You are on page 1of 26

PART1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1:
1. Hãy điền vào chỗ trống
Sức khỏe là:…......
Trạng thái hoàn toàn thoải mái về............. chứ không phải đơn thuần là không có
bệnh tật
A. *Thể chất, tâm thần và xã hội
B. Xã hội
C. Thể chất
D. Tinh thần
2. Mô hình nào dưới đây không phải là mô hình can thiệp của sức khỏe môi
trường?
A. Mô hình can thiệp sức khỏe cộng đồng
B. Mô hình can thiệp lâm sàn
C. Mô hình hướng đến quản lý môi trường
D. *Mô hình can thiệp sức khỏe người dân
3. Môi trường là:
A. *Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, có ảnh huownggr tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên.
B. Môi trường bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người.
C. Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định....ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làn xã, họ tộc, gia đình,tổ
nhóm, các tổ chắc tôn giáo, tổ chức toàn thể....
D. Tất cả các đáp án đều đúng
4. Mục tiêu của mô hình can thiệp sức khỏe lâm sàng?
A. Bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác động
đến sức khỏe
B. *Ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
C. Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ
D. Đáp án A và B sai
5. Quần xã sinh vật bao gồm, ngoại trừ:
A. Sinh vật sản xuất (P)
B. Sinh vật phân hủy
C. *Sinh vật trung gian
D. Sinh vật tiêu thụ (C1, C2)

6. Môi trường xã hội là:


A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên.
B. Môi trường bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người.
C. *Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định....ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làn xã, họ tộc, gia đình,tổ
nhóm, các tổ chắc tôn giáo, tổ chức toàn thể....
D. Tất cả các đáp án đều đúng
7. Môi trường tự nhiên là:
A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, có ảnh huownggr tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên.
B. * Môi trường bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người.
C. Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định....ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làn xã, họ tộc, gia đình,tổ
nhóm, các tổ chắc tôn giáo, tổ chức toàn thể....
D. Tất cả các đáp án đều đúng
8. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái?
A. Số lượng các động vật trong hệ sinh thái
B. Mối quan hệ giữa sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
C. Số lượng nhiều các loài vật thiên địch
D. * Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
9. Sức khỏe bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào của môi trường?
A. Tâm lý, tai nạn, sinh học, hóa học, động học
B. Tai nạn, sinh học, hóa lý, động học, vật lý
C. Tâm lý, tai nạn, sinh học, hóa học, vật lý
D. * Sinh học, hóa học, vật lý, sinh lý, tai nạn
10. Hãy điền vào chỗ trống:
Tài nguyên bao gồm tất cả các........ có trên trái đất và không gia vũ trujlieen quan,
mà con người có thể sử dụng đẻ phục vụ cuộc sống và sự phát triển của con người.
A. Yếu tố nhân tạo
B. * Yếu tố vật chất
C. Yếu tố tình trạng dinh dưỡng
D. Tất cả các yếu tố trên

11. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự đáp ứng của cơ thể con người trước
sự tác động của môi trường.
A. Yếu tố di truyền
B. Yếu tố cá tính
C. Yếu tố tình trạng dinh dưỡng
D. * Yếu tố học vấn
12. Theo anh/chị yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố vô sinh
A. Các điều kiện thời tiết về mưa, nắng, nhiệt độ, ẩm.....
B. Các chất protein, lipid, cacbonhydrat
C. * Sinh vật sản xuất
D. Các chất muối khoáng
13. Theo anh/chị sinh vật tiêu thụ bậc 1 là:
A. Cá sấu
B. Hươu
C. Nấm, vi khuẩn
D. * Không có đáp án đúng
14. Theo anh/chị sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
A. * Cáo
B. Bò
C. Nấm, vi khuẩn
D. Không có đáp án đúng
15. Theo anh/chị sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:
A. * Hổ
B. Thỏ
C. Nấm, vi khuẩn
D. Không có đáp án nào đúng
16. Tập hợp tất cả hệ sinh thái trên bề mặt trái đất làm thành........
A. Thủy quyển
B. Thạch quyển
C. * Sinh quyển
D. Khí quyển
17. Điều nào sau đây không đúng về CÔNG NGHỆP SINH THÁI:
A. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm sinh học
B. * Chất thải nhà máy này là nguyên liệu nhà máy khác
C. Khu công nghiệp nhiều cây xanh
D. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm sinh thái
18. Các thành phần của môi trường vật lý gồm:
A. * Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng pH
B. Chất dinh dưỡng, chất độc
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Tất cả các đáp án đều đúng
19. Các thành phần của môi trường hóa học gồm:
A. Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng pH
B. * Chất dinh dưỡng, chất độc
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Tất cả các đáp án đều đúng
20. Các thành phần của môi trường sinh học gồm:
A. Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng pH
B. Chất dinh dưỡng, chất độc
C. * Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Tất cả các đáp án đều đúng
CHƯƠNG 2:
1. Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất:
A. Đài nguyên
B. Rừng lá kim
C. * Rừng mưa nhiệt đới
D. Sa mạc
2. Việt nam hằng năm hứng chịu nhiều cơn bão là do:
A. Nằm gần xích đạo
B. * Nằm trong vùng ảnh hưởng của Thái Bình Dương
C. Nằm ở Châu Á
D. Nằm trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ Dương
3. Số lượng và số loài của loại động vật nào nhiều nhất trên Trái Đất:
A. Linh trưởng
B. * Côn trùng
C. Cá
D. Bò sát
4. Ô nhiễm trắng là gì?
A. * Ô nhiễm do nhựa và túi nilon
B. Ô nhiễm do tào
C. Ô nhiễm do bụi
D. Ô nhiễm do khai thác đá
5. Giải pháp nào sau đây có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn:
A. * Trồng cây
B. Giữ nhà cửa vệ sinh
C. Kéo rèm
D. Mặc đồ kín
6. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn là gì:
A. * Suy giảm thích giác
B. Không ảnh hưởng lâu dài
C. Rụng tóc
D. Đau lưng
7. ISO là tên gọi của tổ chức nào sau đây:
A. Tổ chức Khí tượng thế giới
B. * Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
C. Tổ chức y tế thế giới
D. Tổ chức thương mại thế giới
8. Trong quản lý môi trường, cần ưu tiên nguyên tắc nào sau:
A. Quản lý từ cấp cộng đồng
B. * Hướng công tác quản lý môi trường đến mục tiêu phát triển bền vững
C. Khắc phục hậu quả
D. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường
9. Nguy cơ sức khỏe môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. * Mức độ tổ thương
B. Sức chịu tải
C. Xác suất sảy ra
D. Thời gian
10. Hệ thống ISO 22000 áp dụng trong lĩnh vực nào sau đây:
A. Quản lý môi trường
B. * Quản lý an toàn thực phẩm
C. Quản lý an ninh thông tin
D. Quản lý năng lượng
11. Khả năng tự làm sạch của nước trong tự nhiên được ứng dụng trong...
A. Quản lý nước
B. Công nghiệp
C. Nông nghiệp
D. * Xử lý nước
12. Nước được coi là ô nhiễm khi:
A. Chứa các chất ô nhiễm
B. Nước không sử dụng được
C. * Nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép
D. Có màu và có mùi
13. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển giảm thiểu,
tái sử dụng, tách chế, xử lý........., thải loại chất thải.
A. Đổ đống
B. Làm phân
C. * Thiêu hủy
D. Nuôi giun
14. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ,
đễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây...........hoặc đặc tính nguy hại khác
A. Ngộ độc
B. * Ô nhiễm môi trường
C. Đột biến
D. Gây ung thư
15. Từ “ Quang Hợp” có nghĩa là:
A. Tổng hợp năng lượng
B. Tạo ra xenlulozo
C. * Kết hợp nhờ ánh sáng
D. Sản xuất khí oxy
16. Quốc gia nào sau đây áp dụng kỹ thuật tái chế nhựa PET bằng “enzym”
A. * Thụy điển
B. Nauy
C. Áo
D. Mỹ
17. Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí trong nhà:
A. Nước
B. * Hóa mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
C. Đất
D. Không khí
18. Melatonin còn được gọi là gì:
A. * Hóc môn bóng tối
B. Hóc môn hắc tố
C. Sắc tố da
D. Bạch tạng
19. Hiệu ứng nhà kính sảy ra ở tầng nào của khí quyển:
A. Tầng bình lưu
B. * Tầng đối lưu
C. Tầng nhiệt
D. Tầng trung lưu
20. Rừng Amazon được đặt tên theo:
A. Một bộ tộc lâu đời nhất sống ở trong rừng
B. Một loại hoa ăn thịt có trong rừng
C. * Con sông Amazon
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
CHƯƠNG 3:
1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh mãn tính:
A. Bệnh phát trong thời gian từ 3-7 tuần
B. Được lây ra bởi virus SARS-CoV-2
C. * Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng và chúng thường phát triển theo thời
gian dài
D. Bệnh có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người
2. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bệnh truyền nhiễm:
A. Vovid 19 là một trong những bệnh truyền nhiễm
B. * Có thời gian ủ bệnh và điều trị rất dài
C. Bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi vi sinh vật (mầm bệnh)
D. Bệnh truyền nhiễm còn gọi là bệnh lây
3. Phát biểu bào sau đây là KHÔNG đúng:
A. Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình bệnh tật tại Việt Nam
B. Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
D. * Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng động đất, sóng thần
4. Tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể đưa ra đối với sức khỏe cộng
đồng là:
A. * Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm
B. Giảm khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm
C. Làm tăng tuổi thọ của con người
D. Làm tăng nhiệt độ trái đất
5. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam:
A. * Biến đổi khí hậu
B. Động đất
C. Sóng thần
D. Cháy rừng
6. Bệnh tả có thể lây qua
A. Lây truyền theo đường da và niêm mạc
B. Lây truyền theo đường hô hấp
C. * Lây truyền theo đường tiêu hóa
D. Đường máu
7. Các giai đoạn của bệnh truyền nhiễm thông thường theo thứ tự là:
A. * Thời kỳ nung bệnh ---> Thời kỳ khởi phát ---> Thời kỳ toàn phát ---> Thời
kỳ lui bệnh ---> Thời kỳ hồi phục.
B. Thời kỳ nung bệnh ---> Thời kỳ hồi phục ---> Thời kỳ khởi phát ---> Thời kỳ
toàn phát ---> Thời lui bệnh.
C. Thời kỳ nung bệnh ---> Thời kỳ khởi phát ---> Thời kỳ hồi phục ---> Thời kỳ
toàn phát ---> Thời kỳ lui bệnh.
D. Thời kỳ nung bệnh ---> Thời kỳ khởi phát ---> Thời kỳ toàn phát ---> Thời kỳ
hồi phục ---> Thời kỳ lui bệnh.
8. Chất lượng cuộc sống của môi trường đo thị là:
A. * Là điều kiện được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương
thực, vui chơi, giải trí cho con người.
B. Là điều kiện được cung cấp đầy đủ về dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi, giải
trí cho con người.
C. Là điều kiện được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, giải trí cho con người.
D. Là điều kiện được cung cấp đầy đủ về nhà ở, vui chơi, giải trí cho con người.
9. Nhu cầu cơ bản về tinh thần của con người có yếu tố nào sau đây:
A. * Giáo dục, sức khỏe và các phương tiện dịch vụ y tế
B. Thu nhập cao
C. Thực phẩm phong phú
D. Gia đình hạnh phúc

10. Nhà ở là:


A. Nơi con người sinh hoạt
B. Nơi con người ngủ nghỉ
C. * Nơi con người sinh sống, nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau lao động, thỏa
mãn đầy đủ yêu cầu văn hóa đời sống
D. Là nơi cầu nguyện
11. Nhiệm vụ chính của nhà ở là:
A. * Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu
B. Nhà ở là nơi làm việc tốt nhất
C. Nhà ở là nơi tập chung công việc cá nhân
D. Là khu vui chơi giải trí
12. SBS – Sick Buildingg Syndrome là:
A. * Hội chứng nhà kín
B. Hội ứng nhà kính
C. Stress
D. Đau đầu
13. Một trong những lời khuyên hạn chế ảnh hưởng của hội chứng nhà kín là:
A. Hút thuốc
B. Ăn thực phẩm ăn liền
C. * Tập yoga, ngồi thuyền, các kỹ thuật thư giãn có thể giúp lầm dịu cơ thể và
tâm trí
D. Gia tăng thực phẩm ngọt trong khẩu phần
14. Bệnh nghề nghiệp:
A. * Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề
nghiệp
B. Là những bệnh lý không liên quan tới nghề nhiệp
C. Do tác hại thường xuyên và lâu dài của nghề nghiệp
D. Do điều kiện lao động tốt
15. Những bệnh nghề nghiệp do tác hại của bụi:
A. * Bệnh bụi phổi bông
B. Bệnh nhiễm độc chì
C. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
D. Bệnh sạm da
16. Những bệnh nghề nghiệp do các tác nhân hóa học:
A. Bệnh bụi phổi Atbet ( Amiang)
B. * Bệnh nhiễm độc asen
C. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
D. Stress
17. Những bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý:
A. Bệnh lao nghề nghiệp
B. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
C. * Bệnh điếc do tiếng ồn
D. Nhiễm độc hóa chất trừ sâu
18. Những bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc:
A. * Stress
B. Bệnh điếc do tiếng ồn
C. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
D. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
19. Tai nạn lao động:
A. * Sảy ra bất ngờ trong lao động do công việc hoặc môi trường lao động gây
nên, làm nguy hại đến sức khỏe cả về thể chất hoặc tinh thần thậm trí có thể
gây chết người.
B. Xảy ra trên đường
C. Tai nạn giao thông
D. Sảy ra bất ngờ trong công việc hoặc môi trường, làm nguy hại đến sức khỏe cả
về thể chất hoặc tinh thần nhưng không gây chết người.
20. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
A. An toàn lao động là tất cả công việc của tập thể hoặc người lao động nhằm
giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp
B. An toàn lao động là tất cả các giải pháp nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai
nạn và bệnh nghề nghiệp
C. * An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc người lao
động nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp
D. An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc người lao
động nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn

PART 2: CÂU HỎI NGẮN


CHƯƠNG 1:
1. Anh/Chị theo hãy nêu khái niệm về cân bằng sinh thái?
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
2. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp lâm sàng?
Là ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
3. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp sức khỏe cộng đồng?
Là ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy
cơ.
4. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình hướng tới quản lý môi trường?
Là bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác động
đến sức khỏe.
5. Anh/Chị nêu định nghĩa về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự nhiều dạng của các loài và của các biến dị di truyền của
mọi sinh vật, cũng như sự nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là các
dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trên Trái đất
6. Anh/Chị nêu các nguyên nhân làm tăng tuổi thọ của con người ngày nay?
 3 lý do cơ bản dẫn tới việc tăng tuổi thọ của con người:
 Những tiến bộ trong môi trường sống của con người.
 Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng.
 Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật.
7. Anh/Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm hữu sinh của hệ sinh thái?
Các yếu tố hữu sinh như: vật ký sinh, vật ăn thịt, con mồi, mầm bệnh và con
người.
8. Anh/Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm vô sinh của hệ sinh thái?
Yếu tố vô sinh như: nhiệt độ, lượng mưa, nước, muối, dinh dưỡng…
9. Anh/Chị hãy nêu các chức năng của môi trường?
 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người, đồng thời là nơi
giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái
đất.
10. Theo Anh/Chị yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví
dụ
- Yếu tố không phụ thuộc mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng
của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động.
VD: chẳng hạn lượng mưa đối với nơi thưa dân cũng giống với nơi đông dân. Các
yếu tố vô sinh thường là những yếu tố không phụ thuộc mật độ.

11. Theo Anh/Chị yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
- Yếu tố phụ thuộc mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó
phụ thuộc vào mật độ của quần thể chịu tác động.
VD: chẳng hạn dịch bệnh đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hơn so với nơi
đông dân. Các yếu tố hữu sinh thường là những yếu tố phụ thuộc mật độ.
12. Anh/Chị hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe? Mỗi yếu tố cho 2 ví
dụ
 Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng..
VD: 1.
 Các yếu tố hóa học: hóa chất, bụi, các chất phụ gia thực phẩm. …
VD: 1. các chất phụ gia thực phẩm sẽ làm
 Các yếu tố vật lý: tiếng ồn, khí hậu, ánh sáng, bức xạ…
VD: 1. tiếng ồn làm giảm thính giác
2. tia cực tím ảnh hưởng đến da
 Các yếu tố tâm lý: stress, các mối quan hệ giữa con người, tập quán…
VD: 1. tập quán tảo hôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ
2. stress gây căng thẳng mệt mỏi
 Các yếu tố tai nạn: tình trạng nguy hiểm, thảm họa tự nhiên, tai nạn, thương
tích..
VD: 1. tại nạn xe có thể gây gẫy tay chân...
2.
CHƯƠNG 2:
1. Anh/Chị hãy nêu khái niệm về Khủng hoảng Môi trường?
Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy
mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất.
2. Anh/Chị hãy nêu khái niệm về Ô nhiễm Môi trường?
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường.
3. Anh/Chị hãy nêu khái niệm về Sự cố Môi trường?
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng.
4. Anh/Chị hãy nêu 05 cuộc khủng hoảng ở quy mô toàn cầu hiện nay?
5. Anh/Chị hãy nêu nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng toàn cầu
hiện nay?
6. Anh/Chị hãy nêu 05 vấn đề của Ô nhiễm không khí?
7. Theo Anh/Chị nước trên trái đất được dự trữ ở những hình thức nào?
 Nước mặt ( sông, suối, biển...)
 Nước ngầm
 Nước mưa
 Nước ở băng tuyết
8. Anh/Chị hãy nêu các quốc gia có tỉ lệ tái chế rác thải lớn nhất thế giới?
Theo Anh/Chị thành công của các quốc gia này trong việc tái chế rác là gì?
Thụy điển
Áo
Nauy
Đức
Bỉ
Đã ngăn chặn được việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất
thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất, ưu tiên đốt rác phát điện. Hạn chế
được một lớn rác thải ra ngoài môi trường

9. Anh/Chị hãy nêu dấu hiệu nào nhận biết không khí đang bị ô nhiễm?
10. Theo Anh/Chị tại sao Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có
sự sống?
 Trái Đất là hành tinh duy nhất có những yếu tố cần thiết cơ bản cho sự sống
hay nói cách khác, sự sống bắt nguồn từ những điều kiện sinh tồn cơ bản đầu
tiên như nước, ôxy, nhiệt độ, …
 Trái Đất nằm ở vị trí hoàn hảo trong hệ Mặt Trời
 Trái Đất được bảo vệ bởi lớp khí quyển và từ trường của chính nó
 Có vòng quay ổn định
 Khí hậu đa dạng
 Có biển rộng lớn
 Có tầng Ozone bảo vệ
 Có Mặt trăng - một vệ tinh tự nhiên của trái đất
11. Theo Anh/Chị yếu tố nào gây ô nhiễm không khí trong nhà?

12. Anh/Chị hãy cho biết hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng nào của khí
quyển? Cho 5 ví dụ về các thiên tai phổ biến ở nước ta?
CHƯƠNG 3:
1. Anh/Chị hãy nêu 5 thời kỳ của bệnh truyền nhiễm
Thời kỳ nung bệnh ---> Thời kỳ khởi phát ---> Thời kỳ toàn phát ---> Thời kỳ lui
bệnh ---> Thời kỳ hồi phục.
2. Các chất gây nên triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học là gì?
Thường là phấn hoa, ví khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng. Tất cả đều phát triển
mạnh trong các vũng nước đọng, thảm trải trong nhà thiếu thông thoáng.
3. Anh/Chị hãy nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp?
Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp
4. Anh/Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc như:
áp lực cao, uống rượu bia.
5. Nguyên nhân gây tai nạn lao động là gì?
 Nguyên nhân kỹ thuật
 Tổ chức lao động
 Nguyên nhân chủ quan và khách quan
6. Hội chứng nhà kín là gì?
Hội chứng nhà kín (Sick Building Syndrome - SBS) hay hội chứng nhà cao tầng là
thuật ngữ thông dụng hiện nay trong nghiên cứu về môi trường nhà ở, tại các nhà
kín, cao tầng, có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa sổ và phải dùng điều hoà nhiệt
độ.
7. Anh/Chị hãy nêu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mùa
màng?
Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng → quá trình kiểm soát sinh
học tự nhiên bị ảnh hưởng → trực tiếp làm giảm năng xuất trong sản xuất nông
nghiệp và gián tiếp tác động lên nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
8. Anh/Chị hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam?
 Các yếu tố dân số
 Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống
 Biến đổi khí hậu
 Sức khỏe môi trường
 An toàn vệ sinh thực phẩm
 Lối sống
9. Anh/Chị hãy nêu ba tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra
đối với sức khỏe cộng đồng?
10. Anh/Chị hãy phân loại cách lây truyền của bệnh truyền nhiễm.
 Lây truyền theo đường tiêu hoá.
 Lây truyền theo đường hô hấp.
 Lây theo đường máu.
 Lây truyền theo đường da và niêm mạc.
 Lây bằng nhiều đường khác nhau
11. Anh/Chị Theo hãy trình bày đặc điểm bệnh mãn tính?
 Bệnh mãn tính là những căn bệnh kéo dài.
 Nhiều lúc nguyên nhân gây bệnh của chúng là không rõ ràng và chúng thường
phát triển theo thời gian dài .
 Làm giảm chức năng của cơ thể trong thời gian dài và điều trị chúng thì tốn
kém bởi vì người mắc bệnh cần được chăm sóc lâu dài .
12. Anh/Chị hãy trình bày ba đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
 Thường gặp ở tất cả các châu lục, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm
(nhiệt đới).
 Do vi sinh vật gây ra (mầm bệnh).
 Có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác
nhau.

PART 3: TỰ LUẬN
CHƯƠNG 1:
1. Các Anh/Chị hãy nêu nguyên lý cơ bản của mô hình can thiệp trong lĩnh
vực sức khỏe môi trường?
Do tính phức tạp của những vấn đề trong lĩnh vực sức khỏe môi trường, từ đó yêu
cầu các tiếp cận đa ngành trong việc đánh giá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, các
kỹ thuật để giải quyết vấn đề thường khác nhau, tùy theo người sử dụng trong thực
hành y khoa. Vì thế một đội nhằm giải quyết một vấn đề sức khỏe môi trường lớn
có thể bao gồm các nhà khoa học, nhà vật lý học, nhà dịch tễ học, kỹ sư, nhà kinh
tế, luật sư, nhà toán học và các nhà quản lý. Những hành động được đề xuất từ các
chuyên gia và những hành động được đưa vào chiến lược can thiệp là thiết yếu đối
với sự phát triển, ứng dụng và sự thành công khi giải quyết một vấn đề sức khỏe
môi trường. Các bác sĩ theo truyền thống giải quyết một bệnh nhân tại một thời
điểm và thậm chí trong một số lĩnh vực của y tế công cộng, những vấn đề được
đưa ra để bàn luận là “ở đây và ngay bây giờ”; ngược lại, các chuyên gia sức khỏe
môi trường phải xem xét toàn bộ dân số. Họ phải dự liệu trước các vấn đề, và quy
mô có thể có, để ngăn ngừa.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta lần lượt xem qua ba mô hình can thiệp sau đây. Như
trong một mô hình can thiệp lâm sàng, mục tiêu của bác sĩ là ngăn ngừa một bệnh
cụ thể dẫn đến tử vong. Mô hình can thiệp sức khỏe cộng đồng , ngược lại, cần
ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy
cơ. Mạnh hơn nữa là mô hình hướng đến quản lý môi trường , trong đó, mục tiêu
là để bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác
động đến sức khỏe. Và đây là mô hình can thiệp cần hướng đến trong lĩnh vực sức
khỏe môi trường.
2. Theo Anh/Chị tại sao cân bằng sinh thái được gọi là cân bằng động?
Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân
nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của
hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi
của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ
thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác
động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ăn
cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực
vật.
CHƯƠNG 2:
1. Anh/Chị hãy phân tích cách ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí
trong nhà đến sức khỏe?
 Ung thư
 Việc tiếp xúc với nhiều chất như benzen, toluene, formaldehyd, acrolein,
nicotine, amiăng… làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
 Hen suyễn và các bệnh hô hấp khác
 Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà khiến bạn thường xuyên tiếp xúc với
các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm gây cản trở hô hấp, làm gia tăng nguy cơ mắc
nhiều bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là hen suyễn, viêm phế quản và
viêm xoang.
 Viêm phế nang dị ứng ngoại lai (viêm phổi tăng cảm)
 Thường xuyên tiếp xúc với mạt bụi nhà, nấm mốc và vi khuẩn, côn trùng…
làm phát sinh tình trạng
 Vấn đề sức khỏe sinh sản
 Phthalates, amiăng, nicotine… có thể gây ra các vấn đề với sức khỏe sinh sản
bao gồm chất lượng tinh trùng kém, suy giảm nồng độ testosterone và sự phát
triển bất thường của các cơ quan sinh dục.
 Kích ứng da
 Formaldehyd, một chất gây ô nhiễm không khí chính trong nhà, là nguyên nhân
gây ra một loạt các kích ứng da, bao gồm dị ứng và viêm.
 Các vấn đề về hệ thần kinh
 Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như chì và formaldehyd có thể gây ra nhiều
vấn đề về thần kinh, bao gồm cả sự sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer trong thời
gian dài.
 Vấn đề tim mạch, đường tiêu hóa và thận
 Carbon monoxide, một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng, là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch (CVD), có nguy
cơ gây tử vong.
 Ngoài ra, sức khỏe đường tiêu hóa, thận cũng chịu ảnh hưởng từ việc hít phải
không khí trong nhà bị ô nhiễm.
2. Anh/Chị hãy giải thích cách mà nước trên trái đất di chuyển để làm rõ về
sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các
đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước
trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc
lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước
bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám
mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia
tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết
được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng
nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và
chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi
trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy
mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông
trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt,
và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy,
không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm
xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm
ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần
nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ
cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
CHƯƠNG 3:
1. Các Anh/Chị hãy so sánh bệnh mãn tính và bệnh truyền nhiễm?
Bệnh mãn tính Bệnh truyền nhiễm
Nguyên Thường có liên quan đến lối Có sự xuất hiện của một tác nhân
nhân sống hoặc môi trường sinh học
Thời gian Khởi phát chậm, âm ỉ; kéo dài Thường cấp tính; khởi phát đột ngột
ủ bệnh
Kết quả Thường không bình phục, tình Khả năng bình phục tương đối nhanh
trạng bệnh trở nên xấu đi dần trong hầu hết các trường hợp
hoặc mãn tính
2. Hội chứng nhà kín là gì? Anh chị hãy nêu đối tượng và các nguyên nhân
gây hội chứng nhà kín.
 Hội chứng nhà kín (Sick Building Syndrome - SBS) hay hội chứng nhà cao
tầng là thuật ngữ thông dụng hiện nay trong nghiên cứu về môi trường nhà ở,
tại các nhà kín, cao tầng, có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa sổ và phải dùng
điều hoà nhiệt độ.
 Đối tượng
 Thường là những tòa nhà có kết cấu kín do không khí trong nhà hoặc phòng
làm việc bị ô nhiễm do tích chứa các chất gây ô nhiễm như: bụi, hơi khí, vi
khuẩn, nấm mốc…
 Nguyên nhân
 Từ các vật liệu trong nhà như: amiăng từ các lớp cách nhiệt, cách âm; bụi vô cơ
và hữu cơ từ các loại thảm, giấy dán tường, màn treo...
 Từ các họat động của con người như: khói thuốc lá, hệ thống lò sưởi, các loại
bếp đun, các thiết bị máy móc...
 Từ các loại ký sinh trùng từ da, lông của gia cầm, gia súc; nấm mốc, vi khuẩn
từ nệm, thảm, vải, phấn hóa, sâu bọ...
Khái niệm môi trường :
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau , bao quanh con người , có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất
, sự tồn tại , phát triển của con người và thiên nhiên
Gồm những thành phần:
- Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý , hóa
học, sinh học , tồn tại ngoài ý muốn của con người , nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người
- Môi trường xã hội là môi trường tổng thể các quan hệ giữa người với người . Đó là
những luật lệ , thể chế , cam kết , quy định , ước định …ở các cấp khác nhau như
:Liên Hợp Quốc , Hiệp hội các nước , quốc gia , tỉnh , huyện , cơ quan , làng xã , họ
tộc , gia đình , tổ nhóm , các tổ chức tôn giáo , tổ chức đoàn thể,…
Cho ví dụ
Yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ và yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào
mật độ
- Yếu tố không phụ thuộc vào mật độ : là yếu tố khi tác động lên sinh vật , ảnh
hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động
Ví dụ : bức xạ , tốc độ gió , lượng mưa
- Yêu tố phụ thuộc vào mật độ : là yếu tố khi tác động lên sinh vật , ảnh hưởng
của nó phụ thuộc vào mật độ của quần thể chịu tác động
Ví dụ :dịch bệnh
Chức năng của môi trường
- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của
con người
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
dộng sản xuất của mình
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Khái niệm tài nguyên
- Tài nguyên bao gồm tất cả các yếu tố vật chất có trên trái đất và trong không
gian vũ trị liên quan , mà con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự
phát triển con người
Sức khỏe là gì
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Sinh học : vi khuẩn , vi rút ,ký sinh trùng,…
- Hóa học : hóa chất , bụi, các chất phụ gia thực phẩm ,….
- Vật lý :tiếng ồn , khí hậu , ánh sáng , bức xạ ,…
- Tâm lý :Stress, các mối quan hệ giữa con người , tập quán ,…
- Tai nạn : Tình trạng nguy hiểm , thảm họa tự nhiên , tai nạn ,thương tích,…
Sức khỏe môi trường là gì
- Sức khoẻ môi trường bao gồm những khía cạnh của sức khỏe con người, bao
gồm chất lượng sống, vốn được xác định bởi các yếu tố:vật lý,hóa học,sinh
học,xã hội và tâm lý học trong môi trường.
Các khía cạnh của sức khỏe môi trường
- Sức khỏe con người có liên quan đến môi trường
- Các phương tiện để giải quyết những vấn đề môi trường có liên quan đến sức
khoẻ con người
Các đối tượng của sức khỏe môi trường:
Các yếu tố gây ra ô nhiễm và bệnh tật (tồn tại ở trạng thái: rắn, lỏng hoặc khí)
Các yếu tố ảnh hưởng của sức khỏe môi trường
vật lý,hóa học, sinh học,xã hội và tâm lý học trong môi trường
Phân tích và ý nghĩa của 3 mô hình can thiệp sức khỏe môi trường
- Mô hình can thiệp lâm sàng
Mục tiêu của bác sĩ là ngăn ngừa mô ̣t bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
- Mô hình can thiệp sức khỏe cô ̣ng đồng
Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cô ̣ng đồng đã tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ
- Mô hình hướng đến quản lý môi trường
Mục tiêu là để bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường
và các tác đô ̣ng đến sức khỏe
Hệ sinh thái là gì
-Tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường mà quần xã đó tồn tại,trong đó các
sinh vật tương tác với nhau và với môi trường lý, hóa để tạo nên: chu trình vật chất và
sự chuyển hóa của năng lượng.
Các thành phần của hệ sinh thái
2 nhóm chính : hữu sinh và vô sinh
Tập hợp tất cả hệ sinh thái trên bề mặt trái đất làm thành sinh quyển
Chuỗi thức ăn
Hệ thống chuyển hóa năng lượng dinh dưỡng từ nguồn, đi qua hàng loạt sinh vật,
được tiếp diễn bàng cách sinh vật này dùng sinh vật khác làm thức ăn
Có hai kiẻu chuõi thức ăn:Chuỗi thức ăn chăn nuôi ,Chuỗi thức ăn phế liệu
Mạng lưới thức ăn
Là một tập hợp nhiều chuỗi thức ăn chồng chéo nhau.
Trong đó, một mắt xích vừa là sinh vật ăn nhiều loài sinh vật khác vừa là con mồi cho
nhiều sinh vật khác
Cân bằng của hệ sinh thái
-Trạng thái cân bàng động trong một quần xã sinh vật
-Sự cân bàng ổn định về số lượng của mỗi loài trong một hệ sinh thái
Trạng thái cân bằng động tương đối với nhau của 4 quá trình:
-Chuyển hóa năng lượng
-Mạng lưới thức ăn trong hệ
-Các chu trình sinh địa hóa
-Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian
Cân bằng của hệ sinh thái phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học
Các ví dụ tính đa dạng sinh học ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái (cỏ ,thỏ, cáo)
Vi sinh vật ( nấm và vi khuẩn ) có vai trò quan trọng trong xử lý chất thải và khép kín
vòng tuần hoàn vật chất
Rừng nhiệt đới là khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất
Khái niệm đa dạng sinh học
-Đa dạng sinh học là sự phong phú về:nguồn gen,về giống, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên.
Trong hệ sinh thái loài côn trùng là loài có số lượng cá thể nhiều nhất
Chương 2 :
Khủng hoảng môi trường
Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc
sống của loài người trên Trái đất.
Ví dụ : Hiệu ứng nhà kính , biến đổi khí hậu , sa mạc hóa
Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra: trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên ,gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng
Ví dụ : bão , lũ lụt,….
Phân biệt giữa sự cố và khủng hoảng , cho ví dụ
Khác nhau về phạm vi ( khủng hoảng VS sự cố )
sự cố môi trường thường xảy ra tại các khu vực nhỏ lẻ, không mang tính chất bao quát
rộng. Còn khủng hoảng môi trường mang tính chất bao quát và quy mô ảnh hưởng
toàn cầu
Không khí là gì
Không khí là lượng chất khí luôn bao quanh chúng ta, không khí không có màu,
không mùi, không vị, đây là một yếu tố quyết định sự sống của con người cũng như
toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. Không khí cung cấp cho động vật, thực vật trong
môi trường nhỏ.
Đặc điểm của các tầng của bầu khí quyển
1. Tầng ngoài:
• Phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao → thoát ra khỏi sức hút Trái Đất
ToC↑ theo độ cao → đến 2.500 °C
2. Tầng điện li:
• Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion.
• ToC↑ theo độ cao → đến 2.000 °C hoặc hơn
3. Tầng trung lưu:
• To ↓ theo độ cao → -75 °C.
• Phần đỉnh tầng có ít hơi nước, có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang
4. Tầng bình lưu:
• Tầng ozone,
• Nhiệt độ tăng theo độ cao đến 0oC
5. Tầng đối lưu:
• Thường xảy ra các hiện tượng thời tiết
• To ↓ theo độ cao → đến – 50oC

Ô nhiễm không khí


Là sự có mặt chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần KK, làm cho:
Không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do
bụi).
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Gồm nguồn gốc tự nhiên hoặc nguồn gốc nhân tạo
Sinh hoạt
Tự nhiên
Nông nghiệp
Công nghiệp
Giao thông vận tải ( ô nhiễm nhất )
Các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của chúng đến con
người
Dựa vào nguồn gốc phát sinh chất ô nhiễm được chia 2 loại:
Chất ô nhiễm sơ cấp (Primary Air Pollutant) Là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp
(emitted directly) từ các nguồn phát thải vào khí quyển
Chất ô nhiễm thứ cấp (Secondary Air Pollutant)là các chất được tạo thành từ các chất
ô nhiễm sơ cấp do quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển

Hiệu ứng nhà kính


Mưa axit
Thủng tầng ozone
Khói mù quang hóa
( cơ chế tác dụng của chúng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người )

Các nguồn nước trong tự nhiên


Nước trên trái đất
Nước ngọt
Nước mặt ngọt (lỏng )
Tỉ lệ nước ngọt trên bề mặt
Nước mặt ngọt= 0,03 x 0,003 = 0,009%
Đặc điểm của các nguồn nước sinh hoạt : nước mưa , nước giếng , sông hồ ao
suối
Nước mưa
Bản chất là sạch, bị nhiễm bẩn do không khí bị ô nhiễm
Nhược điểm:
-không đủ dùng quanh năm,
-phụ thuộc vàô từng vùng và từng mùa
Nước ngầm
-Nằm sâu trông lòng đất, chiếm 30,1% lượng nước ngọt trên trái đất
-Không dễ dàng khai thác và sử dụng
-Nước ngầm nông ở cách mặt đất từ 5 – 10 m
Nước sông hồ (nước mặt ngọt)
Ưu điểm
Dễ dàng sử dụng và khai thác
Thuận lợi cho phục vụ ,cho mọi hoạt động hàng ngày
Nhược điểm
Chiếm tỷ lệ khá nhỏ, 0,3% lượng nước ngọt trên trái đất, với lưu lượng chừng 218.000
km3
Nước phân phối không đồng đều
Bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác nhau:ô nhiễm vật lý,Ô nhiễm hóa học,Ô nhiễm vi
sinh vật, nhiễm mặn
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Do tự nhiên ( do mưa , tuyết tan, gió bão , lũ lụt )
Do nhân tạo ( do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp , giao thông vận tải , thuốc trừ
sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiêp)
Các bệnh phát sinh do ô nhiễm nước
Mệt mỏi , buồn nôn và nôn , thay đổi sắc tố da, mạch máu bị tổn thương , ung thư da ,
ung thư gan, nguy hại đến hệ thống thần kinh
Đất là gì
Ô nhiễm đất là như thế nào
Là quá trình làm biến đổi hôặc thải vàô đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và
cấu trúc của nó: Theo chiều hướng không có lợi ,mất khả năng đáp ứng cho các nhu
cầu sống của con người.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất


Câc bệnh gây ra do đất ô nhiễm
Chương 3 :
Những tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái và sức khỏe con người

Chất lượng môi trường đô thị

Nhà là gì

Hội chứng nhà kín

Các nguyên nhân gây SBS

Bệnh truyền nhiễm


Bệnh truyền nhiếm còn gọi là bệnh lây
Là bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu
nóng ẩm ( nhiệt đới )
Do vi sinh vật gây ra ( mầm bệnh)
Có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau
Bệnh mãn tính
Bệnh mãn tính là những căn bệnh kéo dài
Nhiều lúc nguyên nhân gây bệnh của chúng là không rõ ràng và chúng thường phát
triển theo thời gian dài
Làm giảm chức năng của cơ thể trong thời gian dài và điều trị chúng thì tốn kém bởi
vì người mắc bệnh cần được chăm sóc lâu dài

Phân biệt bệnh truyền nhiễm và mãn tính

Các giai đoạn của bệnh truyền nhiễm


1.Thời kỳ nung bệnh
2.Thời kỳ khởi phát
3.Thời kỳ toàn phát
4.Thời kỳ lui bệnh
5.Thời kỳ hồi phục
Bệnh nghề nghiệp
Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp
Các nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp
Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều
kiện lao động không tốt
Tác hại của tai nạn lao động
Làm nguy hại đến sức khoẻ cả về thể chất hoặc tinh thần thậm chí có thể gây chết
người
An toàn lao động
An toàn lao động là tất cả các giải pháp , công việc của tập thể hoặc người lao động
nhăm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp
Nguy cơ là gì:
Là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một biến số
Khái niệm đánh giá nguy cơ
- Đánh giá nguy cơ là một vấn đề khoa học , đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ
sở quan sát và các mô hình thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản
ứng và liều lượng

Khái niệm quản lý nguy cơ:


- Quản lý nguy cơ là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện
pháp nào để phòng ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được
Các phương diện của quản lý SKMT
- Quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất ,
nước ,không khí và thực phẩm
- Quản lý môi trường bằng chính sách , chiến lược, các giải pháp hành chính và
luật lệ
Các bước đánh giá nguy cơ
Bước 1: nhận dạng sự nguy hiểm
Bước 2: đánh giá quan hệ liều lượng – đáp ứng
Bước 3: đánh giá nguy cơ
Bước 4: Định rõ tính chất sự cố
ISO 14000 : hệ thống quản lý môi trường
Sự bùng nổ dân số ở quy mô toàn cầu
5 cuộc khủng hoảng toàn cầu :
Dân số , lương thực, năng lượng , tài nguyên , sinh thái
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà:
- Sự tăng trưởng của nấm mốc :
- Nấu ăn , sưởi ấm ở trong nhà từ nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Thảm chùi chân, thảm trải sàn là nơi trú ngụ của nhiều vi sinh vật
- Sơn tường , vecni trên đồ gia dụng , nội thất
- Khói thuốc lá
- Hóa chất tẩy rửa
- Sử dụng hóa chất mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam
- Các yếu tố dân số
- Toàn cầu hóa , công nghiệp hóa , đô thị hóa , di cư và thay đổi lối sống
- Biến đổi khí hậu
- Sức khỏe môi trường
- An toàn vệ sinh thức phẩm
3 tác động chính của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe
con người
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm
- Tăng khả năng lây truyền các bệnh lan truyền từ động vật sang người và người
sang người
- Cản trở sự kiểm soát dịch bệnh trong tương lai

You might also like