quá trình chuyển lưu lượng của máy di động đang kết nối từ tế bào
này sang tế bào khác mà không làm đứt đoạn kết nối đang diễn ra và có nhiều cách
mà chuyển giao có thể được thực hiện.

2.11. BÀI TẬP


2.1. Chứng minh rằng đối với hình lục giác, tỷ số tái sử dụng đồng kênh được tính
bởi 𝑄 = √3𝑁, trong đó N = i2+ij+j2.
2.2. Nếu phổ tần số 20MHz được ấn định cho một mạng di động tế bào song công
và mỗi kênh độc lập có băng thông 25kHz, tìm:
a. Số kênh song công
b. Tổng số kênh trên một tế bào nếu biết N = 4 ô tái sử dụng

35
2.3. Một nhà cung cấp dịch vụ di động quyết định dùng kỹ thuật TDMA có thể
chịu được tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu là 15 dB trong trường hợp tồi nhất. Tìm giá trị
tối ưu của N đối với:
a. Anten đa hướng omni
b. Anten sector 120o
c. Anten sector 60o

Có nên sử dụng sector ? Và nếu được sử dụng thì 60o hay 120o nên được sử dụng
(Giả sử hệ số tổn hao n =4 và xem xét hiệu quả trung kế)
2.4. Xét một máy di động đang di chuyển giữa hai trạm thu phát sóng BS1 và BS2
trên một đường thẳng. Khoảng cách giữa hai trạm BS là D = 2000 m. Giả sử fading
không xảy ra trong hệ thống này và công suất thu được (dBm) tại trạm thu phát
sóng thứ i từ máy di động được biểu diễn bằng hàm của khoảng cách trên kênh
đường lên như sau:
𝑃𝑟,𝑖 (𝑑𝑖 ) = 𝑃0 − 10𝑛𝑙𝑔(𝑑𝑖 ⁄𝑑0 ) (dBm) i=1,2

trong đó di là khoảng cách giữa máy di động và trạm thu phát sóng thứ i (m). P0 là
công suất thu tại khoảng cách d0 từ anten máy di động. Giả sử P0 = 0 dBm và d0 =
1m. Biết n là hệ số tổn hao có giá trị 2.9.
Giả sử mức tín hiệu nhỏ nhất có thể sử dụng để đảm bảo chất lượng thoại nhận
được tại BS là Pr,min = -88dBm và mức ngưỡng được sử dụng để bắt đầu chuyển
giao là Pr,HO. Biết rằng máy di động hiện tại đang kết nối với BS1 và đang chuẩn
bị chuyển giao sang BS2 ( thời gian yêu cầu để hoàn thành chuyển giao – là ngay
khi mức tín hiệu thu được chạm tới ngưỡng chuyển giao Pr,HO là ∆𝑡 = 4.5 giây).

a. Xác định khoảng dữ trữ margin tối thiểu ∆= 𝑃𝑟,𝐻𝑂 − 𝑃𝑟,𝑚𝑖𝑛 để đảm bảo
rằng cuộc gọi không bị ngắt do tín hiệu yếu khi chuyển giao.
b. Mô tả hiệu ứng của khoảng dự trữ ∆= 𝑃𝑟,𝐻𝑂 − 𝑃𝑟,𝑚𝑖𝑛 trong hoạt động của
mạng di động tế bào

2.5. Một khu vực được phủ sóng bởi mạng di động tế bào gồm 84 ô và kích thước
một cụm là N. Hệ thống có 300 kênh thoại. Thuê bao được phân bố đồng đều trên
toàn bộ vùng phủ sóng của hệ thống và lưu lượng yêu cầu của từng thuê bao và
0.04 Erlang. Giả sử rằng các cuộc gọi bị chặn đã được giải phóng và xác suất chặn
cuộc gọi được thiết kế là Pb = 1%.
a. Xác định lưu lượng cực đại trong một tế bào nếu kích thước cụm N = 4, 7
và 12.

36
b. Xác định số lượng thuê bao lớn nhất có thể được phục vụ bởi hệ thống đối
với trường hợp xác suất chặn là 1% và kích thước cụm lần lượt là N = 4,
7 và 12.

37
CHƯƠNG 3. ĐƯỜNG TRUYỀN VÔ TUYẾN DI ĐỘNG: TỔN
HAO VÀ FADING ĐA ĐƯỜNG
Đường truyền vô tuyến giữa thiết bị thu và thiết bị phát có thể thay đổi từ đường
truyền nhìn thấy (LOS ) tới một tập hợp nhiều đường truyền khác nhau do các vật
cản như tòa nhà, núi, cây cối gây ra. Ngoài ra, khi xét sóng vô tuyến di động trong
phạm vi hẹp người ta thấy rằng nó biến đổi nhanh chóng về biên độ, pha hoặc độ
trễ trong một khoảng thời gian rất ngắn hoặc trong một khoảng cách ngắn. Hiện
tượng này được gọi là fading - gây ra bởi sự giao thoa của hai hoặc nhiều phiên
bản của tín hiệu phát đến máy thu nhưng với thời gian lệch nhau. Những sóng này
được gọi là sóng đa đường và khi đến tại anten máy thu nó tạo thành một sóng
tổng hợp mạnh lên hoặc yếu đi do sự thay đổi về biên độ và pha.
Do đó, đường truyền vô tuyến thường có tính rất ngẫu nhiên và không dễ phân tích.
Mô hình hóa kênh vô tuyến vẫn là một trong những phần khó khăn nhất của thiết
kế hệ thống vô tuyến di động và thường được thực hiện bằng các phương pháp
thống kê.

3.1. TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN PHẠM VI RỘNG


Truyền sóng vô tuyến thường có đặc tính phản xạ, khúc xạ và tán xạ. Hầu hết các
hệ thống di động tế bào được lắp đặt ở không gian đô thị nơi có rất nhiều tòa nhà
cao tầng làm cho đường đi của sóng vô tuyến bị phản xạ và bẻ cong theo nhiều
đường có chiều dài khác nhau và thường hiếm khi có đường truyền thẳng. Sự giao
thoa của những đường truyền vô tuyến này gây nên hiệu ứng fading đa đường tại
một vị trí cụ thể và cường độ của sóng vô tuyến sẽ giảm dần theo mức tăng của
khoảng cách giữa máy phát và máy thu.
Mô hình truyền sóng dùng để dự đoán cường độ tín hiệu theo khoảng cách giữa
máy thu và máy phát thường được sử dụng để tính toán vùng phủ sóng được gọi
là mô hình truyền sóng phạm vi rộng. Trong khi đó, mô hình truyền sóng thể hiện
sự biến đổi của cường độ tín hiệu thu trong một khoảng cách di chuyển rất nhỏ
(vài bước sóng) hoặc trong khoảng thời gian rất ngắn (vài giây) được gọi là mô
hình truyền sóng phạm vi hẹp hay mô hình fading.
3.1.1. Mô hình truyền sóng trong không gian tự do
Mô hình truyền sóng trong không gian tự do được sử dụng để dự đoán cường độ
tín hiệu thu khi giữa máy phát và máy thu không có bất kỳ vật cản nào. Mô hình
truyền sóng trong không gian tự do mô tả sự suy giảm của công suất thu theo

38
khoảng cách giữa máy phát và máy thu (khoảng cách T-R). Công suất thu được
tại anten thu từ tín hiệu của máy phát được cho bởi công thức Friis:
𝑃𝑡 𝐺𝑡 𝐺𝑟 𝜆2
𝑃𝑟 (𝑑) = (3.1)
(4𝜋)2 𝑑2 𝐿

Trong đó: Pt là công suất phát; Pr(d) là công suất thu là hàm số của khoảng cách
T-R, Gt là độ tăng ích của antenna phát, Gr là độ tăng ích của anten thu, d là khoảng
cách T-R (m), L là hệ số suy hao hệ thống (L≥1), và λ là bước sóng (m). Độ tăng
ích của anten được tính bằng:
4𝜋𝐴𝑒
𝐺= (3.2)
𝜆2

trong đó, Ae là độ mở hiệu dụng liên quan tới kích thước vật lý của anten
Công thức (3.1) cho ta thấy công suất thu giảm theo bình phương khoảng cách
giữa máy phát và máy thu.
Suy hao đường truyền thể hiện sự suy giảm tín hiệu được định nghĩa bằng sự khác
nhau (dB) giữa công suất phát hiệu dụng và công suất thu, được thể hiện bằng công
thức
𝑃𝑡 𝐺𝑡 𝐺𝑟 𝜆2
𝑃𝐿(𝑑𝐵) = 10𝑙𝑜𝑔 = −10𝑙𝑜𝑔 [ ] (3.3)
𝑃𝑟 (4𝜋)2 𝑑2

Trong đó Gt, Gr là độ tăng ích của anten phát và anten thu.


Mô hình không gian tự do Friis được sử dụng để tính toán công suất thu Pr khi
khoảng cách d nằm trong trường xa của antenn tức là df >>D và df >>λ.
3.1.2. Ba cơ chế truyền sóng cơ bản
Phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ là ba cơ chế truyền sóng cơ bản tác động tới lan truyền
sóng trong hệ thống thông tin di động.
Phản xạ xảy ra khi sóng điện từ truyền đi chạm vào một vật thể có kích thước lớn
hơn rất nhiều so với bước sóng của sóng truyền. Phản xạ thường xảy ra trên bề mặt
trái đất, tòa nhà hay các bức tường.
Nhiễu xạ xảy ra khi đường truyền vô tuyến giữa máy phát và máy thu bị ngăn cản
bởi các bề mặt sắc nhọn. Sóng truyền khi gặp bề mặt này sẽ bị bẻ cong và thường
không còn đường truyền trực tiếp nhìn thấy (LOS – Light of Sight) giữa máy phát
và máy thu.
Tán xạ xảy ra khi môi trường mà sóng truyền qua bao gồm các vật có kích thước
nhỏ gần với bước sóng của sóng vô tuyến và số lượng vật chắn trên một đơn vị thể

39
tích là lớn. Tán xạ thường gây nên bởi các bề mặt thô, nhóm các vật thể nhỏ như
tán lá, đèn đường hay cột đèn. Các mô hình truyền sóng ngoài trời
Truyền sóng vô tuyến của mạng thông tin di động thường diễn ra trong các địa
hình phức tạp. Đặc điểm địa hình của một khu vực cụ thể cần được quan tâm để
ước lượng được tham số của suy hao đường truyền. Đặc điểm địa hình có thể rất
khác nhau từ dạng cong đơn giản của trái đất tới các địa hình núi cao, cây cối, đặc
biệt là các tòa nhà cao tầng. Một số mô hình truyền sóng thông dụng được sử dụng
để dự đoán suy hao đường truyền bằng cách tính toán cường độ tín hiệu tại điểm
thu xác định thông qua các dữ liệu đo đạc thực tế để xây dựng mô hình.

3.1.3. Mô hình Okumura


Mô hình Okumura là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi cho việc dự
đoán tín hiệu trong khu vực thành phố cho dải tần số từ 150MHz tới 3000MHz với
phạm vi từ 1 tới 100km. Nó được sử dụng cho trạm BTS có anten cao từ 30 tới
1000m. Okumura đo được một tổ hợp các đường cong (quan hệ tần số và khoảng
cách) thể hiện sự suy hao trung bình so với không gian tự do (Amu(f,d)) trong khu
vực đô thị qua địa hình gần như không mấp mô với chiều cao anten phát là 200m,
anten máy di động là 3m. Công thức của mô hình Okumura được cho dưới đây:
𝐿50 = 𝐿𝐹 + 𝐴𝑚𝑢 (𝑓, 𝑑 ) − 𝐺 (ℎ𝑡𝑒 ) − 𝐺 (ℎ𝑟𝑒 ) − 𝐺𝐴𝑅𝐸𝐴 (3.4)

Trong đó: L50 là giá trị suy hao đường truyền thứ 50, LF là suy hao đường truyền
trong không gian tự do, Amu là suy hao trung bình so với không gian tự do, G(hte)
la hệ số tăng ích của anten trạm phát, G(hre) là hệ số tăng ích của anten máy di
động và GAREA là hệ số tăng ích của môi trường. Giá trị Amu(f,d) and GAREA được
thể hiện trong hình 3.1 và 3.2
Với các chiều cao của hte và hre khác nhau, ta có:
ℎ𝑡𝑒
𝐺 (ℎ𝑡𝑒 ) = 20log ( ) 1000 m > hte >30 m (3.5)
200

ℎ𝑟𝑒
𝐺 (ℎ𝑟𝑒 ) = 10log ( ) hre ≤ 30 m
3

ℎ𝑟𝑒
𝐺 (ℎ𝑟𝑒 ) = 10log ( ) 10 m > hre > 3 m
3

3.1.4. Mô hình Hata


Mô hình Hata là một công thức kinh nghiệm về dữ liệu suy hao đường truyền theo
đồ thị được đưa ra bởi Okumura cho khoảng tần số từ 150 MHz đến 1500 MHz.
Hata đưa ra suy hao đường truyền trong khu vực đô thị như một công thức chuẩn
40
và các công thức chỉnh sửa bổ sung cho ứng dụng với các trường hợp khác. Công
thức chuẩn cho suy hao đường truyền trung bình trong khu vực đô thị được cho
bởi công thức sau:

𝐿50 (𝑢𝑟𝑏𝑎𝑛)(𝑑𝐵) = 69.55 + 26.16𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 − 13.82𝑙𝑜𝑔ℎ𝑡𝑒 − 𝑎(ℎ𝑟𝑒 ) + (44.9 −


6.55𝑙𝑜𝑔ℎ𝑡𝑒 )𝑙𝑜𝑔𝑑 (3.6)

Trong đó: fc (MHz) là tần số sóng mang từ 150MHz đến 1500MHz, hte là chiều
cao hiệu dụng của anten trạm thu phát BTS (30 đến 200m), hre chiều cao hiệu
dụng của anten máy thu (máy di động) (1đến 10m), d là khoảng cách trạm phát –
thu (km) và a(hre) là hệ số cân chỉnh cho chiều cao anten máy di động là một hàm
của kích thước vùng phủ sóng. Đối với thành phố kích thước trung bình, hệ số cân
chỉnh anten máy di động có dạng:
𝑎(ℎ𝑟𝑒 ) = (1.11𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 − 0.7)ℎ𝑟𝑒 − (1.56𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 − 0.8) 𝑑𝐵 (3.7)

Đối với thành phố có diện tích lớn thì:


𝑎(ℎ𝑟𝑒 ) = 8.29(𝑙𝑜𝑔1.54ℎ𝑟𝑒 )2 − 1.1 𝑑𝐵 với fc ≤ 300 MHz (3.8a)

𝑎(ℎ𝑟𝑒 ) = 3.2(𝑙𝑜𝑔11.75ℎ𝑟𝑒 )2 − 4.97 𝑑𝐵 với fc ≥ 300MHz (3.8b)

Suy hao đường truyền tại khu vực thành thị, công thức Hata chuẩn (3.6) được thay
đổi thành:
𝐿50 (𝑑𝐵) = 𝐿50 (đô 𝑡ℎị) − 2[log(𝑓𝑐 ⁄28)]2 − 5.4 (3.9)

Và suy hao đường truyền tại khu vực ngoại ô được thay đổi thành
𝐿50 (𝑑𝐵) = 𝐿50 (đô 𝑡ℎị) − 4.78(𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 )2 + 18.33𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 − 40.94 (3.10)

3.1.5. Mô hình Hata mở rộng COST-231


COST-231 mở rộng mô hình Hata tới tần số 2 GHz. Suy hao đường truyền của mô
hình COST-231 được cho bởi công thức sau:

𝐿50 (đô 𝑡ℎị)(𝑑𝐵) = 46.3 + 33.9𝑙𝑜𝑔𝑓𝑐 − 13.82𝑙𝑜𝑔ℎ𝑡𝑒 − 𝑎(ℎ𝑟𝑒 ) + (44.9 −


6.55𝑙𝑜𝑔ℎ𝑡𝑒 )𝑙𝑜𝑔𝑑 + 𝐶𝑀 (3.11)

Trong đó:
0 𝑑𝐵 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑝ℎố 𝑘í𝑐ℎ 𝑡ℎướ𝑐 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑣à 𝑣ù𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 ô
𝐶𝑀 = (3.12)
3 𝑑𝐵 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑡â𝑚 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑝ℎố
Mô hình COST-231 giới hạn trong các điều kiện sau:
f: 1500 MHz đến 2000MHz

41
hte: 30m đến 200m
hre: 1m đến 10m
d: 1km đến 20km
3.1.6. Các mô hình truyền sóng trong nhà (Indoor)
Kênh vô tuyến trong tòa nhà khác với kênh vô tuyến truyền thống ở hai khía cạnh
– phạm vi phủ sóng rất nhỏ và sự thay đổi của môi trường truyền dẫn thay đổi rất
lớn trong một khoảng cách phát-thu ngắn. Ví dụ truyền sóng trong một tòa nhà
thường bị tác động bởi các yếu tố đặc trưng như thiết kế của từng tòa nhà, vật liệu
xây dựng, loại tòa nhà.
Truyền sóng vô tuyến trong tòa nhà cũng bị tác động chính bởi các cơ chế như
ngoài trời: phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ. Tuy nhiên, các điều kiện xảy ra lại khác
nhau nhiều. Ví dụ như cường độ tín hiệu thay đổi nhiều khi cửa đóng hoặc mở;
cường độ tín hiệu phát ra từ anten treo trên trần nhà khác với các anten đặt ở trên
bàn cho một khu vực văn phòng nhất định; khoảng cách truyền sóng nhỏ hơn làm
cho khó đảm bảo phát xạ trong trường xa của antenn… Thông thường, các kênh
vô tuyến trong nhà thường được phân loại thành đường truyền trực tiếp nhìn thấy
(LOS) hoặc bị chắn.
Suy hao đường truyền trong nhà tuân theo luật hàm số mũ của khoảng cách theo
công thức sau:
𝑃𝐿(𝑑𝐵) = 𝑃𝐿(𝑑0 ) + 10𝑛log(𝑑 ⁄𝑑0 ) + 𝑋𝜎 (3.13)

Trong đó giá trị n phụ thuộc loại tòa nhà và các tòa nhà xung quanh, Xσ là biến
ngẫu nhiên chuẩn (dB) có độ lệch chuẩn là σ (dB).
Vách ngăn giữa các phòng của tòa nhà cũng như vách ngăn phía ngoài của từng
nhà làm từ các vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, sắt, nhôm…Các tấm vách cũng
có thể là cố định hoặc di chuyển linh động. Đặc tính của tấm chắn, vách ngăn có
tính chất vật lý, tính chất điện khác nhau nên không thể áp dụng một mô hình
truyền sóng cụ thể cho truyền sóng trong nhà. Do đó, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra một bảng dữ liệu về suy hao đường truyền với các loại tấm chắn có vật liệu khác
nhau như Bảng 3.2 dưới đây

42
Bảng 3.2 – Suy hao truyền sóng do vật liệu vách ngăn

Loại vật liệu Suy hao (dB) Tần số


Tất cả các kim loại 26 815 MHz
Tường bê tông 13-20 1300 MHz
Sàn bê tông 10
Máy văn phòng 1-4 1300 MHz
Suy hao đường truyền giữa các tầng nhà được quyết định bởi kích thước bên ngoài
và vật liệu xây dựng, số lượng cửa sổ. Ví dụ được đưa ra trong Bảng 3.3 dưới đây
đưa ra hệ số suy giảm tầng (FAF) trong một tòa nhà ở Sanfrancisco.
Bảng 3.3 – Suy hao truyền sóng giữa các tầng
Tòa nhà FAF (dB)
Xuyên qua một tầng 12.9
Xuyên qua hai tầng 18.7
Xuyên qua bốn tầng 27.0

3.2. TRUYỀN SÓNG ĐA ĐƯỜNG TRONG PHẠM VI HẸP - FADING


Đa đường truyền sóng vô tuyến gây ra hiệu ứng Fading trong phạm vi hẹp. Ba hiệu
ứng quan trọng nhất là:

 Sự thay đổi nhanh của cường độ tín hiệu qua một đoạn ngắn sóng truyền hoặc
trong khoảng nhỏ thời gian
 Tần số sóng điều chế bị thay đổi ngẫu nhiên do dịch tần số Doppler trên các
tín hiệu đa đường khác nhau
 Phân tán thời gian (echo) gây nên bởi trễ truyền sóng đa đường

Hiện tượng Fading thường xảy ra do anten máy di động thường thấp hơn nhiều so
với anten của trạm phát nên giữa trạm phát và máy di động tồn tại rất nhiều vật
chắn như tòa nhà, cây cối, xe cộ di chuyển làm cho đường truyền thẳng LOS ít khi
xuất hiện và chủ yếu là các sóng phản xạ từ mặt đất, các vật thể xung quanh. Vì
thế, sóng vô tuyến tới máy di động đi theo nhiều hướng khác nhau với độ trễ khác
nhau, cường độ khác nhau và pha cũng khác nhau. Tín hiệu tổng hợp thu được tại
máy di động là tổng vector của các sóng thành phần đa đường này nên nó có thể
bị méo hoặc suy giảm. Ngay cả khi máy di động đứng yên thì tín hiệu thu vẫn bị
suy giảm do sự di chuyển của chính các vật phản xạ xung quanh như ô tô, xe máy
làm kênh vô tuyến thay đổi. Do sự di chuyển tương đối giữa trạm phát và máy di
động mà mỗi thành phần của sóng đa đường sẽ gặp phải sự thay đổi của tần số và
sự thay đổi tần số này được gọi là dịch tần số Doppler.

43
Hình 3.1 cho ta thấy các kênh đa đường tồn tại trong mạng thông tin di động từ
trạm thu phát gốc tới máy di động

Hình 3.1 – Hiện tượng kênh đa đường trong hệ thống thông tin di động tế bào

3.2.1. Dịch tần số Doppler


Giả sử máy di động di chuyển với vận tốc v trên một đoạn đường có chiều dài d
giữa hai điểm A và B; đồng thời nó nhận tín hiệu từ trạm thu phát gốc P như mô
tả trong Hình 3.2. Sự chênh lệch của đường truyền sóng từ P khi máy di động di
chuyển từ A đến B là ∆𝑙 = 𝑑𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑣∆𝑡𝑐𝑜𝑠𝜃, với Δt là thời gian máy di động di
chuyển từ A đến B và θ là góc tạo bởi hướng của sóng vô tuyến từ P tới điểm A và
B. Khi đó, sự thay đổi pha của tín hiệu nhận được do sự thay đổi đường di chuyển
được tính là:
2𝜋∆𝑙 2𝜋𝑣Δ𝑡
∆∅ = = 𝑐𝑜𝑠𝜃 (3.14)
𝜆 𝜆

Do đó, sự thay đổi của tần số - dịch tần số Doppler fd sẽ là:


1 Δ𝜙 𝑣
𝑓𝑑 = = 𝑐𝑜𝑠𝜃 (3.15)
2𝜋 Δ𝑡 𝜆

Vì vậy, tần số mà máy di động thực tế thu được sẽ là f”c = fc ± fd (fc: tần số sóng
mang) (3.16)
Từ công thức (3.15) ta có thể thấy rằng, nếu máy di động di chuyển về hướng của
sóng tới thì dịch tần số Doppler là dương (nghĩa là tần số thu được sẽ tăng lên);
ngược lại máy di động di chuyển ra xa trạm phát sóng thì dịch tần số Doppler là
âm (tần số thu được giảm đi). Như vậy, từ công thức (3.16), nhận thấy rằng, dấu

44
(+) hay dấu (-) tương đương với hướng di chuyển của máy di động so với hướng
của sóng từ trạm thu phát gốc BTS.

Hình 3.2 – Hiệu ứng Doppler

3.2.2. Mô hình đáp ứng xung của kênh đa đường


Sự thay đổi của tín hiệu vô tuyến di động trong phạm vi hẹp có thể được mô tả
bằng đáp ứng xung của kênh vô tuyến di động. Đáp ứng xung là đặc tả của mộ
kênh băng rộng và chứa đựng tất cả thông tin cần thiết để mô phỏng hoặc phân
tích bất cứ loại truyền dẫn vô tuyến nào qua kênh truyền. Nó được hiểu là một
kênh vô tuyến di động có thể được mô tả như là một bộ lọc tuyến tính với đáp ứng
xung thay đổi theo thời gian do sự di chuyển của máy di động. Bản chất lọc của
kênh là do sự tổng hợp của các biên độ và độ trễ của nhiều sóng tới tại bất cứ thời
điểm nào. Để thấy được một kênh vô tuyến di động có thể được mô hình hóa như
một bộ lọc tuyến tính với đáp ứng xung thay đổi, ta xét một trường hợp máy di
động di chuyển với vận tốc v so với trạm thu phát gốc BTS. Tại ví trí d xác định,
kênh vô tuyến giữa trạm phát và máy di động có thể được nhìn nhận là một hệ
thống bất biến theo thời gian. Tuy nhiên, do các sóng đa đường tới máy di động đi
từ các hướng khác nhau và trễ truyền khác nhau mà kênh bất biến theo thời gian
lúc này sẽ trở thành một hàm theo vị trí của máy di động. Đáp ứng xung của kênh
là hàm h(d,t). Nếu x(t) là tín hiệu phát thì tín hiệu thu y(d,t) tại vị trí d chính là tích
chập của x(t) và h(d,t), và với hệ thống thông thường h(d,t) = 0 khi t < 0 nên ta có:
∝ 𝑡
𝑦(𝑑, 𝑡 ) = 𝑥 (𝑡 )⨂ℎ(𝑑, 𝑡 ) = ∫−∝ 𝑥 (𝜏)ℎ(𝑑, 𝑡 − 𝜏)𝑑𝜏 = ∫−∝ 𝑥 (𝜏)ℎ(𝑑, 𝑡 − 𝜏)𝑑𝜏 (3.17)

Khoảng cách di chuyển d của máy di động với vận tốc v trong khoảng thời gian t

45
d = vt (3.18)

Thay (3.18) vào (3.17), ta được:


𝑡
𝑦(𝑣𝑡, 𝑡 ) = ∫−∝ 𝑥 (𝜏)ℎ(𝑣𝑡, 𝑡 − 𝜏)𝑑𝜏 (3.18)

Vì v thường là một hằng số nên y(vt,t) chỉ là hàm số của t. Do đó, công thức (3.18)
được viết thành:
𝑡
𝑦(𝑡 ) = ∫−∝ 𝑥 (𝜏)ℎ(𝑣𝑡, 𝑡 − 𝜏)𝑑𝜏 = 𝑥 (𝑡 )⨂ℎ(𝑣𝑡, 𝑡 ) = 𝑥(𝑡)⨂ℎ(𝑑, 𝑡) (3.19)

Từ công thức (3.19), ta thấy rằng kênh vô tuyến di động có thể mô hình hóa như
là kênh biến đổi tuyến tính theo thời gian trong đó kênh thay đổi theo thời gian và
khoảng cách của máy di động.
Vì v có thể coi là hằng số trong một khoảng thời gian ngắn, ta có thể đặt x(t) là tín
hiệu thông giải phía phát, y(t) là tín hiệu thu và h(t,τ) là đáp ứng xung của kênh vô
tuyến đa đường thay đổi theo thời gian. Biến t là thời gian thay đổi do sự di chuyển,
τ là là trễ của kênh đa đường tại một giá trị t xác định. Tin hiệu thu được y(t) có
thể được biểu diễn bởi tích chập của tín hiệu phát x(t) với đáp ứng xung của kênh
(Hình 3.3):

𝑦(𝑡 ) = ∫−∝ 𝑥 (𝜏)ℎ(𝑡, 𝜏)𝑑𝜏 = 𝑥(𝑡)⨂ℎ(𝑡, 𝜏) (3.20)

Hình 3.3 – Mô hình hóa đáp ứng xung của kênh vô tuyến di động

Nếu kênh đa đường được xem là kênh thông giải có băng thông giới hạn thì h(t,τ)
được coi như tương đương với đáp ứng xung băng cơ sở hb(t, ,τ) với đầu vào và
đầu ra là các đường bao phức của tín hiệu phát và tín hiệu thu.
Để dễ hình dung, ta có thể rời rạc hóa các điểm trễ đa đường τ của đáp ứng xung
thành các khoảng thời gian bằng nhau thành các cột trễ trội mà chiều rộng của một
cột này bằng τi+1 – τi, trong đó τ0 bằng 0 là tín hiệu vô tuyến tới máy di động đầu
tiên. Như vậy, ta có τ0 = 0, τ1 = τ1 – τ0 = Δτ, và τi =iΔτ với i = 0, N-1 (N tổng các
thành phần của sóng đa đường). Bất cứ thành phần đa đường nào nhận được trong
cột thứ i sẽ được coi như một thành phần đa đường có thể phân biệt được với độ
trễ là τi. Trễ trội τi được định nghĩa là độ trễ tương đối của thành phần đa đường
thứ i so với tia thành phần đầu tiên. Trễ trội cực đại của kênh truyền bằng N Δτ.
46
Vì tín hiệu nhận được của một kênh đa đường bao gồm nhiều phiên bản của tín
hiệu phát với suy hao, trễ và dịch pha khác nhau nên đáp ứng xung của một kênh
đa đường có thể được biểu diễn như sau:

ℎ𝑏 (𝑡, 𝜏) = ∑𝑁−1
𝑖=0 𝑎𝑖 (𝑡, 𝜏 )𝑒𝑥𝑝[𝑗(2𝜋𝑓𝑐 𝜏𝑖 (𝑡 ) + ∅𝑖 (𝑡, 𝜏 ))]𝛿(𝜏 − 𝜏𝑖 (𝑡 )) (3.21)

Trong đó ai(t,τ) và τi(t) lần lượt là các giá trị thực của biên độ và trễ trội của thành
phần đa đường thứ i tại thời điểm t. Thành phần 2𝜋𝑓𝑐 𝜏𝑖 (𝑡 ) + ∅𝑖 (𝑡, 𝜏) là độ dịch
pha của thành phần sóng thứ i; 𝛿(𝜏 − 𝜏𝑖 (𝑡 ) là hàm xung đơn vị xác định cột đa
đường của thành phần sóng tại thời điểm t với trễ trội τi . Hình 3.3 cho thấy ví dụ
về hàm hb(t,τ) với các giá trị t khác nhau, và cột trễ thời gian có độ rộng bằng Δτ.

Hình 3.3 – Ví dụ mô hình đáp ứng xung của một kênh vô tuyến đa đường với thời gian
thay đổi được chuẩn hóa theo trễ trội

3.3. CÁC THAM SỐ CỦA KÊNH ĐA ĐƯỜNG


Các tham số kênh đa đường thường được tính từ đồ thị trễ công suất – công suất
thu qua kênh đa đường là hàm của trễ trội.
3.3.1. Tham số phân tán thời gian
Phân tán thời gian là hiện tượng gây ra bởi các đường truyền vô tuyến di động bị
phản xạ và tán xạ. Tính chất phân tán thời gian của các kênh đa đường băng rộng
hầu hết được thể hiện bằng các tham số trễ trội trung bình (𝜏̅) và trải trễ rms (𝜎𝜏 ).
Trễ trội trung bình là momen thứ nhất của đồ thị trễ công suất và được định nghĩa
là:
2
∑𝑘 𝑎𝑘 ∑𝑘 𝑃(𝜏𝑘 )𝜏𝑘
𝜏𝑘
̅𝜏 = 2
∑𝑘 𝑎𝑘
= ∑𝑘 𝑃(𝜏𝑘 )
(3.22)

47
Trải trễ rms được tính bằng : 𝜎𝜏 = √𝜏̅̅̅2 − (𝜏̅)2 (3.23)
Trong đó
∑ 𝑎 𝜏2 2 ∑ 𝑃(𝜏 )𝜏 2
𝜏̅̅̅2 = ∑𝑘 𝑘2 𝑘 = ∑𝑘 𝑘 𝑘 (3.24)
𝑘 𝑎𝑘 𝑘 𝑃(𝜏𝑘 )

Trải trễ rms thường có giá trị cỡ micro giây đối với kênh ngoài trời và cỡ nano
giây cho các kênh vô tuyến trong nhà.
Trễ trội cực đại (X dB) của một hồ sơ trễ công suất được định nghĩa là độ trễ thời
gian mà năng lượng đa đường giảm đi X dB so với giá trị cực đại. Nói cách khác,
trễ trội cực đại được định nghĩa là 𝜏𝑋 − 𝜏0 với 𝜏0 là tín hiệu tới thứ nhất còn 𝜏𝑋 là
độ trễ cực đại mà tại đó thành phần đa đường bằng khoảng X dB của tín hiệu đa
đường mạnh nhất (không nhất thiết phải là tia đầu tiên). Hình 3.4 mô tả cho ta thấy
các giá trị phân tán thời gian của các tín hiệu đa đường.

Hình 3.4 – Ví dụ của một hồ sơ trễ công suất với các giá trị của trải trễ rms,
trễ trội trung bình và trễ trội cực đại

Ví dụ 3.1
Tính trải trễ rms cho một hồ sơ trễ công suất sau đây

48
a)

b) Nếu điều chế BPSK được sử dụng thì tốc độ bit lớn nhất có thể gửi qua kênh
này là bao nhiêu nếu không dùng bộ san bằng
Giải
(1)(0)+(1)(1) 1
a) 𝜏 = = = 0.5𝜇𝑠
1+1 2
(1)(0)2 + (1)(1)2 1
̅̅̅
2
𝜏 = = = 0.5𝜇𝑠 2
1+1 2
𝜎𝜏 = √𝜏̅̅̅2 − (𝜏)
̅ 2 = √0.5 − (0.5)2 = √0.25 = 0.5𝜇𝑠
𝜎𝜏 𝜎𝜏 0.5𝜇𝑆 1
b) ≤ 0.1 → 𝑇𝑆 ≥ → 𝑇𝑆 ≥ → 𝑇𝑆 ≥ 5𝜇𝑆 → 𝑇ố𝑐 độ 𝑏𝑖𝑡 𝑅𝑆 = =
𝑇𝑆 0.1 0.1 𝑇𝑆
200𝑘𝑏𝑝𝑠

3.3.2. Băng thông nhất quán


Băng thông nhất quán BC là giá trị thống kê của dải tần số mà qua đó kênh được
coi là “phẳng” (nghĩa là kênh cho qua toàn bộ các thành phần phổ với độ suy giảm
như nhau và xoay pha tuyến tính). Nói cách khác, băng thông nhất quán là một dải
tần số mà khi qua đó hai thành phần tần số khác nhau có mức tương quan lớn về
biên độ. Hai sóng sin với tần số khác nhau một khoảng lớn hơn BC sẽ bị ảnh hưởng
khác nhau khi đi qua kênh này. Nếu băng thông nhất quán được định nghĩa là băng
thông mà qua đó hàm tương quan tần số lớn hơn 0.9 thì băng thông nhất quán được
tính bằng
1
𝐵𝐶 ≈ (3.25)
50𝜎𝜏

Nếu làm tương quan tần số lớn hơn 0.5 thì băng thông nhất quán xấp xỉ
1
𝐵𝐶 ≈ (3.26)
5𝜎𝜏

Một lưu ý quan trọng là quan hệ chính xác giữa băng thông nhất quán và trải trễ
rms là một hàm của đáp ứng xung của kênh cụ thể và các tín hiệu đi qua.

49
3.3.3. Trải tần số Doppler và thời gian nhất quán
Trải trễ và băng thông nhất quán là các tham số mô tả tính chất phân tán thời gian
của kênh vô tuyến trong một khu vực nhỏ. Tuy nhiên, các tham số này lại không
thể hiện được thông tin về bản chất thay đổi thời gian của kênh gây ra bởi hoặc là
sự dịch chuyển tương đối giữa máy di động và trạm phát sóng hoặc là sự di chuyển
của các vật thể trên đường truyền mà kênh vô tuyến đi qua. Trải tần số Doppler và
thời gian nhất quán là các tham số mô tả bản chất thay đổi theo thời gian của kênh
truyền trong phạm vi hẹp.
Trải tần số Doppler BD là giá trị đo của việc mở rộng phổ tần số gây ra bởi tốc độ
thay đổi thời gian của kênh vô tuyến di động và được định nghĩa là một dải tần số
mà qua đó phổ Doppler nhận được là khác không. Khi một tín hiệu hình sin chuẩn
có tần số fc được phát đi, phổ tín hiệu thu được gọi là phổ Doppler sẽ có các thành
thần tín hiệu nằm trong khoảng tần số từ fc – fd tới fc + fd, trong đó fd là dịch tần
Doppler. Phần phổ được mở rộng phụ thuộc vào fd – là hàm của vận tốc chuyển
động của máy di động và góc tạo bởi hướng của sóng tới và hướng chuyển động
của máy di động. Nếu băng thông tín hiệu băng tần cơ sở lớn hơn BD thì ảnh hưởng
của trải tần Doppler là không đáng kể tại phía thu. Hiện tượng này được gọi là
Fading chậm.
Thời gian nhất quán Tc thể hiện trải tần số Doppler trong miền thời gian và được
dùng để mô tả bản chất biến đổi theo thời gian của sự phân tán tần số của kênh
truyền trong miền thời gian. Trải tần số Doppler và thời gian nhất quán tỷ lệ nghịch
với nhau và được tính bằng :
1
𝑇𝐶 ≈ (3.27a)
𝑓𝑚

Thời gian nhất quán là giá trị thống kê của khoảng thời gian mà trong thời gian
này đáp ứng xung của kênh là bất biến hay hai tín hiệu nhận được trong thời gian
này có độ tương quan lớn về biên độ. Nếu chu kỳ của một tín hiệu băng cơ sở lớn
hơn thời gian nhất quán của kênh thì kênh sẽ thay đổi khi truyền làm cho tín hiệu
thu bị méo. Nếu thời gian nhất quán được định nghĩa là khoảng thời gian mà hàm
tương quan lớn hơn 0.5 và hệ thống sử dụng truyền dẫn số thì thời gian nhất quán
được tính bằng :

9 0.423
𝑇𝐶 = √ 2 = (3.27b)
16𝜋𝑓𝑚 𝑓𝑚

Trong đó, fm là dịch tần số Doppler cực đại fm = v/λ. Thời gian nhất quán cho ta
thấy rằng hai tín hiệu tới cách nhau một khoảng lớn hơn TC sẽ bị ảnh hưởng khác
50
nhau bởi kênh truyền tức là đáp ứng xung của kênh đã thay đổi. Vi dụ, một xe ô tô
di chuyển với tốc độ 96km/h và có kết nối di động tại tần số 900MHz và hệ thống
sử dụng truyền dẫn số, giá trị của thời gian nhất quán TC là 6.77 ms. Do đó, tốc độ
ký tự (symbol rate) phải lớn hơn 1/TC = 150 bit/s để tránh hiện tượng méo do tần
số bị thay đổi.

3.4. MỘT SỐ LOẠI FADING


Như đã mô tả ở phần trước, loại fading phụ thuộc vào bản thân tín hiệu truyền
(băng thông, chu kỳ tín hiệu..) và đặc tính của kênh vô truyến (trải trễ rms và trải
tần số Doppler). Trong khi trải trễ đa đường dẫn tới phân tán thời gian và fading
chọn lọc tần số, trải tần số Doppler lại dẫn tới phân tán tần số và fading chọn lọc
thời gian. Hai cơ chế truyền sóng này độc lập với nhau.

3.4.1. Fading do trải trễ đa đường


Phân tán thời gian do hiệu ứng đa đường làm cho tín hiệu phát hoặc bị fading
phẳng hoặc bị fading chọn lọc tần số.

3.4.1.1. Fading phẳng


Nếu kênh vô tuyến di động có băng thông nhất quán lớn hơn băng thông của tín
hiệu phát và tín hiệu bị suy giảm gần giống nhau và đáp ứng pha tuyến tính khi đi
qua kênh thì kênh là kênh fading phẳng. Qua kênh fading phẳng, đặc tính phổ tín
hiệu của kênh đa đường được bảo toàn tại phía thu. Tuy nhiên cường độ của tín
hiệu thu thay đổi theo thời gian do sự biến đổi độ tăng ích của kênh gây ra bởi hiệu
ứng đa đường truyền. Hình 4.5 mô tả đặc tính của kênh fading phẳng. Trong kênh
fading phẳng, chu kỳ của tín hiệu phát lớn hơn rất nhiều trải trễ đa đường của kênh
và hb(t,τ) được coi là không có trễ trội. Kênh fading phẳng cũng được gọi là kênh
thay đổi biên độ hay kênh băng hẹp vì băng thông của tín hiệu truyền đi hẹp hơn
so với băng thông của kênh fading phẳng. Thông thường kênh fading phẳng gây
nên suy giảm sâu và thường công suất phát tăng 20 hoặc 30dB trên kênh fading
phẳn để đảm bảo tỷ lệ lỗi bit (BER) thấp tương đương với kênh không có fading.
Như vậy, điều kiện để một tín hiệu bị fading phẳng là:
𝐵𝑆 ≪ 𝐵𝐶 (3.28)

hay 𝑇𝑆 ≫ 𝜎𝐶 (3.29)

trong đó TS là chu kỳ tín hiệu, BS là băng thông của tín hiệu phát; στ và BC là trải
trễ rms và băng thông nhất quán của kênh truyền.

51
3.4.1.2. Fading chọn lọc tần số
Nếu kênh truyền giữ biên độ tín hiệu không đổi và pha tín hiệu thay đổi tuyến tính
trên băng thông nhỏ hơn băng thông của tín hiệu phát thì kênh tạo ra fading chọn
lọc tần số cho tín hiệu thu được. Với điều kiện này, đáp ứng xung của kênh có trải
trễ đa đường lớn hơn chu kỳ tín hiệu phát. Khi điều này xảy ra, tín hiệu thu bao
gồm tổng vector của nhiều phiên bản tín hiệu phát sẽ bị suy giảm và trễ nên tín
hiệu thu được sẽ bị méo. Fading chọn lọc tần số gây ra bởi phân tán thời gian của
tín hiệu phát trong kênh. Vì vậy, kênh này sẽ gây nên nhiễu liên ký tự (ISI –
intersymbol interference). Nếu quan sát trong miền tần số ta thấy rằng phổ tín hiệu
nhận được tại một vài thành phần tần số có biên độ lớn hơn các thành phần khác.
Kênh chọn lọc tần số được xem như một bộ lọc tuyến tính. Hình 3.6 mô tả đặc tính
của kênh chọn lọc tần số.
Fading chọn lọc tần số bị gây nên khi trễ đa đường lớn hơn chu kỳ của tín hiệu
phát. Kênh fading chọn lọc tần số cũng được gọi là kênh băng rộng vì băng thông
của tín hiệu s(t) lớn hơn băng thông của đáp ứng xung của kênh truyền. Khi thời
gian thay đổi thì kênh cũng làm thay đổi biên độ và pha trên phổ tín hiệu phát s(t)
làm cho tín hiệu thu r(t) bị méo theo thời gian. Một tín hiệu truyền bị ảnh hưởng
bởi fading chọn lọc tần số nếu:
BS > B C (3.30)

hay TS < στ (3.31)

3.4.2. Fading do trải tần số Doppler


3.4.2.1. Fading nhanh
Phụ thuộc vào tín hiệu băng cơ sở thay đổi nhanh như thế nào so với tốc độ thay
đổi của kênh mà kênh được phân biệt hoặc là kênh fading nhanh hoặc là kênh
fading chậm. Trong kênh fading nhanh, đáp ứng xung của kênh thay đổi nhanh
trong một chu kỳ của tín hiệu. Tức là thời gian nhất quán của kênh nhỏ hơn chu kỳ
tín hiệu phát. Điều này gây nên phân tán tần số (chọn lọc tần số) do trải tần số
Doppler làm cho tín hiệu bị méo. Do đó, một tín hiệu bị fading nhanh nếu :
TS > TC (3.32)

hay BS < BD (3.33)

Cần lưu ý rằng khi một kênh được chỉ ra là kênh fading nhanh hay fading chậm,
điều này không nói lên là kênh fading phẳng hay kênh fading chọn lọc tần số.
Fading nhanh chỉ giải quyết vấn đề tốc độ thay đổi của kênh do sự di chuyển. Vì
52
vậy một kênh fadinh nhanh phẳng là một kênh mà biên độ của hàm delta (không
có trễ) biến đổi nhanh hơn tốc độ thay đổi của tín hiệu băng tần cơ sở. Trong trường
hợp càu kênh fading phẳng chọn lọc tần số, biên độ, pha và trễ thời gian của bất
cứ một thành phần đa đường nào đều biến đổi nhanh hơn tốc độ thay đổi của tín
hiệu phát. Trong thực tế, fading nhanh chỉ xảy ra đối tín hiệu có tốc độ dữ liệu rất
nhỏ.
3.4.2.2. Fading chậm
Trong kênh Fading chậm, đáp ứng xung của kênh thay đổi với tốc độ chậm hơn
nhiều so với tín hiệu phát s(t). Trong trường hợp này, kênh được coi như tĩnh qua
một hoặc một vài chu kỳ tín hiệu phát. Trong miền tần số, điều này thể hiện trải
tần số Doppler của kênh bé hơn rất nhiều so với băng thông của tín hiệu băng tần
cơ sở (tín hiệu phát). Vì vậy, tín hiệu bị ảnh hưởng bởi fading chậm nếu:
𝑇𝑆 ≪ 𝑇𝐶 (3.34)

hay 𝐵𝑆 ≫ 𝐵𝐷 (3.35)

Như vậy tốc độ di chuyển của máy di động (hoặc tốc độ của vật thể trên đường
truyền) và tín hiệu băng tần cơ sở quyết định tín hiệu truyền đi bị fading nhanh
hoặc fading chậm.
Tóm lại, do phân tán thời gian, băng thông nhất quán BC đặt ra giới hạn trên cho
tốc độ truyền tín hiệu tránh méo do fading chọn lọc tần số. Do trải tần số Doppler,
fd đặt ra giới hạn dưới cho tốc độ truyền tín hiệu tránh méo do fading nhanh

3.5. PHÂN BỐ RAYLEIGH VÀ PHÂN BỐ RICEAN


3.5.1. Phân bố fading Rayleigh
Trong kênh vô tuyến di động, phân bố Rayleigh nói chung thường được sử dụng
để mô tả thống kê bản chất thời gian thay đổi của đường bao tín hiệu fading phẳng
thu được hoặc đường bao của một thành phần đa đường riêng biệt và không tồn tại
đường tín hiệu truyền thẳng trực tiếp. Chúng ta đều biết rằng tổng của hai tạp âm
Gaussian cầu phương là một phân bố Rayleigh. Phân bố Rayleigh có hàm mật độ
phân bố xác suất được cho bởi:
𝑟 𝑟2
𝑒𝑥𝑝 (− ) (0 ≤ 𝑟 ≤∝)
𝑝 (𝑟 ) = {𝜎 2 2𝜎2 (3.36)
0 (𝑟 < 0)

Trong đó, σ là giá trị rms của tín hiệu điện áp thu được
Giá trị trung bình rmean của phân bố Rayleigh là:
53
∝ 𝜋
𝑟𝑚𝑒𝑎𝑛 = 𝐸 [𝑟] = ∫0 𝑟𝑝(𝑟)𝑑𝑟 = 𝜎√ = 1.2533𝜎 (3.37)
2

và phương sai của phân bố Rayleigh thể hiện công suất AC trong đường bao tín
hiệu
∝ 𝜎2 𝜋 𝜋
𝜎𝑟2 = 𝐸 [𝑟 2 ] − 𝐸 2 [𝑟] = ∫0 𝑟 2 𝑝(𝑟)𝑑𝑟 − = 𝜎 2 (2 − ) = 0.4292𝜎 2 (3.38)
2 2

Giá trị rms của đường bao tín hiệu là √2𝜎, trong đó σ là độ lệch chuẩn của tín hiệu
Gaussian phức trước bộ phát hiện đường bao tín hiệu.
3.5.2. Phân bố fading Ricean
Khi tồn tại một thành phần tín hiệu tĩnh vượt trội (ví dụ như đường truyền thẳng
nhìn thấy LOS) so với các thành phần đa đường khác thì đường bao tín hiệu fading
tuân theo phân bố Ricean. Trong trường hợp này, các thành phần đa đường ngẫu
nhiên tới máy di động từ nhiều góc khác nhau và chồng lên tín hiệu tĩnh trội.
Khi tín hiệu trội yếu đi, tín hiệu tổng hợp trở nên gần giống với tạp âm có đường
bao tín hiệu là phân bố Rayleigh. Do đó, phân bố Ricean chuyển thành phân bố
Rayleigh khi thành phần tín hiệu trội bị yếu đi.
Phân bố Ricean được cho bởi công thức:
(𝑟2 +𝐴2 )
𝑟 − 𝐴
𝑝 (𝑟 ) = {𝜎 2 𝑒
2𝜎2 𝐼0 ( 2𝑟 ) 𝑘ℎ𝑖 (𝐴 ≥ 0, 𝑟 ≥ 0) (3.39)
𝜎
0 𝑘ℎ𝑖 (𝑟 < 0)

Tham số A là biên độ đỉnh của tín hiệu trội và 𝐼(∎) là hàm Bessel biến đổi loại
thứ nhất và bậc 0. Phân bố Ricean thường được miêu tả theo hệ số Ricean K là tỷ
số giữa công suất tín hiệu trội và phương sai đa đường
𝐴2 𝐴2
𝐾= ℎ𝑎𝑦 𝐾 = 10𝑙𝑜𝑔 (𝑑𝐵) (3.40)
(2𝜎2 ) 2𝜎2

54
CHƯƠNG 4. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Chương này mô tả công nghệ GSM và CDMA được sử dụng trong mạng di động
tổ ong thế hệ thứ 2 – 2G. Nội dung của chương chủ yếu đề cập tới các kỹ thuật đặc
trưng được sử dụng cho từng hệ thống mạng. Các kiến thức trong chương này là
cơ sở để có thể hiểu sâu thêm về các công nghệ trong mạng di động tốc độ cao 3G
và 4G sẽ được đề cập ở chương tiếp theo.

4.1. MẠNG GSM


GSM (Global System for Mobile) là hệ thống mạng di động toàn cầu thế hệ thứ 2
(2G) sử dụng điều chế số và TDMA cho thoại và dữ liệu, hoạt động ở dải tần số
900 và 1800MHz dựa trên các ô phủ sóng tế bào. Một trong những đặc tính đáng
lưu ý của mạng GSM nếu xét từ phía thuê bao di động là sử dụng module SIM
(Subscriber Identity Module), đó là một thẻ nhớ nhỏ lưu trữ thông tin như số nhận
dạng thuê bao, thông tin về mạng di động và quốc gia nơi máy di động đang được
phục vụ, khóa bảo mật riêng. Không có thẻ SIM cài đặt trong máy thì tất cả các
máy di động GSM đều không hoạt động được Đặc tính quan trọng thứ hai của
GSM là độ an toàn thông tin trên sóng vô tuyến do được mã hóa bởi các khóa riêng
và khóa này thay đổi liên tục theo thời gian với mỗi một thuê bao.
4.1.1. Kiến trúc hệ thống mạng GSM
Hệ thống mạng GSM gồm ba phân hệ chính kết nối với nhau và tương tác với nhau
cũng như với các máy di động thông qua một số giao diện cụ thể. Các phân hệ này
là phân hệ trạm gốc (BSS-Base Station Subsystem), phân hệ chuyển mạch và mạng
(NSS-Network and Switching Subsystem) và phân hệ giám sát và điều hành mạng
lưới (OSS – Operation Support System).
Phân hệ trạm gốc còn được gọi là phân hệ vô tuyến, có nhiệm vụ cung cấp và quản
lý đường truyền vô tuyến giũa máy di động và trung tâm chuyển mạch MSC
(Mobile Switching Center). Mỗi BSS bao gồm nhiều thiết bị điều khiển trạm gốc
(BSC- Base Station Controller) làm nhiệm vụ kết nối các máy di động MS (Mobile
Station) tới NSS thông qua các MSC. NSS quản lý chức năng chuyển mạch của hệ
thống và cho phép MSC kết nối với các mạng khác như PSTN (mạng điện thoại
công cộng) cũng như với các mạng di động của nhà khai thác mạng khác. Phân hệ
OSS hỗ trợ các kỹ sư trong việc giám sát, điều hành và khắc phục sự cố của mạng
trực tuyến theo thời gian thực.
Hình 4.5 mô tả các khối chức năng trong mạng GSM. Máy di động MS truyền
thông tin với BSS qua giao diện vô tuyến. BSS bao gồm nhiều BSC kết nối với
55
Hình 4.5 – Kiến trúc mạng GSM và các thành phần chính của mạng

một MSC và mỗi một BSC có thể điều khiển hàng trăm trạm thu phát gốc BTS -
là thiết bị tạo ra từng ô phủ sóng và kết nối vô tuyến trục tiếp với các máy di động
MS. M ột vài BTS có thể lắp đặt cùng với BSC và cũng có thể lắp đặt cách xa BSC
hàng km và được kết nối tới BSC bằng đường kết nối vô tuyến tần số cao hay cáp
quang. Chuyển giao (handoff hay handover) của máy di động giữa hai BTS thuộc
cùng một BSC sẽ được điều khiển bởi BSC đó chứ không phải MSC. Điều này
làm giảm bớt tải xử lý cho MSC. Tuy nhiên, chuyển giao xảy ra giữa hai BTS
thuộc hai BSC khác nhau thì MSC sẽ điều khiển việc chuyển giao này.
Hình 4.6 cho ta thấy các giao diện kết nối là các chuẩn giao tiếp được quy định
trong mạng GSM. Giao diện kết nối giữa BSC và các BTS được gọi là giao diện
Abis có nhiệm vụ mang lưu lượng thoại và dữ liệu. Giao diện Abis yêu cầu BTS
và BSC phải của cùng một nhà sản xuất.

Hình 4.6 – Các giao diện được sử dụng trong mạng GSM
56
Các BSC được kết nối vật lý qua cáp quang hoặc sóng viba tới MSC và có giao
diện kết nối là giao diện A. Giao diện A dùng giao thức báo hiệu số 7 SCCP để
trao đổi thông tin giữa MSC và các BSC cũng như trao đổi các bản tin giữa từng
thuê bao với MSC. Giao diện A cho phép nhà mạng sử dụng BSC và MSC của các
nhà sản xuất khác nhau.
NSS quản lý chuyển mạch các cuộc gọi trong mạng GSM và các cuộc gọi giữa
mạng GSM và các mạng ngoài. MSC trong NSS điều khiển lưu lượng giữa các
BSC. Trong NSS có ba khối cơ sở dữ liệu khác nhau lần lượt là Bộ đăng ký định
vị thường trú (HLR- Home Location Register), Bộ đăng ký định vị thường trú
(VLR – Visitor Location Register) và Trung tâm nhận thực thuê bao (AUC). HLR
là bộ cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về thuê bao được đăng ký về vị trí của mỗi
thuê bao tại khu vực nào tức là tại một MSC cụ thể và mỗi thuê bao được xác định
thông qua số nhận dạng thuê bao quốc tế IMSI (International Mobile Subscriber
Indentity). VLR là bộ lưu trữ dữ liệu IMSI tạm thời cho những thuê bao thực hiện
chuyển vùng (roaming) hay chuyển giao khi tới một MSC mới khác với MSC mà
thuê bao đã được đăng ký để làm nhiệm vụ định tuyến cuộc gọi mọi lúc mọi nơi
khi thuê bao di chuyển. VLR kết nối tới một vài MSC lân cận trong một vùng cụ
thể và chứa thông tin thuê bao của mọi thuê bao di chuyển qua vùng đó. Khi một
thuê bao chuyển vùng và được đăng ký tới VLR, MSC gửi các thông tin cần thiết
tới HLR của thuê bao ghé qua này để yêu cầu các thông tin về thuê bao này để đảm
bảo cuộc gọi hay thông tin được chuyển tới thuê bao này chính xác. Trung tâm
nhận thực AUC được sử dụng để xác thực và mã hóa thông tin cho từng thuê bao
tại HLR và VLR. AUC chứa số đăng ký là số Đăng ký nhận dạng thiết bị (EIR –
Equipment Identity Register) để nhận dạng đảm bảo các máy di động bị đánh cắp
hoặc máy giả sẽ không thể kết nối vào mạng di động do không trùng thông tin nhận
dạng trong HLR hoặc VLR.
4.1.2. Phân hệ vô tuyến GSM
Mạng GSM hoạt động trên băng tần 900 và 1800MHz. GSM-900 sử dụng hai băng
thông 25MHz cho kênh đường lên và kênh đường xuống. Kênh đường lên dùng
dải tần số 890 - 915 MHz để gửi thông tin từ máy di động MS tới BTS và kênh
đường xuống dùng dải tần số 935 - 960 MHz để truyền thông tin từ BTS tới máy
di động MS. Kênh đường lên và kênh đường xuống có độ rộng băng thông là
200kHz được gọi là ARFCN (Absolute Radio Frequency Channel Numbers).
ARFCN quy định khoảng cách giữa kênh đường lên và kênh đường xuống cho

57
kênh song công có khoảng cách là 45MHz và mỗi một kênh được chia làm tám
khe thời gian TDMA tương ứng với tám thuê bao.
Mỗi thuê bao trong tám thuê bao này sử dụng cùng một ARFCN và chiếm riêng
một khe thời gian TS trong một khung. Tốc độ truyền trên kênh vô tuyến cho cả
kênh đường lên và đường xuống là 270.833 kp/s sử dụng điều chế 0.3GMSK. Vì
vậy độ rộng của bit tín hiệu là 3.692μs và tốc độ hiệu dụng của một thuê bao là
33.854 kb/s (270.833 kbps/8 thuê bao). Trong GSM, do có thêm các bit mào đầu
cho đồng bộ, địa chỉ mà tốc độ truyền thực tế của một thuê bao là 24.7kb/s. Môi
khe thời gian TS gồm 156.25 bit trong đó có 8.25 bit dùng cho khoảng bảo vệ và
sáu bit đầu và đuôi được sử dụng phân chia giữa các khe thời gian. Do đó, mỗi khe
thời gian có độ rộng 576.92μs và một khung TDMA của GSM gồm tám khe thời
gian có độ rộng là 4.615ms và được ghép vào các đa khung cho việc truyền dẫn
như thể hiện trong hình 4.7. Tổng số kênh trong một băng thông 25MHz là 124
kênh (gồm 100KHz cho dải tần bảo vệ)
Việc kết hợp số thứ tự của khe thời gian TS trên một kênh ARFCN cho biết đó là
kênh vật lý cho cả kênh đường lên và kênh đường xuống. Mỗi kênh vật lý trong
mạng GSM có thể được ánh xạ là các kênh logic tại các thời điểm khác nhau đó là
bởi môi một khe thời gian hay khung cụ thể có thể được điều khiển dành riêng chỉ
cho kênh lưu lượng (thoại hoặc dữ liệu) hoặc báo hiệu hoặc kênh điều khiển (từ
MSC, BST hoặc từ thuê bao). Kênh logic được đưa ra nhằm đảm bảo hiệu quả của
việc truyền dữ liệu đồng thời cùng với các tín hiệu điều khiển khác trên mỗi một
kênh ARFCN.

Hình 4.7 – Ví dụ cấu trúc kênh thoại và đa khung

58
Ngoài GSM-900 còn có GSM-1800. GSM-1800 dùng giải tần số 1710 - 1785
MHz cho kênh đường lênh và 1805 - 1880 MHz cho kênh đường xuống và cung
cấp 374 kênh (từ 512 tới 885). Kênh song công có khoảng cách dải tần là 95 MHz.
4.1.3. Các loại kênh của hệ thống GSM
Có hai loại kênh logic GSM là kênh lưu lượng (TCH – Traffic channel) và kênh
điều khiển (CCH – Control channel). Kênh lưu lượng mang tín hiệu thoại hoặc dữ
liệu đã được điều chế số và có các chức năng và định dạng riêng cho cả kênh đường
lên và kênh đường xuống. Kênh điều khiển mang thông tin báo hiệu và đồng bộ
giữa BTS và máy di động. Các kênh của hệ thống GSM được truyền trên các khung,
đa khung, siêu khung và đại siêu khung như thể hiện trong hình 4.8.

Hình 4.8 – Các cấu trúc khung truyền của kênh GSM

4.1.3.1. Kênh lưu lượng TCH


Kênh lưu lượng GSM có thể là kênh toàn tốc (full-rate) hoặc kênh bán tốc (half-
rate) mang theo tín hiệu thoại đã được điều chế hoặc dữ liệu. Khi truyền với tốc độ
toàn phần thì dữ liệu được chứa trong một khe thời gian TS của một khung. Nhưng
khi truyền với tốc độ bán tốc thì dữ liệu của hai thuê bao sẽ chia sẻ cùng một khe
thời gian nhưng được truyền xen kẽ nhau trên các khung khác nhau. Trong chuẩn
GSM, dữ liệu TCH có thể không được truyền trong khe thời gian TS0 của một
khung TDMA trên một ARFCN cụ thể vì khe thời gian đó đã được dành cho thông
tin điều khiển (ví dụ như thông tin quảng bá từ BTS trên mỗi ô phủ sóng). Các
khung dành cho kênh lưu lượng TCH thường được truyền liên tiếp tới khung thứ
mười ba thì được chèn thêm vào hoặc là kênh điều khiển liên kết chậm (SACCH
– Slow Associated Control Channel) hoặc khung trống. Hình 4.7 cho ta thấy một
ví dụ kênh lưu lượng TCH được truyền thế nào trong các khung liên tiếp nhau (đa
59
khung). Chuẩn GSM định nghĩa một nhóm hai mươi sáu khung TDMA liên tiếp
được gọi là một đa khung lưu lượng. Cứ mỗi hai mươi sáu khung thì khung thứ
mười ba và khung thứ hai mươi sáu là dữ liệu kênh SACCH hoặc khung trống.
Khung thứ hai mươi sáu chứa các bit trống khi kênh toàn tốc TCH được sử dụng
và chứa SACCH khi kênh bán tốc TCH được sử dụng.

4.1.3.2. Kênh điều khiển CCH


Trong hệ thống GSM, có ba kênh điều khiển chính là kênh quảng bá BCH
(Broadcast channel), kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel)
và kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicated Control Channel). Mỗi kênh điều
khiển gồm một vài kênh logic được sắp xếp xuất hiện đúng thời điểm để cung cấp
các chức năng điều khiển cần thiết.
Kênh điều khiển đường xuống BCH và CCCH trong GSM được triển khai chỉ trên
kênh ARFCN nhất định và được ấn định vào các khe thời gian cụ thể. Kênh BCH
và CCCH được ấn định chỉ ở khe thời gian TS0 và lặp lại sau năm mươi mốt khung
(được gọi là đa khung kênh điều khiển) trên kênh ARFCN quảng bá.
Các kênh điều khiển GSM được mô tả cụ thể dưới đây:

 Kênh quảng bá BCH: kênh quảng bá hoạt động trên kênh đường xuống tại một
tần số ARFCN cụ thể trong mỗi một ô phủ sóng và chỉ truyền trên khe thời gian
TS0 của khung cụ thể. BCH phát quảng bá thông tin của ô phủ sóng cho các
máy di động trong ô phủ sóng để đồng bộ và đồng thời cho các máy di động ở
các ô phủ sóng xung quanh biết được các thông tin về tần số cũng như cường
độ tín hiệu thu được để chuẩn bị cho chuyển giao vào ô phủ sóng này.
BCH được chia làm ba loại kênh được ấn định vào khe thời gian TS0 của các
khung khác nhau của đa khung gồm năm mươi mốt khung. Hình 4.9 mô tả cách
BCH được sắp xếp trong các khung. Ba loại kênh BCH lần lượt là:
o Kênh điều khiển quảng bá BCCH (Broadcast Control Channel): là kênh
điều khiển đường xuống dùng để quảng bá thông tin như số nhận dạng ô
phủ sóng (Cell ID) và các thông tin hoạt động của ô phủ sóng như cấu trúc
kênh điều khiển hiện tại, các kênh còn trống cũng như bị nghẽn. BCCH
cũng quảng bá một danh sách các kênh đang được sử dụng trong ô phủ
sóng. BCCH nằm trong TS0 của khung thứ hai đến khung thứ 5.
o Kênh cân chỉnh tần số FCCH (Frequency Correction Channel): FCCH
chiếm giữ khe thời gian TS0 của khung đầu tiên (khung 0) và lặp lại sau
mười khung trong một đa khung kênh điều khiển (51 khung). FCCH cho

60
phép mỗi thuê bao đồng độ tần số chuẩn của nó chính xác với tần số của
BTS.
o Kênh đồng bộ SCH (Synchronization Channel): SCH được truyền quảng
bá trên khe thời gian TS0 của khung ngay sau khung FCCH và được dùng
để các máy di động đồng bộ khung truyền với BTS. Số khung FN (Frame
number) từ 0 đến 2,715,647 được gửi cùng với mã nhận dạng trạm gốc
BSIC (base station indentity code) trong SCH. BSIC cho mỗi BTS là duy
nhất . Vì máy di động có thể cách BTS đang phục vụ khoảng 30km nên
cần thiết phải chỉnh định thời cho máy di động đó để đảm bảo tín hiệu thu
được tại BTS được đồng bộ với đồng hồ của BTS. Do đó, BS sẽ gửi yêu
cầu định thời sớm tới máy di động qua kênh SCH. SCH được truyền sau
mỗi mười khung trong đa khung kênh điều khiển như Hình 4.9.
 Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel): Trên kênh đường
xuống BCH, kênh điểu khiển chung được đặt tại khe thời gian TS0 của mọi
khung ngoại trừ các khung của BCH và khung rỗng. CCCH gồm ba loại kênh
khác nhau: kênh nhắn gọi PCH (Paging channel) của đường xuống, kênh truy
cập ngẫu nhiên RACH (Random access channel) của kênh đường lên và kênh
cho phép truy cập AGCH (Access grant channel) của kênh đường xuống được
thể hiện trong hình 4.9. Ba kênh này được mô tả như sau:
o Kênh nhắn gọi PCH: đưa tín hiệu mời gọi từ BTS tới máy di động để nhắc
nhở máy di động cụ thể có cuộc gọi đến từ mạng PSTN hoặc mạng di động

Hình 4.9 – (a) Đa khung kênh điều khiển (TS0 của kênh đường xuống);
(b) Đa khung kênh điều khiển (TS0 của kênh đường lên)
61
khác. PCH truyền IMSI của máy di động được gọi cùng với yêu cầu xác
nhận số này từ máy di động được gửi lại trên kênh RACH. Ngoài ra, PCH
có thể cung cấp cell broadcast dạng bản tin ASCII tới tất cả các máy di
động như là một phần của SMS trong GSM.
o Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH: là kênh đường lên được máy di động
dùng để xác nhận tín hiệu mời gọi PCH và cũng được máy di động sử
dụng để khởi tạo cuộc gọi trên khe thời gian TS0. Để thiết lập cuộc gọi,
BTS phải hồi đáp yêu cầu khởi tạo từ kênh RACH bằng cách ấn định một
kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH (Stand-alone
dedicated control channel) cho báo hiệu trong thời gian diễn ra cuộc gọi.
Kết nối này được xác nhận bởi BTS trên kênh AGCH.
o Kênh cho phép truy cập AGCH: là kênh đường xuống mang thông tin
hướng dẫn máy di động sẽ hoạt động trên kênh vật lý cụ thể nào (khe thời
gian và ARFCN) với một kênh điều khiển dành riêng cụ thể.
 Kênh điều khiển dành riêng DCCH: là kênh dùng cho cả đường lên và đường
xuống. Có ba loại kênh điều khiển dành riêng là kênh điều khiển dành riêng
đứng một mình SDCCH, kênh điều khiển liên kết chậm SACCH (Slow-
associated Control channel) và kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH (Fast-
associated control channel).
o Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH: mang thông tin báo
hiệu được yêu cầu bởi thuê bao và được thiết lập ngay trước việc gán kênh
lưu lượng từ BTS. SDCCH đảm bảo rằng máy di động và BTS vẫn được
kết nối trong khi BTS và MSC đang xác nhận thuê bao và ấn định kênh
truyền cho máy di động. SDCCH được dùng để gửi thông tin nhận thực
khi máy di động đang đồng bộ với khung truyền và đợi kênh lưu lượng
TCH
o Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH: luôn được liên kết với một kênh
lưu lượng hoặc một kênh SDCCH trên cùng một kênh vật lý. Ở kênh
đường xuống, SACCH được dùng để gửi các thông tin điều khiển thay đổi
chậm nhưng thường xuyên như đề nghị mức công suất phát và hướng dẫn
định thời sớm cho mỗi thuê bao trên kênh ARFCN. Kênh SACCH đường
lên mang thông tin về cường độ tín hiệu thu và chất lượng kênh TCH cũng
như kết quả đo kênh BCH của các ô lân cận. SACCH được truyền trong
khung thứ mười ba (và khung thứ hai mươi sáu khi sử dụng kênh bán tốc)
của đa khung điều khiển dành riêng và trong khung này cả tám khe thời
gian được dành riêng để cung cấp SACCH tới tám thuê bao toàn tốc (hay
mười sau thuê báo bán tốc) trên kênh ARFCN.
62
o Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH: mang bản tin khẩn cấp và chứa
các thông tin tương tự như của SDCCH. Kênh FACCH được chỉ định bất
cứ khi nào kênh SDCCH không được dành riêng cho một thuê bao cụ thể
và có một bản tin khẩn cấp (như một yêu cầu về chuyển giao). FACCH
dành quyền truy cập vào một khe thời gian bằng cách “lấy cắp” khung từ
kênh lưu lượng mà nó được chỉ định. Việc này được thực hiện bằng cách
thiết lập hai bit đặc biệt gọi là bít lấy cắp (stealing bit) trong kênh TCH
đường xuống. Nếu bit lấy trộm được thiết lập thì khe thời gian đó sẽ là
FACCH chứ không phải là TCH trong khung đó.
4.1.4. Ví dụ thủ tục thực hiện cuộc gọi trong mạng GSM
Để hiểu được các kênh lưu lượng khác nhau và các kênh điều khiển hoạt động và
kết nối như thế nào trong mạng GSM, ta xét một trường hợp máy di động khởi tạo
cuộc gọi. Đầu tiên, máy di động phải được đồng bộ với một trạm BTS gần nhất
qua kênh BCH mà nó thu nhận được. Bằng cách nhận các bản tin FCCH, SCH và
BCCH, thuê bao sẽ được kết nối vào hệ thống để có thể bắt đầu khởi tạo hay nhận
cuộc gọi. Để thực hiện khởi tạo cuộc gọi, thuê bao ấn số cần gọi và nút gọi. Khi ấn
nút gọi và số cần gọi, máy di động gửi đi một cụm dữ liệu trên kênh RACH và
dùng chung kênh ARFCN với trạm BTS mà nó kết nối để đưa ra yêu cầu cấp kênh.
BTS trả lời yêu cầu này với một bản tin AGCH trên kênh CCCH để thông báo cho
máy di động một kênh mới trên SDCCH. Máy di động đang bám theo TS0 của
BCH sẽ nhận được thông tin từ AGCH về khe thời gian TS trên ARFCN cụ thể để
nó sử dụng. Tần số mới ARFCN cùng với khe thời gian TS mới này chính là kênh
SDCCH (chưa phải là kênh lưu lượng TCH). Ngay khi sử dụng kênh SDCCH này,
máy di động sẽ đợi khung SACCH được truyền tới để thông báo cho máy di động
về yêu cầu công suất truyền cũng như định thời sớm nếu có. BTS cũng có thể quyết
định việc định thời sớm một cách chính xác và mức tín hiệu cần có từ máy di động
ngay từ lúc nhận được RACH của máy di động và gửi các giá trị yêu cầu chính xác
tới máy di động qua kênh SACCH để máy di động biết và xử lý. Trên kênh SDCCH,
BTS sẽ gửi tới máy di động lần lượt các yêu cầu về nhận thực và mã hóa và máy
di động sẽ trả lời lần lượt hai yêu cầu này trên kênh SDCCH. Sau khi đã được xác
thực, máy di động cụm bản tin để yêu cầu thiết lập cuộc gọi trên kênh SDCCH và
đồng thời mạng PSTN bên ngoài sẽ kết nối số được gọi tới MSC và MSC sẽ
chuyển mạch kết nối thoại này tới BTS phục vụ thông qua việc xác định được vị
trí của của máy di động đang kết nối tại BTS nào. Sau một vài giây, máy di động
nhận được yêu cầu từ BTS trên kênh SDCCH chuyển sang một ARFCN và một
khe thời gian TS mới cho kênh lưu lượng TCH. Lúc này, kết nối thoại sẽ được
63
thực hiện trên kênh lưu lượng TCH của cả đường lên và đường xuống và kênh
SDCCH được giải phóng.
Khi cuộc gọi được khởi tạo từ mạng PSTN tới máy di động, thủ tục thiết lập cuộc
gọi cũng tương tự. BTS phục vụ sẽ quảng bá bản tin PCH trên khe thời gian TS0
trong một khung BCH tương ứng. Máy di động đang bám vào cùng ARFCN phát
hiện được tin mời có cuộc gọi tới sẽ trả lời BTS phục vụ trên kênh RACH để xác
nhận. BTS sẽ dùng AGCH trên CCCH để chỉ định cho máy di động một kênh vật
lý mới cho kết nối SDCCH và SACCH trong khi PSTN, MSC và BTS phục vụ đã
được kết nối. Ngay khi máy di động thiết lập định thời sớm và xác thực trên kênh
SDCCH, BTS yêu cầu một kênh TCH mới cho máy di động qua kênh SDCCH.

4.2. MẠNG CDMA


Mạng di động CDMA với chuẩn IS-95 sử dụng công nghệ trải phổ chuỗi trực tiếp
cho phép mỗi thuê bao trong một ô phủ sóng dùng chung kênh vô tuyến và các
thuê bao trong các ô lân cận cũng có thể dùng chung một tần số này.
4.2.1. Kỹ thuật trải phổ
4.2.1.1. Nguyên lý trải phổ
Kỹ thuật trải phổ thực hiện trải rộng băng thông để truyền dữ liệu. Ưu điểm chính
của kỹ thuật này là chống được nhiễu băng hẹp là loại nhiễu chính hay xảy ra trên
đường truyền vô tuyến. Hình 4.10 cho ta một ví dụ về trải phổ tại phía phát và thu
gọn phổ tại phía thu: i) thể hiện tín hiệu băng hẹp của dữ liệu cần gửi đi. Trước khi
gửi đi, phía phát thực hiện trải rộng phổ của dữ liệu trong bước ii) tức là biến tín
hiệu băng hẹp thành tín hiệu băng rộng. Năng lượng cần để truyền tín hiệu (phần
diện tích các khối) là tương đương nhưng tín hiệu được trải rộng trên một khoảng
tần số lớn hơn nhiều. Vì vậy, mức công suất của tín hiệu lúc này nhỏ hơn rất nhiều
so với công suất tín hiệu ban đầu. Mức công suất tín hiệu của thuê bao lúc này bé
gần bằng với tạp âm. Điều này làm cho việc phát hiện tín hiệu mang dữ liệu của
thuê bao là rất khó.
Trên đường truyền tín hiệu, một số loại nhiễu băng rộng và băng hẹp tác động vào
tín hiệu truyền như thể hiện trong bước iii). Phía thu sẽ nhận được một tổ hợp tín
hiệu dạng iii) và dùng kỹ thuật thu gọn phổ để biến tín hiệu băng rộng của thuê
bao trở lại thành tín hiệu băng hẹp trong khi trải rộng nhiễu băng hẹp và giữ nguyên
nhiễu băng rộng như trong bước iv). Trong bước v), phía thu cho bộ tín hiệu vửa
được thu gọn đi qua bộ lọc thông giải để gọt bớt các tần số bên trái và bên phải của
tín hiệu băng hẹp. Cuối cùng, bên thu có thể tái tạo lại dữ liệu gốc giống với bên
64
Hình 4.10 – Ví dụ về trải phổ: trải phổ tại phía phát và thu gọn phổ tại phía thu

phát do mức công suất của tín hiệu thuê bao (dữ liệu) lớn hơn nhiều so với các
phần nhiễu còn lại. Vậy kỹ thuật trải phổ được thực hiện như thế nào?
4.2.1.2. Trải phổ chuỗi trực tiếp
Trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS( Direct sequence spread spectrum) thực hiện phép
toán XOR của chuỗi bit cần truyền với chuỗi giả tạp âm PN (pseudo-noise
sequence) là chuỗi bit xuất hiện gần như ngẫu nhiên nhưng hoàn toàn có thể tái tạo
được the o một cách nhất định. Hình 4.11 mô tả kỹ thuật trải phổ DSSS. Trong khi
mỗi bit dữ liệu có độ rộng Tb thì chuỗi PN gồm nhiều xung nhỏ hơn gọi là chip với
độ rộng là Tc. Hệ số trải phổ s = Tb/Tc quyết định băng thông của tín hiệu trải phổ.
Nếu tín hiệu gốc có băng thông là B thì tín hiệu sau trải phổ sẽ có băng thông s*B.

Hình 4.11 – Trải phổ DSSS

65
Tín hiệu trải phổ được thu gọn lại phía bên thu bằng phép tương quan chéo của tín
hiệu thu được với chính phiên bản của chuỗi PN của phần phát được tạo ngay tại
phía thu. Phép tương quan chéo với cùng một chuỗi PN sẽ chuyển tín hiệu trải phổ
thành tín hiệu băng hẹp giống như tín hiệu phát gốc trong khi với các tín hiệu
không mong muốn khác thì phép tương quan chéo vẫn tạo ra các tín hiệu nhiễu
băng rộng tại đầu ra của máy thu. Hình 4.12 thể hiện sơ đồ các khối chức năng của
hệ thống DSSS với điều chế BPSK.
Tại phía phát, đầu tiên tín hiệu cần truyền được trải rộng bởi chuỗi PN. Tín hiệu
trải phổ này sau đó được điều chế với tần số sóng mang fc. Giả sử tín hiệu gốc có
băng thông 1MHz được trải phổ với mã Baker sẽ tạo ra tín hiệu vó băng thông
11MHz. Sóng mang vô tuyến sẽ đưa tín hiệu này lên tần số sóng mang và phát đi.
Tín hiệu trải phổ thu được cho một thuê bao đơn trong Hình 4.12 (a) được biểu
diễn bởi công thức:

2𝐸𝑠
𝑆𝑠𝑠 (𝑡 ) = √ 𝑚(𝑡 )𝑝(𝑡 )𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑓𝑐 𝑡 + 𝜃) (4.1)
𝑇𝑠

Trong đó, m(t) là bản tin cần truyền, p(t) là chuỗi trải phổ PN, fc là tần số sóng
mang. Mỗi ký tự trong m(t) có độ rộng Ts và độ rộng của mỗi xung trong p(t) –
chip có độ rộng Tc.
Hình 4.12 (b) thể hiện phía thu của hệ thống trải phổ DSSS. Tín hiệu thu được sau
khi thực hiện phép thu gọn (despread) có dạng sau
2𝐸 2𝐸
𝑠1 (𝑡) = √ 𝑇 𝑠 𝑚(𝑡)𝑝(𝑡)𝑝(𝑡)𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑓𝑐 𝑡 + 𝜃) = √ 𝑇 𝑠 𝑚(𝑡)𝑝(𝑡)𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑓𝑐 𝑡 + 𝜃) (4.2)
𝑠 𝑠

là tín hiệu đầu vào của bộ giải điều chế. Vì 𝑠1 (𝑡 ) có dạng của tín hiệu BPSK nên
với bộ giải điều chế tương ứng ta sẽ có được tín hiệu thu giống tín hiệu gốc ban
đầu m(t).
Không giống như các chuẩn di động tế bào khác, tốc độ dữ liệu của thuê bao trong
mạng CDMA thay đổi theo thời gian thực. CDMA IS-95 sử dụng kỹ thuật trải phổ
và các kỹ thuật điều chế khác nhau cho kênh đường xuống và kênh đường lên.
Trên kênh đường xuống, BTS có thể truyền đồng thời thông tin tới tất cả các thuê
bao trong cùng ô phủ sóng do mỗi thuê bao được gán một mã trải phổ riêng biệt
khác nhau hoạt động trên cùng một tần số. Một mã pilot cũng được truyền đồng
thời nhưng với công suất lớn hơn nên cho phép tất cả các thuê vừa có thể thực hiện
phép toán tương quan sóng mang nhưng đồng thời vẫn có thể nghe để ước lượng
điều kiện của kênh truyền. Trên kênh đường lên, các thuê bao trả lời BTS phục vụ

66
Hình 4.12 – Sơ đồ khối hệ thống sử dụng DSSS với a) Phát, b) Thu

theo cơ chế không đồng bộ và với một mức công suất được điều tiết bởi BTS này.
Bộ mã hóa thoại QCELP (Qualcom Code Excited Linear Predictive) được sử dụng
trong IS-95 cho tốc độ 9600bps. Tốc độ thoại có thể thay đổi tại 2400, 4800 và
9600bps và giảm xuống 1200bps trong các khoảng lặng của thoại.
4.2.2. Tần số và kênh trong IS-95
IS-95 sử dụng dải tần 824-949MHz cho kênh đường lên và 869-894MHz cho kênh
đường xuống. Kênh đường lên và kênh đường xuống cách nhau một khoảng
45MHz. Các thuê bao di động chia sẻ một kênh tần số chung cho truyền dữ liệu.
Dữ liệu cần truyền được trải rộng với hệ số trải phổ 128 tương ứng với tốc độ chip
là 1.2288 Mchip/s. Phương pháp trải phổ sử dụng trong kênh đường xuống và kênh
đường lên là khác nhau. Trên kênh đường xuống, dòng dữ liệu của thuê bao được
mã hóa bằng mã xoắn với tốc độ 1/2, xáo trộn và trải phổ bởi một trong sáu mươi
tư mã trải phổ trực giao (hàm Walsh). Mỗi thuê bao trong một cell cụ thể được gán

67
một mã trải phổ khác nhau đảm bảo được sự phân tách rõ ràng giữa các tin hiệu từ
các thuê bao khác. Trên kênh đường lên, cách thức trải phổ khác lại được sử dụng
vì mỗi tín hiệu thu khi đến BTS sẽ đi qua các đường khác nhau. Trong kênh đường
lên, dữ liệu của thuê bao đầu tiên được mã hóa xoắn với tốc độ 1/3. Sau khi được
xáo trộn, mỗi khối gồm sáu ký tự đã được mã hóa được ánh xạ tới một trong số
sáu mươi tư mã trực giao Walsh. Để tránh fading đa đường truyền, tại cả BTS và
máy di động MS, bộ thu RAKE được sử dụng. Bộ thu RAKE xác định các giá trị
trễ đa đường trong một kênh và tổng hợp các bản sao trễ của tín hiệu phát để nâng
cao chất lượng đường truyền.
4.2.2.1. Kênh CDMA đường xuống (Forward channel)
Kênh CDMA đường xuống bao gồm một kênh pilot, một kênh đồng bộ và bảy
kênh nhắn gọi (paging) và sáu mươi ba kênh lưu lượng. Kênh pilot cho phép máy
di động đồng bộ thời gian với kênh CDMA đường xuống và thông tin về cường độ
tín hiệu của các BTS lân cận phục vụ cho việc khi nào sẽ thực hiện chuyển giao.
Kênh đồng bộ quảng bá bản tin đồng bộ tới máy di động với tốc độ 1200bps. Kênh
nhắn gọi được BTS sử dụng để gửi các thông tin điều khiển và thông tin mời gọi
tới máy di động cụ thể và hoạt động tại các tốc độ 9600, 4800 và 2400bps. Kênh
lưu lượng đường xuống FTC có các tốc độ dữ liệu là 9600, 4800, 2400 và 1200bps.
Hình 4.13 mô tả nguyên lý tạo các kênh đường xuống như kênh Pilot, kênh đồng
bộ, kênh, kênh nhắn gọi và kênh lưu lượng. Trong kênh đường xuống, dữ liệu được
nhóm vào trong khung có độ dài 20ms. Dữ liệu cần truyền sau khi được mã hóa
bởi mã xoắn và xáo trộn sẽ được trải rộng bởi mã Walsh và chuỗi PN dài với tốc
độ 1.2288Mchip/s. Bảng 4.1 thể hiện các tham số mã hóa và trải phổ của kênh
đường xuống.

Bảng 4.1 – Các tham số điều chế của kênh đường xuống

68
Hình 4.13 – Nguyên lý điều chế kênh Pilot, kênh đồng bộ và kênh nhắn gọi của
kênh đường xuống

Mã xoắn và mạch lặp


Mã hóa thoại hoặc dữ liệu từ thuê bao được mã hóa bởi mã xoắn bán tốc với chiều
dài ràng buộc bằng 9 và sử dụng vector sinh G0 và G1 với giá trị lần lượt là
753(octal) và 561(octal). Bộ mã hóa thoại phát hiện các đoạn dừng và khoảng lặng
trong các câu nói và dựa vào đó để giảm tốc độ đầu ra từ 9600bps xuống 1200bps
trong các khoảng im lặng. Để đảm bảo giữ tốc độ của sym bol băng tần cơ sở
không đổi 19.2kbps thì bất cứ khi nào tốc độ dữ liệu của thuê bao xuống dưới
9,600bps, mỗi symbol tạo được sau bộ mã xoắn sẽ được lặp lại trước khi tới bộ
xáo trộn khối (block interleaving). Nếu tốc độ dữ liệu là 4,800bps thì mỗi symbol
được lặp lại một lần. Nếu tốc độ dữ liệu là 2400bps hoặc 1200bps thì mỗi symbol
được lặp lại lần lượt ba hoặc bảy lần. Việc lặp lại này làm cho tốc độ của symbol
luôn là 19,200kbps cho tất cả các tốc độ dữ liệu có thể xảy ra.
Xáo trộn khối
Sau khi được mã hóa dạng xoắn và lặp, symbol được truyền đi trong khối xáo trộn
độ dài 20ms của một mảng kích thước 24 x 16.

69
Chuỗi PN dài
Trong kênh đường xuống, chuỗi trải phổ trực tiếp được sử dụng cho việc xáo trộn
dữ liệu. Chuỗi PN dài được ấn định duy nhất cho mỗi thuê bao là mã dài định kỳ
với chu kỳ 224-1 chip. Mã dài này được biểu diễn bởi đa thức dưới đây:

𝑝(𝑥) = 𝑥 42 + 𝑥 35 + 𝑥 33 + 𝑥 31 + 𝑥 27 + 𝑥 26 + 𝑥 25 + 𝑥 22 + 𝑥 21 + 𝑥 19

+𝑥 18 + 𝑥 17 + 𝑥 16 + 𝑥 10 + 𝑥 7 + 𝑥 6 + 𝑥 5 + 𝑥 3 + 𝑥 2 + 𝑥 1 + 1 (4.3)

Mỗi chip PN dài được tạo ra bởi phép cộng modulo 2 của mặt nạ 42 bit và vector
trạng thái 42 bit của bộ tạo chuỗi. Hai loại mặt nạ được sử dụng in bộ tạo mã dài:
mặt nạ chung dành cho số seri điện tử của máy di động (ESN) và mặt nạ riêng cho
số nhận dạng máy di động (MIN). Tất cả các cuộc gọi trong CDMA đều bắt đầu
bằng mặt nạ chung này. Sau thủ tục nhận thực thì mặt nạ chung sẽ được chuyển
sang mặt nạ riêng.

Xáo trộn dữ liệu


Việc xáo trộn dữ liệu được thực hiện sau khi symbol đi qua bộ xáo trộn dạng khối.
Chuỗi PN 1.288MHz được dùng cho đầu vào của bộ giải mã để chỉ giữ chip đầu
tiên trong số sáu mươi tư chip PN liên tiếp. Tốc độ symbol sau bộ giải mã đạt
19.2kbps. Xáo trộn dữ liệu được thực hiện bởi phép cộng modulo-2 của đầu ra bộ
xáo trộn với symbol đầu ra của bộ giải mã như mô tả trong hình 4.13.

4.2.2.2. Kênh con điều khiển công suất


Trong CDMA, để giảm thiểu BER cho mỗi máy di động, mỗi máy di động bắt
buộc phải sử dụng một mức công suất sao cho nó thu được là như nhau tại BS. BS
ước lượng và phản hồi về cường độ tín hiệu (cường độ tín hiệu thu và nhiễu) cho
từng máy di động cụ thể. Do cả cường độ tín hiệu và nhiễu thay đổi liên tục nên
việc cập nhật mức điều khiển công suất được gửi từ BS tới máy di động diễn ra
mỗi 1.25ms. Yêu cầu điều khiển công suất được gửi tói mỗi thuê bao trên kênh
con điều khiển của đường xuống để hướng dẫn máy di động tăng hoặc giảm công
suất phát đi 1dB (bước nhảy). Nếu cường độ tín hiệu thu yếu, bit ‘0’ được truyền
trên kênh con điều khiển công suất để yêu cầu máy di động tăng mức công suất
phát. Ngược lại, nếu công suất thu được của máy di động tại BS cao, bit ‘1’ được
gửi đi để thông báo rằng máy di động nên giảm công suất phát. Bit điều khiển công
suất tương ứng với hai symbol đã điều chế trên kênh đường xuống. Bit điều khiển
công suất được chèn ngay sau chuỗi xáo trộn dữ liệu.

70
Các bit điều khiển công suất được truyền bằng kỹ thuật puncturing. Trong chu kỳ
1.25ms, hai mươi tư symbol dữ liệu được truyền thì CDMA quy định mười sáu vị
trí nhóm điều khiển công suất có thể sử dụng cho bit điều khiển công suất. Mỗi vị
trí tương ứng với một trong số mười sáu symbol đầu tiên. Hai mươi bốn bit từ bộ
giải mã dãi được sử dụng cho xáo trộn dữ liệu trong chu kỳ 1.25ms. Chỉ có 4 bit
cuối cùng của 24 bit được sử dụng để quyết định vị trí của bit điều khiển công suất.
4.2.3. Kênh CDMA đường lên
Nguyên lý điều chế kênh đường lên được thể hiện trong hình 4.14. Dữ liệu gửi từ
máy di động được nhóm trong một khung dài 20ms. Tất cả dữ liệu được truyền
trên kênh đường lên được mã hóa bằng mã xoắn, xáo trộn dạng khối và điều chế
bởi phương pháp trực giao 64-ary và được trải phổ trước khi được truyền đi. Kênh
CDMA đường lên bao gồm kênh truy cập (AC – Access Channel) và kênh lưu
lượng đường lên (RTC- Reverse traffic Channel). Cả hai kênh này đều sử dụng
cùng một tần số và mỗi kênh truy cập/lưu lượng được xác định bởi một mã dài
riêng biệt. Kênh truy cập được sử dụng bởi máy di động để khởi gạo cuộc gọi với
BS và trả lời kênh nhắn gọi. Kênh truy cập là một kênh truy cập ngẫu nhiên được
xác định bởi các mã dài của chúng. Kênh CDMA đường lên có thể mang cực đại
32 kênh AC cho kênh nhắn gọi. Trong khi kênh RTC hoạt động với các tốc độ
khác nhau thì kênh AC truyền với tốc độ cố định là 4800bps.

Hình 4.14 – Nguyên lý điều chế kênh đường lên

Mã xoắn và lặp lại symbol


Mã xoắn sử dụng trong kênh đường lên có tốc độ 1/3 và chiều dài ràng buộc là 9.
Ba vector sinh g0, g1 và g2 lần lượt có giá trị 557 (octal), 663(octal) và 771 (octal).
Symbol sau mã xoắn sẽ được lặp lại trước khi được xáo trộn nếu tốc độ dữ liệu bé
hơn 9600bps. Sau phép lặp, tốc độ symbol đặt được 28.8kbps.

71
Xáo trộn khối
Xáo trộn khối diễn ra trong một khung 20ms với mảng gồm 32 dòng và 18 cột.
Symbol tạo ra sau bộ xáo trộn được viết theo cột và đọc theo hàng.
Điều chế trực giao
Điều chế trực giao 64-ary được sử dụng cho kênh CDMA đường lên. Một trong số
sáu mươi tư hàm Walsh được truyền cho mỗi nhóm gồm sáu bit mã. Trong một
hàm Walsh, sáu mươi tư chip Walsh được truyền đi. Hàng Walsh cụ thể được lựa
chọn dựa vào công thức sau:
Hàm Walsh số = c0 + 2c1 + 4c2 +8c3 + 16c4 + 32c5
Trong đó c5 là bit cuối, c0 là bit đầu tiên của mỗi nhóm gồm sáu symbol được sử
dụng để chọn hàm Walsh. Walsh chip được truyền đi với tốc độ 307.2kcps theo
công thức:
28.8kbps x (64Walsh chip)/(6 bit) = 307.2 kbps
Tốc độ truyền dữ liệu thay đổi
Dữ liệu được truyền với tốc độ khác nhau trên kênh CDMA. Bộ tạo dữ liệu ngẫu
nhiên được sử dụng để truyền các bit nhất định trong khi tắt khối phát vào các thời
điểm khác. Khi tốc độ dữ liệu là 9600bps thì tất cả các bit sau khối xáo trộn đều
được truyền đi. Khi tốc độ dữ liệu là 4800bps chỉ môt nửa số bit sau khối xáo trộn
được truyền và máy di động không truyền trong 50% của thời gian và tiếp tục như
vậy. Dữ liệu trong mỗi một khung 20ms được chia thành mười sáu nhóm điều
khiển công suất với mỗi nhóm trong khoảng 1.25ms. Bộ tạo cụm dữ liệu ngẫu
nhiên đảm bảo rằng mỗi symbol lặp được truyền đúng một lần. Bộ tạo dữ liệu ngẫu
nhiên tạo ra một mẫu mặt nạ gồm bit ‘0’ và ‘1’ ngẫu nhiên từ quy trình lặp symbol
phía trước. Một khối gồm 14 bit được lấy từ mã dài sẽ xác định mẫu mặt nạ này.
14 bit cuối của mã dài được sử dụng cho việc trải phổ nhóm điều khiển công suất
thứ hai tới cuối cùng của khung trước đó sẽ được dùng để xác định mặt nạ ngẫu
nhiên.

4.3. DUNG LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG MẠNG DI ĐỘNG


4.3.1. Dung lượng hệ thống GSM
Dung lượng kênh của một hệ thống vô tuyến có thể được định nghĩa là số lượng
kênh tối đa hoặc số thuê bao tối đa được cung cấp trong một dải tần số cố định.
Dung lượng vô tuyến là một tham số đo lường hiệu quả phổ của một hệ thống

72
mạng vô tuyến và được xác định bởi tỷ số sóng mang trên nhiều (C/I) và băng
thông của kênh Bc.
Trong mạng di động tế bào GSM, nhiễu gây ra tại trạm BS thu là do các thuê bao
di động hoạt động ở các ô phủ sóng xung quanh. Nhiễu này được gọi là nhiều kênh
đường lên [1]. Với mỗi một thuê bao cụ thể, nó sẽ nhận được đồng thời tín hiệu
kênh đường xuống tốt từ BS phục vụ và nhiễu từ các kênh đường xuống của các
BS lân cận. Ta xét nhiễu kênh đường xuống, cho D là khoảng cách giữa hai ô đồng
kênh và R là bán kinh ô phủ sóng đó. Như vậy tỷ số tối thiếu D/R được yêu cầu đề
đảm bảo có thể chịu được một mức nhiễu đồng kênh được gọi là tỷ số tái sử dụng
đồng kênh và được cho bởi công thức [1]:
𝐷
𝑄= (4.4)
𝑅

Như thể hiện trong hình 4.15, M ô đồng kênh gần nhau nhất có thể được xem như
là nhiễu bậc nhất mà trong đó tỷ số C/I được tính là:
−𝑛
𝐶 𝐷0 0
= −𝑛𝑘 (4.5)
𝐼 ∑𝑀
𝑘=1 𝐷𝑘

trong đó, no là suy hao đường truyền theo hàm số mũ, Do là khoảng cách từ BS ô
phục vụ đến máy di động, Dk là khoảng cách từ ô thứ k đến máy di động, nk là suy
hao đường truyền theo hàm số mũ tới BS thứ k gây nhiễu. Nếu ta có chỉ sáu ô phủ
sóng gần nhất gây ra nhiễu và khoảng cách từ chúng đến ô phục vụ đều là D và có
suy hao đường truyền là như nhau thì tỷ số C/I lúc này là:
𝐶 𝐷0−𝑛
= (4.6)
𝐼 6𝐷 −𝑛

Nếu ta giả sử rằng nhiễu cực đại xảy ra khi máy di động ở tại rìa của ô phủ sóng
tức là Do = R và nếu C/I của mỗi thuê bao được yêu cầu lớn hơn một giá trị C/I
nhỏ nhất – là giá trị nhỏ nhất của tín hiệu trên nhiễu mà máy di động vẫn đảm bảo
thu được tín hiệu với chất lượng chấp nhận được thì công thức dưới đây đảm bảo
mức hoạt động chấp nhận được của máy di động:
1 𝑅 −𝑛 𝐶
( ) ≥( ) (4.7)
6 𝐷 𝐼 𝑚𝑖𝑛

Vì vậy, từ công thức (4.6), hệ số tái sử dụng đồng kênh được tính là:

𝐶 1⁄𝑛
𝑄 = (6 ( ) ) (4.8)
𝐼 𝑚𝑖𝑛

73
Hình 4.15 – Mô tả nhiễu của kênh đường xuống trong một cụm gồm 4 ô phủ sóng
N=4 từ bốn ô đồng kênh lân cận.

Dung lượng kênh vô tuyến của một hệ thống di động tế bào được tính bởi công
thức sau:
𝐵𝑡
𝑚= 𝑘ê𝑛ℎ 𝑣ô 𝑡𝑢𝑦ế𝑛/ô phủ sóng (4.9)
𝐵𝑐 𝑁

Trong đó m là số đo dung lượng kênh vô tuyến, Bt là tổng số lượng kênh được


cung cấp cho hệ thống, Bc là băng thông của kênh và N là số ô phủ sóng trong mẫu
tái sử dụng tần số. Ta có quan hệ giữa N và Q là:

𝑄 = √3𝑁 (4.10)

Từ công thức (4.8), (4.9) và (4.10), ta có dung lượng kênh vô tuyến là:
𝐵𝑡 𝐵𝑡
𝑚= 𝑄2
= 6 𝐶 2⁄𝑛 (4.11)
𝐵𝑐 𝐵𝑐 ( 𝑛⁄2 ( ) )
3 3 𝐼 𝑚𝑖𝑛

Nếu n = 4, dung lượng kênh vô tuyến được cho bởi công thức sau:
𝐵𝑡
𝑚= 2 𝐶
kênh vô tuyến /ô phủ sóng (4.12)
𝐵𝑐 √ ( )
3 𝐼 𝑚𝑖𝑛

4.3.2. Dung lượng hệ thống CDMA


Dung lượng của hệ thống CDMA bị giới hạn bởi nhiễu trong khi FDMA và TDMA
bị giới hạn bởi băng thông. Vì thế, bất cứ sự suy giảm nào của nhiễu cũng làm tăng
dung lượng của hệ thống CDMA một cách tuyến tính [1].
74
Để đánh giá dụng lượng của một hệ thống CDMA, đầu tiên ta quan tâm tới hệ
thống gồm một ô phủ sóng và số lượng lớn thuê bao di động đang kết nối với BS
của ô phủ sóng này. Trong ô phủ sóng này, bộ phát bao gồm một bộ tổ hợp tuyến
tính có nhiệm vụ thêm tín hiệu trải phổ đối với từng thuê bao và nó cũng sử dụng
một trọng số cho mỗi tín hiệu điều khiển công suất ở kênh đường xuống. Đối với
hệ thống một ô phủ sóng, những trọng số này có thể coi như bằng nhau. Tín hiệu
pilot cũng được truyền đi trong bộ phát và được sử dụng bởi mỗi máy di động để
thiết lập mức công suất phát của nó cho kênh đường lên. Đối với hệ thống một ô
phủ sóng có điều khiển công suất, tất cả các tín hiệu trên kênh đường lên đều nhận
được tại BS thu với một cường độ như nhau.
Giả sử ta có N thuê bao thì tại BS tín hiệu thu được sẽ là tổng hợp của tín hiệu của
thuê bao nó đang phục vụ với công suất S và của nhiễu từ (N-1) thuê bao còn lại
có công suất của mỗi thuê bao cũng bằng S. Do đó, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu được
tính bởi:
𝑆 1
𝑆𝑁𝑅 = (𝑁−1)𝑆
= (4.13)
(𝑁−1)

Ngoài SNR, tỷ số của năng lượng bit trên tạp âm cũng là một tham số quan trọng
trong hệ thống truyền thông. Do đó, SNR tại BS thu có thể được tính bởi tỷ số
Eb/N0 bằng công thức [1]:
𝐸𝑏 𝑆 ⁄𝑅 𝑊 ⁄𝑅
= = (4.14)
𝑁0 (𝑁−1)(𝑆⁄𝑊) 𝑁−1

Trong đó, R là tốc độ bit của thông tin băng cơ sở, W là băng thông của hệ thống.
Nếu ta xét thêm cả tạp âm nhiệt η trong băng thông trải phổ thì công thức (4.14)
được viết thành:
𝐸𝑏 𝑊 ⁄𝑅
= (𝑁−1)+(𝜂⁄ (4.15)
𝑁0 𝑆)

Do đó, số lượng thuê bao có thể truy cập hệ thống được cho bởi công thức sau:
𝑊 ⁄𝑅
𝑁 =1+ − (𝜂 ⁄𝑆 ) (4.16)
𝐸𝑏 ⁄𝑁0

Trong đó, tỷ số W/R được gọi là tăng ích xử lý. Tạp âm nền quyết định bán kính
của ô phủ sóng với một mức công suất phát cụ thể.
Nếu một ô phủ sóng được chia làm 3 sector để giảm nhiễu và thoại được điều khiển
tắt khi không có hoạt động thoại nên ta có thêm hệ số hoạt động của thoại là α, khi
đó nhiễu trong công thức (4.15) trở thành (Ns-1)α với Ns là số thuê bao trong một

75
sector. Với việc sử dụng sector và hệ số hoạt động của thoại thì giá trị trung bình
của 𝐸𝑏 ⁄𝑁0, trong một sector được tính bằng:
𝐸𝑏 𝑊 ⁄𝑅
= (𝑁 (4.17)
𝑁0, 𝑠 −1)+(𝜂⁄𝑆)

Khi số lượng thuê bao lớn và dung lượng hệ thống bị giới hạn bởi nhiễu thay vì
tạp âm thì số lượng thuê bao được tính bởi:

1 𝑊 ⁄𝑅
𝑁𝑠 = 1 + [ 𝐸𝑏 ] (4.18)
𝛼 ,
𝑁0

Trong thực tế, hệ thống di động CDMA đều có kênh đường lên và đường xuống
riêng biệt, đồng thời các ô phủ sóng kế bên cùng dùng chung một tần số và mỗi
BS điều khiển công suất phát cho các thuê bao trong ô phục vụ của nó. Tuy nhiên,
một BS cụ thể không thể điều khiển công suất cho các thuê bao ở ô phủ sóng bên
cạnh và những thuê bao này sẽ trở thành các nguồn nhiễu nền tới ô phủ sóng đang
xét và làm giảm dung lượng của các kênh đường lên trên ô phủ sóng đang xét này.
Hình 5.10 mô tả một ví dụ của các thuê bao phân bố trong các ô lân cận có thể gây
nhiễu tới các kênh đường lên của thuê bao trong ô phủ sóng cạnh nó. Hệ số tái sử
dụng tần số của hệ thống CDMA đối với kênh đường lên được tính bởi:
𝑁0
𝑓= (4.19)
𝑁0 +∑𝑖 𝑈𝑖 𝑁𝑎𝑖

Trong đó, N0 là tổng công suất nhiễu thu được từ N-1 thuê bao cùng ô phủ sóng,
Ui là số thuê bao trong ô lân cận thứ i và Nai là công suất nhiễu trung bình của một
thuê bao trong ô thứ i gây ra tại ô phủ sóng đang xét. Trong ô phủ sóng đang xét,
công suất trung bình thu được từ các thuê bao trong ô phủ sóng lân cận là:

𝑁𝑎𝑖 = ∑𝑗 𝑁𝑖𝑗 ⁄𝑈𝑖 (4.20)

Trong đó, Nij là công suất thu được tại BS đang xét từ thuê bao thứ j trong ô phủ
sóng thứ i. Mỗi ô phủ sóng lân cận có thể có số lượng thuê bao khác nhau và mỗi
thuê bao ở ô ngoài bên cạnh sẽ gây ra các mức nhiễu khác nhau.
Và hiệu quả tái sử dụng tần số F được định nghĩa là:
𝐹 = 𝑓 ∗ 100% (4.21)

76
Hình 4.16 – Mô tả các thuê bao hoạt động trong mạng CDMA với các ô phủ sóng
sử dụng chung tần số và các thuê bao trong ô lân cận gây nhiễu lên kênh đường
lên của các ô bên cạnh

4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG


Sự khác nhau giữa mạng di động dựa trên công nghệ GSM và CDMA đã được chỉ
ra trong chương này. GSM dựa trên kỹ thuật đa truy cập phân chia theo thời gian
TDMA trong khi CDMA dựa trên công nghệ trải phổ với việc sử dụng các mã
riêng biệt để chuyển tín hiệu truyền đi thành băng rộng nhằm giảm tác động của
nhiễu. Do sử dụng công nghệ khác nhau nên dung lượng của hệ thống GSM và
CDMA phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như băng thống đối với GSM và nhiễu
đối với CDMA.

77
CHƯƠNG 5. MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TỐC ĐỘ CAO
3G, 4G
Với mục tiêu tăng tốc độ truyền dữ liệu cho mạng thông tin di động để có thể mang
được nhiều hơn nội dung thông tin với nhiều loại thông tin dữ liệu khác nhau từ
tiếng nói, audio, tới video độ phân giải cao, 3GPP liên tục đưa ra những công nghệ,
kỹ thuật mới để đáp ứng các yêu cầu trên của người dùng. Cho tới nay, mạng thông
tin di động đã trải qua thế hệ mạng 3G và đang ở mức tiệm cận 4G với tốc độ
truyền dữ liệu cho kết nối vô tuyến đạt khoảng 42Mbps cho kênh đường xuống và
tốc độ đỉnh 22Mbps cho kênh đường lên. Chương này đề cập nhiều kiến thức về
mạng 3G và 4G để thấy được những kỹ thuật mới được áp dụng cho việc làm tăng
tốc độ truyền dữ liệu.

5.1. MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 3- 3G UMTS


5.1.1. Tổng quan về mạng 3G
Trong những năm 90, trong khi mạng GSM được thương mại hóa thì cũng là lúc
ETSI (European Telecommunication Standards Institute) ở Châu Âu bắt đầu
nghiên cứu một chuẩn mới cho mạng di động thế hệ tiếp theo, được gọi là UMTS
(Universal Mobile Telecommunication System – Hệ thống viễn thông di động toàn
cầu) 3G. Cùng với Châu Âu, cũng có nhiều chương trình nghiên cứu về 3G diễn
ra tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Vào năm 1998, ETSI và ARIB (Association in Radio
Industries and Bussiness) đã lựa chọn WCDMA (Wideband CDMA) làm công

nghệ cho hệ thống UMTS.


Hình 5.1 – Quá trình phát triển của 3GPP lên mạng di động thế hệ 3G và 4G
78
Hình 5.1 thể hiện quá trình phát triển lên mạng di động 3G và hiện tại là 4G LTE
với các bản phát hành khác nhau mà bản phát hành sau thường là nâng cấp và mở
rộng của bản phát hành trước.
Đối với mạng truy cập vô tuyến WCDMA bản phát hành R99 sử dụng cả chuyển
mạch kênh và chuyển mạch gói cho các dịch vụ thoại, video, dịch vụ dữ liệu với
tốc độ dữ liệu đường xuống DL tối đa cho phép là 2 Mbps ở môi trường trong nhà
và đạt 384Kbps trong trường hợp máy di động di chuyển ở tốc độ thấp. Bản phát
hành R5 bổ sung thêm nhiều đặc tính quan trọng cho WCDMA với truy cập gói
đường xuống tốc độ cao (HSDPA – High Speed Downlink Packet Access) và bản
phát hành R6 cải thiện tốc độ kênh đường lên của mạng đi động tới tốc độ
5.76Mbps.
Phổ tần số của 3G được đề nghị trong dải tần 1885 -2025 và 2110-2200 MHz.
Trong phổ 230 MHz, UTRA của bản R99 gồm 2 x 60 MHz cho kỹ thuật FDD và
20 +15 MHz cho UTRA TDD. Giải pháp FDD sử dụng hai băng thông 5 MHz với
hai sóng mang phân cách nhau 190 MHz: đường lên có băng tần nằm trong dải
phổ từ 1920 MHz đến 1980 MHz, đường xuống có băng tần nằm trong dải phổ từ
2110 MHz đến 2170 Mhz. Mặc dù 5 MHz là độ rộng băng danh định, ta cũng có
thể chọn độ rộng băng từ 4,4 đến 5 MHz với nấc tăng là 200 KHz. Việc chọn độ
rộng băng đúng đắn cho phép ta tránh được nhiễu giao thoa nhất là khi khối 5 MHz
tiếp theo thuộc nhà khai thác khác. Giải pháp TDD sử dụng các tần số nằm trong
dải 1900 đến 1920 MHz và từ 2010 MHz đến 2025 MHz; ở đây đường lên và
đường xuống sử dụng chung một băng tần. Bảng 5.1 mô tả chi tiết phân bố tần số
của 3G đối với UTRA FDD.
Bảng 5.1 – Các dải tần số được khuyến nghị bởi 3GPP cho UTRA FDD

79
5.1.2. Kiến trúc mạng 3G UMTS
Mạng thông tin di động 3G lúc đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển mạch
gói (Packet Switch) và chuyển mạch kênh (Ciruit Switch) để truyền số liệu gói và
tiếng. Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch sử dụng công nghệ
ATM. Trên đường phát triển đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần được
thay thế bằng chuyển mạch gói. Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như
tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền trên cùng một môi trường IP bằng các
chuyển mạch gói. Hình 5.2 dưới đây cho thấy thí dụ về một kiến trúc tổng quát của
mạng di động 3G kết hợp cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói trong mạng
lõi. Các miền chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói (PS) được thể hiện bằng một
nhóm các đơn vị chức năng lôgic: trong thực hiện thực tế các miền chức năng này
được đặt vào các thiết bị và các nút vật lý. Chẳng hạn có thể thực hiện chức năng
chuyển mạch kênh (MSC/GMSC) và chức năng chuyển mạch gói (SGSN/GGSN)
trong một nút duy nhất để được một hệ thống tích hợp cho phép chuyển mạch và
truyền dẫn các kiểu phương tiện khác nhau: từ lưu lượng tiếng đến lưu lượng số
liệu dung lượng lớn.

Hình 5.2 – Kiến trúc tổng quan mạng thông tin di động 3G

RAN: Radio Access Network - Mạng truy cập vô tuyến


BTS: Base Transceiver Station - Trạm thu phát gốc
BSC: Base Station Controller - Bộ điều khiển trạm gốc
RNC: Rado Network Controller - Bộ điều khiển trạm gốc
CS: Circuit Switch- Chuyển mạch kênh
PS: Packet Switch - Chuyển mạch gói
SMS: Short Message Servive - Dịch vụ nhắn tin
Server
PSTN: Public Switched Telephone Network - Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
PLMN: Public Land Mobile Network - Mang di động công cộng mặt đất

80
3G UMTS có thể sử dụng hai kiểu mạng truy cập vô tuyến RAN. Kiểu thứ nhất sử
dụng công nghệ đa truy nhập WCDMA (Wide Band Code Devision Multiple
Acces: đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng) được gọi là UTRAN (UMTS
Terrestrial Radio Network: mạng truy nhập vô tuyến mặt đất của UMTS). Kiểu
thứ hai sử dụng công nghệ đa truy nhập TDMA được gọi là GERAN (GSM EDGE
Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến dưa trên công nghệ EDGE của
GSM). Cuốn sách này đề cập đến công nghệ 3G WCDMA UMTS.
5.1.2.1. Tổng quan về mạng WCDMA UMTS
WCDMA dựa trên kiến trúc phân tầng với các nút và các giao diện khác nhau được
mô tả trong hình 5.3 [2-3]. Một mạng UMTS bao gồm ba phần: thiết bị di động
(UE: User Equipment), mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN: UMTS
Terrestrial Radio Access Network), mạng lõi (CN: Core Network). UE bao gồm
ba thiết bị: thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị di động (ME) và module nhận dạng thuê
bao UMTS (USIM: UMTS Subscriber Identity Module). UTRAN gồm các hệ
thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network System) và mỗi RNS bao gồm RNC
(Radio Network Controller: bộ điều khiển mạng vô tuyến) và các Nút B nối với
nó. Mạng lõi CN bao gồm miền chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói và HE (Home
Environment: Môi trường nhà). HE bao gồm các cơ sở dữ liệu: AuC
(Authentication Center: Trung tâm nhận thực), HLR (Home Location Register: Bộ
ghi định vị thường trú) và EIR (Equipment Identity Register: Bộ ghi nhận dạng
thiết bị).
Mạng truy cập vô tuyến RAN
UTRAN là liên kết giữa người sử dụng và CN. Nó gồm các phần tử đảm bảo các
cuộc truyền thông UMTS trên vô tuyến và điều khiển chúng. UTRAN được định

Hình 5.3 – Kiến trúc mạng truy cập vô tuyến WCDMA và các giao diện

81
nghĩa giữa hai giao diện. Giao diện Iu giữa UTRAN và CN, gồm hai phần: IuPS
cho miền chuyển mạch gói và IuCS cho miền chuyển mạch kênh; giao diện Uu
giữa UTRAN và thiết bị người sử dụng. Giữa hai giao diện này là hai nút, RNC và
Nút B.
RNC (Radio Network Controller)
Trạm điều khiển mạng vô tuyến RNC (Radio Network Controller) chịu trách nhiệm
điều khiển một hay nhiều trạm gốc Nút B và điều khiển các tài nguyên của chúng.
Số lượng Nút B được nối tới một RNC có thể lớn nhất lên tới vài trăm trạm. RNC
đảm nhiệm việc thiết lập cuộc gọi, quản lý chất lượng dich vụ QoS và phân bổ tài
nguyên vô tuyến tới các ô phủ sóng mà nó phụ trách. Đây cũng chính là điểm truy
nhập dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối đến CN bằng hai kết nối,
một cho miền chuyển mạch gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch kênh
(MSC). Một nhiệm vụ quan trọng nữa của RNC là bảo vệ sự bí mật và toàn vẹn.
Sau thủ tục nhận thực và thỏa thuận khóa, các khoá bảo mật và toàn vẹn được đặt
vào RNC.
RNC có nhiều chức năng logic tùy thuộc vào việc nó phục vụ nút nào. Người sử
dụng được kết nối vào một RNC phục vụ (SRNC: Serving RNC). Khi người sử
dụng chuyển giao (Handoff) đến một RNC khác nhưng vẫn kết nối với RNC cũ,
một RNC trôi (DRNC: Drift RNC) sẽ cung cấp tài nguyên vô tuyến cho người sử
dụng, nhưng RNC phục vụ vẫn quản lý kết nối của người sử dụng đến CN. Khi
UE trong chuyển giao mềm giữa các RNC, tồn tại nhiều kết nối qua Iub và có ít
nhất một kết nối qua Iur. Chỉ một trong số các RNC này (SRNC) là đảm bảo giao
diện Iu kết nối với mạng lõi còn các R NC khác (DRNC) chỉ làm nhiệm vụ định
tuyến thông tin giữa các Iub và Iur. Chức năng cuối cùng của RNC là RNC điều
khiển (CRNC: Control RNC). Mỗi Nút B có một RNC điều khiển chịu trách nhiệm
cho các tài nguyên vô tuyến của nó. Như vậy có thể thấy rằng trong bản phát hành
R99, hầu hết các chức năng “thông minh” trong mạng truy cập vô tuyến đều nằm
ở RNC trong khi các Nút B chủ yếu làm việc như các modem.
Cuối cùng, RNC kết nối tới mạng Internet và các mạng điện thoại có dây PSTN
khác thông qua mạng lõi CN
Nút B (NodeB)
Trong UMTS trạm gốc được gọi là Nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện kết nối
vô tuyến vật lý giữa đầu cuối di động với nó. Nó nhận tín hiệu trên giao diện Iub
từ RNC và chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu. Nó cũng thực hiện

82
một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như "điều khiển công suất vòng
trong". Tính năng này để phòng ngừa vấn đề gần xa; nghĩa là nếu tất cả các đầu
cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu cuối gần Nút B nhất sẽ che lấp tín
hiệu từ các đầu cuối ở xa. Nút B kiểm tra công suất thu từ các đầu cuối khác nhau
và thông báo cho chúng giảm công suất hoặc tăng công suất sao cho Nút B luôn
thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu cuối.
Mạng lõi
Mạng lõi (CN) được chia thành ba phần, miền PS, miền CS và HE. Miền PS đảm
bảo các dịch vụ số liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến Internet và các
mạng số liệu khác và miền CS đảm bảo các dịch vụ điện thoại đến các mạng khác
bằng các kết nối TDM. Các Nút B trong CN được kết nối với nhau bằng đường
trục của nhà khai thác, thường sử dụng các công nghệ mạng tốc độ cao như ATM
và IP. Mạng đường trục trong miền CS sử dụng TDM còn trong miền PS sử dụng
IP.
SGSN
SGSN (SGSN: Serving GPRS Support Node: nút hỗ trợ GPRS phục vụ) là nút
chính của miền chuyển mạch gói. Nó nối đến UTRAN thông qua giao diện IuPS
và đến GGSN thông quan giao diện Gn. SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả kết nối
PS của tất cả các thuê bao. Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao: thông tin đăng ký thuê
bao và thông tin vị trí thuê bao.
GGSN
GGSN (Gateway GPRS Support Node: Nút hỗ trợ GPRS cổng) là một SGSN kết
nối với các mạng số liệu khác. Tất cả các cuộc truyền thông số liệu từ thuê bao đến
các mạng ngoài đều qua GGSN. Cũng như SGSN, nó lưu cả hai kiểu số liệu: thông
tin thuê bao và thông tin vị trí.
Môi trường nhà
Môi trường nhà (HE: Home Environment) lưu các hồ sơ thuê bao của hãng khai
thác. Nó cũng cung cấp cho các mạng phục vụ (SN: Serving Network) các thông
tin về thuê bao và về cước cần thiết để nhận thực người sử dụng và tính cước cho
các dịch vụ cung cấp. Tất cả các dịch vụ được cung cấp và các dịch vụ bị cấm đều
được liệt kê ở đây.
Các giao diện được sử dụng trong UMTS

83
Vai trò các các nút khác nhau của mạng chỉ được định nghĩa thông qua các giao
diện khác nhau. Các giao diện này được định nghĩa chặt chẽ để các nhà sản xuất
có thể kết nối các phần cứng khác nhau của họ.

 Giao diện Cu. Giao diện Cu là giao diện chuẩn cho các card thông minh. Trong
UE đây là nơi kết nối giữa USIM và UE
 Giao diện Uu. Giao diện Uu là giao diện vô tuyến của WCDMA trong UMTS.
Đây là giao diện mà qua đó UE truy nhập vào phần cố định của mạng. Giao
diện này nằm giữa Nút B và đầu cuối.
 Giao diện Iu. Giao diện Iu kết nối UTRAN và CN. Nó gồm hai phần, IuPS cho
miền chuyển mạch gói, IuCS cho miền chuyển mạch kênh. CN có thể kết nối
đến nhiều UTRAN cho cả giao diện IuCS và IuPS. Nhưng một UTRAN chỉ
có thể kết nối đến một điểm truy nhập CN.
 Giao diện Iur. Đây là giao diện RNC-RNC. Ban đầu được thiết kế để đảm bảo
chuyển giao mềm giữa các RNC, nhưng trong quá trình phát triển nhiều tính
năng mới được bổ sung. Giao diện này đảm bảo bốn tính năng nổi bật sau:
1. Di động giữa các RNC
2. Lưu thông kênh riêng
3. Lưu thông kênh chung
4. Quản lý tài nguyên toàn cục

 Giao diện Iub. Giao diện Iub nối Nút B và RNC. Khác với GSM đây là giao
diện mở.

5.1.2.2. Cấu trúc của giao thức WCDMA


WCDMA UMTS là một trong các tiêu chuẩn của IMT-2000 nhằm phát triển của
GSM để cung cấp các khả năng cho thế hệ ba. WCDMA UMTS sử dụng mạng đa
truy nhập vô tuyến trên cơ sở WCDMA và mạng lõi được phát triển từ GSM/GPRS.
WCDMA có thể có hai giải pháp cho giao diện vô tuyến: ghép song công phân
chia theo tần số (FDD: Frequency Division Duplex) và ghép song công phân chia
theo thời gian (TDD: Time Division Duplex). Cả hai giao diện này đều sử dụng
trải phổ chuỗi trực tiếp (DS-CDMA). Giải pháp thứ nhất sẽ được triển khai rộng
rãi còn giải pháp thứ hai chủ yếu sẽ được triển khai cho các ô nhỏ (Micro và Pico
cell).
Giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD (để đơn giản ta sẽ bỏ qua ký hiệu FDD nếu
không xét đến TDD) hoàn toàn khác với GSM và GPRS, WCDMA sử dung
84
phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp với tốc độ chip là 3,84 Mcps. Trong WCDMA
mạng truy nhập vô tuyến được gọi là UTRAN. Các phần tử của UTRAN rất khác
với các phần tử ở mạng truy nhập vô tuyến của GSM. Vì thế khả năng sử dụng lại
các BTS và BSC của GSM là rất hạn chế. Một số nhà sản xuất cũng đã có kế hoạch
nâng cấp các GSM BTS cho WCDMA. Đối với các nhà sản suất này có thể chỉ
tháo ra một số bộ thu phát GSM từ BTS và thay vào đó các bộ thu phát mới cho
WCDMA. Một số rất ít nhà sản suất còn lập kế hoạch xa hơn. Họ chế tạo các BSC
đồng thời cho cả GSM và WCDMA. Tuy nhiên đa phần các nhà sản suất phải thay
thế GSM BSC bằng RNC mới cho WCDMA.
WCDMA sử dụng rất nhiều kiến trúc của mạng GSM, GPRS hiện có cho mạng
của mình. Các phần tử như MSC, HLR, SGSN, GGSN có thể được nâng cấp từ
mạng hiện có để hỗ trợ đồng thời WCDMA và GSM.
Giao diện vô tuyến của WCDMA [3] được xây dựng trên ba kiểu kênh: kênh logic,
kênh vận chuyển và kênh vật lý. Kênh logic được hình thành trên cơ sở đóng gói
các thông tin từ lớp cao trước khi sắp xếp vào kênh vận chuyển. Nhiều kênh vận
chuyển được ghép chung vào kênh vật lý. Kênh vật lý được xây dựng trên công
nghệ đa truy nhập CDMA kết hợp với FDMA/FDD. Mỗi kênh vật lý được đặc
trưng bởi một cặp tần số và một mã trải phổ. Ngoài ra kênh vật lý đường lên còn
được đặc trưng bởi góc pha.
Các lớp giao thức khác nhau được sử dụng trong WCDMA được cho trên hình 5.4.
Ngăn xếp giao thức của giao diện vô tuyến bao gồm 3 lớp giao thức:

 Lớp vật lý (L1). Đặc tả các vấn đề liên quan đến giao diện vô tuyến như điều
chế và mã hóa, trải phổ v.v..
 Lớp liên kết nối số liệu (L2). Lập khuôn số liệu vào các khối số liệu và đảm
bảo truyền dẫn tin cậy giữa các nút lân cận hay các thực thể đồng cấp
 Lớp mạng (L3). Đặc tả đánh địa chỉ và định tuyến
Mỗi khối thể hiện một trường hợp của giao thức tương ứng. Đường không liền nét
thể hiện các giao diện điều khiển và đo lường, qua đó giao thức RRC điều khiển
và lập cấu hình các lớp dưới.
Lớp 3 và RLC được chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển (C-Plane) và
mặt phẳng người sử dụng (U-Plane). PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U. Trong
mặt phẳng C lớp 3 bao gồm RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên
vô tuyến) kết cuối tại RAN và các lớp con cao hơn: MM (Mobility Management)

85
Hình 5.4 - Kiến trúc các lớp của giao thức vô tuyến WCDMA

và CC (Connection Management), GMM (GPRS Mobility Management), SM


(Session Management) kết cuối tại mạng lõi (CN).
Lớp 2 được chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control: Điều khiển
truy nhập môi trường) và RLC (Radio link Control: điều khiển liên kết), PDCP
(Packet Data Convergence Protocol: Giao thức hội tụ số liệu gói) và BMC
(Broadcast/Multicast Control: Điều khiển quảng bá/đa phương ).
Dữ liệu thuê bao từ mạng lõi (dạng gói dữ liệu IP) đầu tiên được xử lý bởi Giao
thức hội tụ số liệu gói PDCP (Packet Data Convergence Protocol) bằng cách nén
tiêu đề header. Thông thường gói dữ liệu IP có kích thước phần tiêu đề khá lớn:
40 byte đối với IPV4 và 60 byte đối với IPV6 nên để tiết kiệm tài nguyên vô tuyến,
phần tiêu đề thường được nén lại cho hiệu quả.
Điều khiển liên kết RLC (Radio Link Control) có trách nhiệm phân mảnh các gói
IP thành các gói kích thước nhỏ hơn với tên gọi Đơn vị dữ liệu giao thức RLC
(RLCPDU – RLC Protocol Data Unit). Tại phía thu, RLC thực hiện công việc
tương tự để lắp ghép lại các phân mảnh thu được. Đối với các dịch vụ dữ liệu, RLC
đồng thời thực hiện việc yêu cầu truyền lại các RLC PDU bị lỗi. Đối với mỗi PDU
nhận được không chính xác, RLC đưa ra yêu cầu truyền lại. Nhu cầu truyền lại này
được chỉ thị bởi thực thể RLC tại phía thu đưa ra tới thực thể RLC tương ứng tại
phía phát dưới dạng các báo cáo trạng thái.

86
Lớp điều khiển truy cập kênh truyền MAC (Medium Access Control) cung cấp dịch
vụ cho lớp RLC thông qua các kênh logic. Lớp MAC có thể ghép dữ liệu từ nhiều
kênh logic lại với nhau. MAC quyết định định dạng vận chuyển của dữ liệu trước
khi được gửi tới lớp tiếp theo - lớp vật lý. Thực chất, định dạng vận chuyển là tốc
độ dữ liệu tức thời trên đường truyền vô tuyến và được chuyển thành các khối vận
chuyển truyền đi trên các kênh vận chuyển (transport channel) trước khi đưa đến
lớp vật lý để lớp này sắp xếp chúng lên các kênh vật lý.
Trong mỗi khoảng thời gian truyền TTI (Transmission Time Interval), một hoặc
vài khối vận chuyển được đưa từ lớp MAC vào lớp vật lý để thực hiện mã hóa, xáo
trộn, ghép kênh, trải phổ .. trước khi dữ liệu được truyền đi. Vì vậy, đối với
WCDMA, TTI là khoảng thời gian thực hiện việc xáo trộn và khoảng thời gian cần
thiết để truyền khối vận chuyển qua giao diện vô tuyến. Giá trị TTI càng lớn tức
là thời gian phân tập càng lớn nhưng ngược lại thời gian trễ lại dài hơn. Trong bản
phát hành đầu tiên R99, WCDMA có độ dài TTI là 10, 20,40 và 80ms. Nhưng kỹ
thuật HSPA sau này đã giảm TTI xuống còn 2ms nhằm làm giảm thời gian trễ.
Để có thể cung cấp các tốc độ dữ liệu khác nhau, MAC có thể thay đổi định dạng
vận chuyển giữa các TTI liên tiếp. Định dạng vận chuyển bao gồm vài tham số mô
tả dữ liệu được truyền như thế nào trong một TTI. Bằng cách thay đổi kích thước
khối vận chuyển và/hoặc số lượng khối vận chuyển, tốc độ truyền dữ liệu sẽ thay
đổi khác nhau.
Lớp thấp nhất của ngăn xếp giao thức của giao diện vô tuyến là lớp vật lý. Lớp vật
lý đảm trách việc mã hóa, trải phổ và điều chế dữ liệu cũng như điều chế tần số vô
tuyến sóng mang.
PDCP, RLC MAC và lớp vật lý cấu hình nên giao thức điều khiển tài nguyên vô
tuyến RRC (Radio Resource Control). RRC thực thi kiểm soát đăng nhập mạng,
các quyết định chuyển giao và quản lý thiết lập hoạt động cho chuyển giao mềm
(soft handover). Bằng cách thiết lập các thông số ở các lớp RLC, MAC và lớp vật
lý một cách hợp lý, RRC có thể cung cấp các QoS theo các yêu cầu được đưa ra từ
mạng lõi cho từng dịch vụ cụ thể.
Các kênh của WCDMA được chia thành các loại kênh sau đây:

 Kênh vật lý (Physical Channel): Kênh mang số liệu trên giao diện vô tuyến.
Mỗi kênh vật lý có một trải phổ mã định kênh duy nhất để phân biệt với kênh
khác. Một người sử dụng tích cực có thể sử dụng các kênh vật lý riêng, chung
hoặc cả hai. Kênh riêng là kênh vật lý dành riêng cho một UE còn kênh chung
được chia sẻ giữa các UE trong một ô.
87
 Kênh vận chuyển (Transport Channel): Kênh do lớp vật lý cung cấp cho lớp 2
để truyền số liệu. Các kênh vận chuyển được sắp xếp lên các kênh vật lý
 Kênh Logic (Logical Channel): Kênh được lớp con MAC của lớp 2 cung cấp
cho lớp cao hơn. Kênh logic được xác định bởi kiểu thông tin mà nó truyền.

Kênh logic
Các kênh logic được chia thành hai nhóm: các kênh điều khiển (CCH: Control
Channel) để truyền thông tin điều khiển và các kênh lưu lượng (TCH: Traffic
Channel) để truyền thông tin của người sử dụng.
Kênh vận chuyển

Các kênh lôgic được lớp MAC chuyển đổi thành các kênh vận chuyển. Tồn tại hai
kiểu kênh vận chuyển: các kênh riêng và các kênh chung. Điểm khác nhau giữa
chúng là: kênh chung là tài nguyên được chia sẻ cho tất cả hoặc một nhóm các
người sử dụng trong ô, còn kênh riêng được ấn định riêng cho một người sử dụng
duy nhất. Các kênh vận chuyển chung bao gồm: BCH (Broadcast channel: Kênh
quảng bá), FACH (Fast Access Channel: Kênh truy nhập nhanh), PCH (Paging
Channel: Kênh tìm gọi), DSCH (Down Link Shared Channel: Kênh chia sẻ đường
xuống), CPCH (Common Packet Channel: Kênh gói chung). Kênh riêng chỉ có
một kênh duy nhất là DCH (Dedicated Channel: Kênh riêng). Kênh vận chuyển
chung có thể được áp dụng cho tất cả các người sử dụng trong ô hoặc cho một
người hoặc nhiều người đặc thù. Khi kênh vận chuyển chung được sử dụng để phát
thông tin cho tất cả các ngừơi sử dụng thì kênh này không cần có địa chỉ. Chẳng
hạn kênh BCH để phát thông tin quảng bá cho tất cả các người sử dụng trong ô.
Khi kênh vận chuyển chung áp dụng cho một người sử dụng đặc thù, thì cần phát
nhận dạng người sử dụng trong băng (trong bản tin sẽ được phát). Kênh PCH là
kênh vận chuyển chung được sử dụng để tìm gọi một UE đặc thù sẽ chứa thông tin
nhận dạng người sử dụng bên trong bản tin phát.
Kênh vật lý
Một kênh vật lý được coi là tổ hợp của tần số, mã ngẫu nhiên, mã định kênh và cả
pha tương đối (đối với đường lên). Kênh vật lý (Physical Channel) bao gồm các
kênh vật lý riêng (DPCH: Dedicated Physical channel) và kênh vật lý chung
(CPCH: Common Physical Channel).
5.1.2.3. Hoạt động của lớp vật lý
Chức năng cơ bản của lớp vật lý WCDMA là trải phổ dữ liệu thành các ký tự để
truyền với tốc tốc độ 3.84Mchip/s. Để làm được việc này, lớp vật lý phải thực hiện
88
các công đoạn như mã hóa, ghép kênh vận chuyển và điều chế tần số sóng mang.
Các quy trình cơ bản trong lớp vật lý WCDMA được thể hiện trong hình 5.5.

Hình 5.5 – Các khối xử lý trong lớp vật lý giao thức vô tuyến WCDMA

Đối với mỗi khối vận chuyển được truyền đi, lớp vật lý của bên phát, đầu tiên sẽ
bổ sung CRC cho từng khối vận chuyển để phát hiện lỗi ở phía thu của dữ liệu cần
truyền. Nếu bên thu phát hiện có lỗi của dữ liệu, giao thức RLC của phía thu được
thông báo và yêu cầu truyền lại dữ liệu. Sau khi CRC được gắn thêm, dữ liệu được
mã hóa bởi mã Turbo với tốc độ 1/3. Khối phù hợp tốc độ sử dụng kỹ thuật
puncture hoặc lặp lại của các bit được mã hóa nhằm tinh chỉnh tốc độ mã và các
kênh vận chuyển được xáo trộn có thể được ghép với nhau thành một dòng duy
nhất của các bit được trải phổ và sau đó được điều chế. Đối với kênh đường xuống,
điều chế QPSK được sử dung trong khi kênh đường lên sử dụng điều chế BPSK.
Số liệu sau xáo trộn được bổ sung thêm các bit hoa tiêu và các bit điều khiển công
suất phát (TPC: Transmit Power Control)), được sắp xếp lên các nhánh I và Q của
QPSK và được trải phổ hai lớp (trải phổ và ngẫu nhiên hoá). Chuỗi chip sau ngẫu
nhiên hoá được giới hạn trong băng tần 5 MHz bằng bộ lọc Nyquist cosin tăng căn
hai (hệ số dốc bằng 0,22) và được chuyển sang một kênh vật lý và tiếp theo được
biến đổi vào tương tự bằng bộ biến đổi số vào tương tự (D/A) để đưa lên điều chế
vuông góc cho sóng mang. Mỗi kênh vật lý tương ứng với một mã trải phổ duy
nhất và được sử dụng để phân biệt việc truyền thông tin giữa các thuê bao khác
89
nhau. Tín hiệu trung tần (IF) sau điều chế được biến đổi nâng tần vào sóng vô
tuyến (RF) trong băng tần 2 GHz, sau đó được đưa lên khuyếch đại trước khi
chuyển đến anten để phát vào không gian. Tại phía thu, tín hiệu thu được bộ
khuyếch đại đại tạp âm thấp (LNA) khuyếch đại, được biến đổi vào trung tần (IF)
thu rồi được khuyếch đại tuyến tính bởi bộ khuyếch đại AGC (tự điều khuyếch).
Sau khuyếch dại AGC tín hiệu được giải điều chế để được các thành phần I và Q.
Các tín hiệu tương tự của các thành phần này được biến đổi vào số tại bộ biến đổi
A/D, được lọc bởi bộ lọc Nyquist cosine tăng căn hai và được phân chia theo thời
gian vào một số thành phần đường truyền có các thời gian trễ truyền sóng khác
nhau. Máy thu RAKE chọn các thành phần lớn hơn một ngưỡng cho trước). Sau
giải trải phổ cho các thành phần này, chúng được kết hợp bởi bộ kết hợp máy thu
RAKE, tín hiệu tổng được giải đan xen, giải mã kênh (giải mã sửa lỗi), được phân
kênh thành các khối vận chuyển TB và được phát hiện lỗi. Cuối cùng chúng được
đưa đến lớp cao hơn. Hình 5.6 cho ta thấy chi tiết các khối chức năng trong máy
thu và máy phát 3G WCDMA.
Trong kênh đường xuống, dữ liệu tới một thuê bao xác định bao gồm cả các thông
tin điều khiển cần thiết được mang trên kênh DPCH được điều chế QPSK tương
ứng với một mã OVSF. Bằng cách thay đổi hệ sô trải phổ, có thể có được các tốc

Hình 5.6 - Sơ đồ khối máy phát (a) và máy thu vô tuyến (b) trong mạng 3G WCDMA

90
độ khác nhau cho kênh DPCH. Hệ số trải phổ được xác định bởi định dạng vận
chuyển mà chúng được lựa chọn bởi lớp MAC.
Một trong số các mã quan trọng nhất là mã dùng để truyền tín hiệu tham chiếu
trong WCDMA là kênh Pilot chung CPICH (Common Pilot Channel). Kênh
CPICH chứa các thông tin đã biết và được các UE trong cùng một ô phủ sóng sủ
dụng như một tham chiếu cho mục đích ước lượng kênh đường xuống. Ngoài ra
còn có thể ấn định trước các kênh điều khiển khi nó chứa thông tin điều khiển của
một ô phủ sóng cụ thể.
Vì các kênh vật lý được phân biệt nhau bởi các mã OVSF nên việc truyền trên các
kênh vật lý khác nhau là trực giao và không gây nhiễu với nhau. Do đó kênh
WCDMA đường xuống thường được coi như là trực giao. Tuy nhiên, tại phía thu,
tính trực giao sẽ bị mất đi từng phần trong trường hợp kênh chọn lọc tần số và nó
làm cho tín hiệu thu bị mất và gây nên nhiễu giữa các các mã khác nhau được dùng
trên các kênh đường xuống. Hiện tượng này có thể được khắc phục nhờ bộ cân
bằng equalizer.
WCDMA cũng hỗ trợ chế độ truyền không đồng bộ khi việc truyền thông tin từ
các ô phủ sóng khác nhau không được đồng bộ về thời gian. Để phân biệt các ô
phủ sóng khác nhau, scrambling được sử dụng cho kênh đường xuống cho từng ô
phủ sóng cụ thể. Một thuê bao đang trao đổi thông tin ở một ô phủ sóng sẽ bị gây
nhiễu bởi việc truyền phát ở các ô bên cạnh do chuỗi scrambling không có tính
trực giao. Nhiễu này sẽ bị triệt tiêu bởi thuê bao nhận với một hệ số tỷ lệ thuận với
tăng ích xử lý.
Trong kênh đường lên, dữ liệu được mang trên kênh dữ liệu vật lý dành riêng
DPDCH (Dedicated Physical Data Channel) được điều chế BPSK. Giống như kênh
đường xuống, tốc độ DPDCH có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào các hệ số
trải phổ khác nhau. Không giống kênh đường xuống nơi tín hiệu pilot chung được
sử dụng, truyền tín hiệu ở kênh đường lên lại bắt nguồn từ các vị trí khác nhau. Do
vậy, tín hiệu pilot chung không thể dùng được và mỗi thuê bao phải có một tín
hiệu pilot riêng. Tín hiệu này được mang trên kênh điều khiển vật lý dành riêng
DPCCH (Dedicated Physical Control Channel). Kênh DPCCH cũng mang thông
tin về định dạng vận chuyển của dữ liệu cần truyền trên DPCCH. Thông tin này
được yêu cầu bởi lớp vật lý trong Nút B nhằm đảm bảo cho việc giải điều chế được
chính xác.
Scrambling theo thuê bao cụ thể được sử dụng trong WCDMA kênh đường lên và
mã kênh chỉ được sử dụng để phân biệt các kênh vật lý khác nhau từ cùng một đầu
91
cuối. Do đó, một tập hợp giống nhau của các mã kênh có thể được sử dụng bởi
nhiều UE. Vì việc truyền thông tin từ các đầu cuối khác nhau không được đồng bộ
về thời gian nên việc phân biệt các đầu cuối khác nhau bằng cách sử dụng các mã
OVSF là không thể. Vì vậy, kênh được lên được cho là không trực giao và việc
truyền thông tin của các thuê bao khác nhau sẽ gây nhiễu lẫn nhau.
Do kênh đường lên không trực giao nên việc điều khiển công suất vòng kín nhanh
là cần thiết trong WCDMA. Với điều khiển công suất vòng kín nhanh, Nút B đo
tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SIR thu được trên kênh DPCCH từ mỗi đầu cuối và liên
tục gửi yêu cầu với tần suất 1500 lần/s để điều chỉnh công suất phát hợp lý. Mục
đích của việc điều khiển công suất là để đảm bảo rằng mức SIR thu được trên kênh
DPCCH có giá trị thích hợp cho từng thuê bao. Lưu ý rằng SIR được yêu cầu phụ
thuộc vào tốc độ dữ liệu. Mục tiêu SIR này có thể là rất khác nhau đối với các thuê
bao khác nhau. Nếu mức SIR thấp hơn mục tiêu làm cho giải điều chế không chính
xác thì Nút B yêu cầu UE tăng công suất phát. Tương tự, nếu mức SIR vượt trên
mức mục tiêu và cao không cần thiết thì UE được hướng dẫn để giảm công suất
phát. Nếu điều khiển công suất không được thực thi thì nhiễu giữa các thuê bao có
thể làm cho thông tin từ một số thuê bao có thể không giải mã được. Điều này
thường được mô tả như là hiện tượng được gọi là vấn đề gần-xa – tức là việc truyền
thông tin của một thuê bao gần trạm thu phát gốc sẽ nhận được tại trạm với công
suất lớn hơn hẳn so với công suất tín hiệu nhận được từ thuê bao xa trạm nên làm
cho việc giải điều chế đối với thuê bao ở xa là bất khả thi ngoại trừ điều khiển công
suất được sử dụng.
Điều khiển công suất vòng kín cũng được sử dụng ở kênh đường xuống nhưng
không phải để xử lý vấn đề gần-xa do các kênh đường xuống là trực giao. Tuy
nhiên, nó được sử dụng để loại bỏ fading nhanh bằng cách thay đổi công suất phát:
khi điều kiện kênh truyền thuận lợi thì giảm công suất phát và ngược lại. Điều này
giúp làm giảm công suất phát trung bình đồng thời giảm nhiễu giữa các ô phủ sóng
và cải thiện dung lượng hệ thống.
Chuyển giao mềm cũng là một đặc tính quan trong của WCDMA. Chuyển giao
mềm nghĩa là một đầu cuối có thể kết nối với nhiều ô phủ sóng tức là với nhiều
Nút B cùng một lúc và thường xảy ra với các đầu cuối ở gần rìa của các ô phủ sóng
để làm tăng chất lượng kết nối. Tập hợp các ô phủ sóng mà UE cùng kết nối được
gọi là tập hợp hoạt động. Các ô thuộc tập hợp hoạt động này được xác định bởi
RNC dựa vào các giá trị đo đạc từ UE.

92
Trong kênh đường xuống, chuyển giao mềm thể hiện rằng dữ liệu tới UE được
truyền đồng thời từ nhiều ô phủ sóng. Điều này tạo ra sự phân tập chống lại fading
– khả năng điều kiện kênh tức thời từ các ô phủ sóng đều xấu như nhau càng thấp
khi số lượng các ô phủ sóng trong tập hợp hoạt động càng nhiều.
Chuyển giao mềm kênh đường lên thể hiện rằng việc truyền thông tin từ một UE
sẽ được nhận tại nhiều ô phủ sóng. Các ô phủ sóng có thể thuốc các Nút B khác
nhau. Việc nhận dữ liệu tại nhiều vị trí có một lợi ích cơ bản do nó tạo ra sự phân
tập chống lại fading. Trong trương hợp các ô phủ sóng nhận tín hiệu kênh đường
lên nằm trong cùng một Nút B thì tổng hợp các tín hiệu thu được sẽ được xử lý bởi
lớp vật lý của bên thu. Thông thường, một bộ thu RAKE được sử dụng trong trường
hợp này. Tuy nhiên, nếu các ô lại nằm trong các Nút B khác nhau, việc tổng hợp
tín hiệu lại không diễn ra lại bộ thu RAKE. Thay vì đó, mỗi Nút B sẽ cố gắng giải
mã tín hiệu nhận được và chuyển dữ liệu nhận được chính xác tới RNC. Miễn là ít
nhất có một Nút B nhận được dữ liệu chính xác thì thông tin sẽ được nhận thành
công và RNC sẽ loại bỏ các thông tin trùng lặp trong trường hợp nhiều Nút B đều
nhận chính xác thông tin và chỉ chuyển tiếp một bản sao chép của mỗi đơn vị dữ
liệu nhận chính xác này. Trong trường hợp không có Nút B nào nhận được dữ liệu
một cách chính xác thì RLC sẽ yêu cầu gửi lại. Chuyển giao mềm là một trong
những lý do chính giải thích tại sao RLC lại được đặt ở RNC chứ không phải trong
Nút B.
5.1.2.4. Phân bố tài nguyên và phiên dữ liệu gói
Tại thời điểm thiết lập cuộc gọi khi một kết nối được thiết lập giữa một UE và
mạng truy cập vô tuyến, RNC kiểm tra lượng tài nguyên mà UE cần cho một phiên
dữ liệu.
Trong kênh đường xuống, về nguyên tắc, tài nguyên bao gồm thông số mã hóa
kênh và công suất phát. Vì RNC đảm nhiệm việc ấn định tài nguyên nên RNC biết
được nhánh nào của kê mã hóa kênh đang chưa được sử dụng cho bất cứ thuê bao
nào. Các thông số đo được trong Nút B cung cấp cho RNC thông tin về lượng công
suất phát trung bình khả thi.
Trong kênh đường lên, do bản chất không trực giao nên không có giới hạn cho mã
hóa kênh. Thay vào đó, tài nguyên trong trường hợp này là lượng nhiễu tăng cường
mà ô phủ sóng vẫn có thể chịu được. Lượng nhiễu này thường được gọi là tăng tạp
âm hay tăng nhiệt. Tăng tạp âm được định nghĩa (I0 + N0)/N0, trong đó I0 và N0 lần
lượt là mật độ phổ công suất do phát kênh đường lên và tạp âm nền và chúng là
phép đo tăng nhiễu do các hoạt động phát sóng. Nếu lượng tăng tạp âm lớn sẽ gây
93
ra thiếu hụt phủ sóng trên một số kênh- một thuê bao có thể không đảm bảo đủ
công suất phát để đạt được Eb/N0 yêu cầu tại trạm thu phát gốc. Do đó, phần điều
khiển tài nguyên vô tuyến trong RNC phải giữ cho việc tăng tạp âm trong một giới
hạn nhất định. Nút B cung cấp giá trị đo của kênh đường lên để RNC ước lượng
được tải đường lên.
Miễn là có đủ tài nguyên cho cả kênh đường lên và kênh đường xuống, RNC chấp
nhận cho UE kết nối ở trong ô phủ sóng và cung cấp kênh vật lý dành riêng cho
từng hướng kết nối. RNC đảm bảo lượng tài nguyên tương đương với tốc độ dữ
liệu lớn nhất mà UE có thể truyền trong suốt cuộc gọi. Trong kênh đường xuống,
một nhánh của cây mã cần được giữ lại ứng với hệ số trải phổ nhỏ nhất có thể được
yêu cầu trong suốt phiên. Tương tự, trong kênh đường lên, RNC phải đảm bảo rằng
nhiễu cực đại trong một ô phủ sóng không được vượt quá giới hạn ngay cả khi UE
truyền ở tốc độ cao nhất.
Trong suốt thời gian của phiên truyền dữ liệu, tốc độ truyền có thể thay đổi do phụ
thuộc vào tình trạng lưu lượng. Điều này dẫn tới công suất phát sẽ khác nhau phụ
thuộc vào tốc độ dữ liệu tức thời. Tuy nhiên, lượng cây mã được ấn định cho một
thuê bao cụ thể cho kênh đường xuống là không đổi trong suốt phiên dữ liệu. Hơn
nữa, vì việc lựa chọn định dạng vận chuyển kênh đường xuống là của RNC nên nó
không biết được công suất tiêu thụ tức thời của Nút B. RRC do đó phải sử dụng
một mức dự trữ cụ thể khi cho phép các thuê bao kết nối để đảm bảo rằng công
suất phát vừa đủ là khả thi cho mội định dạng vận chuyển mà lớp MAC có thể lựa
chọn. Tương tự như vậy, đối với kênh đường lên, RRC chỉ có thể biết được mức
nhiễu trung bình của kênh đường lên và do đó phải đảm bảo dự trữ đủ để xử lý
trong trường hợp tất cả UE đều bỗng nhiên lựa chọn định dạng vận chuyển tương
ứng với tốc độ dữ liệu cao nhất tức là công suất phát cũng cao nhất. Nói cách khác,
lượng tài nguyên để dành cho một thuê bao là cố định trong toàn bộ thời gian của
phiên dữ liệu. Cơ chế này thích hợp với dịch vụ yêu cầu tốc độ dữ liệu ít thay đổi
ví dụ như dịch vụ thoại hay truyền video tương tác.
HSDPA – Truy cập gói đường xuống tốc độ cao 3.5G
HSDPA (High-speed Downlink Packet Access ) [3] là sự mở rộng quan trọng của
giao diện vô tuyến WCDMA với việc nâng cao hiệu năng của kênh dữ liệu đường
xuống. Mục tiêu là tăng tốc độ dữ liệu đỉnh lên tới 14 Mbps, giảm trễ và tăng dung
lượng mạng. Tốc độ đỉnh của kênh đường xuống có thể đạt tới 14 Mbps. Một đặc
tính quan trọng của HSDPA là truyền dữ liệu trên kênh chia sẻ tức là một phần
nhất định tài nguyên vô tuyến của kênh đường xuống trong một ô bao gồm mã hóa
94
kênh, công suất phát có thể được chia sẻ một cách linh hoạt cho các thuê bao. Điều
này cho phép ấn định nhanh một phần dung lượng của kênh đường xuống cho một
thuê bao cụ thể khi yêu cầu về dữ liệu thay đổi liên tục tức thời. Ngoài ra, một số
kỹ thuật được sử dụng bao gồm điều chế bậc cao, truyền dẫn đa mã, điều khiển tốc
độ, phân bố tài nguyên kênh dựa trên điều kiện kênh và ARQ lai nhanh dùng kết
hợp mềm. Các đặc tính mới hơn là các kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-
DSCH và giao thức MAC tốc độ cao (MAC-hs) tại trạm thu phát gốc.
Phân bố tài nguyên kênh là một thành phần quan trọng vì nó điểu khiển việc thuê
bao nào được sử dụng kênh chung tại một thời điểm nhất định với tốc độ là bao
nhiêu theo cơ chế điều khiển tốc độ. Do đó, hoạt động của khối này quyết định lớn
tới hiệu năng hoạt động của toàn bộ mạng, đặc biệt trong điều kiện tải lớn.
Kỹ thuật ARQ lai nhanh dùng kết hợp mềm cho phép thiết bị đầu cuối yêu cầu
truyền lại khối vận chuyển nhận được bị lỗi, tinh-chỉnh hiệu quả tốc độ mã và bù
lỗi do cơ chế thích ứng đường truyền. Kết hợp mềm chỉ ra rằng thiết bị đầu cuối
không hủy thông tin mềm trong trường hợp nó không thể giải mã một khối vận
chuyển như giao thức ARQ thông thường vẫn làm mà nó kết hợp thông tin mềm
từ các lần gắng truyền trước đo với lần truyền lại hiện tại để tăng xác suất giả mã
thành công.
Điều khiển tốc độ là kỹ thuật điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với điều kiện đường
truyền vô tuyến tức thời. Tốc độ dữ liệu được điều chỉnh thông qua sự thay đổi
phương pháp điều chế (QPSK hay 16QAM) và tốc độ mã hóa kênh.
HSPA+ được giới thiệu trong 3GPP bản phát hành 7 tăng hơn nữa tốc độ dữ liệu
bằng cách sử dụng các kỹ thuật như điều chế 64QAM, anten đa đầu vào đa đầu ra
MIMO và HSDPS sóng mang kép.

5.2. MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE


5.2.1. Tổng quan về mạng 4G
LTE (viết tắt của cụm từ Long Term Evolution), công nghệ này được coi như công
nghệ di động thế hệ thứ 4. 4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc
độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Hình
5.7 cho ta thấy quá trình phát triển từ mạng 3G WCDMA UMTS, rồi HSPA (3.5G)
và đến mạng 4G LTE [3].
Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 sang thế hệ 4 phát triển qua giai đoạn trung
gian là thế hệ 3.5 có tên là mạng truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA.
Mạng di động thế hệ 4 - 4G LTE là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho
95
Hình 5.7 – Quá trình phát triển mạng di động tốc độ cao từ 3G WCDMA tới LTE

phép vận chuyển dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho
đến 1.5 Gbps. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G
có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Mbps khi di chuyển và tới 1 Gbps khi đứng yên,
cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao.
Mạng di động thế hệ 4 dùng kỹ thuật vận chuyển truy cập phân chia theo tần số
trực giao OFDM, là kỹ thuật nhiều tín hiệu được gởi đi cùng một lúc nhưng trên
những tần số khác nhau. Trong kỹ thuật OFDM, chỉ có một thiết bị truyền tín hiệu
trên nhiều tần số độc lập (từ vài chục cho đến vài ngàn tần số). Thiết bị 4G sử dụng
máy thu vô tuyến xác nhận bởi phần mềm SDR (Software - Defined Radio) cho
phép sử dụng băng thông hiệu quả hơn bằng cách dùng đa kênh đồng thời. Tổng
đài chuyển mạch mạng 4G chỉ dùng chuyển mạch gói, do đó, giảm trễ thời gian
truyền và nhận dữ liệu [4].
Mạng di động 4G cung cấp QoS và tốc độ truyền dữ liệu phát triển hơn nhiều so
với mạng di động 3G, không chỉ là truy cập băng rộng, dịch vụ tin nhắn đa phương
tiện (MMS), chat video, TV di động mà còn các dịch vụ HDTV, các dịch vụ tối
thiểu như thoại, dữ liệu và các dịch vụ khác.
Các yêu cầu của hệ thống LTE [4]:

 Băng thông linh hoạt giữa 5 MHz đến 20 MHz, có thể lên đến 40 MHz.
 Tăng tốc độ dữ liệu người sử dụng, tốc độ được quy định bởi ITU là 100 Mbps
khi di chuyển tốc độ cao và 1 Gbps đối với thuê bao không di chuyển.
 Giảm độ trễ, kể cả thiết lập kết nối và trễ truyền dẫn
 Tăng tốc độ bit ở rìa tế bào nhằm cung cấp dịch vụ một cách đồng đều
 Giảm chi phí trên bít, kéo theo sự cải thiện hiệu quả phổ
 Sử dụng phổ linh hoạt hơn, cả trong băng tần mới và các băng tần đã có trước
 Chuyển giao liên tục (Smooth handoff) qua các mạng hỗn hợp bao gồm cả di
động giữa các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau (giao tiếp với mạng 2G,
3G,3.5 G, WiMax…)
 Mạng lõi toàn IP
96
Bảng 5.2 trình bày rõ ràng và chi tiết hơn về các chỉ tiêu kỹ thuật chính của LTE.

Bảng 5.2 – Chỉ tiêu kỹ thuật chính của LTE

Trong mạng di động 4G, những yêu cầu về di động tập trung vào tốc độ di chuyển
của thuê bao di động. Hiệu suất tối đa được nhắm đến mục tiêu tốc độ di chuyển
thấp trong khoảng 0 đến 15km/h trong khi ở tốc độ di chuyển cao hơn, hiệu suất
sẽ bị suy giảm. Với tốc độ di chuyển lên tới 120km/h LTE vẫn cung cấp được kết
nối tốt và với tốc độ trên 120km/h hệ thống vẫn đảm bảo kết nối liên tục khi máy
di động di chuyển qua các ô phủ sóng khác nhau. Tốc độ di chuyển tối đa của máy
di động hiện nay có thể lên tới 350km/h (thậm chí 500km/h – phụ thuộc vào băng
tần) mà hệ thống LTE vẫn đảm bảo cung cấp đường truyền tốc độ cao.
5.2.2. Cấu trúc mạng LTE
Mạng LTE bao gồm bốn phân hệ chính: phân hệ người dùng UE (User Equipment),
phân hệ vô tuyến RAN (Radio Acsess Network), phân hệ mạng lõi CORE, phân
hệ giao tiếp với mạng bên ngoài Applications. Hình 5.8 mô tả chi tiết kiến trúc
tổng thể của mạng 4G LTE [3,4]
Mạng truy cập vô tuyến RAN
Mạng truy cập vô tuyến RAN (Radio Access network) của LTE được gọi là E-
UTRAN và một trong những đặc điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ, bao gồm
dịch vụ thời gian thực, sẽ được hỗ trợ qua những kênh gói được chia sẻ. Phương
pháp này sẽ tăng hiệu suất phổ, làm cho dung lượng hệ thống trở nên cao hơn. Một
kết quả quan trọng của việc sử dụng truy nhập gói cho tất cả các dịch vụ là sự tích

97
hợp cao hơn giữa những dịch vụ đa phương tiện và giữa những dịch vụ cố định và
không dây.

Hình 5.8 – Kiến trúc tổng thể của mạng 4G LTE

Mục đích chính của LTE là tối thiểu hóa số node. Vì vậy, nhà phát triển đã chọn
một cấu trúc đơn node. Trạm gốc mới phức tạp hơn Nút B trong mạng truy nhập
vô tuyến CDMA/HSPA, và vì vậy được gọi là eNodeB (Nút B mở rộng - Enhance
Node B). Những eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập
vô tuyến LTE, kể cả những chức năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến.
Giao diện vô tuyến sử dụng trong E-UTRAN bây giờ chỉ còn là S1 và X2. Trong
đó S1 là giao diện vô tuyến kết nối giữa eNodeB và mạng lõi. S1 chia làm hai loại
là S1-U là giao diện giữa eNodeB và SAE –GW và S1-MME là giao diện giữa
eNodeB và ME. X2 là giao diện giữa các eNodeB với nhau.
Mạng lõi

Mạng lõi: mạng lõi mới là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ thống 3G,
và nó chỉ có duy nhất miền chuyển mạch gói. Vì vậy, nó có một cái tên mới là
Mạng lõi gói tiến hóa EPC (Evolved Packet Core). Cùng một mục đích như E-
UTRAN, số node trong EPC đã được giảm. EPC chia luồng dữ liệu người dùng
thành mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển. Một node cụ thể được định
nghĩa cho mỗi mặt phẳng, cộng với Gateway chung kết nối mạng LTE với internet
và những hệ thống khác. EPC gồm có một vài thực thể chức năng sau đây:

 MME (Mobility Management Entity): chịu trách nhiệm xử lý những chức năng
điều khiển, liên quan đến quản lý thuê bao và quản lý phiên. Nó gồm những
chức năng cụ thể sau đây:
o Truyền dẫn tín hiệu lớp không truy cập NAS (Non-access stratum)
o Truyền dẫn tín hiệu bảo mật NAS ;
98
o Kết nối với các mạng truy cập 3GPP
o Quán lý các thiết bị truy cập trong vùng quản lý
o Quản lý UE, thiết lập các thông số về thời gian và múi giờ cho UE
o Lựa chọn PDN GW và Serving GW ;
o Lựa chọn MME, thực hiện chức năng chuyển giao
o Lựa chọn SGSN thực hiện chức năng chuyển giao đến các mạng 2G hoặc
3G ;
o Roaming (S6a chuyển tiếp đến home HSS);
o Chức năng nhận thực;
o Chức năng xác thực;
o Chức năng quản lý bao gồm cả thành lập mạng chuyên dụng;
o Chức năng thông tin cảnh bảo( bao gồm cả thông báo lựa chọn eNodeB
thích hợp);
o Thủ tục đảm bảo truyền tin cậy đến UE;
o Hỗ trợ chức năng Relay (RN Attach/Detach)
 Gateway dịch vụ (Serving Gateway): là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu gói
với E-UTRAN. Nó còn hoạt động như một node định tuyến đến những kỹ
thuật 3GPP khác. Các chức năng cụ thể của Gateway dịch vụ gồm:
o Điểm truy cập kết nối giữa eNodeB với P-GW;
o Điển kết nối liên di động 3GPP kết nối đến mạng 2G/3G( chuyển tiếp dữ
liệu người dùng đến từ các mạng 2G/3G sang mạng 4G);
o Hình thành 1 bộ đệm trên đường Downlink cho phép chuyển tiếp dự liệu
đến người dùng
o Chuyển tiếp và định tuyến gói tin;
 P-Gateway (Packet Data Network Gateway): là điểm đầu cuối cho những
phiên hướng về mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó cũng là Router đến mạng
Internet.
 PCRF (Policyand Charging Rules Function): điều khiển việc tạo ra bảng giá
và cấu hình hệ thống con đa phương tiện IP IMS (the IP Multimedia
Subsystem) cho mỗi người dùng.
 HSS (Home Subscriber Server): là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho tất cả
dữ liệu của người dùng. Nó là cơ sở dữ liệu chủ trung tâm trong trung tâm
của nhà khai thác.
Các miền dịch vụ bao gồm IMS (IP Multimedia Sub-system) dựa trên các nhà khai
thác, IMS không dựa trên các nhà khai thác và các dịch vụ khác. IMS là một kiến
trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ đa
99
phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập
nào. IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, UMTS, CDMA2000, truy
nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL, cáp quang, cáp truyền hình, cũng như
truy nhập vô tuyến băng rộng WLAN, WiMAX. IMS tạo điều kiện cho các hệ
thống mạng khác nhau có thể tương thích với nhau

5.2.3. Truy cập vô tuyến LTE


Để tăng tốc độ truyền dữ liệu, LTE sử dụng một số kỹ thuật đặc trưng cho truy cập
vô tuyến. Một vài thành phần quan trọng nhất và các đặc trưng của LTE sẽ được
đề cập sau đây.
Truyền dẫn – OFDM cho kênh đường xuống và SC-FDMA cho kênh đường lên
Truyền dẫn cho kênh đường xuống của LTE dựa trên OFDM. OFDM cung cấp độ
ổn định mạnh mẽ cho kênh đường xuống trong việc khắc phục fading chọn lọc tần
số do độ dài của ký tự OFDM gắn với tiền tố lặp là tương đối dài. Ngoài ra còn
phải kể đến một số lợi ích khác của OFDM như sau:

 Ấn định băng thông linh hoạt dễ dàng đạt được với OFDM bằng cách thay
đổi số lượng sóng mang con OFDM được sử dụng cho truyền dẫn mặc dù
chúng phải yêu cầu có thêm các bộ lọc RF linh hoạt.
 OFDM mặc định cho phép truyền broadcast/multicast trong đó thông tin
giống nhau được truyền từ nhóm các trạm thu phát gốc.

Đối với kênh đường lên của LTE, truyền dẫn đơn sóng mang dựa trên OFDM trải
DFT được sử dụng. Việc sử dụng điều chế đơn sóng mang cho kênh đường lên do
nó có tỷ lệ tín hiệu phát đỉnh – trung bình thấp hơn so với truyền đa sóng mang
như OFDM. Tỷ lệ tín hiệu phát đỉnh-trung bình càng thấp thì công suất phát trung
bình có thể đạt được càng cao đối với cùng một bộ khuếch đại công suất cho trước.
Do đó, truyền dẫn đơn sóng mang cho phép sử dụng khuếch đại công suất hiệu quả
hơn tức là tăng phạm vi phủ sóng. Điều này rất quan trọng với các máy di động bị
hạn chế về công suất.
Ngược với kênh đường lên không trực giao của WCDMA/HSDPA cũng dùng
truyền dẫn đơn sóng mang, kênh đường lên của LTE lại dựa vào trực giao để phân
biệt các thuê bao. Phân biệt thuê bao trực giao đem lại nhiều lợi ích do nó tránh
được nhiễu trong từng ô phủ sóng. Tuy nhiên, việc ấn định một lượng lớn băng
thông tức thời chỉ cho một thuê bao không phải là một cách làm hiệu quả trong
trường hợp khi tốc độ dữ liệu bị hạn chế bởi công suất phát chứ không phải do
thiếu băng thông. Trong trường hợp này, một thuê bao thường được ấn định một

100
phần của toàn bộ băng thông truyền dẫn và phần còn lại được dành cho thuê bao
khác để có thể truyền đồng thời. Do đó, truyền dẫn kênh đường lên LTE được gọi
là FDMA đơn sóng mang SC-FDMA vì đường lên LTE chứa thành phần đa truy
cập trong miền tần số.
Phân bố tài nguyên phụ thuộc kênh và thích ứng tốc độ
Trái tim của phương pháp truyền dẫn LTE là dựa trên việc chia sẻ kênh giữa các
thuê bao theo cả tần số và thời gian. Bộ phân bố tài nguyên kênh điều khiển việc
sử dụng tài nguyên chia sẻ trong từng khoảng thời gian cụ thể cho từng thuê bao.
Nó cũng quyết định tốc độ truyền dữ liệu cho từng kết nối- được gọi là thích ứng
tốc độ. Cả kênh đường xuống và kênh đường lên đều được lập lịch phân bố tài
nguyên cho thuê bao. Ngoài việc phân bố tài nguyên kênh đường xuống cho mỗi
thuê bao theo thời gian dựa vào điều kiện kênh tương tự như trong HSDPA, LTE
còn truy cập trong miền tần số nhờ việc sử dụng OFDM cho kênh đường xuống và
DFTS-OFDM cho kênh đường lên. Vì vậy, bộ phân bố tài nguyên có thể lụa chọn
thuê bao với điều kiện kênh tốt nhất trong từng vùng tần số. Nói cách khác LTE
có thể thay đổi đổi kênh trong cả miền thời gian lẫn miền tần số.
ARQ lai nhanh dùng kết hợp mềm
Kỹ thuật ARQ lai nhanh dùng kết hợp mềm được sử dụng trong LTE cũng tương
tự như HSDPA đã đề cập ở phần trước.
Kỹ thuật đa anten
LTE ngay từ đầu đã sử dụng đa anten cho cả trạm thu phát gốc và máy di động.
Mục đích sử dụng đa anten trong LTE phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:

 Đa anten thu có thể được sử dụng cho mục đích phân tập thu. Trong LTE, nó
được sử dụng cho cả đường lên và đường xuống. Đa anten thu làm giảm fading
cũng như tăng độ tăng ích trong điều kiện làm việc giới hạn bởi nhiễu.
 Đa anten phát tại trạm thu phát gốc có thể được sử dụng cho phân tập phát và
nhiều loại định dạng búp sóng khác nhau. Mục đích chính của định dạng búp
sóng (beam-forming) là làm tăng SNR/SIR thu và thậm chí còn cải thiện dung
lượng hệ thống và vùng phủ sóng.
 MIMO sử dụng đa anten ở cả phần phát và phần thu được hỗ trợ bởi LTE. Nó
làm tăng tốc độ dữ liệu, cho phép các điều kiện kênh khác nhau trong trường
hợp băng thông bị giới hạn bằng cách tạo nên một vài kênh song song.
Truyền broadcast/multicast

101
Phát quảng bá nhiều ô là truyền thông tin giống nhau từ nhiều ô cùng một thời
điểm. Bằng cách truyền không chỉ tín hiệu duy nhất (mã và điều chế) từ nhiều ô
phủ sóng mà còn đồng bộ thời gian truyền giữa các ô phủ sóng, tín hiệu thu được
tại máy di động sẽ xuất hiện chính xác như một tín hiệu được truyền đi từ một ô
phủ sóng đơn lẻ và chịu ảnh hưởng của truyền sóng đa đường. Do OFDM khắc
phục được tác động của truyền sóng đa đường, truyền quảng bá từ nhiều ô hay còn
gọi là MBSFN (Multicast-Broadcast Single-Frequency Network) không những cải
thiện cường độ tín hiệu thu mà còn loại trừ được nhiễu giữa các ô phủ sóng.
Tính linh hoạt phổ
Tính linh hoạt của phổ ở mức cao là một trong những đặc điểm chính của truy cập
vô tuyến LTE. Mục đích của tính linh hoạt phổ này là để cho phép triển khai truy
cập vô tuyến LTE trong trường phổ đa dạng với các đặc tính khác nhau bao gồm
các phương pháp ghép kênh khác nhau, dùng các dải tần số khác nhau và độ rộng
băng thông khác nhau.
Truy cập vô tuyến LTE cho phép sử dụng cả hai phương pháp FDD và TDD trong
một công nghệ truy cập vô tuyến đơn. Truy cập vô tuyến LTE có thể hoạt động
trong một dải tần số rất rộng từ 450 MHz tới 2.6 GHz. Băng thông dùng cho truyền
dẫn có phạm vi từ 1 Mhz đến trên 20 MHz với bước nhảy 180 KHz.
5.2.4. Kiến trúc giao diện vô tuyến LTE
Kiến trúc giao thức vô tuyến của LTE được phân chia thành cấu trúc mặt phẳng
điều khiển và cấu trúc mặt phẳng người dùng
Ở phía mặt phẳng người dùng, ứng dụng tạo các gói dữ liệu được xử lý bởi các
giao thức như TCP, UDP và IP, trong khi ở mặt phẳng điều khiển, giao thức điều
khiển tài nguyên vô tuyến (RRC) ghi các thông điệp báo hiệu được trao đổi giữa
trạm gốc và di động. Trong cả hai trường hợp, thông tin được xử lý bởi giao thức
hội tụ dữ liệu gói (PDCP), giao thức điều khiển liên kết vô tuyến (RLC) và giao
thức điều khiển truy cập trung bình (MAC), trước khi được truyền đến lớp vật lý
để truyền.
Mặt phẳng người dùng
Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người dùng giữa e-Node B và UE bao gồm các lớp
con sau:
 PDCP (Packet Data Convergence Protocol)
 RLC (Radio Link Control)

102
 Medium Access Control (MAC)
Trên mặt phẳng người dùng, các gói trong mạng lõi (EPC) được gói gọn trong một
giao thức EPC cụ thể và được tạo đường hầm giữa P-GW và eNodeB. Các giao
thức đường hầm khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào giao diện. Giao thức đường
hầm GPRS (GTP) được sử dụng trên giao diện S1 giữa eNodeB và S-GW và trên
giao diện S5 / S8 giữa S-GW và P-GW. Các gói được nhận bởi một lớp được gọi
là Đơn vị dữ liệu dịch vụ (SDU) trong khi đầu ra gói của một lớp được tham chiếu
bởi Đơn vị dữ liệu giao thức (PDU) và các gói IP ở mặt phẳng người dùng từ lớp
trên xuống. Giao thức mặt phẳng người dùng được thể hiện trong hình 5.9.

Hình 5.9 – Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người dùng

Mặt phẳng điều khiển


Mặt phẳng điều khiển bao gồm thêm lớp Điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC)
chịu trách nhiệm cho việc cấu hình các lớp thấp hơn. Mặt phẳng điều khiển xử lý
chức năng dành riêng cho vô tuyến, tùy thuộc vào trạng thái của thiết bị người
dùng, bao gồm hai trạng thái: rỗi hoặc được kết nối.

 Trạng thái rỗi: Thuê bao đang neo vào một ô phủ sóng cụ thể sau quá trình
lựa chọn hoặc tái lựa chọn dựa vào việc đánh giá các yếu tố như chất lượng
liên kết vô tuyến, trạng thái ô phủ sóng và công nghệ truy cập vô tuyến. UE
cũng giám sát một kênh nhắn gọi để phát hiện các cuộc gọi đến và thu thập
thông tin hệ thống. Trong chế độ này, các giao thức mặt phẳng điều khiển bao
gồm các quy trình lựa chọn và khôi phục ô phủ sóng.
 Trạng thái kết nối: UE cung cấp cho E-UTRAN chất lượng kênh đường xuống
và thông tin ô lân cận để cho phép E-UTRAN chọn ô phù hợp nhất cho UE.
Trong trường hợp này, giao thức mặt phẳng điều khiển bao gồm giao thức
Điều khiển liên kết vô tuyến (RRC).
Ngăn xếp giao thức cho mặt phẳng điều khiển giữa UE và MME được hiển thị như
hình 5.10. Vùng màu xám của ngăn xếp biểu thị các giao thức tầng truy cập (AS).
103
Hình 5.10 – Ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển

Các lớp thấp hơn thực hiện các chức năng tương tự như đối với mặt phẳng người
dùng, ngoại trừ không có chức năng nén tiêu đề cho mặt phẳng điều khiển.
Hình 5.11 mô tả sơ đồ sắp xếp cụ thể của ngăn xếp giao thức E-UTRAN trong các
lớp 1,2 và 3.

Hình 5.11 – Sơ đồ các ngăn xếp của giao thức E-UTRAN

Lớp vật lý (Lớp 1)


Lớp vật lý mang tất cả thông tin từ các kênh vận chuyển MAC qua giao diện không
khí. Chăm sóc thích ứng liên kết (AMC), điều khiển công suất, tìm kiếm tế bào
(cho mục đích đồng bộ hóa và chuyển giao ban đầu) và các phép đo khác (bên
trong hệ thống LTE và giữa các hệ thống) cho lớp RRC.

104
Lớp truy cập kênh MAC
Lớp MAC chịu trách nhiệm ánh xạ giữa các kênh logic và các kênh vận chuyển,
Ghép kênh MAC SDU từ một hoặc các kênh logic khác nhau vào các khối vận
chuyển (TB) để được chuyển đến lớp vật lý trên các kênh truyền tải, tách ghép các
SDU MAC từ một hoặc các kênh logic khác nhau các kênh từ các khối vận chuyển
(TB) được phân phối từ lớp vật lý trên các kênh vận chuyển, báo cáo các thông
tin phân bố thời gian cho các QoS, sửa lỗi thông qua HARQ, xử lý ưu tiên giữa
các UE bằng cách lập phân bố thời gian động, xử lý ưu tiên giữa các kênh logic
của một UE, ưu tiên kênh logic.
Điều khiển liên kết vô tuyến RLC (Radio Link Control)
RLC hoạt động ở ba chế độ: Transparent Mode (TM), Unacknowledged Mode
(UM), and Acknowledged Mode (AM).
Lớp RLC chịu trách nhiệm chuyển PDU lớp trên, sửa lỗi thông qua ARQ (chỉ dành
cho truyền dữ liệu AM), ghép, phân đoạn và lắp ghép lại SDU RLC (chỉ dành cho
truyền dữ liệu UM và AM). RLC cũng chịu trách nhiệm phân đoạn lại các PDU
dữ liệu RLC (Chỉ dành cho truyền dữ liệu AM), sắp xếp lại các PDU dữ liệu RLC
(Chỉ dành cho truyền dữ liệu UM và AM), phát hiện trùng lặp (Chỉ dành cho truyền
dữ liệu UM và AM), loại bỏ RLC SDU (Chỉ dành cho truyền dữ liệu UM và AM),
thiết lập lại RLC và phát hiện lỗi giao thức (Chỉ dành cho truyền dữ liệu AM).
Điều khiển tài nguyên vô tuyến RRC (Radio Resource Control)
Các dịch vụ và chức năng chính của lớp con RRC bao gồm phát thông tin hệ thống
liên quan đến tầng không truy cập (NAS), phát thông tin hệ thống liên quan đến
tầng truy cập (AS), nhắn tin, thiết lập, bảo trì và giải phóng kết nối RRC giữa các
chức năng UE và E-UTRAN, chức năng bảo mật bao gồm quản lý khóa, thiết lập,
cấu hình, bảo trì và giải phóng các kết nối điểm tới điểm của Radio Bear.
Điều khiển hội tụ dữ liệu gói tin PDCP (Packet Data Convergence Control)
Lớp PDCP chịu trách nhiệm nén Tiêu đề và giải nén dữ liệu IP, Truyền dữ liệu
(mặt phẳng người dùng hoặc mặt phẳng điều khiển), Bảo trì số thứ tự PDCP (SNs),
phân phối theo thứ tự các PDU lớp trên khi thiết lập lại các lớp thấp hơn, Sao chép
loại bỏ SDU lớp thấp hơn khi thiết lập lại các lớp thấp hơn cho các phần tử vô
tuyến được ánh xạ trên RLC AM, Mã hóa và giải mã dữ liệu mặt phẳng người
dùng và dữ liệu mặt phẳng điều khiển, bảo vệ tính toàn vẹn và xác minh tính toàn
vẹn của dữ liệu mặt phẳng điều khiển, loại bỏ dựa trên bộ định thời, loại bỏ trùng

105
lặp, PDCP được sử dụng cho các SRB và DRB được ánh xạ trên loại kênh logic
DCCH và DTCH.
Các giao thức lớp không truy cập NAS (Non-access stratum)
Các giao thức không truy cập (NAS) tạo thành tầng cao nhất của mặt phẳng điều
khiển giữa thiết bị người dùng (UE) và MME.
Các giao thức NAS hỗ trợ tính di động của UE và các quy trình quản lý phiên để
thiết lập và duy trì kết nối IP giữa UE và PDN GW

106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wireless communications – Principles and Practice, Theodore S.Rappaport,


Pearson Education, 2003
2. WCDMA for UMTS – HSPA Evolution and LTE, Harri Holma and Antti
Toskala, Willey publisher, 2007
3. 3G Evolution: HSPA and LTE for Mobile Broadband, Erik Dahlman, Stefan
Parkvall, Johan Skold and Per Beming, Elsevier, 2007
4. An introduction to LTE, Chrisopher Cox, Willey publisher, 2012

107
108

You might also like