You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

TIỂU LUẬN
BỐ TRÍ CHUNG VÀ KIẾN TRÚC TÀU THỦY

Đề tài:
PHÂN TÍCH BỐ TRÍ CHUNG TÀU KHÁCH MEKONG

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Thừa


Sinh viên thực hiện : Trần Hoài Vinh
MSSV : 103180226
Lớp SH : 18KTTT

ĐÀ NẴNG 2021
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Binh Dương, trên bờ Biển Đông. Có
đường bờ biển trải dài 15 vĩ độ theo hướng Bắc Nam, khoảng 3260km, cùng với
hệ thống sông ngòi nội địa rất thuận tiện cho giao thông đường thủy. Với lợi thế
sông, biển như vậy nên chúng ta chủ yếu dùng tàu thuyền là phương tiện chính để
đi lại trên đường thủy, giao thương cũng như bảo vệ bờ cõi. Là lợi thế to lớn để
phát triển Ngành Tàu thủy trong nước.

Để có thể trở thành một kĩ sư Tàu thủy lành nghề, các kỹ sư Tàu thủy tương lai
phải được trang bị các kiến thức xoay quanh những nguyên lý về toán học, vật lý,
khí động lực học,… và những kiến thức xoay quanh những công trình nổi như ụ
nổi,… đến phân tích và đánh giá kỹ thuật các vấn đề liên quan đến cơ khí nói
chung và Tàu thủy nói riêng. Với môn học “Bố trí chung và Kiến trúc tàu thủy”
giúp cho sinh viên tìm hiểu có những kiến thức cơ bản trong việc thiết kế bố trí
chung và kiến trúc một con tàu cụ thể sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng
thời phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu mang tính bắt buộc do Qui phạm “Phân cấp
và đóng tàu” và các “Công ước quốc tế” áp dụng cho ngành đóng tàu qui định.

Để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống bố trí chung của tàu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về cách bố trí và vận hành cũng như có thể chẩn đoán một số trục trặc của tàu
trong quá trình sử dụng. Em đã được giao cho đề tài “Phân tích bố trí chung tàu
khách Mekong” để làm tiểu luận kết thúc môn học.

Trong quá trình thực hiện tiểu luận dù đã cố gắng rất nhiều không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
thầy để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình tốt hơn và cũng qua đó rút ra
được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân nhằm phục vụ tốt cho quá trình học
tập và công tác sau này. Qua đây, em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Nguyễn Tiến Thừa đã giúp đỡ em trong thời gian học tập môn học này.

ngày tháng năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Hoài Vinh

1
MỤC LỤC

PHẦN I: PHÂN KHOANG CƠ BẢN THÂN TÀU................................................3


1.1. Những yêu cầu cơ bản về bố trí toàn tàu......................................................3
1.2. Giới thiệu chung...........................................................................................3
1.3. Phân khoang theo chiều dài..........................................................................4
1.3.1. Số vách kín nước..................................................................................4
1.3.2. Phân khoang tàu....................................................................................5
1.3.3. Chiều dài khoang mũi và lái..................................................................5
1.3.4. Chiều dài khoang máy...........................................................................7
1.3.5. Vị trí các khoang trống và các két dầu ở vùng đáy................................8
1.4. Boong...........................................................................................................9
PHẦN II: BỐ TRÍ THƯỢNG TẦNG...................................................................10
2.1. Thượng tầng...............................................................................................10
2.2. Lầu lái........................................................................................................10
2.3. Buồng.........................................................................................................11
PHẦN III: BỐ TRÍ THIẾT BỊ...............................................................................14
3.1. Thiết bị cứu sinh.........................................................................................14
3.2. Thiết bị neo và chằng buộc.........................................................................14
3.3. Thiết bị chiếu sáng , đèn tín hiệu và còi cảnh báo......................................15

2
PHẦN I: PHÂN KHOANG CƠ BẢN THÂN TÀU

1.1. Những yêu cầu cơ bản về bố trí toàn tàu

Về mặt kết cấu, tàu thủy được chia thành hai phần: thân tàu và thượng tầng.
Thân tàu là khoảng không gian của tàu được khép kín bởi kết cấu đáy, kết cấu mạn
và kết cấu boong.

Thượng tầng là phần kiến trúc được xây dựng trên boong mạn khô. Thượng
tầng được phân loại như sau: thượng tầng mũi, thượng tầng giữa, thượng tầng lái
và thượng tầng liên kết bao gồm thượng tầng giữa liên kết với thượng tầng mũi,
thượng tầng giữa liên kết thượng tầng đuôi. Phần thân tàu và thượng tầng có thể
được phân thành các khoảng không gian nhỏ hơn với mục đích sử dụng khác nhau.

Khi bố trí chung toàn tàu phải chú ý đến một số yêu cầu cơ bản sau:

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Quy phạm và Công ước quốc tế
về tính ổn định, tính chống chìm, tính chống cháy, sức bền,…
- Phải cố gắng thảo mãn các yêu cầu của chủ tàu về việc bố trí và phân chia
hệ thống các khoang theo chiều dài, theo chiều rộng và theo chiều cao, ví dụ: đối
với tàu hàng cách bố trí các vách ngang phải phù hợp với phương pháp khai thác
của chủ tàu. Cách bố trí các tầng boong phải tuân theo yêu cầu của chủ tàu về
chiều cao giữa các tầng boong, chiều cao từ đáy đôi đến boong thấp nhất nhằm
giảm bớt sức nén của hàng hóa và tránh hàng hóa bị vỡ, cong, vênh. Tuy nhiên
những yêu cầu của chủ tàu phải nằm trong các giới hạn của Quy phạm và Công
ước quốc tế.

Bố trí và phân chia thân tàu và thượng tầng có thể thực hiện theo 3 phương:

- Theo phương dọc tàu (chiều dài) bằng các vách ngang.
- Theo phương ngang tàu (chiều rộng) bằng các vách dọc.
- Theo phương thẳng đứng (chiều cao) bằng đáy đôi và các tầng boong, sàn.

1.2. Giới thiệu chung

Loại tàu: tàu khách cao tốc.

3
Các thông số cơ bản:

 Chiều dài lớn nhất: 29,7 m


 Chiều dài thiết kế: 27,46 m
 Chiều rộng: 6,4 m
 Chiều cao mạn: 1,8 m
 Chiều chìm: 0,6 m
 Tải trọng: 6,2 T
 Số hành khách: 160 người

1.3. Phân khoang theo chiều dài

1.3.1. Số vách kín nước

Phân khoang bằng vách ngang kín nước ở tàu hàng phải tuân theo các yêu cầu
tính chống chìm theo Công ước quốc tế. Trong trường hợp chủ tàu yêu cầu khoang
hàng dài để phù hợp cho việc sắp xếp hàng có kích thước lớn thì phải xây dựng
đường cong vách kín nước, trên cơ sở đó xác định chiều chiều dài tối đa cho phép
của khoang.

Theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, tàu thủy (chạy bằng động cơ)
bố trí máy ở đuôi tàu có chiều dài L < 60 m phải có tối thiểu 3 vách kín nước.

Tàu khảo sát là tàu chở khách Mekong có chiều dài Ltk = 27,46 m và máy bố trí
ở đuôi tàu thì số vách ngang kín nước tối thiểu là 3. Theo bản vẽ bố trí chung,
nhận thấy tàu thỏa mãn số vách kín nước tối thiểu, cụ thể tàu có 4 vách kín nước
bao gồm: 1 vách mũi, 1 vách lái, 1 vách trước khoang máy, 1 vách sau kho.

- Vách lái ở vị trí sườn số 2.


- Vách trước khoang máy ở vị trí sườn số 7.
- Vách sau kho ở vị trí sườn số 29.
- Vách mũi ở vị trí sườn số 31.

4
Hình 1: Các vách kín nước

1.3.2. Phân khoang tàu

Khoang lái: từ sườn 0 - 2.

Khoang máy: từ sườn 2 - 7.

Khoang trống thứ I: từ sườn 7 - 11.

Khoang trống thứ II: từ sườn 20 - 26.

Két dầu I: từ sườn 11 - 14.

Két dầu II: từ sườn 14 - 17.

Két dầu III: từ sườn 17 - 20.

Kho: từ sườn 29 - 31.

Khoang mũi: từ sườn 31 – 34.

1.3.3. Chiều dài khoang mũi và lái

Theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép vách mũi phải nằm cách
đường vuống góc mũi là 0,05L. Đối với tàu có hệ số béo nhỏ (CB < 0,67) vách
mũi nên đặt cách đường vuống góc một khoảng 0,07L. Với trường hợp buồng máy
bố trí ở đuôi, để độ nghiêng dọc thích hợp khi tàu chạy ở trạng thái dằn thì thường
tăng chiều dài khoang mũi với mục đích lấy đủ lượng nước dằn, khi đó chiều dài
lớn nhất của khoang mũi có thể đạt 0,1L tính từ đường vuông góc mũi.

Với tàu khảo sát ta có: Lf = 2,55 m = 0,0928 Ltk

5
Hình 2: Chiều dài khoang mũi

Chiều dài khoang đuôi phụ thuộc vào kết cấu vùng đuôi, chiều dài đường trục.
Khoảng cách của vách lái đến đường vuông góc đuôi bằng 0,04L đối với tàu có hệ
số CB lớn và bằng 0,07L đối với tàu thôn (CB nhỏ) và tàu nhỏ.

Với tàu khảo sát ta có: Laf = 1,62m = 0,064 Ltk

6
Hình 3: Khoang lái

1.3.4. Chiều dài khoang máy

Chiều dài khoang máy được xác định từ tàu mẫu hoặc dựa trên các số liệu thống
kê dưới dạng đồ thị. Chiều dài khoang máy phụ thuố vào công suất máy chính, vị
trí buồng máy theo chiều dài tàu, loại máy chính.

Khi xác định chiều dài khoang máy phải để ý tới khoảng sườn thực, phải chọn
sao cho chiều dài khoang máy chia hết cho khoảng sườn thực. Với tàu khảo sát ta
có khoảng cách sườn thực tại vị trí khoang máy là 850 mm.

Khoang máy kéo dài từ khoảng sườn 2 đến 7. Suy ra chiều dài khoang máy:
LKM = 850.5 = 4250 mm = 4,25 m

7
Hình 4: Khoang máy

1.3.5. Vị trí các khoang trống và các két dầu ở vùng đáy

Các khoang trống và két dầu được bố trí cụ thể như sau:

 Các khoang trống:


- Khoang trống 1: được bố trí từ khoảng sườn 7 đến khoảng sườn 11.
- Khoang trống 2: được bố trí từ khoảng sườn 20 đến khoảng sườn 26.
- Khoang trống 3: được bố trí từ khoảng sườn 26 đến khoảng sườn 29
 Các két dầu:
- Két dầu được bố trí từ khoảng sườn 11 đến khoảng sườn 20. Và một
két dầu được bố trí ở vị trí khoảng sườn 29 đến khoảng sườn 30.

8
Hình 5: Khoang trống và két dầu

1.4. Boong

Tàu khảo sát là tàu chở khách nên phân khoang bằng nhiều boong để thuận tiện
cho việc chở khách.

Với tàu khảo sát có thể thấy các boong cơ bản như boong chính (sàn khách
tầng I), boong thượng tầng (sàn khách tầng II) .

Hình 6: Boong cơ bản tàu khách

Việc phân tích kết cấu, bố trí các boong thượng tầng ta sẽ đi tìm hiểu ở phần II.

9
PHẦN II: BỐ TRÍ THƯỢNG TẦNG

2.1. Thượng tầng

Thượng tầng là phần kiến trúc trên boong mạn khô hoặc boong che chở kéo từ
mạn này sang mạn kia. Thượng tầng làm tăng tính năng đi biển của tàu, tăng độ an
toàn cho tàu khi vận hành trên sóng.

Với tàu khảo sát, tàu có kết cấu boong che chở, thượng tầng kéo dài theo chiều
dài tàu.

Hình 7: Boong thượng tầng

2.2. Lầu lái

Lầu lái là khu vực điều khiển và kiểm soát tàu. Kích thước lầu được xác định
từ yêu cầu về diện tích của các loại buồng, diện tích ống khói, các ống thông khí,
ống lấy ánh sáng tới các khoang dưới boong. Nó phải được tính toán cẩn thận và
chú ý về các điều kiện như:

- Tầm nhìn lầu lái


 Theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép tầm nhìn trên
biển thằng về phái mũi lái một góc đến 100 cho cả hai phía kể chiều
chìm, độ chúi và hàng xếp trên boong từ vị trí điều chính khong bị
che khuất trong phạm vi quá 2 lần chiều dài thân tàu. Đối với tàu
khách khoảng khuất được xác định a≤ 0.6
- Góc khuất
 Góc khuất được tạo nên bởi hàng hóa, thiết bị làm hàng và các vật
cản khác bền ngoài buồng lái theo hướng nhìn trên biển cũng như vị
trí chỉ huy không vượt quá 100 về mỗi phía. Các góc choáng giữa 2
góc khuất không được nhỏ hơn 50

10
- Các phạm vi quan sát theo các chiều khác nhau
- Hệ thống cửa sổ trước buồng lái
 Chiều cao mép dưới của các cửa sổ trước lầu lái trên boong lầu lái
phải được bố trí ở mức thấp nhất, dưới cửa sổ không che khuất tầm
nhìn phía trước.

Với tàu hàng khảo sát, lầu lái ở trên boong cứu sinh, kéo dài từ sườn 25 đến
sườn 31, với kết cấu cơ bản bao gồm buồng lái chính với hệ thống cửa sổ quan sát
trước mặt, ngoài ra còn có các cầu thang để lên xuống boong chính.

Hình 8: Kết cấu lầu lái tàu khảo sát

2.3. Buồng

Bố trí và phân chia các buồng với mục đích sử dụng khác nhau dựa trên cơ sở
của việc phân khoang cơ bản của thân tàu và thượng tầng. Các buồng với mục
đích sử dụng khác nhau phải được bố trí và phân chia một cách thuận tiện nhất và
hợp lý nhất trong khai thác. Trên các boong cứu sinh, boong sỹ quan, boong
thượng tầng, trên boong chính đều có cách bố trí các loại buồng khác nhau.

11
Trên boong chính:

 Có khoang cho hành khách


+ Ghế ngồi khoang hành khách
+ Ghế ngồi khoang hành khách (ghế đơn)
+ Quầy bar
+ TV
 Phòng vệ sinh: bố trí cùng khoang kín nước với khoang hành khách.
 Cầu thang lên xuống khoang hành khách
 Két nước thải
 Bình chữa cháy
 Thiết bị động lực

Hình 9: Boong chính

Boong thượng tầng:

 Khoang dành hành khách


+ Ghế ngồi khoang hành khách
+ Phao tròn cứu sinh
+ Phao tự nổi
+ Bình cứu hỏa
 Nhà vệ sinh
 Cửa xuống buồng máy
 Cửa xuống khoang máy lái

12
Hình 10: Boong thượng tầng

13
PHẦN III: BỐ TRÍ THIẾT BỊ
Trang thiết bị trên tàu phục vụ cho việc điều khiển và hàng hải. Với tàu khách
cần có các thiết bị như thiết bị cứu sinh, neo, chằng buộc, thông gió, điều khiển.

3.1. Thiết bị cứu sinh

Thiết bị cứu sinh được trang bị theo quy phạm cho từng loại tàu, nó là thiết bị
cần thiết để đảm bảo an toàn cho các thành viên trên tàu và hoạt động cứu hộ cứu
nạn.
Với bản vẽ bố trí của tàu khảo sát, có thể thấy rõ các thiết bị cứu sinh như sau:
- Các thiết bị cứu sinh được bố trí trên lan can.
- Phao nổi: Bố trí ở lan can boong tàu.
- Phao tự nổi trên boong thượng tầng.

Hình 11: Thiết bị cứu sinh

3.2. Thiết bị neo và chằng buộc

Thiết bị neo có nhiệm vụ đảm bảo cho tàu đứng yên dưới tác dụng của ngoài
lực như khi cập cảng tiếp hàng trên biển giữa các tàu với nhau…Với yêu cầu thiết
bị neo phải bố trí ăn khớp giữa các ống dẫn xích neo, khoang xích neo, máy quay
neo, đảm bảo thao tác dễ dàng.

Thiết bị chằng buộc để chằng buộc tàu vào cầu tàu, công trình nổi hoặc tàu
khác, giữ cho tàu đứng yên. Dịch chuyển tàu từng đoạn ngắn dọc cầu tàu khi máy
chính không làm việc. Với yêu cầu là các chi tiết của thiết bị chằng buộc phải chịu
được ứng lực bằng lực kéo đứt của dây buộc mà không bị biến dạng dư. Thay đổi
được chiều dài dây khi mớn nước tàu thay đổi, bố trí an toàn, thuận lợi mà không
cản trở tới hoạt động khác của tàu…

14
3.3. Thiết bị chiếu sáng , đèn tín hiệu và còi cảnh báo

Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, cùng với điều kiện sinh hoạt tiện
nghi trên tàu, một phần năng lượng điện được sử dụng để phục vụ sinh hoạt của
thuyền viên. Chiếu sáng các khu vực boong tàu, buồng máy và buồng ở được thiết
kế phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể.

Trên tàu khảo sát có các thiết bị như : cờ, đèn đỉnh cột, đèn hành trình, rada, còi
và đèn mạn.

Hình 8: Thiết bị chiếu sáng, đèn tín hiệu và còi cảnh báo ở mũi tàu

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bản vẽ bố trí chung tàu khách Mekong của TS. Nguyễn Tiến Thừa.

[2]. Side bài giảng môn học “ Bố trí chung và kiến trúc tàu thủy” của TS.
Nguyễn Tiến Thừa.

[3]. TS. Nguyễn Hồng Bang: Giáo trình “Bố trí chung và kiến trúc tàu thủy”

16
17

You might also like