You are on page 1of 1

Cơ sở lý luận nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát

triển giữa các dân tộc.

Ðất nước ta có 54 dân tộc anh em sinh sống ở nhiều vùng miền khác nhau, trải dài từ
Hà Giang cực bắc của Tổ quốc đến tận mũi Cà Mau, trong đó người Kinh chiếm 85%
dân số, còn 53 dân tộc còn lại chiếm khoản 15% dân số; bên cạnh đó mỗi vùng đều có
vị trí quan trọng và những sắc thái riêng. Các dân tộc thiểu số đa phần đều cư ngụ ở
những địa bàn quan trọng, nhạy cảm về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất
nước.

Với tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng với những thế mạnh
phong phú của rừng, của cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi gia súc lớn ở những
vùng của Tây Nguyên; công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện, nhất là thủy điện-
nét đặc trưng của vùng Tây Bắc, nơi có nhiều công trình thủy điện lớn như thủy điện
sông Đà, thủy điện Hòa Bình,… hứa hẹn triển vọng tươi sáng của những vùng trọng
điểm để phát triển kinh tế của đất nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng bào các dân tộc thiểu
số vùng cao đã đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, góp
phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng miền nam,
thống nhất đất nước; và cũng chính những nơi biên giới này đã diễn ra 2 cuộc chiến
tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc khốc liệt sau này. Tên tuổi của những
người con ưu tú của núi rừng mãi mãi gắn liền với lịch sử vẻ vang đoàn kết đấu tranh
anh dũng của cả dân tộc ta, tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì quyền bình đẳng và
hạnh phúc của các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đồng bào các dân tộc đã đóng góp bao
công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước 20 năm qua. Bản sắc văn hóa dân tộc ở
nước ta rất phong phú, đa dạng. Các dân tộc đã không ngừng đoàn kết gìn giữ truyền
thống văn hóa của mình, nét đẹp văn hóa dân tộc được sưu tầm và phát huy, các di
tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo. Nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể đã
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như là Thánh địa Mỹ Sơn mang
dấu ấn bản sắc văn hóa Chăm-pa, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… và cùng với
nhiều loại hình văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, từng dân tộc mà ta chưa tìm
hiểu hết. Đó là niềm tự hào của các dân tộc nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam. 

Do mang nhiều đặc tính quan trọng và chiến lược đối với vận mệnh quốc gia như vậy
mà sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau tiến bộ là quan điểm mang tính
nguyên tắc của Đảng ta về dân tộc, công tác dân tộc. Nguyên tắc này cũng được thể
hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

You might also like