You are on page 1of 2

SỰ KHÁC NHAU GIỮA MNCs VÀ TNCs

1) Khái niệm về công ty xuyên quốc gia (TNCs):


Các chuyên gia UNCTAD( United Nations Conference on Trade and Develpoment) định nghĩa TNCs –
Transnational Corporations như sau:
TNCs là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công
ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ sẽ kiểm soát tài sản của các công ty chi nhánh thông qua góp
vốn cổ phần. Điều kiện để được kiếm soát tài sản là số vốn cổ phần 10% hay hơn, ở một số nước thì 10% là mức tối
ưu được sử dụng, tuy nhiên như ở Vương quốc Anh chẳng hạn thì mức hơn 20% được áp dụng cho đến năm 1997.
Công ty chi nhánh là một công ty hoặc phi công ty trong đó nhà đẩu tư là người thuộc nền kinh tế khác, sở hữu một
số vốn cổ phần cho phép trong sự quản lý của doanh nghiệp đó. Số lượng cổ phần cho phép ở một công ty hoặc phi
công ty là 10% cổ phần
2) Khái niệm về MNCs:
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các
chữ Multinational enterprises), là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty
đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh
hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang
hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

Từ đó ta có thể phân biệt giữa MNCs và TNCs theo một số tiêu chí sau:
 
  MNCs TNCs
 
Cơ cấu tổ chức Gồm công ty mẹ và các công ty con nằm ở Công ty mẹ đặt tại nước khác
các nước khác trong đó công ty mẹ được
đặt tại nước sở tại
 
Hình thức tài sản Do các quốc gia tự túc và toàn quyền Có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ
với nhau
 
Tuy nhiên nhìn nhân dưới giác độ tổ chức sản xuất, công ty đa quốc gia (MNC - multinational corporation)
được định nghĩa là chủ thể của quá trình sản xuất mang tính quốc tế, khi quá trình này có thể diễn ra ở một nước,
nhưng lại do một công ty có trụ sở ở nước khác kiểm soát. Theo cách hiểu đó, công ty đa quốc gia được hợp nhất
với khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNC - transnational corporation). Chính vì thế mà người ta thường gộp 2
khái niệm về TNC và MNC là một.
Note: mày ơ , tao chỉ tìm được tài liệu tiếng việt thế thôi, chủ yếu là tài liệu tiếng anh. Nhưng chắc phần này thế
này là đủ. Hê hê, nếu mày có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu hơn, hãy liên hệ rồi tao gửi mail tài liệu tiếng
anh cho nhá. =)))))

You might also like