You are on page 1of 3

III.

Con riêng của vợ chồng


-Tóm tắt bản án số 20/2009/DS-PT:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết,Nguyễn Thị
Khiết, Nguyễn Thị Triển.
Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng
Ông Thát có hai vợ, vợ thứ nhất là cụ Tần có bốn người con: Ông Thăng, bà Bằng,bà
Khiết, bà Triển.Vợ hai là cụ Thứ có con là bà Tiến. Tài sản của cụ Thát và cụ Tần là 5
gian nhà ngói cổ, 2 gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân, ao…Khi chết 2 cụ không để
lại di chúc nhưng ông Thăng lại cho rằng đây là đất tổ tiên để lại cho ông và ông đã đứng
tên số di sản trên. Nay bà Bằng, Khiết, Triển,và bà Tiến đòi chia thừa kế.
Quyết định của các cấp xét xử:
Tòa dân sự sơ thẩm quyết định: Bác bỏ đơn kiện yêu cầu của các nguyên đơn đối với
ông Thăng.
Tòa dân sự phúc phẩm quyết định: Hủy bản án dan sự sơ thẩm, chấp nhận đơn yêu cầu
chia thừa kế của các nguyên đơn đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế
của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ,.
Cơ sở pháp lý: Điều 651 BLDS 2015
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?
Bà Tiến là con riêng của vợ chồng cụ Tần. Vì ngoài 4 người con chung cụ Thát có với cụ
Tần thì cụ Thát còn có một người con khác là Nguyễn Thị Tiến là con với cụ Thứ.
Câu 2: Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

Điều 654 BLDS 2015 quy định:


“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,
mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại
Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
Câu 3: Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
Bà Tiến không có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần. Vì căn cứ theo
điều 654 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế :”
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,
mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại
Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.” Trong bản án không đề cập đến việc bà Tiến và
cụ Tần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con, do đó, bà Tiến không có đủ
điều kiện để hưởng di sản của cụ Tần. Bên cạnh đó, bản án nêu rõ tại phần xét thấy: “Do
ông Thăng không công nhận bà Tiến là em cùng cha khác mẹ, không coi cụ Thứ là mẹ kế
chưa có đủ cơ sở xác định cụ Tần coi bà Tiến như con, cũng như cụ Thứ coi các con của
cụ Tần như con đẻ nên án sơ thẩm xác định diện thừa kế đối với di sản của cụ Tần, cụ
Thứ là con đẻ của từng người cũng là thấu tình đạt lý”
Câu 4: Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hang thừa kế thứ nhất. Theo như điều 654 BLDS 2015 :” Con riêng và
bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì
được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và
Điều 653 của Bộ luật này.”
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần
Bà Tiến về nguyên tắc không có quan hệ huyết thống, đồng thời cũng không phải là con
nuôi của cụ Tần. Trên thực tế thì bà Tiến cũng không có mối quan hệ chăm sóc đối với cụ
Tần cho nên không thuộc trường hợp những đối tượng thừa kế theo pháp luật quy định tại
điều 651 BLDS 2015, vậy việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến là
đúng.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh
của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.
Xét điều 654 BLDS 2015 quy định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng
của vợ hoặc chồng : “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di
sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.” Điều luật này đã phần nào
khái quát lên vấn đề, tuy nhiên, bản thân điều luật vẫn còn một số điểm chưa thuyết phục.
Thứ nhất, điều luật nói “có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau”, nhưng chăm sóc,
nuôi dưỡng ở mức độ nào thì luật không đề cập đến “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau
như cha mẹ, con” là một vấn đề hết sức khó khăn trong thực tiễn. Thực tế cho thấy khi
con riêng và mẹ kế cũng như con riêng và bố dượng không ở chung và sinh hoạt cùng
một gia đình thì không thể xác định giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng trong khi
những người con đó thật sự về mặt tình cảm đã coi mẹ kế như mẹ đẻ, bố dượng như cha
đẻ của mình. Họ luôn luôn quan tâm và thường gửi tiền cũng như các vật chất khác để
phụng dưỡng bố dượng, mẹ kế. Ngược lại, có trường hợp có ở cùng nhà với nhau nhưng
bằng mặt nhưng không bằng lòng nên việc xác định giữa họ có chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha, con; mẹ con là vô cùng khó khăn. Thiết nghĩ cần nên có hướng dẫn thêm
từ các nhà làm luật để làm tăng tính nhân văn trong luật
Thứ hai, các điều luật từ điều 651 cho đến điều 655 của BLDS 2015 quy định về
về hai mối quan hệ: quan hệ giữa người chồng với con riêng của vợ, quan hệ giữa người
vợ với con riêng của chồng. Các bên trong mối quan hệ nói trên không có quan hệ huyết
thống nên về nguyên tắc thì họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Tuy
nhiên, nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau thì họ được xác định tương
tự như cha, mẹ nuôi với con nuôi và vì thế họ sẽ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của
nhau nhưng không đương nhiên mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ
nuôi, con nuôi.
Cuối cùng, việc điều 654 dẫn chiếu điều 652 và 653 là chưa hợp lý. Đáng lẽ ra
điều 654 cần phải dẫn chiếu điều 651 và điều 652 vì điều 653 đã bao hàm điều 651 và
điều 652 khiến cho điều luật trở nên bao hàm quá rộng, gây ra tính không nhất quán, nên
vì thế dẫn chiếu điều 653 là không cần thiết.

You might also like